Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    “Các DN làm tốt hoạt động kinh doanh chưa đủ, công tác IR là mặt khác của vấn đề để DN được hiểu đúng và trả giá đúng trên thị trường”.

    Nhiều DN Việt Nam vốn quen với suy nghĩ mình làm tốt việc kinh doanh, tự khắc sẽ có nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, khó khăn của TTCK Việt Nam mấy năm gần đây cho thấy, nếu DN không duy trì tốt mối quan hệ với nhà đầu tư (IR), nhất là nhà đầu tư lớn, sẽ rất khó huy động được vốn. DN chỉ nhận được sự ủng hộ của thị trường nếu sẵn sàng minh bạch và có nỗ lực bền bỉ duy trì quan hệ với nhà đầu tư. Đó là quan điểm của ông Lê Hải Trà, ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực HOSE khi chia sẻ với ĐTCK.



    Gặp gỡ nhà đầu tư quốc tế, khó không?

    Lãnh đạo 9 DN niêm yết trên HOSE gồm FPT, GMD, HAG, KBC, MSN, NLG, PVD, VCB, VNM vừa có cuộc gặp gỡ với đại diện của 33 tổ chức đầu tư quốc tế, trong hội thảo “Ngày doanh nghiệp Việt Nam 2013” do HOSE phối hợp với Daiwa Capital Markets Singapore Limited (Daiwa) tổ chức tại Singapore. Đây là hội thảo thường niên lần thứ 5 được HOSE và Daiwa thực hiện, dành riêng cho các công ty hàng đầu niêm yết tại HOSE gặp mặt với các tổ chức đầu tư quốc tế hiện diện tại Singapore. 9 DN tham dự Hội thảo được chọn lựa từ danh sách các DN trong VN30 của HOSE và các ứng viên tiềm năng của VN30, với những yêu cầu gặp gỡ cụ thể từ các nhà đầu tư quốc tế và sự sẵn sàng của DN Việt.

    Theo ông Trà, trong 1 ngày làm việc, mỗi DN có thể gặp và giới thiệu với tối đa 9 đối tác, còn nhà đầu tư cũng chỉ có thể gặp được một lượng hữu hạn DN, nên công tác tổ chức cần nhiều sự sắp xếp, chuẩn bị trước đó. Nhà đầu tư quốc tế có những người đang là cổ đông của DN Việt Nam, nên các cuộc làm việc không chỉ nhằm giúp DN tự giới thiệu, mà còn để giải đáp các câu hỏi của cổ đông lớn, thảo luận trực tiếp về tình hình hoạt động và chiến lược kinh doanh của DN, nhằm thắt chặt thêm niềm tin giữa DN và nhà đầu tư quốc tế. Những DN nỗ lực duy trì mối quan hệ này thường nhận được sự hưởng ứng của nhà đầu tư trong các quyết định lớn, nhất là khi cần huy động vốn để triển khai. Việc PVDrilling phát hành thành công gần 20 triệu cổ phần cho 4 nhà đầu tư quốc tế theo hình thức riêng lẻ là một ví dụ cụ thể.



    Muốn nhà đầu tư bỏ tiền vào DN, phải thay đổi cách tư duy về IR

    Hơn 700 mã chứng khoán niêm yết trên TTCK Việt Nam, làm thế nào để nhà đầu tư biết và chọn rót vốn vào DN mình? Trong 5 năm qua, bằng việc tổ chức các hội thảo kết nối DN với nhà đầu tư quốc tế, theo ông Trà, các DN, nhất là các DN lớn trên TTCK Việt Nam, đã dần quen với mô hình IR chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với các DN vừa và nhỏ, công tác quan hệ nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư quốc tế, vẫn còn là một điểm yếu. Làm thế nào để nhà đầu tư lớn “nhìn thấy” DN mình, có nhu cầu gặp gỡ, tìm hiểu thông tin sâu hơn về DN? Đó là câu hỏi DN phải tìm cách trả lời nếu muốn mở rộng không gian hoạt động, không gian huy động vốn. Về phía cơ quan quản lý, theo ông Trà, HOSE sẽ làm cầu nối, nhưng trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của chính nhà đầu tư quốc tế và của DN. DN vừa và nhỏ cần tham khảo cách làm của các DN lớn, nếu thực sự muốn vươn tầm ra thị trường nước ngoài.

    Có nhiều cấp độ để làm IR và có thể làm với nhiều đối tượng nhà đầu tư, nhưng IR là kênh để DN thể hiện sự sẵn sàng minh bạch, sẵn sàng chia sẻ để tìm cơ hội hợp tác. TTCK càng khó khăn, càng cần DN làm tốt công tác này mới có thể giữ chân các dòng vốn, nhất là dòng vốn ngoại, do dòng vốn này luôn có nhiều cơ hội trên các thị trường khác. “Các DN làm tốt hoạt động kinh doanh chưa đủ, công tác IR là mặt khác của vấn đề để DN được hiểu đúng và trả giá đúng trên thị trường”, ông Trà nói.

    Ngoài việc tìm hiểu về DN, theo ông Trà, các nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm đến thông tin vĩ mô về tiến triển của nền kinh tế và TTCK Việt Nam, lộ trình cho các sản phẩm mới trên thị trường. Về động thái bán ròng của khối ngoại gần đây, ông Trà cho rằng, nếu nhìn vấn đề theo một quá trình sẽ thấy, vốn ngoại vẫn vào ròng khoảng 2% giá trị giao dịch trong 7 tháng đầu năm nay. Việc nhà đầu tư ngoại bán ròng trong một vài phiên gần đây là diễn biến bình thường trên TTCK.

    Phạm Oanh (ĐTCK)

  2. #2
    Guest
    Muốn nhà đầu tư bỏ tiền vào DN, phải thay đổi cách tư duy về IR để thu hút nhà đầu tư

  3. #3
    Guest
    Quá chuẩn, báo viết quá chuẩn

  4. #4
    Guest
    Làm tốt quan hệ nhà đầu tư dưới con mắt chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp


    Theo Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Phó trưởng khoa Tài chính – Đại học Kinh tế TPHCM, người làm quan hệ nhà đầu tư (Investor Relations - IR) phải là dân tài chính và đây là một trong hai yếu tố quan trọng xuyên suốt hoạt động IR của doanh nghiệp. Yếu tố thứ hai chính là vị trí IR trong doanh nghiệp, không chỉ dừng lại là truyền tải thông tin đến thị trường mà IR phải tham gia vào tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là phải có mặt trong quản trị đường lối của chính doanh nghiệp đó.

    Đồng quan điểm, Chủ tịch HĐQT CTCP Sơn Hà Sài Gòn (SHA), kiêm TGĐ Tập đoàn Sơn Hà ông Lê Hoàng Hà bổ sung IR là kết hợp giữa tài chính và marketing, trong đó quan trọng phải có marketing vì bản chất là quan hệ với nhà đầu tư, bao gồm nhà đầu tư quá khứ, hiện tại và tương lai. Cùng với thị trường chứng khoán Việt Nam, IR không chỉ quan tâm vận hành hiện tại, mà trọng tâm là giá trị tương lai sẽ như thế nào.
    Ông Lê Hoàng Hà

    Chia sẻ thêm, ông Hà tự nhận IR tại Sơn Hà chưa tốt khi nhắc đến tin đồn “Chủ tịch bị bắt” khiến giá cp lao dốc liên tiếp 4 phiên. Trả lời về hướng giải quyết với nhà đầu tư, ông Hà cho rằng mọi tin đồn luôn có mục đích, và để “phúc đáp” lại tin đồn như vậy, Sơn Hà đã phải đăng tải một số bài viết ngắn về chuyến công tác của Chủ tịch tại Mỹ, bao gồm nội dung, thời gian ký kết hợp đồng. Qua đó, một lần nữa vị lãnh đạo này khẳng định tầm quan trọng của IR, không chỉ quan tâm đến sản phẩm, đến người tiêu dùng mà phải quan tâm đến cảm nhận và lựa chọn của nhà đầu tư.

    Một chia sẻ đến từ lĩnh vực chứng khoán về IR, ông Thái Quang Trung – Chuyên viên phân tích CTCK MayBank KimEng nhận định mua cổ phiếu tức là mua doanh nghiệp, mua doanh nghiệp tức là mua con người. Theo đó, không nên đánh đồng doanh nghiệp tốt với doanh nghiệp thực hiện IR tốt. Bởi lẽ, tại Việt Nam khái niệm IR vẫn còn mới mẻ và có nhiều doanh nghiệp trên thị trường chưa thực sự ưu tiên phát triển. Và Việt Nam phải cần thời gian để từng bước học hỏi và cải thiện hoạt động IR nội tại, mà điển hình là bài học từ Hiệp hội IR tại Singapore – được xem là một chuẩn mực lâu đời về IR.
    Ông Thái Quang Trung

    Do đó, ông Trung nhấn mạnh IR phải làm càng sớm càng tốt, bởi lẽ một doanh nghiệp không thể chỉ cố gắng hoạt động tốt để mọi người tự biết đến mình, mà làm tốt hoạt động IR để thông tin đến nhà đầu tư không riêng về sản phẩm, mà cả hoạt động lẫn văn hóa doanh nghiệp. IR chính là làm nhà đầu tư hiểu doanh nghiệp rõ hơn, từ đó cơ cấu cổ đông doanh nghiệp sẽ đa dạng hơn. Và một khi cơ cấu cổ đông được đa dạng, cổ phiếu sẽ khó bị làm giá trên thị trường.

    Chia sẻ một thực tế, ông Nguyễn Minh Quang, Chủ tịch sàn BĐS Nam Long, Giám đốc ban IR và Giám đốc khối kinh doanh và tiếp thị CTCP Đầu tư Nam Long về IR là trong giai đoạn đầu lên sàn của Công ty năm 2013 – 2014, 6 tháng sau đó giá cp liên tục rớt sâu (từ 27,000 đồng/cp xuống còn 16,000 đồng/cp). Theo nhận định từ phía Công ty, nguyên nhân một phần do chế độ kế toán trong nước thời điểm đó chưa có định giá về bất động sản, cũng như mối quan tâm và cách hiểu doanh nghiệp của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khác nhau, dẫn đến những bất cập về thông tin trên thị trường. Như vậy, IR thực sự đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, là sự kết hợp giữa bộ phận marketing, bộ phận kế toán tài chính và bộ phận đầu tư, nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác nhất đến khách hàng và nhà đầu tư. Trở lại câu chuyện tại Nam Long, khi bắt đầu thực hiện IR thì đầu năm 2016, thanh khoản NLG cải thiện, giá cp có những chuyển biến tích cực, hiện đã giao dịch tại mức giá 21,000 đồng/cp.
    Ông Nguyễn Minh Quang

    Nói thêm về lĩnh vực hoạt động của mình, ông Quang cho rằng bất động sản là một lĩnh vực có những đặc thù riêng, đặc biệt là về vấn đề định giá và ghi nhận doanh thu so với những doanh nghiệp còn lại. Do vậy, đây cũng chính là những khó khăn cho giới nhà đất khi đến với IR.

    Cụ thể, nếu đối với ngành tiêu dùng, doanh thu ghi nhận và số tiền nhận được chỉ cách nhau một tháng, thì khoảng cách đối với doanh nghiệp bất động sản là cả một năm, hai năm. Do đó, hoạt động bán hàng của ngày hôm nay không phản ánh được doanh thu của ngày hôm nay, mà chỉ là con số đúng cho thời điểm 12 – 18 tháng trước đó. Kéo theo đó chỉ số định giá trên thị trường - Giá/Thu nhập trên báo cáo tài chính - sẽ không cho thấy được bức tranh thực tại của doanh nghiệp. Như vậy, để có thể thực hiện IR nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát không chỉ về quá khứ cho nhà đầu tư, các doanh nghiệp bất động sản đã phải bổ sung cột doanh số chưa ghi nhận doanh thu để phản ánh thu nhập hiện tại của đơn vị.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Lựa chọn cổ phiếu theo cơ bản, mua vào cổ phiếu theo kĩ thuật.
    Bởi WalterGox trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-08-2014, 03:25 AM
  2. Chính sách của ngân hàng Nhà nước theo hướng nào?
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 22-08-2011, 09:24 AM
  3. Thị trường chứng khoán: Mua theo tin đồn, bán theo tin tức
    Bởi trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 05-09-2009, 01:36 PM
  4. Lần theo mê-lộ có đường hầm của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ
    Bởi gahocseo trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-07-2009, 10:16 AM
  5. Định giá NKD theo phương pháp DCF
    Bởi trong diễn đàn Doanh nghiệp sàn HoSE
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 25-03-2006, 12:10 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •