Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    FabianSier Guest
    Mổ xẻ” thị trường BĐS: Không nên ép Nhà nước phải can thiệp
    Được tổ chức với mục đích đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản (BĐS), diễn đàn “Đầu tư xây dựng và BĐS Việt Nam – kinh tế và triển vọng” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì chiều 26.8 tại Hà Nội đã thu hút gần 500 đại biểu trong và ngoài nước đại diện cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức tham gia.
    Không cần “vỗ về” BĐS
    Tại diễn đàn, TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam - đã thẳng thắn nêu quan điểm: “Hiện nay trên nhiều diễn đàn, tư tưởng Chính phủ sẽ nới lỏng chính sách tín dụng cho vay BĐS đang được rất nhiều người hy vọng, nhưng theo tôi, nếu muốn chống lạm phát thì không thể nới lỏng tín dụng, làm như vậy rất nguy hiểm.
    Các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản hiện nay đang lột xác để lành mạnh hơn.

    Trong phiên tham vấn Thủ tướng Chính phủ gần đây nhất, tôi đã nói rõ quan điểm này với tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Nếu chỉ do mong muốn giảm lãi suất của các doanh nghiệp mạnh quá mà phải “vỗ về”, nới lỏng chính sách là không cần thiết, trong khi đó việc cần làm bây giờ là vì sự phát triển chung của cả nền kinh tế, chúng ta phải chấp nhận hy sinh các lợi ích ngắn hạn”.
    GS-TS Đặng Hùng Võ:
    “Những đổ vỡ ở thị trường bất động sản (nếu có) cũng không thể gây đổ vỡ cho thị trường tài chính”.

    Cũng theo TS Trần Đình Thiên, cái cần tìm kiếm nhất ở diễn đàn này chính là phải thay đổi mô hình tăng trưởng của nền kinh tế; quan hệ cung cầu cũng phải thay đổi theo và “quan trọng nhất là phải tìm tư duy thay đổi thị trường BĐS, vì lâu nay thị trường này vẫn mang nặng tính đầu cơ và là một thị trường bị các nhóm lợi ích chi phối mạnh mẽ” - ông Thiên nhận định.
    Đồng tình quan điểm với TS Trần Đình Thiên, TS Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - cũng cho rằng, để chống lạm phát thì phải thắt chặt tín dụng. Tuy nhiên, theo ông Liêm, nếu hiểu “thắt chặt” có nghĩa là “dừng” cấp tín dụng thì cũng lại rất nguy hiểm. “Ở đây phải quan tâm đến sự lưu thông của dòng chảy tín dụng, huyết mạch của nền kinh tế, nếu dòng tiền ứ lại thì không chỉ doanh nghiêp chết, mà cả ngân hàng cũng phá sản. Vấn đề là phải điều tiết chính sách sao cho hài hòa” - ông Liêm nhận định.
    Phải tự cứu mình
    Trong bài phát biểu gửi đến diễn đàn, GS-TS Đặng Hùng Võ đã cho rằng, chính sự phát triển nóng của thị trường BĐS thời gian qua là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tăng cung tiền, tăng tín dụng trên thị trường. Việc tăng cung tiền đó làm ra siêu lợi nhuận cho các nhà đầu tư và cũng đóng góp phần đáng kể để tạo nên lạm phát trong giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay.
    “Chính vì vậy, việc các nhà đầu tư BĐS gặt hái quá lớn trong quá khứ do phát triển nóng thì hệ quả đình đốn về gặt hái lợi ích ngày hôm nay do lạm phát là một quan hệ nhân – quả đúng quy luật. Các nhà đầu tư BĐS phải chủ động tìm kiếm giải pháp cho mình, không nên có ý thức bị động bắt Nhà nước phải can thiệp” - ông Võ nói.
    Cũng theo TS Đặng Hùng Võ, việc nhiều nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư sang khu vực đang có cầu thực, có khả năng thanh toán (nhà ở chung cư tư nhân); hay giảm giá nhà hình thành trong tương lai tại những vị trí thuận lợi để gọi được vốn từ người tiêu dùng; hoặc bán dự án cho doanh nghiệp lớn hơn, có khả năng tài chính... chính là quá trình tất yếu diễn ra để hướng thị trường BĐS lành mạnh hơn, giá cả hợp lý hơn và người tham gia chuyên nghiệp hơn.
    “Trong hoàn cảnh hiện nay, thị trường BĐS tiếp tục trầm lắng nhưng không thể bị “đột quỵ”, không thể gây ra tác động xấu cho thị trường tiền tệ, không thể gây khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, dư nợ tín dụng từ thế chấp bằng BĐS ở ta hiện nay đang dưới mức 10% tổng dư nợ.
    Ở mức này, những đổ vỡ từ thị trường BĐS (nếu có) cũng không thể gây ra đổ vỡ cho thị trường tài chính. Hơn nữa, giá cả BĐS hiện nay vẫn ở mức cao hơn giá cả sản xuất (theo ước tính từ giá đất và giá xây dựng). Như vậy, thị trường BĐS chưa thể rơi vào tình trạng “vỡ bong bóng” được. Chúng ta hãy nhìn sự trầm lắng lúc này của thị trường BĐS dưới con mắt tích cực hơn, thị trường đang lột xác để trở thành một thực thể lành mạnh hơn, khỏe khoắn hơn và hữu ích hơn” - ông Võ nhận định.
    Phạm Huệ
    Lao động



    Xem bài viết: Mổ xẻ” thị trường BĐS: Không nên ép Nhà nước phải can thiệp

  2. #2
    imported_hethongso123 Guest
    Bất động sản giảm đi vài ba lần như thế này cũng chưa về giá trị thực của nó. Hãy xem, giá trị 1 lô đất hàng tỷ đồng. Người công chức biết khi nào mua được? tiền không đem vào sản xuất lại đua nhau đổ vào nằm chết dí ở BĐS trong khi nói thật ra đó là giá trị ảo.

    Hãy làm thế nào đưa giá trị đất về giá trị thật để mọi người ai cũng có nhà để ở. Đồng tiền dư ra đưa vào sản xuất kinh doanh, SX ra của cải vật chất như vậy dân mới giàu nước mới mạnh được.




    Xem bài viết: Mổ xẻ” thị trường BĐS: Không nên ép Nhà nước phải can thiệp


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Công ty cổ phần có thể can thiệp vào giá cổ phiếu sau khi phát hành không?
    Bởi vietdutravel trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 21-07-2014, 09:10 AM
  2. Fed có thể phải ngừng QE3 trước khi thị trường lao động cải thiện
    Bởi trietau3 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 21-02-2013, 02:08 AM
  3. Nên đầu tư tối đa và tối thiểu bao nhiêu cho một cổ phiếu
    Bởi canhodiamondvn trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 01-03-2012, 10:08 AM
  4. Cấm cán bộ nhờ vả, can thiệp khi vi phạm giao thông
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 12-09-2011, 03:04 AM
  5. Thiệt, hơn từ vụ hoán đổi cổ phần FPT
    Bởi hoangvan359 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 27-06-2011, 11:33 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •