Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Doanh nghiệp nhà nước kém: Hãy để thị trường trừng phạt
    "Nếu được lựa chọn thứ tự ưu tiên trong tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, tôi sẽ thiết lập cơ chế minh bạch hóa, công khai hóa thông tin các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước", TS. Nguyễn Đình Cung, chia sẻ.
    Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ, TS. Nguyễn Đình Cung, trao đổi với phóng viên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet, quanh vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam - những việc cấp thiết cần hành động ngay.

    Cương quyết giảm đặc quyền, đặc lợi
    - Thưa ông, đã có ý kiến cho rằng tầm vóc của chương trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng này tựa như công cuộc đổi mới năm 1986, ông đánh giá thế nào về điều này?
    TS. Nguyễn Đình Cung: Trước tiên, năm 1986, tôi chưa phải là người trải nghiệm, là người trong cuộc thời kỳ ấy đổi mới ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, bất cứ sự thay đổi ở thời điểm nào cũng là sự giằng co đấu tranh giữa các bên liên quan, là sự giằng co của tư duy ngay cả trong từng cá nhân một. Đây là sự thay đổi không dễ dàng gì.
    Năm 1986, có một cái khó so với hiện nay bởi đó là sự thay đổi có tính hệ thống, thay đổi cả ý thức hệ, chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo thể chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự đồng thuận cao trong chính sách. Còn ngày hôm nay, sự thay đổi có bản chất là việc nâng cấp nền kinh tế thị trường hoàn thiện và hiệu quả hơn.
    Tuy nhiên, sự thay đổi ấy sẽ không thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, có lẽ phải chấp nhận có sự hoán đổi giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích trung, dài hạn, có thể phải hi sinh lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ để có được lợi ích chung, lợi ích toàn cục. Cuộc thay đổi này sẽ có người được, người mất.
    Trong khi đó, chúng ta còn phải thực hiện đồng thời với hai nhiệm vụ lớn khác, xuất phát từ điều kiện hiện nay, là phải kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
    Mức độ khó khăn vì thế là vô cùng lớn. Như nếu chúng ta làm được, câu chuyện điều hành kinh tế Việt Nam sẽ sang bước một tầm cao mới, tạo đột phá về chất lượng tổng thể. Vì thế, có người nói đây là cuộc cải cách lớn, cuộc đổi mới lần hai.
    - Thưa ông, trong đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã chọn ba lĩnh vực tập trung tái cơ cấu là đầu tư công và cơ chế quản lý phân cấp, doanh nghiệp Nhà nước và lĩnh vực ngân hàng. Phải chăng, đây là 3 lĩnh vực yếu kém nhất và là điểm tắc của sự phát triển hiện nay?
    Thứ nhất, cơ chế phân cấp thực chất là cơ chế lợi ích. Nếu để như hiện nay thì rõ ràng không ổn nữa. Tôi không muốn gọi việc tái cơ cấu cơ chế phân cấp là sự thiết lập lại kỷ cương quản lý đầu tư mà chỉ muốn coi, đó là một sự thay đổi tất yếu. Trước đây, chúng ta tập trung quyền về Trung ương quá, sau đó, để phát huy tính năng động của các địa phương nên đã phân cấp quyền cho họ nhiều. Trong quá trình này, chúng ta cũng đạt được những kết quả nhất định nhưng rõ ràng, giờ cơ chế này không còn hợp lý nữa.
    Như nguyên bộ trưởng Trần Xuân Giá đã từng nói nhiều và tôi rất ủng hộ quan điểm này, muốn tập trung được nguồn lực hiệu quả thì trung ương phải quyết.
    Thực ra, Luật Đầu tư 2005 không nói đến phân cấp mà cơ chế đó nằm trong các Nghị định của Chính phủ. Vì vậy, việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền kiểm soát của Chính phủ nên điều chỉnh sẽ thuận lợi hơn.
    Đối với DNNN, lâu nay, chúng ta đã đánh giá tương đối thống nhất là, hoạt động của khu vực này là kém hiệu quả, đầu tư của Nhà nước cũng là kém hiệu quả so với các nguồn đầu tư khu vực khác. Tỷ trọng đầu tư Nhà nước đang chiếm tới hơn 40% tổng đầu tư xã hội. Và do đó là vốn của Nhà nước nên Nhà nước có thể thay đổi nhanh chóng cơ chế quản lý, phân bổ sử dụng nguồn lực này.
    Ngân hàng là một lĩnh vực không những tác động lớn tới kinh tế vĩ mô mà còn là khu vực huy động và phân bổ nguồn lực của cả mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Cải thiện hệ thống này thì chính là cải cách được kênh quản lý, sử dụng vốn rất lớn của toàn dân. Nếu chúng ta làm cho nguồn lực này được quản lý vận hành an toàn hơn, sử dụng hiệu quả hơn, thì đồng thời sẽ tác động làm ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc hơn.
    Ưu tiên số một là công khai, minh bạch
    - Thưa ông, nhiều ý kiến đã nói tái cơ cấu đến nay vẫn chưa đụng đậy. Vào năm 2012, theo ông, Chính phủ phải làm được những gì để được coi là đã bắt tay thực sự và có kết quả?
    Năm 2012, rõ ràng bối cảnh hiện nay bắt buộc chúng ta phải có những hành động chính sách cụ thể, phải hành động cụ thể ngay chứ không dừng lại ở định hướng không thôi.
    Hai việc mà Chính phủ cần thể hiện được là phân bổ vốn đầu tư và cơ chế phân cấp. ở năm 2012, việc phân bổ vốn phải thể hiện dứt điểm mục tiêu tái cơ cấu: tập trung cho dự án thực sự ưu tiên của ưu tiên, lựa chọn của lựa chọn, cấp thiết, sắp hoàn thành để giải quyết được những điểm nghẽn hạ tầng kinh tế.
    Việc cụ thể thứ hai là có thể ban hành luật về quản lý đầu tư Nhà nước, sửa đổi luật Ngân sách Nhà nước, điều chỉnh lại các công cụ pháp luật để có chế tài phân bổ nguồn lực tốt hơn.
    Nhưng như tôi đã nói, các vấn đề này liên quan đến cơ chế lợi ích nhóm nên cần sự quyết tâm chính trị cao, sự cương quyết mạnh mẽ của những người đứng đầu Chính phủ. Chỉ có điều chỉnh lại việc sử dụng nguồn đầu tư công là tín hiệu rõ nhất cho thấy tái cơ cấu nền kinh tế đang được thực thi.
    - Thưa ông, điểm nóng nhất của chất lượng nền kinh tế nằm ở các DNNN độc quyền. Vậy, tái cơ cấu khu vực này nên bắt đầu từ đâu?
    Năm 2012, nếu được chọn ưu tiên số một, tôi sẽ chọn cơ chế công khai hóa, minh bạch hóa thông tin đối với tập đoàn, tổng công ty Nhà nước. Nhà nước phải ban hành cơ chế này. Tôi nghĩ rằng, đây là ưu tiên số một trong rất nhiều việc phải làm để tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.
    Đây là việc dễ làm, ít tốn kém nhất và có tác động lớn. Khi áp dụng được cơ chế này, các DNNN công khai thông tin như trên thị trường chứng khoán thì đó sẽ là sức ép buộc các ông chủ quản lý ở đó cũng phải ứng xử theo cơ chế thị trường, những thứ đặc quyền, đặc lợi sẽ phải bộc lộ ra và khi đó, thay đổi để giảm đi những đặc quyền đặc lợi đó sẽ dễ hơn.
    Nếu được chọn tiếp ưu tiên số hai, tôi lưỡng lự giữa hai vấn đề: một là, thiết lập một thể chế tập trung thống nhất, chuyên nghiệp, có hiệu lực, hiệu quả quyền chủ sở hữu của NN tại các DNNN; hai là, thiết lập một cơ chế buộc DNNN phải xóa hết mọi ưu đãi, đặc quyền đặc lợi, buộc họ cạnh tranh theo cơ chế thị trường và họ sẽ bị trừng phạt đầy đủ bởi cơ chế thị trường nếu hoạt động kém.
    Tuy nhiên, vì đây là hai việc không dễ làm, mặc dù sẽ có tác động rất lớn nên tôi lưỡng tự và chỉ xếp thứ tự ưu tiên sau.
    Nếu năm 2012 làm được việc này thì tôi cho là sẽ một bước tiến lớn trong quản lý DNNN. Cơ chế đó buộc các DN này phải theo chuẩn mực quản lý, và nếu họ theo tiêu chuẩn quốc tế thì còn là một bước tiến cao nữa. Chỉ có minh bạch thông tin thì cơ chế thị trường mới vào được, nhiều thứ lợi ích nhóm sẽ bị hạn chế, triệt tiêu.
    DNNN hay vin vào chuyện nhập nhằng giữa nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ kinh doanh. Nhưng khi minh bạch ra, ta sẽ nắm được nhiệm vụ nào đáng giao, nhiệm vụ nào làm được và khi đó, nếu DNNN bị giao quá nhiều nhiệm vụ công ích chẳng hạn thì mọi người cũng sẽ nắm được giá phải trả cho việc đó ở mức nào?
    Phạm Huyền
    diễn đàn kinh tế việt nam



    Xem bài viết: Doanh nghiệp nhà nước kém: Hãy để thị trường trừng phạt

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2022
    Bài viết
    98
    Thưa Ô. Tiến sĩ - rất" MAY "là ông dùng từ "NẾU" . Nếu thế nọ Nếu thế kia . Chứ còn Ngược lại với "NẾU là THẬT" thì Ô .T/S cũng chẳng dám làm ?. vì Ô. mà làm THẬT thì" GHẾ" của Ô. có còn TỒN TẠI KHÔNG ??? hay lại MẤT GHẾ ? Nói bằng MIỆNG thì ai nói cũng được nhưng NÓI BẰNG VIỆC LÀM THỰC TẾ cái này MỚI KHÓ . chào ÔNG ./.


    Xem bài viết: Doanh nghiệp nhà nước kém: Hãy để thị trường trừng phạt


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Các phương pháp định giá doanh nghiệp phần 2
    Bởi NgocSau trong diễn đàn Phân tích Cơ bản
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-08-2017, 11:54 AM
  2. Các phương pháp định giá doanh nghiệp phần 1
    Bởi ngocdona trong diễn đàn Phân tích Cơ bản
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-08-2017, 02:23 AM
  3. Hàng loạt doanh nghiệp bị phạt do vi phạm công bố thông tin
    Bởi belobananas trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 27-11-2013, 10:41 AM
  4. Mở cửa thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội lo mất hết thị phần
    Bởi imported_songdonggun trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 14-11-2013, 09:35 AM
  5. Chủ tịch TDH: Doanh nghiệp bất động sản phải tự cứu mình
    Bởi starcity trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 08-07-2011, 10:21 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •