<div align="center">§1. TỔNG QUAN
</div>
KHÁI NIỆM:
·Khi tìm hiểu xu hướng thị trường, chúng ta đã nhất trí rằng:
-Giá cả di chuyển theo một chuỗi các đỉnh và đáy
-Chiều hướng di chuyển các đỉnh- đáy hình thành xu hướng thị trường
Nội dung bài 3 này sẽ tìm hiểu đặc điểm các đỉnh - đáy đó và đặt tên cụ thể cho chúng
·Việc tìm hiểu các đỉnh – đáy với tên mới là mức kháng cự (đỉnh) và mức chống đỡ (đáy) nhằm mục đích:
-Nắm vững bản chất và nội dung xu hướng thị trường
-Là công cụ cơ bản để xác định vùng biến động giá và dự đoán các biến động giá
-Là kim chỉ nam cho đầu tư, giao dịch, lựa chọn cổ phiếu
-Là một kiến thức cần thiết cho việc tìm hiểu các mô hình giá cổ phiếu

ĐỊNH NGHĨA:
  • Theo khái niệm mua – bán:
·Mức chống đỡ (đáy):
-Là việc mua một khối lượng lớn, đủ làm ngưng xu thế giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định
-Do đó, tại mức chống đỡ: sức mua mạnh hơn sức bán và giá sẽ tăng trở lại.
-Xác định mức chống đỡ bằng một mức suy giảm trước đó
·Mức kháng cự (đỉnh):
-Là việc bán một khối lượng lớn khiến giá cổ phiếu không tăng nữa
-Khi đó, sức bán lớn hơn sức mua và giá sẽ giảm trở lại
-Xác định mức kháng cự bằng một đỉnh trước đó
2. Theo quan hệ cung – cầu:
·Mức chống đỡ:
-Là mức giá mà tại đó lượng cầu lớn hơn cung đủ lớn để dừng xu thế giảm, nghĩa là hiện tượng giảm giá bị chặn lại
-Mặt khác, nó có thể đổi chiều xu hướng đó, nghĩa là xu hướng giảm sẽ quay ngược lại, đi lên.
·Mức kháng cự:
-Là mức giá mà tại đó lượng cung lớn hơn lượng cầu, đủ lớn khiến cho giá không tăng nữa, nghĩa là hiện tượng tăng giá bị chặn lại
-Mặt khác, giá có thể đảo chiều, di chuyển ngược lại, đi xuống
Tuy định nghĩa khác nhau nhưng đều nêu rõ bản chất và nội dung các mức chống đỡ và kháng cự, đơn giản chỉ cần nhớ:
-Mức chống đỡ bao giờ cũng nằm dưới giá hiện tại, còn mức kháng cự - nằm trên
-Mức chống đỡ xuất hiện khi thị trường đang giảm còn mức kháng cự - thị trường đang tăng

CẤU TẠO:
1.Cách tìm các mức chống đỡ và kháng cự:
-Tại các mức giá thấp nhất( đáy) và cao nhất (đỉnh)
-Tại các đồ thị đảo chiều xu hướng hoặc tiếp tục xu hướng (Phần 3)
-Tại các tín hiệu mua – bán của các đường chỉ số (Phần 2)
2.Cách vẽ:
-Thường sử dụng đồ thị thanh hoặc đồ thị nến (Bài 1 và Bài 4). Xác định các mức giá thấp nhất rồi nối chúng với nhau theo một đường thẳng, ta được một đường chống đỡ.
-Cách vẽ đường kháng cự: ngược lại




<div align="center">§2.TÍNH CHẤT
</div>
VAI TRÒ CÁC MỨC CHỐNG ĐỠ & KHÁNG CỰ
KHI XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
·Khi tìm hiểu xu hướng thị trường (Bài 2) chúng ta đã rõ:
Thị trường có hai loại: có xu hướng (tăng/giảm) và không xu hướng (dập dềnh)
·Mỗi giai đoạn dập dềnh đều có hai ngưỡng: chống đỡ (mức giá thấp – đáy) và kháng cự (mức giá cao – đỉnh) nghĩa là chống đỡ và kháng cự là phạm vi giao động giá của biến động dập dềnh
·Khi hai ngưỡng trên bị phá vỡ, thị trường không còn ở xu thế dập dềnh mà đã chuyển sang có xu hướng. Mặt khác, khi bị phá vỡ chúng có vai trò đảo ngược: chống đỡ trở thành kháng cự và ngược lại
·Xu hướng tăng sẽ tăng tiếp khi mức chống đỡ sau cao hơn mức chống đỡ trước và mỗi mức kháng cự sau cao hơn mức kháng cự trước đó.
·Xu hường giảm: ngược lại hoàn toàn, mức chống đỡ sau thấp hơn mức chống đỡ trước và kháng cự sau cũng thấp hơn trước, nghĩa là xu hướng giảm sẽ tiếp tục giảm


QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀ MỨC CHỐNG ĐỠ & KHÁNG CỰ:
  • Khi giá xuyên phá, vượt trên ngưỡng kháng cự: thị trường biến đổi sang xu hướng tăng
  • Khi giá xuyên phá, hạ thấp hơn mức chống đỡ: thị trường đã chuyển sang xu hướng giảm
  • Khi đường chống đỡ bị đường giá bẽ gãy sẽ trở thành mức kháng cự cho xu hướng tiếp theo
  • Khi đường kháng cự bị bẽ gãy sẽ trở thành mức chống đỡ cho xu hướng tiếp theo.

ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH CÁC MỨC CHỐNG ĐỠ & KHÁNG CỰ:
Đánh giá sức mạnh các mức chống đỡ & kháng cự theo ba tiêu chuẩn :
  • Khối lượng giao dịch:<ul><li>Nếu các mức trên được hình thành với khối lượng giao dịch lớn thì ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng càng lớn
  • Tại một đáy, nếu lượng giao dịch đủ lớn sẽ là mức kháng cự cho đợt tăng tăng giá sau đó.
</li>[*]Khoảng cách giá:
</ul> ·Nếu khoảng cách giá sau đó cáng lớn, các mức kháng cự càng mạnh
  • Thời gian
·Nếu giá cổ phiếu giao động quanh các mức trên càng lâu thì sức mạnh của chúng càng lớn


Lưu ý:
Muốn phá vỡ các mức trên khi chúng đã đủ mạnh (theo 3 tiêu chuẩn trên) cần phải có một xu thế giá cực lớn. Đó là tín hiệu cảnh báo thị trường sẽ xảy ra một biến động lớn


Chu Xuân Lượng
Lớp PTKT Bậc 1_Vietstock