Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Ngày tham gia
    Nov 2018
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi madara
    Theo bài viết của bác Joker thì ngành Du lịch cũng rất tiềm năng. Tiếc là VN chưa có chiến lược phát triển ngành này mạnh mẽ, trên sàn chứng khoán cũng chưa có thằng nào thuộc ngành này (chỉ có BDS nghỉ dưỡng kiểu Vinpearl, NVT thì có)

    Mấy con như BenthanhTourist, CholonTourist... vẫn còn đang ở OTC thôi, chưa lên sàn chính thức
    Bác madara nói thế là sai rùi. Thế thì mấy con như VNG HOT bác để vào đâu, toàn niêm yết HOSE cả đấy [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

    Chưa kể OCH SGH trên sàn HNX nhé. CHỉ có điều mấy thằng này thanh khoản bèo nhèo, chả đáng để ngó tới. May được em NVT thì khá nhất. Tuy nhiên, em này từng dính phốt bị cấm giao dịch nên rủi ro cũng cao [IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG]

  2. #12
    Ngày tham gia
    Nov 2018
    Bài viết
    0
    Việc hội nhập ASEAN sẽ mang lại tác động tích cục tới sự phát triển của du lịch Việt Nam - ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp trong tương lai.

    ASEAN cũng là một trong những khuôn khổ hợp tác mà du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả nhất.

    Du lịch Việt Nam hội nhập ASEAN từ rất sớm

    Theo ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch: Không phải đến tận năm 2015 du lịch Việt Nam mới chuẩn bị cho việc hội nhập ASEAN mà bắt đầu tìm hiểu và tham gia các cơ chế hợp tác từ cuối những năm 1990, sau khi gia nhập ASEAN (1995).

    Việt Nam từng bước tham gia đầy đủ các hoạt động trong các nhóm/tiểu ban công tác du lịch từ đầu năm 2000 và chủ động hội nhập từ cuối những năm 2000.



    Vịnh Hạ Long - một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách.

    Đối với thị trường, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết đối với các lĩnh vực khách sạn, dịch vụ khách sạn, phục vụ ăn uống và kinh doanh lữ hành quốc tế. Năm 2009, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) - sự kiện lớn nhất trong năm của du lịch ASEAN.

    Năm 2009, Việt Nam đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP), làm cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN và tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong khu vực. Du lịch Việt Nam đã chủ động xây dựng các tài liệu hướng dẫn triển khai MRA-TP (2013).

    Việt Nam đã tham gia xây dựng 130 sản phẩm du lịch chung, kết nối ít nhất 2 quốc gia trong ASEAN theo các nhóm chuyên đề như du lịch thiên nhiên, văn hóa và di sản, cộng đồng, đường biển và đường sông đồng thời tích cực triển khai Chiến lược marketing du lịch ASEAN 2011-2015 với tiêu đề “Đông Nam Á-cảm nhận sự ấm áp.”

    Chiến lược này tập trung vào khai thác khách từ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, khách du lịch trải nghiệm và sáng tạo, khách du lịch khám phá, khách du lịch công vụ, khách du lịch lưu trú dài ngày và người cao tuổi, khách trong nội vùng ASEAN.

    Ông Trần Phú Cường cũng cho biết: Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Trưởng nhóm Marketing và Truyền thông du lịch ASEAN (2013-2014), hiện đang là Phó Trưởng nhóm Chất lượng dịch vụ du lịch, điều phối phát triển sản phẩm du lịch đường sông và Dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển du lịch đường sông khu vực sông Mê Kông do Tổ chức du lịch thế giới UNWTO hỗ trợ ASEAN và đóng vai trò điều phối một số dự án khác...

    Hội nhập Cộng đồng ASEAN là bước ngo ặ t lớn với các nước thành viên, mang lại cơ hội cũng như thách thức cho du lịch mỗi nước. Để không bị động, ngay từ năm 2012, Tổng cục Du lịch đã thành lập Nhóm hợp tác du lịch ASEAN để tăng cường triển khai và phối hợp hoạt động hợp tác trong Tổng cục Du lịch và các cơ quan liên quan.

    Tổng cục Du lịch cũng đã triển khai 2 đề án “Nghiên cứu, đánh giá nguồn nhân lực và nâng cao năng lực triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch ASEAN” và “Tăng cường hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN trong lĩnh vực Du lịch” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hội nhập du lịch của Việt Nam, thông qua đó nâng cao nhận thức của các chủ thể liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

    Hội nhập nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch Việt Nam

    Theo nghiên cứu của Tổng cục Du lịch: ASEAN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với d u lịch Việt Nam. Với dân số hơn 500 triệu dân, các thị trường nguồn du lịch thuộc khu vực ASEAN đóng góp khoảng 20% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Một số nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia vừa là thị trường nguồn, vừa là cửa ngõ quan trọng đưa khách du lịch quốc tế.

    Quá trình hợp tác đã góp phần nâng cao uy tín của du lịch Việt Nam trong khu vực; tiếp cận nhiều thông tin và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch, hỗ trợ tích cực của các nước có ngành du lịch phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore...

    Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: Hội nhập ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.

    Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng cho hay: Nhờ hội nhập quốc tế sâu rộng, du lịch nước ta đã xuất hiện trên bản đồ du lịch thế giới. Một số điểm đến nổi bật đã xác lập được thương hiệu trên thị trường quốc tế, tiêu biểu là Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Đà Nẵng, Sa Pa, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một số điểm đến du lịch ngày càng được biết đến nhiều hơn như Quần thể danh thắng Tràng An, Đồng bằng sông Cử u Long, Hà Giang, Phú Quốc...

    Ngoài ra, các nhóm sản phẩm du lịch chuyên đề đã hình thành như du lịch golf, du lịch đám cưới và tuần trăng mật, du lịch khám phá, mạo hiểm, du lịch đường sông, du lịch tàu biển, du lịch MICE.

    Rất nhiều điểm đến và thương hiệu của du lịch Việt Nam được các tạp chí và tổ chức quốc tế uy tín bình chọn và trao tặng danh hiệu cao quý, tiêu biểu . Trong đó, Việt Nam được Tạp chí Telegraph bình chọn là một trong 20 điểm đến đáng đi du lịch nhất thế giới năm 2015; vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng được Tạp chí Global Grasshopper bình chọn trong nhóm 10 địa danh đẹp ấn tượng nhất hành tinh; Hà Nội, Đà Nẵng vào top 10 điểm đến hấp dẫn châu Á...

    Việc hội nhập sâu rộng trong ASEAN sẽ tiếp tục tác động tích cực với du lịch Việt Nam. Đầu tiên là hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến phát triển du lịch và giải pháp ưu tiên phát triển du lịch của Chính phủ, các chính sách nới lỏng về thị thực nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi đi lại trong ASEAN. Tiếp theo là chính sách tạo môi trường đầu tư tại Việt Nam minh bạch, thông thoáng hơn; phối hợp liên ngành đã được cải thiện đáng kể và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khu vực ASEAN.

    Theo ông Trần Phú Cường, hội nhập về sản phẩm du lịch trong ASEAN góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam; tranh thủ được nguồn khách nối tour trong khu vực. Từ đó, tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch khu vực ASEAN, khả năng kết nối khách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và ngược lại.

    Mặt khác, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài khu vực ASEAN về nhiều mặt, đặc biệt là đối với thị trường chất lượng cao, tập trung ở các trung tâm du lịch lớn.

    Việt Nam cũng tranh thủ được hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong khu vực để thu hút khách quốc tế. Triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) là cơ hội để du lịch nước ta nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, đủ điều kiện dịch chuyển trong ASEAN...

    Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng được nâng lên trên cơ sở liên kết phát triển sản phẩm du lịch theo mô hình lữ hành-hàng không-khách sạn. Các loại hình doanh nghiệp khác tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch như vận chuyển nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí... ngày một gia tăng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu kết nối giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN.

    Việc chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN mới chỉ là bước tiếp theo của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng mà ngành du lịch tham gia. Cơ hội và thách thức luôn đan xen đòi hỏi toàn ngành phải tận dụng được các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển với tốc độ cao và tránh được nguy cơ tụt hậu, nhất là so với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực.

  3. #13
    nhokbjzdraco97 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi JokerZ
    I. Bối cảnh Phát triển và Vị thế Kinh tế

    1. Bối cảnh - Thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương



    Các dữ kiện và phân tích từ bối cảnh phát triển cho ta góc nhìn tổng quan và xu hướng phát triển của ngành du lịch trên thế giới và khu vực. Các quốc gia phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực vừa là nguồn tiêu thụ chính yếu, vừa là đối thủ cạnh tranh và mô hình phát triển có thể đối chiếu, tham khảo.

    Mục đích viếng thăm và phương tiện di chuyển (WTO-HL 2008). Quảng cáo tiếp thị là một trong những khâu quan trọng của hoạt động du lịch. Hiểu rõ được động lực viếng thăm của du khách, các nhà quản lý có thể hoạch định chiến lược quảng bá và kinh doanh hữu hiệu hơn. Ví dụ, dự báo của UNWTO qua ấn bản cập nhật 1/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-01/2009) phân tích rằng du lịch vì công việc, hội nghị sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng trước tình hình kinh tế suy thoái, trong khi đó các cuộc thăm viếng nhân nhân, khách trở lại, sẽ không suy giảm đáng kể (4). Số liệu về các phương tiện di chuyển do khách du lịch sử dụng cũng không kém phần quan trọng vì chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, sự tiện lợi và an toàn, là mối quan tâm của du khách, và đồng thời cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh ngành du lịch của mỗi quốc gia.

    <a href="http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/du-lich-viet-nam-boi-canh-va-vi-the/dl_mucdich.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>
    Ngành du lịch không ngừng tăng trưởng. “Kể từ sáu thập niên qua, ngành du lịch đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những khu vực kinh tế tăng trưởng lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới”. Từ năm 1950 đến 2007, lượng du khách tăng từ 25 lên đến 903 triệu, và doanh thu (receipts) năm 2007 đã vượt quá 1000 tỷ USD. Trong thập niên qua, mặc dù bị ảnh hưởng từ các vụ khủng bố và dịch SARS, song mức tăng triển của ngành du lịch vẫn khả quan, tăng 4% giai đoạn 1995-2007 và 6.6% năm 2007 (WTO-HL2008). Tuy nhiên, theo ấn bản cập nhật của UNWTO tháng 6/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-06/2009), đà phát triển bắt đầu chậm từ năm 2008 lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế. Mức tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 1.9%, tăng 16 triệu du khách, nâng tổng số du khách hàng năm lên 922 triệu (5).

    SaigonTourist VungTauTourist là những thằng rất khá. Tiếc là nguồn lực thì dồi dào nhưng cơ chế cứng nhắc nên chưa bay cao lên tầm khu vực được

    <a href="http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/du-lich-viet-nam-boi-canh-va-vi-the/dl_1990to2007.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>

  4. #14
    Thấy các bác room này quan tâm ngành Du lịch nên điểm qua một số thằng có máu mặt trên thị trường cho bà con nắm rõ:

    FDT: làm ăn thua lỗ EPS âm [IMG]images/smilies/frown.gif[/IMG]
    CTC: thanh khoản bèo, đang đồn có tẩu tán tài sản [IMG]images/smilies/mad.gif[/IMG]
    HOT: lợi thế tốt nhưng quản lý kém [IMG]images/smilies/tongue.gif[/IMG]
    OCH: dính tới Ocean Group nên hơi rủi ro

    Từ từ sẽ cập nhật thêm [IMG]images/vietstock/smilies/lol1.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/lol1.gif[/IMG]

  5. #15
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    0
    Du lịch thì là ngành ngon nhưng chưa có thằng nào thực sự đẳng cấp, làm ăn bài bản lên sàn cả

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2017
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi JokerZ
    Phạm vi hoạt động du lịch ngày càng mở rộng. “Theo thời gian, các điểm đến của hoạt động du lịch ngày càng mở rộng, đã chuyển ngành du lịch đương đại trở thành động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế xã hội”. Năm 1950, 15 điểm đến lớn nhất chiếm 98% lượng du khách. Tỷ lệ này giảm xuống còn 57% vào năm 2007 do sự gia nhập của nhiều điểm đến mới (WTO-HL2008). Châu Á - Thái Bình Dương nằm trong số các điểm đến mới này, đã trở thành khu vực đón nhận khách quốc tế quan trọng thứ hai, chiếm tỷ phần 20%, sau khu vực Châu Âu 53% (WTB-6/2009).

    Nguồn khách du lịch. Hai đặc điểm đáng lưu ý về nguồn khách du lịch. Thứ nhất, có đến 80% du khách đến từ các nước trong vùng; tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng hoạt động du lịch giữa các vùng có xu hướng tăng mạnh hơn (8% - 2007) so với mức tăng trưởng du lịch trong khu vực (6% - 2007). Thứ hai, mặc dù các quốc gia phát triển vẫn chiếm phần lớn nguồn lượng du khách, trong những năm gần đây, lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ. Theo bảng thống kê dưới đây, ngành du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang trên đà phát triển nhanh, tăng 319% trong giai đoạn 1990-2007, vượt xa mức tăng trưởng của hai khu vực lớn khác: Châu Âu 193%, và Châu Mỹ 148% (WTO-HL2008).


  7. #17
    Nguồn thu nhập ngành Du lịch

    Nguồn thu của ngành du lịch lệ thuộc vào số lượng khách đến và mức chi tiêu (du lịch) bình quân theo đầu người (expenditure per capita). Nước Đức và Vương quốc Anh giữ vị trí thứ nhất và thứ ba về chi tiêu du lịch ở nước ngoài năm 2007 do mức chi tiêu du lịch bình quân theo đầu người của hai nước này trên 1000 USD, cao hơn khoảng bốn lần mức chi tiêu du lịch bình quân đầu người của Hoa Kỳ. Ngược lại, với sức chi tiêu du lịch đầu người chỉ tương đương với khoảng 2% của Đức Quốc, nhưng do số lượng người đi du lịch lớn, Trung Quốc đã vượt lên chiếm vị trí thứ 5 trong danh sách 10 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho dịch vụ du lịch ở nước ngoài. Vị trí của Trung Quốc và Liên Xô trong bảng của 10 nước dẫn đầu chi tiêu ngành du lịch (WTO-HL2008) biểu hiện cho xu hướng gia tăng nguồn khách du lịch đến từ các quốc gia đang phát triển. Theo tài liệu cập nhật tháng 6/2009 của WTO, các nước dẫn đầu chi tiêu du lịch năm 2008 hầu như không thay đổi (WTB-06/2009).



    <a href="http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/du-lich-viet-nam-boi-canh-va-vi-the/dl_10quocgia.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>

  8. #18
    imported_Giaminh86 Guest
    http://vietstock.vn/2016/05/du-lich-...768-475842.htm

    Ngành Du lịch đang ngấm đòn rồi [IMG]images/smilies/mad.gif[/IMG]

  9. #19
    imported_Giaminh86 Guest
    Trước hết, để Du lịch trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn thì phải bắt đầu từ những vấn đề tồn tại, không thích cũng bắt buộc phải làm. Tại sao ta kém, kém như thế nào phải chấn chỉnh, sửa chữa thì mới có thể phát triển được

  10. #20
    imported_phamhoangvu88 Guest
    Khách Việt đi du lịch ở khu vực các tỉnh phía bắc, xin lỗi em nói hơi bậy chứ người Việt còn bị chém cụt đầu nữa là khách tây. Còn lâu mới quy hoạch được.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 25-09-2017, 11:17 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 02-08-2017, 12:09 PM
  3. Chuyên gia kinh tế nói về Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 23-02-2013, 11:15 AM
  4. Kinh Do Corporation to take over North Kinh Do
    Bởi mtam2412 trong diễn đàn STOCKs LISTED IN HoSE
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-05-2010, 12:03 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •