Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 2 của 2
  1. #1


    Em không hiểu gì nhiều về chứng khoán, có chút thắc mắc, mong được các bác giải đáp.


    Theo em tưởng tượng thì : Nếu em bỏ xiền ra mua 100 cp của công ty A với giá gấp20lần mệnh giá,tức20 triệu thì cuối năm em sẽ nhận được cổ tức , giả sử là 30 % , như vậy em sẽ nhận được 1 triệu * 30% = 300 nghìn.





    Trong khi đó, nếu đem20 triệu đó đi gửi ngân hàng thì cuối năm em sẽ có gần2 triệu. Sự chênh lệch giữa lợi nhuận từ cổ tức và lãi ngân hàng được lý giải là vì khi mua cổ phiếu thì nhà đâu tư còn có cơ hội hưởng lợi từ việc giá cổ phiếu tăng. Nhưng chẳng lẽ sự chênh lệch đó lớn đến thế sao ?





    Nhân tiện các bác giải đáp giùm em với , tại sao lại có những cp có mức giá gấp 20-30 lần mệnh giá ? Và tại sao, nhìn chung, giá cp ngày càng tăng qua thời gian ? Khi một công ty làm ăn phát đạt, thì lượng cổ tức nó chia cho mình cũng chỉ vài chục phần trăm , so với lãi ngân hàng thì vẫn thấp hơn ( do mình phải mua với giá gấp 20-30 lần mệnh giá ) , thế thì tại sao giá cp của nó vẫn cứ tăng ?





    Các bác thấy em hỏi gà quá thì cũng đừng chửi , em là dân ngoại đạo mà. Cảm ơn các bác nhiều.

  2. #2
    Hienitc123 Guest
    Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm tăng mạnh

    SGGPThứ Ba, 11/7/2017 03:07

    Ngày 10-7, thông tin từ Bộ Công thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm năm đạt 14,58 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm 2016.

    Trong đó, dẫn đầu là xuất khẩu xơ, sợi đạt 1,69 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ. Kế đến là xuất khẩu hàng may mặc đạt 11,84 tỷ USD, tăng 9,1%, cao hơn mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm 2016. Nếu so sánh với những nước xuất khẩu dệt may trên thế giới như Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đạt được kết quả vượt trội.

    Thông tin từ Bản đồ thông tin thương mại (Trade Map) trong 6 tháng đầu năm 2017, so với cùng kỳ, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc giảm hơn 5%, Bangladesh giảm 3,5%, Indonesia giảm 5%, riêng Ấn Độ tăng 5%.

    Tuy nhiên, theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam vẫn tiềm ẩn những rủi ro do tình hình kinh tế thế giới vẫn bất ổn. Tại các thị trường truyền thống ngành dệt may Việt Nam nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may giảm nhẹ. Cụ thể, nhu cầu nhập khẩu thị trường Mỹ giảm gần 1%, thị trường châu Âu giảm hơn 2%, Nhật Bản giảm 0,6%.

    Ngoài ra, những ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách bảo hộ mậu dịch của chính quyền Mỹ cộng với những điều chỉnh tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), đặc biệt là khả năng các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu với Việt Nam sẽ phá giá đồng nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2017 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành dệt may Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế cho biết, dự báo xuất khẩu dệt may 6 tháng cuối năm sẽ không có nhiều đột biến, ước tính năm 2017, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2016.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 18-07-2017, 02:44 AM
  2. Hỏi về chia cổ tức bằng cổ phiếu
    Bởi team_vqh88 trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 14
    Bài viết cuối: 07-10-2014, 11:23 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-08-2012, 12:22 PM
  4. TCL cổ phiếu chia thưởng tiền mặt trên 25% và cổ phiếu thưởng 10% với giá hiện tại bèo
    Bởi imported_ThomasVincityHCM trong diễn đàn Doanh nghiệp sàn HoSE
    Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 16-03-2011, 06:30 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-05-2007, 10:32 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •