Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    Guest

  2. #2
    imported_cuongnc79 Guest
    hàng loạt mega mall trung tâm thương mại đắc địa
    Nhà máy KDC bình dương bỏ 400 tỷ ra xây bán 10 nghìn tỷ
    SVC tầm 1 tỷ $[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]
    2014 giao dịch thỏa thuận 4 triệu cp
    lãnh đạo cơ cấu rút lên tổng cty
    lợi nhuận vcsh có thể chia thưởng 1:4

  3. #3
    Guest
    lên 150 k nhé nhanh tay game lớn nhất

  4. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    0
    http://f319.com/threads/100-nam-truo...#post-13879525

  5. #5
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    0
    Theo ông Nguyễn Văn Khởi, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn (SGC), khó khăn lớn nhất của việc CPH là thời điểm hiện tại thị trường chứng khoán xuống thấp, thị giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị sổ sách rất nhiều. Do đó, các nhà đầu tư khi mua chọn lựa các mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, tức cổ phiếu của những DN đã lên sàn, còn những DN thực hiện IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu) thì lượng mua rất thấp. Trong khi đó, việc định giá DNNN để CPH lại bị vướng, vì trước đây khi định giá có tính đến lợi thế vị trí, điều này đã làm mất đi cơ hội thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào DN CPH.

    Theo ông Lê Mạnh Hà, thoái vốn cũng là vấn đề trọng tâm của tái cơ cấu DNNN. Chủ trương là những DNNN có trên 50% vốn của Nhà nước sẽ thoái một phần, còn những DNNN có vốn Nhà nước dưới 50% sẽ được bán hết.

    Năm 2013, các DNNN tại thành phố đã thoái vốn được trên 85 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn đầu tư vào ngân hàng là 65 tỷ đồng, từ công ty chứng khoán khoảng 8 tỷ đồng, từ quỹ đầu tư trên 5 tỷ đồng, thoái từ công ty con và công ty liên kết trên 7 tỷ đồng. Năm 2014 đã thoái được 41 tỷ đồng. Dự kiến sẽ thoái gần 1.500 tỷ đồng trong năm nay.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Mar 2021
    Bài viết
    129
    cổ đông svc khâu mồm nhé
    năm nay không thoái tớ bằng con kiến
    đại gia nào NN
    VẤN ĐỀ HÔM NAY[​IMG]TIN TỨC - SỰ KIỆN
    Thứ Năm, 26/03/2015 - 15:38


    Năm 2015, TP HCM thoái trên 3.600 tỷ vốn nhà nước
    (DĐDN) - Tin từ UBND TP HCM cho biết, trong năm 2015, thành phố sẽ thực hiện thoái vốn nhà nước khoảng 3.606,4 tỷ đồng.
    [​IMG]
    TP. HCM đẩy mạnh tiến trình thoái vốn ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước trong năm 2015

    Cụ thể trong quý 1, các doanh nghiệp có kế hoạch thoái 856,1 tỷ đồng, quý 2 hơn 1.126 tỷ đồng, quý 3 khoảng 1.236 tỷ đồng và cuối năm gần 352 tỷ đồng. Ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, phần vốn thu được do việc thoái vốn này được sử dụng để tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh, các dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghệp; tập trung vào đổi mới công nghệ, máy móc, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp.
    Lãnh đạo thành phố nhìn nhận tình hình kinh tế còn khó khăn đã ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn của doanh nghiệp. Năm 2014 kết quả thoái vốn còn thấp (đến 28/2/2015 mới thoái được hơn 647 tỷ đồng); Mặc khác, thị trường chứng khoán chưa khởi sắc, mức tăng trưởng thấp và thiếu ổn định trong khi nguồn cung cổ phiếu ra thị trường nhiều đã ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch thoái vốn của các tổng công ty.
    Về kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố, theo kế hoạch, giai đoạn 2013-2015, thành phố sẽ cổ phần hóa 31 doanh nghiệp và sắp xếp 25 doanh nghiệp, trong đó năm 2015 sẽ cổ phần hóa 21 doanh nghiệp.

    Ngoài ra, 5 doanh nghiệp gồm Công ty Kỹ nghệ Vissan, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC, Công ty Dịch vụ công ích quận 9, Tổng Công ty Công nghiệp in bao bì Liksin và Tổng công ty Thương mại Sài Gòn dự kiến cũng sẽ được cổ phần hoá vào năm 2016. Hiện, thành phố đã cơ bản hoàn thành sắp xếp 7/25 doanh nghiệp, trong đó phá sản 3 doanh nghiệp, giải thể 1 doanh nghiệp, bán 1 doanh nghiệp, sáp nhập 2 doanh nghiệp.

    Quan điểm của UBND TP HCM là tuân thủ theo Quyết định 37/QĐ-CP của Chính phủ về cổ phần hóadoanh nghiệp; chỉ có ngoại lệ đối với hai trường hợp là Công viên Phần mềm Quang Trung và Khu Công nghệ cao thành phố, vì đây là những lĩnh vực quan trọng, ngành mới cần vốn nhà nước để thực hiện.

    Đối với doanh nghiệp công ích, thành phố cho rằng phải cổ phần hóa hết. Lĩnh vực nào dùng nhiều vốn nhà nước thì càng phải cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý tốt hơn, tạo cơ chế cạnh tranh và tránh được tình trạng tiêu cực.
    --- Gộp bài viết, Hôm qua, lúc 20:38, Bài cũ: Hôm qua, lúc 20:36 ---
    Giục rất lấu
    SVC đang chạy đua
    ôi SVC lên 500k/cp còn it
    --- Gộp bài viết, Hôm qua, lúc 20:39 ---
    giờ mấy ổng chơi svc hiểu anh nói anh Hà là ai chứ ko phải mai việt hà xin lỗi em chỉ là người làm thuê
    có nhiều source kđ không chỉ bài báo trên về tcty bến thành phải thoái

  7. #7
    Ngày tham gia
    Mar 2021
    Bài viết
    129
    Giám sát công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại TPHCM



    (HCM CityWeb) – Chiều 23-3, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã làm việc với UBND TPHCM về giám sát việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trên địa bàn TP.
    [​IMG]
    Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà phát biểu


    Theo báo cáo của UBND TP, tính đến ngày 28-2-2015, đã có 10/14 tổng công ty, công ty mẹ - con thực hiện thoái vốn tại 43 doanh nghiệp, với kế hoạch thoái vốn 633,4 tỷ đồng, thực hiện thoái vốn 577,4 tỷ đồng, giá trị thu về 674,77 tỷ đồng. Trên cơ sở thoái vốn năm 2014, UBND TP tiếp tục ban hành kế hoạch thực hiện thoái vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước năm 2015 theo tinh thần đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, thực hiện hoàn thành trước kế hoạch đề ra và xem xét điều chỉnh tỷ lệ thoái vốn cho phù hợp với tình hình thực tế tại các doanh nghiệp. Tiến độ cụ thể trong năm 2015 như sau: Quý I thoái vốn 856,1 tỷ đồng; quý II thoái vốn 1.162,2 tỷ đồng; quý III thoái vốn gần 1.236,3 tỷ đồng và quý IV thoái vốn gần 351,8 tỷ đồng.

    UBND TP nhận xét kết quả thoái vốn năm 2014 chưa cao là do tình hình kinh tế nhìn chung vẫn khó khăn nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn của doanh nghiệp như trong việc tìm kiếm đối tác chuyển nhượng và có khả năng khó bảo toàn được vốn. Công tác thoái vốn thật sự gặp nhiều khó khăn do thị trường chứng khoán chưa khởi sắc, mức tăng trưởng của thị trường thấp và thiếu ổn định; trong khi đó nguồn cung cổ phiếu bán ra thị trường nhiều đã ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch thoái vốn của các tổng công ty. Việc thực hiện các quy trình và thủ tục thoái vốn theo Quyết định 51/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cần nhiều thời gian để đảm bảo quy trình thoái vốn.

    Về kết quả sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND TP giai đoạn 2013-2015, theo kế hoạch, TP sẽ cổ phần hóa 31 và sắp xếp khác 25 doanh nghiệp, trong đó năm 2015 sẽ cổ phần hóa 21 doanh nghiệp.

    Đối với 25 doanh nghiệp sắp xếp khác, tính đến hết tháng 2-2015, TP đã cơ bản hoàn thành 7/25 doanh nghiệp, cụ thể trong đó phá sản 3/9 doanh nghiệp, giải thể 1/7 doanh nghiệp, bán 1/5 doanh nghiệp, sáp nhập 2/2 doanh nghiệp.

    Tại buổi giám sát, các đại biểu Quốc hội TPHCM đã nêu lên một số vấn đề cần làm rõ như: Đối với một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì hướng giải quyết cổ phần hóa như thế nào? Cách xác định tài sản là thương hiệu như thế nào cho chính xác? Sau 2 năm thực hiện, các doanh nghiệp đã thoái hết vốn đầu tư ra ngoài ngành không thuộc ngành nghề kinh doanh chính chưa, có giữ lại tỷ lệ bao nhiêu? Số liệu cổ phần hóa cho thấy tổng trị giá đấu thầu thành công cao hơn giá khởi điểm là điều tốt, cần phân tích nguyên nhân. Sau khi thoái vốn, cổ phần hóa có làm tăng tiềm lực cho phần giá trị vốn còn lại đang nắm giữ sau cổ phần hóa để tăng khả năng cạnh tranh không?...



    [​IMG]
    Toàn cảnh buổi làm việc của đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM với UBND TP về giám sát việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, sắp xếp đổi mới và cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trên địa bàn TP.


    Trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội TP, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà khẳng định TPHCM tuân thủ theo Quyết định 37 của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp; chỉ có ngoại lệ đối với hai trường hợp là Công viên Phần mềm Quang Trung và Khu Công nghệ cao TP vì đây là những lĩnh vực quan trọng, ngành mới cần vốn nhà nước để thực hiện.

    Đối với doanh nghiệp công ích, Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà cũng cho rằng phải cổ phần hóa hết. Lĩnh vực nào dùng nhiều vốn nhà nước thì càng phải cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý tốt hơn, tạo cơ chế cạnh tranh và tránh được tình trạng tiêu cực.

    Đối với giá trị thương hiệu, Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà cho rằng vẫn xác định được. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhưng thương hiệu sẽ giữ. Cái gì ngoài ngành thì thoái hết, trong ngành thì thoái dần, cái nào cần thiết thì giữ.

    Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà nhận xét công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có thuận lợi là Chính phủ rất quyết tâm và giải quyết kịp thời những kiến nghị của địa phương. TPHCM cũng rất quyết tâm, đã tổ chức cho các doanh nghiệp ký cam kết hoàn thành đúng thời hạn thực hiện nhiệm vụ cổ phần hóa. Kết quả cổ phần hóa năm 2013 không đạt chỉ tiêu, năm 2014 cơ bản hoàn thành, năm 2015 TP sẽ phấn đấu đạt và vượt kế hoạch, Phó Chủ tịch Lê Mạnh Hà nhấn mạnh.

  8. #8
    buihong1209 Guest
    Update thông tin doanh nghiệp] Savico-SVC
    [​IMG]
    Công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn
    [​IMG]
    TIN MỚI

    [​IMG]
    Quý I/2015, cả nước có 2.565 doanh nghiệp giải thể, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước
    Liên tục mua vào, CII đã nắm giữ 21,43% vốn điều lệ của NBB
    [Trực tiếp] ĐHCĐ Địa ốc Hoàng Quân: "Nếu không đạt kế hoạch lợi nhuận và cổ tức, tôi sẽ từ chức"
    Chúng tôi đăng tải nguyên văn bản nhận định cổ phiếu SVC của RongViet Research để nhà đầu tư tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với mọi quyết định đầu tư dựa trên thông tin này.
    [Update thông tin doanh nghiệp] LCG– LICOGI 16
    [Trích báo cáo của Rồng Việt]

    Trong các cổ phiếu trong ngành bán lẻ ô tô, CTCP Dịch vụ tổng hợp Savico (HSX –SVC) được VDSC đánh giá là một cổ phiếu đáng chú ý trong năm 2015. SVC được biết đến với tên gọi Công ty Dịch vụ Quận 1 được thành lập vào năm 1982. Hoạt động kinh doanh của SVC tập trung vào 2 mảng chính bao gồm kinh doanh bán lẻ xe ô tô & xe gắn máy và kinh doanh bất động sản. Trong năm 2014, kết quả kinh doanh của SVC đã có nhiều nét nổi bật với việc doanh thu đạt 7.939 tỷ và lợi nhuận sau thuế đạt 87,7 tỷ, tăng lần lượt là 20,3% và 41% so với 2013.

    [​IMG]

    Dịch vụ phân phối xe. Hiện nay, doanh nghiệp có tổng cộng 25 outlet phân phối xe ô tô tầm trung giá bình quân khoảng 700 - 800 triệu đồng/xe) cho Toyota, Ford, Chevrolet, Hyundai. Trong năm 2014, SVC đã bán được khoảng 13.300 xe ô tô, vẫn duy trì được là một trong những nhà phân phối hàng đầu hiệp hội VAMA. Đồng thời, trong năm này, theo chia sẻ của SVC, Công ty đã nâng cấp toàn bộ các đại lý ô tô từ chuẩn 3S lên 4S với mức đầu tư khoảng 5 - 7 tỷ đồng cho 1 outlet. Trong năm 2015, mảng phân phối xe tải dự kiến cũng sẽ được mở rộng với phân khúc xe tải lớn hơn 2,5 tấn bên cạnh phân khúc dưới 1 tấn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang gia tăng hiệu suất các hoạt động kinh doanh khác như dịch vụ cung cấp phụ tùng, sửa chữa, bảo trì, bảo hiểm với đóng góp khoảng 7% trong doanh thu cùng với dịch vụ thu mua xe cũ.

    Bất động sản. Tận dụng ưu thế có quyền sử dụng đất tại nhiều khu vực có vị trí tốt tại Tp.HCM, công ty thực hiện việc kinh doanh cho thuê địa điểm kinh doanh hoặc hợp tác thực hiện các dự án nhà ở. Trong một số năm thuận lợi, mảng kinh doanh này đã có đóng góp quan trọng trong kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, để tập trung hơn vào mảng kinh doanh phân phối xe, công ty đã thoái vốn khỏi một số dự án Iớn 56 Bến Vân Đồn Q4 cho Novaland và 1 phần dự án khu dân cư Tam Bình – Hiệp Phước – Thủ Đức cho DXG. Công ty cũng cho biết sẽ tiếp tục thoái vốn tại một số dự án khác trong năm 2015. Hôm nay, SVC cũng vừa công bố Quyết Định của HĐQT đồng ý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại QL13, Thủ Đức. Tuy vậy, với giá vốn tại đây khá cao, chúng tôi không cho rằng Công ty có thể ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng này.

    Bảng: Một số dự án BĐS nổi bật trong năm 2015

    [​IMG]

    Nguồn: RongViet Research tổng hợp

    Nhìn chung, qua trao đổi với doanh nghiệp, cơ bản VDSC cảm nhận SVC đang có những thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh của thị trường nhằm tạo sự ổn định trong tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc chi trả cổ tức của SVC cũng rất đều qua các năm và mức DIV hiện nay bảo đảm mức lợi tức trên mức lãi suất huy động vốn của ngân hàng.

    Theo InfoNet/VDSC
    http://*****.vn/doanh-nghiep/update-...8222612691.chn
    Trả lời|Sửa|Xóa|
    Quote
    Loan tin|Thích|Báo vi phạm
    Stock_Journal
    Stock_Journal
    Thành viên rất tích cực
    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    94
    Mới
    #8029/03/2015, 09:19
    Bảng: Một số dự án BĐS nổi bật trong năm 2015

    [​IMG]
    riêng thoái mấy cái này eps>100k rồi
    svc cơn điên của đại gia khi TCT bến thành buộc phải bán hết
    chống lại cho out ngay và có hình thức xử lý
    TP.HCM: Bán hết các DN Nhà nước nắm dưới 50% vốn
    Khó khăn của thoái vốn là thủ tục rất phức tạp, DN lẽ ra phải quyết ngay khi có lợi nhưng còn phải hỏi các cơ quan quản lý, như vậy đã mất thời cơ thoái vốn.




    [​IMG]
    Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố. Mặc dù TP.HCM là thành phố luôn dẫn đầu trên cả nước về nhiều lĩnh vực, nhưng việc chuyển đổi hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lại rất chậm chạp.

    Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, hiện thành phố đã thành lập 28 Ban chỉ đạo cổ phần hóa (CPH) sẽ thực hiện CPH 79 DNNN, đã xác định giá trị của 22 DNNN, 14 DN đã chọn được tư vấn cho và 8 DN đã công bố giao nhà xưởng. Trong đó đã có 4 DNNN đăng ký hoàn thành CPH trước kế hoạch.

    Thành phố đã và đang triển khai tái cơ cấu các DNNN, với 17 tổng công ty và 14 công ty mẹ con, đã phê duyệt 13/14 đề án tái cơ cấu (còn lại đề án của Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn). Nội dung chính của các đề án tái cơ cấu là tập trung vào sản xuất kinh doanh chính, thoái vốn ngoài ngành (tài chính, ngân hàng), tập trung vào công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động.

    Trong quý 2 năm nay, thành phố sẽ hoàn thành cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên Vật phẩm văn hóa Sài Gòn.

    Theo ông Nguyễn Văn Khởi, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn (SGC), khó khăn lớn nhất của việc CPH là thời điểm hiện tại thị trường chứng khoán xuống thấp, thị giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị sổ sách rất nhiều. Do đó, các nhà đầu tư khi mua chọn lựa các mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, tức cổ phiếu của những DN đã lên sàn, còn những DN thực hiện IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu) thì lượng mua rất thấp. Trong khi đó, việc định giá DNNN để CPH lại bị vướng, vì trước đây khi định giá có tính đến lợi thế vị trí, điều này đã làm mất đi cơ hội thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào DN CPH.

    Theo ông Lê Mạnh Hà, thoái vốn cũng là vấn đề trọng tâm của tái cơ cấu DNNN. Chủ trương là những DNNN có trên 50% vốn của Nhà nước sẽ thoái một phần, còn những DNNN có vốn Nhà nước dưới 50% sẽ được bán hết.

    Năm 2013, các DNNN tại thành phố đã thoái vốn được trên 85 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn đầu tư vào ngân hàng là 65 tỷ đồng, từ công ty chứng khoán khoảng 8 tỷ đồng, từ quỹ đầu tư trên 5 tỷ đồng, thoái từ công ty con và công ty liên kết trên 7 tỷ đồng. Năm 2014 đã thoái được 41 tỷ đồng. Dự kiến sẽ thoái gần 1.500 tỷ đồng trong năm nay.

    "Khó khăn của thoái vốn là thủ tục rất phức tạp, DN lẽ ra phải quyết ngay khi có lợi nhưng còn phải hỏi các cơ quan quản lý, như vậy đã mất thời cơ thoái vốn", ông Lê Mạnh Hà chia sẻ.

    Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết, trong vấn đề CPH thì TP.HCM đang vướng vấn đề thoái vốn ngoài ngành ở những đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị (hợp tác với Lào, Campuchia…), kiến nghị Chính phủ và các Bộ xem xét các cam kết đó. Vì chương trình CPH trong 02 năm với 31 DNNN thì khối lượng công việc khá lớn, với lượng vốn lớn cần thoái ngoài ngành các đối tác khó có khả năng hấp thụ vốn. Cần phải có lộ trình để các đối tác nước ngoài tham gia.

    Để đẩy nhanh quá trình CPH, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, đây là giai đoạn thành phố phải hành động để có kết quả CPH thực tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả quản trị của các DNNN. TP.HCM hiện còn tồn 104 DNNN phải cơ cấu, sắp xếp lại (CPH 79 DN và sắp xếp lại 25 DN). Ban chỉ đạo CPH phải kiên quyết, nếu quá trình thực hiện có gì vướng mắc phải kiến nghị lên Chính phủ ngay để có cơ chế xử lý và giải quyết nhanh.

    Linh Lan

  9. #9
    buihong1209 Guest
    http://f319.com/threads/100-nam-truo...#post-14068011

  10. #10
    Guest
    SVC khai trương Sài Gòn Ford – Trần Hưng Đạo với tổng vốn đầu tư 6 tỷ đồng và vốn hoạt động 30 tỷ đồng, chính thức đi vào hoạt động từ 10/4/2015 [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

    http://vietstock.vn/2015/04/svc-sai-...737-414684.htm


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Game of Thrones và những bài học chưa bao giờ sai (kỳ 1)
    Bởi trong diễn đàn CHỨNG KHOÁN CƯỜI
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 07-08-2017, 11:26 AM
  2. HDO - game như TCM chăng lên 3x?
    Bởi imported_hvu45678 trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 11
    Bài viết cuối: 21-11-2016, 12:32 PM
  3. Góc broker: Nâng level game!
    Bởi imported_vncharles02 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 01-04-2014, 08:08 AM
  4. HNM một big game 2014 đáng quan tâm
    Bởi hoangvo97 trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 13
    Bài viết cuối: 09-02-2014, 10:09 AM
  5. Trung Quốc lại đưa đường lưỡi bò vào game
    Bởi policesmax trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 19-12-2012, 11:24 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •