Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1
    Ngày tham gia
    Oct 2023
    Bài viết
    25
    Việt Nam có nên trở thành điểm đến "vui vẻ"?
    Việt Nam đã rót hàng trăm ngàn USD để phát quảng cáo du lịch trên CNN, BBC, trên cả xe taxi trên đường phố London, nhưng với thế giới, dường như đất nước ta vẫn mang “vẻ đẹp tiềm ẩn”.
    Mũi tên chưa trúng đích?
    Những năm qua, Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn tới hoạt động quảng bá du lịch, nhưng kết quả vẫn còn rất khiêm tốn.
    Chúng ta đã mạnh tay chi tới hàng trăm ngàn USD để phát sóng vài chục giây quảng cáo trên các kênh truyền hình đắt đỏ như BBC và CNN. Tính riêng nửa cuối năm 2010, Việt Nam đã chi tới 5,3 tỷ đồng cho phát sóng quảng cáo trên CNN, chiếm khoảng 12% tổng kinh phí chương trình xúc tiến du lịch quốc gia của cả năm.
    Một cuộc thăm dò bỏ túi của Diễn đàn Kinh tế Việt Nam trên mạng internet với gần 200 khách du lịch đến từ nhiều châu lục cho thấy, khoảng 77% khách nước ngoài chưa từng xem thông tin về du lịch Việt Nam thông qua các kênh truyền thông, quảng bá hoặc hội chợ du lịch. Có tới 93% người được hỏi cho biết họ chưa hề xem quảng cáo du lịch Việt Nam trên BBC và CNN.
    Việt Nam còn chi tiền để đặt quảng cáo lên 27 xe taxi trong tổng số... 10.000 xe ở thủ đô London (Anh) trong 6 tháng nhưng nhiều người dân sinh sống tại đây chưa hề nhìn thấy các quảng cáo này.
    Ông Vũ Huy Vũ, Phó TGĐ SaigonTourist cho rằng những năm qua Tổng cục du lịch Việt Nam đã có sự đầu tư mạnh vào việc quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới và hiệu quả đạt được cũng rất tốt. Bằng chứng là lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng lên mặc dù suy thoái kinh tế với khủng hoảng tài chính có tác động đến rất nhiều.
    Nhưng ông Vũ cũng nhấn mạnh rằng chúng ta cần thêm nhiều ấn phẩm, phải có thêm văn phòng đại diện ở các nước để duy trì xúc tiến quảng bá đều, thường xuyên chứ không phải chỉ tham gia hội chợ. Mình phải làm công việc đó hàng năm chứ không phải một sớm một chiều.
    "Cũng phải nói 1 điều các nước trong khu vực có ngân sách quảng bá rất lớn, thậm chí có những nước như Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia đều có văn phòng đại diện ở các nước mà họ đánh giá là có tiềm năng du lịch như ở châu Âu và Mỹ, không phải 1, 2 năm là đã chục năm nay rồi," ông Vũ cho biết. "Việt Nam trên bước đuờng hội nhập việc quảng bá du lịch phải từng bước, phải có ngân sách đủ mạnh, đủ lớn để làm công tác này. Hạn chế về ngân sách, về nhân lực cũng làm mình bị ảnh hưởng."
    Trong khi đó, một kênh truyền thông giá rẻ và vô cùng hiệu quả đã được nhiều nước tận dụng triệt để là mạng internet lại chưa được quan tâm đúng mức.
    Ben Chua là một người Singapore xây dựng và điều hành trang vietnam720, một trang web sử dụng các các sản phẩm tương tác trên mạng như video, audio, ảnh động... để giới thiệu các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam.
    "Tour tương tác trên website cho phép mọi người có được cảm nhận thực về địa điểm mà họ muốn tới," Ben Chua chia sẻ. "Thử vào trang web du lịch Singapore (yoursingapore.com), bạn sẽ tìm được mọi thứ về Singapore. Chẳng hạn bạn gõ từ "art" (nghệ thuật), trang web này thông minh và tương tác tốt tới mức nó sẽ cho bạn tất cả những thông tin về nghệ thuật, từ các sự kiện cho tới những điểm tham quan, khách sạn gần các trung tâm nghệ thuật."
    Ben Chua cũng cho biết anh có một tài khoản trên Twitter để lắng nghe ý kiến của mọi người về Việt Nam. Cứ 10 giây là có một tweet về Việt Nam được đưa lên. Có nghĩa là có khoảng 36.000 ý kiến mỗi giờ. Nhưng chưa từng có một cơ quan chính thức nào phản hồi các ý kiến này.
    "Thử tưởng tượng, một lượng thông tin dồi dào như vậy về những gì mọi người thích và không thích về Việt Nam mà chưa hề được xử lý," Ben Chua nhấn mạnh.
    Hình ảnh nào cho Việt Nam?
    Giữa tháng 1/2011, Tổng cục Du lịch Việt Nam chính thức công bố kết quả cuộc thi sáng tác biểu trưng và tiêu đề cho du lịch Việt Nam giai đoạn mới. "Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông" đã giành chiến thắng. Nhưng sau hơn 2 tháng chờ đợi, vị quán quân này vẫn chưa được chính thức thông qua để trở thành tiêu đề và biểu trưng của ngành du lịch và khởi đầu cho một chiến dịch marketing mới, phù hợp hơn với sự phát triển của đất nước.
    Dường như người nước ngoài vẫn biết tới Việt Nam như một quốc gia kiên cường trong chiến tranh, hơn là một điểm đến hấp dẫn của thời bình còn Việt Nam thì vẫn loay hoay đi tìm một thương hiệu phù hợp để quảng bá cho thế giới.
    "Việt Nam là một đất nước thân thiện, vui vẻ và giá cả phải chăng, nhưng hình ảnh của Việt Nam được tiếp thị ra bên ngoài lại không phản ánh được những điều này," ông Tim Russell, GĐ điều hành công ty du lịch Come & Go Vietnam, người đã nhiều năm gắn bó với du lịch Việt, chia sẻ.
    Cũng theo ông Russell, chính vì Việt Nam không xây dựng được một thương hiệu điểm đến VUI VẺ nên chỉ có 5% khách du lịch quay lại lần thứ hai, trong khi con số này với thị trường Thái Lan là khoảng 50%.
    Ông Russell cho rằng Việt Nam mới chỉ thu hút những du khách quan tâm tới văn hóa và khám phá, hơn là những người đi nghỉ (holidaymakers), trong khi Thái Lan thu hút cả hai nhóm này. Du lịch không chỉ là khám phá, mà du lịch còn là nghỉ ngơi, tắm nắng, chơi golf, thể thao nước, ẩm thực, cuộc sống về đêm và bất kỳ điều gì mang lại sự thoải mái cho cuộc sống."
    "Thái Lan nổi tiếng với cuộc sống sôi động về đêm, khu chơi golf, bãi biển, thể thao nước còn Singapore thì nổi tiếng với các điểm thăm quan và shopping, và cả hai quốc gia đều quảng bá những đặc điểm này cùng với những giá trị văn hóa của họ," ông Russell khẳng định.
    Ông Russell cũng cho rằng Việt Nam nên tìm tư vấn nước ngoài và nên tiến hành khảo sát với khách du lịch nhiều hơn để xây dựng chiến lược marketing chuyên nghiệp.
    Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết tổng cục cũng đề xuất Chính phủ và Bộ Tài chính cho một cơ chế để thuê các công ty tư vấn, thuê các chuyên gia nước ngoài.
    "Trên thực tế, hiện nay, chúng tôi dựa vào một số dự án tài trợ của nước ngoài, một số hỗ trợ của các Hiệp hội du lịch quốc tế như JATA của Nhật Bản và một số nước khác đang có hỗ trợ tích cực cho chúng ta trong công việc này," ông Tuấn nói.
    Ông Tuấn cũng cho biết, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong những năm tới sẽ dựa trên 3 quan điểm chính là đưa du lịch thực sự trở thành kinh tế mũi nhọn; phát triển du lịch tập trung, chất lượng và có thương hiệu; gắn du lịch với đảm bảo trật tự an ninh, phát triển bền vững.
    Từ những quan điểm đó, sắp tới ngành du lịch sẽ đầu tư, huy động các nguồn lực, phát triển nhân lực, xây dựng sản phẩm gắn với thị trường du lịch, xây dựng và phát triển thương hiệu cho du lịch Việt Nam và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến trong và ngoài nước và hình thành các vùng du lịch trọng điểm.
    Những nỗ lực quảng bá và xây dựng thương hiệu này, liệu có giúp Việt Nam bộc lộ hết những "vẻ đẹp tiềm ẩn"?
    Lan Hương
    Diễn đàn kinh tế Việt Nam



    Xem bài viết: Việt Nam có nên trở thành điểm đến "vui vẻ"?

    View more random threads:


  2. #2
    Mann Guest
    Cái tiêu đề sự khác biệt Á Đông đó là thừa. Nước nào chẳng có sự khác biệt, dù là 1 chút.

    Nói về sự thân thiện, vui vẻ thì tôi thấy chúng ta không khiêm tốn chút nào. Vậy nên chúng ta đừng quảng cáo những gì mình không phải.


    Xem bài viết: Việt Nam có nên trở thành điểm đến "vui vẻ"?


 

Các Chủ đề tương tự

  1. QBS đã khởi sắc, có nên đầu tư?
    Bởi toan102 trong diễn đàn Doanh nghiệp sàn HoSE
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-09-2017, 10:56 AM
  2. [Vui] Trader nên và không nên ăn gì để gặp may mắn
    Bởi ngayhomqua123 trong diễn đàn Forex và Hàng hóa
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-03-2016, 05:19 AM
  3. Vì sao nên sở hữu SHB/HBB
    Bởi hoanghanh65 trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 06-08-2012, 04:04 AM
  4. XI MĂNG HÀ TIÊN 1 : nên giữ hay nên bán ?
    Bởi trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 15-06-2007, 11:47 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 15-12-2006, 10:28 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •