Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Guest
    Dưới đây là những tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

    Ra khỏi Eurozone là thảm hoạ với Hy Lạp

    Không có gì đảm bảo rằng một khi ra khỏi Eurozone, kinh tế Hy Lạp có thể khởi sắc. Ngân hàng Trung ương Hy Lạp đã vẽ ra một bức tranh hết sức ảm đạm về viễn cảnh kinh tế nuước này sau khi ra khỏi khối: chìm vào suy thoái sâu, thất nghiệp tăng vọt và thu nhập của người dân giảm sút.

    Các khoản tiết kiệm của người dân Hy Lạp sẽ bị mất giá, trong khi nước này sẽ càng khó vay vốn trên thị trường nợ quốc tế, khiến cho việc hồi phục kinh tế càng trở nên xa vời, theo BBC.

    Lịch sử Hy Lạp từng chứng kiến nhiều cuộc đảo chính, và hiện có nhiều lo ngại việc rời khỏi Eurozone có thể dẫn tới tình trạng bất ổn chính trị.

    Mỹ lo lắng Hy Lạp sẽ quay sang Nga

    Washington trước đây đã bày tỏ lo ngại về tác động của việc Hy Lạp ra khỏi Eurozone có thể tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới. Tuy nhiên, Mỹ còn một mối lo ngại khác, là trong tình cảnh ngặt nghèo, Hy Lạp có thể phải quay sang Nga để tìm kiếm sự hỗ trợ.

    Việc Hy Lạp phải dựa vào Nga là có thể xảy ra, song hiện chưa rõ cái giá Nga sẽ đưa ra cho sự trợ giúp này là gì. Thực tế, thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras từng kêu gọi châu Âu ngừng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, dù nước này là một thành viên NATO.

    Các nước khác theo gót Hy Lạp rời bỏ EU

    Điều khiến các quan chức Liên minh châu Âu (EU) lo lắng nhất hiện nay là nếu Hy Lạp rời khỏi khối, điều này sẽ tạo nên hiệu ứng domino. Thực tế, EU đã có những bước đi nhằm tách các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn ra khỏi các tổ chức khác.

    Nếu Hy Lạp phải rời EU, đó có thể là lúc kinh tế châu Âu ít nhiều đã hồi phục. Nhưng tình trạng “tắc nghẽn” trong hệ thống tài chính tại châu Âu vẫn có thể xảy ra, và những nước từng phải sử dụng các gói trợ giúp tài chính khẩn cấp như Ireland và Bồ Đào Nha có thể sẽ bị kéo trở lại khủng hoảng.

    Ủy ban châu Âu từng coi gia nhập EU là việc “không thể đảo ngược”, nhưng nếu Hy Lạp phải rời khối, điều này cho thấy không gì là không thể.

    Chủ tịch Ngân hàng quốc gia Hy Lạp Louka Katseli còn nhận định việc để Hy Lạp ra đi không khác gì bật đèn xanh cho thị trường tấn công vào các thành viên có tiềm lực tài chính yếu thuộc Eurozone.

    Ảnh hưởng tới một loạt nước khác

    Chính trị tại châu Âu có ảnh hưởng rất lớn lẫn nhau, vì thế dù cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp diễn biến theo chiều hướng nào, tác động của nó đều có thể thấy rõ ở các nước láng giềng.

    Hiện các **** có chủ trương chống lại chính sách thắt lưng buộc bụng ở châu Âu đều đang theo dõi sát sao những tiến bộ mà chính phủ của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đạt được. Ông Tsipras càng thành công tại Hy Lạp, thì các **** trên càng có nhiều khả năng thắng cử.

    Trong khi đó, nếu Đức đồng ý giảm các khoản nợ của Hy Lạp, Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể sẽ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích của cử tri trong nước, bởi đã dễ dàng với Hy Lạp.

    Với các **** phản đối sự tồn tại của EU như Mặt trận quốc gia Pháp hay Ukip tại Anh, cuộc khủng hoảng củng cố lập luận của họ rằng ý tưởng nhất thể hoá châu Âu đã thất bại.

    Ngoài ra, việc Hy Lạp ra khỏi EU có thể khiến cuộc khủng hoảng người nhập cư tại châu Âu thêm trầm trọng, khi nước này không còn nỗ lực cùng các quốc gia EU khác xử lý vấn đề. Hiện Hy Lạp cùng với Italy là hai nước châu Âu phải tiếp nhận nhiều người nhập cư từ Trung Đông và Bắc Phi nhất.

    Kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng

    Hy Lạp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu, song nước này lại là một thành viên của khối đồng tiền chung châu Âu và EURO là một trong những đồng tiền chủ chốt của thế giới. Điều này có nghĩa những diễn biến tại Hy Lạp đều có tác động đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.

    Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng, giảm theo những suy đoán về việc Hy Lạp có thể đạt thoả thuận với các chủ nợ hay không. Nếu Hy Lạp vỡ nợ, các chủ nợ như Ngân hàng trung ương châu Âu và các quốc gia châu Âu khác có thể cũng phải chịu thiệt hại.

  2. #12
    imported_starphar1905 Guest
    Đọc cái tiêu đề của bác mà cười ra nước mắt [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]. Em giờ trồng cây sung, nuôi con sướng mong một ngày nắng đẹp thôi ạ.

  3. #13
    Guest
    Quý 2/2015: giai đoạn đầu của nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động (tăng công suất 33% từ 18tr sản phẩm lên 24tr) -> book doanh thu tốt vào 2016, 2017 (tăng trưởng tầm 9%)
    Tháng 6 nhà máy sẽ khánh thành
    Theo thông tin từ hiệp hội may mặc Việt Nam, xuất khẩu vào Hàn Quốc đang đứng thứ 2 sau Trung Quốc. 4 tháng đầu năm nay đạt giá trị 627.4 triệu đô, tăng 8.25% so với cùng kỳ. Và trong đó cty mẹ của TCM là Eland đang dẫn đầu.
    1/1/2016: hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc sẽ đi vào hiệu lực. thay vì chịu thuế suất 8 – 13% hiện nay, thì sẽ giảm xuống 0% [IMG]images/vietstock/smilies/lol1.gif[/IMG]

  4. #14
    Guest
    VHG sao các bác, thấy nó tìm năng đấy hử

  5. #15
    Ngày tham gia
    Dec 2022
    Bài viết
    98
    Trích dẫn Gửi bởi tigeran
    Quý 2/2015: giai đoạn đầu của nhà máy mới sẽ đi vào hoạt động (tăng công suất 33% từ 18tr sản phẩm lên 24tr) -> book doanh thu tốt vào 2016, 2017 (tăng trưởng tầm 9%)
    Tháng 6 nhà máy sẽ khánh thành
    Theo thông tin từ hiệp hội may mặc Việt Nam, xuất khẩu vào Hàn Quốc đang đứng thứ 2 sau Trung Quốc. 4 tháng đầu năm nay đạt giá trị 627.4 triệu đô, tăng 8.25% so với cùng kỳ. Và trong đó cty mẹ của TCM là Eland đang dẫn đầu.
    1/1/2016: hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc sẽ đi vào hiệu lực. thay vì chịu thuế suất 8 – 13% hiện nay, thì sẽ giảm xuống 0% [IMG]images/vietstock/smilies/lol1.gif[/IMG]
    TCM đang đứng ở gần đỉnh sóng 1. Chờ điều chỉnh về tầm 29 - 30 k mua vào được.

  6. #16
    Ngày tham gia
    Dec 2022
    Bài viết
    98
    Trích dẫn Gửi bởi tigeran
    Anh em xem NT2 thế nào nhé. Mấy cổ đông lớn bán em nó dữ quá mới xuống chứ thấy em nó cơ bản cũng ok lắm [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

    Ngày hôm nay NT2 chìm trong sắc đỏ. Vậy có thể giải thích nguyên nhân hiệu ứng này như thế nào, trong khi đây là một đơn vị làm ăn rất hiệu quả.
    Hình như NT2 mới chuyển sàn thì phải?
    NT2 cơ bản tốt. Với những cp mới niêm yết, chuyển sàn thường phải mất một khoảng thời gian khá dài điều chỉnh và tích lũy. Vì NĐT còn lạ lẫm, chưa dám mua vào, giống như HAH, CSV, SFG.

  7. #17
    mongmanh9x Guest
    HQC đang thử thách lòng kiên nhẫn của các nhà đầu tư

  8. #18
    Ngày tham gia
    Jan 2024
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi ivan
    TCM đang đứng ở gần đỉnh sóng 1. Chờ điều chỉnh về tầm 29 - 30 k mua vào được.
    Vậy ah, thảo nào toàn đi múc JVC[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

  9. #19
    Ngày tham gia
    Jan 2024
    Bài viết
    0
    Một số nhà đầu tư có đặt câu hỏi có thể bắt đáy JVC ở mức giá nào? CTCP Chứng Khoán Rồng Việt (VDSC) đã có những chia sẻ quan điểm như sau:

    Câu chuyện nhập máy móc y tế cũ không quá xa lạ khi trong những năm gần đây, báo chí phanh phui khá nhiều về tình trạng trên. Thông tin không chính thức trên thị trường cho rằng JVC đang bị điều tra liên quan đến một trong những vấn đề này.

    Nếu cơ quan chức năng xác nhận tin đồn trên là thật, tương lai JVC có khả năng sẽ phải gặp khá nhiều khó khăn. Hoạt động chính của JVC là bán máy móc thông qua các hình thức đấu thầu tại các bệnh viện công tư trên toàn quốc. Vì vậy, hồ sơ chào thầu của JVC sẽ rất khó được chọn.

    Thêm vào đó, chủ tịch Hướng cùng ban lãnh đạo hiện hữu vẫn chưa được xác định có vi phạm pháp luật hay không. Vì vậy, mối quan hệ của họ xây dựng từ trước đây đối với các bệnh viện cũng như các nhà cung cấp thiết bị liệu còn được duy trì cho các dự án đấu thầu tiếp theo là một dấu chấm hỏi.

    Sau khi thay đổi chủ tịch, JVC gần như xây dựng lại một bộ máy điều hành mới. Tuy nhiên, một khi thương hiệu đã bị ảnh hưởng thì ngoài các hợp đồng đã ký, JVC sẽ phải gặp nhiều khó khăn khi đấu thầu các dự án mới, trừ khi, thông qua 1 đơn vị trung gian nào đó. Vì vậy, tiềm năng tăng trưởng sẽ không còn khả quan như trước.

    Những ảnh hưởng đến KQKD trong tương lai vẫn khó lượng hóa khi nhiều câu hỏi chưa được giải quyết như: Đối tác Nhật còn tiếp tục? Sự thay đổi ban lãnh đạo sẽ tạo nên những thay đổi gì? Câu chuyện về vị giám đốc cũ-người có vai trò quan trọng đối với hoạt động của JVC sẽ như thế nào?

    Do đó, việc xác định mức giá bắt đáy rủi ro thấp đối với JVC sẽ quay về bài toán xác định giá trị tài sản ròng (tính theo mức độ thu hồi giả định).

    Theo số liệu báo cáo tài chính Quý I/2015, lượng hàng tồn kho của JVC khá lớn, lên đến 17% tổng tài sản. Tuy nhiên lượng tiền mặt khá nhiều (24,5% tổng tài sản) kèm các khoảng đầu tư tài chính ngắn và dài hạn đều là tiền gửi ngân hàng (~14,6% tổng tài sản) là điểm sáng của JVC. Với kịch bản xấu nhất là thanh lý tài sản, giá ước tính cho cổ đông JVC có thể nhận lại được khoảng 8.900 VND/CP.

    Như vậy, với khối lượng tài sản hiện có, cổ đông JVC có thể tạm yên tâm về việc thu hồi được 8.900 VND/cp. Nhà đầu tư muốn “bắt dao rơi” có thể quan sát hành động của các quỹ đầu tư hoặc chính doanh nghiệp (ví dụ: mua cổ phiếu quỹ hay cung cấp giải trình rõ ràng hơn về tin đồn) để có chiến thuật hợp lý.

    Tuy nhiên, VDSC đã đưa ra lưu ý không có ý định tư vấn nhà đầu tư nên hay không nên bắt đáy JVC tại thời điểm này, chỉ đưa ra góc nhìn trả lời cho câu hỏi của một số khách hàng “muốn bắt đáy”.

  10. #20
    giangitnguyen Guest
    JVC lúc này là cuộc chơi của "cá lớn". Nhỏ lẻ nên đứng ngoài cho nó lành.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-05-2008, 03:53 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •