Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20

Chủ đề: Phái trung lập

  1. #1


    Hội thảo chứng khoán tại Singapore:

    "Chúng tôi là một phần trong giải pháp của bạn"

    Vòng “thực tiễn” tại Singapore đã cho thấy các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang háo hức cho một cuộc vượt “ao nhà” ra “biển lớn”. Những tin tức ảm đạm về thị trường tài chính thế giới không làm dịu đi “sức nóng” từ khán phòng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) nơi diễn ra Vòng II Hội thảo quốc tế về niêm yết/chào bán chứng khoán của DN Việt Nam tại TTCK nước ngoài do báo TG&VN phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore tổ chức.
    Việc gần 30 DN “khăn gói” sang Singapore cùng khoảng 30 đại biểu từ các DN Singapore đăng ký tham gia Giao lưu DN được xem là một thành công hơn cả mong đợi. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường, điều quan trọng là các DN Việt Nam phải có tầm nhìn dài hạn, quyết tâm và hoài bão...
    Trong khi đó, ông Gan Seow Ann, Phó Chủ tịch Điều hành cao cấp của SGX đặc biệt đánh giá cao Vòng II ở Singapore bởi đây là lần đầu tiên, một đoàn DN lớn của VN sang thăm và cùng nhau trao đổi những vấn đề về kỹ thuật và pháp lý để DNVN có thể sớm gia nhập thị trường chứng khoán Singapore.
    Cần thông tin để có định hướng
    Đánh giá về Hội thảo, ông Thanh Thuấn, Công ty Đầu tư & Xây dựng Sao Mai An Giang, khẳng định: “Hội thảo vẫn thu hút được nhiều DN bởi DN cần có thông tin để có định hướng”.
    Tại Vòng II, các DN đã thu hoạch một lượng thông tin đáng kể và bổ ích cho quá trình chuẩn bị niêm yết tại SGX. Đại diện của JP Morgan trình bày kỹ kinh nghiệm trong quy trình thực hiện IPO thành công tại sở giao dịch với những hướng dẫn tư vấn cụ thể từng bước trong quá trình thực hiện, vấn đề định giá và phân bổ… Bên cạnh đó là những kinh nghiệm quý báu về khía cạnh pháp lý trong quá trình niêm yết do tổ chức Wong Partnership trình bày. Còn đại diện PricewaterhouseCoopers lại nêu ra những khó khăn và khác biệt vấn đề kế toán và kiểm toán giữa hai thị trường.
    Liên tục gỡ rối
    Tuy nhiên, phần thảo luận mở mới là thời điểm cảm nhận được “sức nóng” của Hội thảo khi DN liên tục “chất vấn” các diễn giả về những vấn đề pháp lý và kỹ thuật, những vướng mắc nảy sinh từ việc Vinamilk (VNM) được chấp nhận niêm yết tại SGX. Theo ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Quốc tế, SSC, khó khăn thứ nhất khi niêm yết ở nước ngoài là vấn đề kỹ thuật. VNM là trường hợp rất đặc thù vì là DNVN đầu tiên niêm yết ở nước ngoài. Khoảng 3% cổ phiếu của VNM sẽ được niêm yết tại SGX và đây thực sự là khó khăn trong khâu tách gộp cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, trả cổ tức bằng cổ phiếu. Dự kiến trong thời gian tới, SGX và SSC sẽ thảo luận một giải pháp tổng thể để trong trường hợp tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trên sàn VN và Singapore có thay đổi cũng không phải xin ý kiến chấp thuận.
    Ngoài ra, hiện nay, quy trình niêm yết cổ phiếu của DNVN ở thị trường nước ngoài thường chia thành nhiều bước, không thành một hệ thống. Nguyên nhân là do hệ thống giao dịch hiện tại, đặc biệt là hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM chưa có khả năng kết nối với các sở giao dịch khác. Theo ông Cảnh, lãnh đạo Chính phủ và Bộ Tài chính đã ký duyệt đề án 04 triển khai đấu thầu xây dựng hệ thống giao dịch chứng khoán hiện đại nhất cho “sàn” TP. HCM. Dự kiến hệ thống sẽ được chạy thử vào quý II/2009 và đi vào hoạt động từ cuối năm 2009, khi đó, những vướng mắc của VNM hiện nay sẽ được giải quyết.
    Tiếp đến là khó khăn về pháp lý. Khuôn khổ pháp lý Việt Nam và Singapore không đồng nhất với nhau. Để giải quyết vấn đề này, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) và SSC có kế hoạch sang năm 2009 sẽ đưa ra một số điểm chuẩn làm tiêu chuẩn để triển khai các vấn đề như niêm yết chéo, niêm yết song song tại các sở giao dịch khác nhau, hợp tác với APRC (Asia – Pacific Region Committee) ký kết và triển khai các vấn đề hài hòa hóa các khuôn khổ trong khu vực...
    Liên quan tới vấn đề trong HĐQT và Ban kiểm soát của DN xin niêm yết phải có người thường trú ở Singapore đã được ông Lawrence Wong, Phó Chủ tịch SGX giải đáp cụ thể. Theo ông Wong, vai trò của người này rất quan trọng, giúp công ty biết rõ hơn về SGX và ngược lại. Điều này sẽ giúp cho việc quản trị DN được tốt hơn và công ty đó có thể “ghi điểm” với các nhà đầu tư. Trường hợp VNM là đơn vị niêm yết thứ cấp nên chỉ cần 1 thành viên độc lập thường trú ở Singapore, còn những DN niêm yết sơ cấp thì phải có hai người. Vinamilk không gặp vướng mắc vì một thành viên trong Ban giám đốc là công dân Singapore.
    Câu chuyện về niêm yết/chào bán chứng khoán ở nước ngoài vẫn còn tiếp tục. Những Hội thảo tương tự sẽ luôn là cơ hội gặp gỡ bổ ích giữa các cơ quan quản lý nhà nước và DN. Để kết thúc, xin được trích dẫn câu nói của Đại sứ VN tại Singapore Nguyễn Trung Thành tại đêm Gala Dinner: “Chúng tôi là một phần trong giải pháp của các bạn” (we are part of your solutions) như lời nhắn nhủ rằng báo TG&VN sẽ luôn là cầu nối, là người bạn của tất cả DNVN.

    Tập đoàn dầu khí Việt Nam: “Đã nhắm vào Singapore”

    Ông Nguyễn Ngọc Sự Phó Tổng Giám đốc PetroVietnam
    Bây giờ chính là thời điểm mà chúng tôi cho rằng cần nhanh chóng khai thông một kênh huy động vốn mới bằng cách niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài và qua đó, góp phần lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư trong nước đối với các DN đang kinh doanh tốt.
    Nhưng đến nay, việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán và Nghị định 14/2007 song chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể quy trình cũng như các điều kiện để DN niêm yết cổ phiếu tại sàn nước ngoài. Nhiều DN hết sức đắn đo sử dụng hình thức nào để niêm yết, sơ cấp hay là thứ cấp. Riêng chúng tôi cho rằng hình thức niêm yết thứ cấp là phù hợp hơn cả.
    Mặc dù Sở Giao dịch Chứng khoán (GDCK) TP. HCM và Trung tâm GDCK Hà Nội đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với các sở GDCK nước ngoài như Singapore, Malaysia... nhưng đến nay, vẫn chưa có cơ chế quản lý niêm yết, công bố thông tin và giám sát thị trường nhằm đảm bảo sự hài hoà và bình đẳng giữa hai thị trường. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có văn bản hướng dẫn liên quan tới việc niêm yết chéo giữa hai sàn. Trong trường hợp thực hiện niêm yết trên cả hai sàn Việt Nam và Singapore thì khả năng thay thế, hoán đổi hoàn toàn của cổ phiếu giữa hai sàn là rất quan trọng. Được biết hiện nay cũng chưa có thoả thuận nào giữa Trung tâm GDCK Hà Nội, Sở GDCK TP.HCM và SGX cho phép hoán đổi cổ phiếu giữa hai sàn. Bên cạnh đó còn là khó khăn về đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư trong và ngoài nước bao gồm quy chế chi trả cổ tức, thỏa thuận chọn đồng tiền nào...
    Trong thời gian qua, các Tổng công ty của PetroVietnam đã tìm hiểu một số TTCK ở nước ngoài. Mỗi thị trường đều có các tiêu chuẩn niêm yết khác nhau nhưng vấn đề chủ chốt là làm sao huy động vốn một cách hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất và quan trọng hơn là phải phù hợp với từng DN. TTCK London có tính thanh khoản lớn nhất thế giới, có danh tiếng hơn các thị trường châu Á song rủi ro là các nhà đầu tư tại đây chưa quen thuộc DN Việt Nam. TTCK Hong Kong là thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao ở châu Á song thời gian chuẩn bị niêm yết lâu hơn. Trong khi đó TTCK Singapore mặc dù có quy mô nhỏ, tính thanh khoản thấp hơn nhưng được đánh giá là thị trường phát triển nhanh có tiêu chuẩn cao và an toàn trên thế giới. Vì lẽ đó, hai Tổng công ty đầu tiên của PetroVietnam có kế hoạch niêm yết chứng khoán ở nước ngoài đã nhắm vào Singapore.
    "Cùng tháo gỡ những khác biệt" Trao đổi với TG&VN, ông Lawrence Wong, Phó Chủ tịch điều hành, Trưởng phòng niêm yết, Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) cho biết:
    SGX rất vinh dự được cùng Báo TG&VN đồng tổ chức hội thảo quốc tế tại Singapore. Chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các đại biểu Việt Nam. Những trở ngại chính khi huy động vốn ở nước ngoài là khác biệt về tiêu chuẩn kế toán và nguyên tắc niêm yết, đặc biệt là trong vấn đề quản trị doanh nghiệp như giao dịch giữa các bên liên quan. Hiện nay, SGX và SSC đang tích cực hợp tác nhằm tháo gỡ những trở ngại trên và đạt được những tiến bộ tích cực. SGX sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan quản lý của Việt Nam trong vấn đề này.
    Niêm yết ở nước ngoài có cả lợi thế và những điều cần cân nhắc. Ở vị trí một trung tâm niêm yết ở châu Á, SGX giúp các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cơ hội tiếp cận các nguồn vốn ngoại. Singapore là một trung tâm quản lý lớn với lượng tài sản trên 900 tỷ USD tính đến cuối năm 2007, là thị trường với những tiêu chuẩn cao về quản trị doanh nghiệp và minh bạch, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. SGX có một cơ chế quản lý theo định hướng thị trường với cơ cấu và cơ sở hạ tầng vững mạnh, là một trong các sở giao dịch quốc tế lớn nhất ở châu Á với hơn 300 công ty đến từ 20 quốc gia đang niêm yết cổ phiếu. Chúng tôi luôn đề xuất các công ty niêm yết cho các chương trình của các công ty nghiên cứu trong nước và khu vực. Điều này sẽ giúp các công ty lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư quốc tế.
    Đến nay, Vinamilk là công ty duy nhất của Việt Nam được chấp nhận niêm yết tại SGX và chúng tôi rất hài lòng, coi Vinamilk là một trường hợp thành công, một biểu hiện cho những nỗ lực chung của cả Singapore và Việt Nam. Trên thực tế, hơn 300 công ty nước ngoài niêm yết tại SGX luôn ở tình trạng thanh khoản tốt và được các nhà đầu tư chào đón nồng nhiệt.

    Quang Tùng

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2019
    Bài viết
    0


    Sức nóng cạnh tranh

    Theo
    cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kể từ ngày
    1.1.2009, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ cho các doanh
    nghiệp 100% vốn nước ngoài. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh
    nghiệp bán lẻ trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các tập
    đoàn bán lẻ thế giới có thế mạnh về tài chính, phương thức phân phối và
    quản lý hiện đại.


    Sôi động trước “giờ G”
    Theo
    nhận định của Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) Phan Thế
    Ruệ, thị trường Việt Nam là niềm mơ ước đối với nhiều nhà bán lẻ nước
    ngoài, bởi dân số hơn 86 triệu người, tổng mức bán lẻ của toàn xã hội
    giai đoạn 2003 – 2007 đạt mức tăng 18- 22%. Riêng 9 tháng đầu năm 2008,
    tổng mức bán lẻ cả nước đạt khoảng 694.000 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với
    cùng kỳ năm trước (nếu trừ yếu tố tăng giá thì vẫn tăng trên 20%). Đây
    là mức tăng trưởng cao so với trung bình của các nước đang phát triển.
    Chính
    sự tăng trưởng cao, cộng với việc từ 1.1.2009 sẽ mở cửa hoàn toàn thị
    trường bán lẻ, nên ngay trong năm 2008 đã có sự bùng nổ đầu tư của các
    tập đoàn phân phối từ Mỹ, châu âu, châu Á đồng loạt đổ bộ vào Việt Nam.
    Trong đó, phải kể đến các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như
    Wal-Mart (Mỹ), Carefour (Pháp), Tesco (Anh), Metro Cash & Carry
    (Đức), Bourbon (Pháp) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á như: Dairy
    Farm (Hong Kong), South Asia Investment Pte (Singapore), Parkson
    (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc). Gần đây
    nhất, 18 công ty thực phẩm lớn của Singapore như Caravana, Ten&Han,
    Apexpal, Bakezin cũng tìm đến Việt Nam với kế hoạch mở các siêu thị
    thực phẩm tiện dụng và cung cấp thực phẩm cho hệ thống siêu thị G7-
    mark.
    Cần xóa bỏ kiêm nhiệm ở các khâu
    Hiện
    trong hệ thống phân phối của Việt Nam có khoảng 400 siêu thị, 60 trung
    tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện ích, 2 triệu hộ kinh doanh.
    Dự kiến đến năm 2010, số siêu thị sẽ tăng lên 700 – 750 siêu thị, trung
    tâm thương mại tăng lên 150 và số cửa hàng tiện ích sẽ lên đến hàng
    chục ngàn cửa hàng, kéo theo đó là số hộ kinh doanh sẽ giảm dần. Năm
    2009 sẽ là năm cạnh tranh giữa chợ truyền thống với hệ thống các siêu
    thị và cửa hàng tiện ích. Dự báo, phần thắng sẽ thuộc về hệ thống phân
    phối bán lẻ được đầu tư kinh doanh bài bản, bởi hiện nay, xu hướng tiêu
    dùng hiện đại đang dần trở nên phổ biến ở các đô thị như Hà Nội, TP Hồ
    Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng... Đặc biệt, ước tính ở khu vực phía Nam sẽ
    có 63,7% người tiêu dùng chọn kênh phân phối hàng hóa tại siêu thị.

    một thực tế là tại các siêu thị hàng ngoại đang lấn át hàng nội. Điều
    này thể hiện rõ nhất ở các mặt hàng như mỹ phẩm, thiết bị điện tử dân
    dụng, thực phẩm, đồ ăn nhanh. Lý giải điều này, có ý kiến cho rằng,
    trên thế giới, có rất ít nhà sản xuất tự xây dựng hệ thống phân phối để
    phân phối sản phẩm do mình sản xuất ra. Trong khi, ở Việt Nam, nhà sản
    xuất vừa tổ chức bán buôn, vừa kiêm nhiệm bán lẻ, còn các doanh nghiệp
    hoạt động trong lĩnh vực phân phối thì phần lớn là các doanh nghiệp vừa
    và nhỏ, tính chuyên nghiệp trong quản lý và kinh doanh chưa cao. Với
    tốc độ phát triển nhanh như hiện tại, nếu doanh nghiệp sản xuất và các
    nhà bán lẻ trong nước không liên kết lại, chuyên môn, chuyên nghiệp hóa
    theo từng khâu và xây dựng được chiến lược cạnh tranh hợp lý thì việc
    phân phối hàng hóa nội địa ở các đô thị sẽ rơi vào tay các tập đoàn
    nước ngoài không phải là điều khó hiểu.
    Tận dụng lợi thế để tăng sức cạnh tranh
    Điểm
    yếu của các doanh nghiệp trong nước, ngoài hạn chế về vốn, bề dày kinh
    nghiệm quản lý, phương thức bán hàng, cách tiếp cận người tiêu dùng,
    còn là rườm rà trong hệ thống phân phối hàng hóa, hàng đến được tay
    người tiêu dùng phải qua rất nhiều đại lý khiến chi phí bị tăng lên.
    Đây là lý do khiến giá thành các mặt hàng được sản xuất trong nước bị
    đội lên cao, gây bất lợi cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với nhiều đối
    thủ có cùng chủng loại hàng hóa. Đơn cử như trong lĩnh vực dệt may, các
    doanh nghiệp dệt may Việt Nam tỏ ra tự tin do có lợi thế giá rẻ mà
    không biết rằng, trong số gần 500.000 doanh nghiệp sản xuất hàng may
    trên thế giới có khả năng cạnh tranh với Việt Nam thì hơn một nửa trong
    số đó có giá rất rẻ đến từ Thái Lan, ấËn Độ, Pakistan, Nam Mỹ..., chứ
    không chỉ là Trung Quốc.
    Mặc dù vậy, khi mở cửa thị trường bán
    lẻ, các nhà bán lẻ trong nước có những lợi thế mà không phải doanh
    nghiệp bán lẻ nước ngoài nào cũng có, đó là am hiểu thị trường, am hiểu
    tâm lý và thẩm mỹ tiêu dùng. Từ lợi thế đó, các doanh nghiệp bán lẻ
    trong nước có thể tập trung khai thác triệt để thị trường nông thôn,
    bởi đây là thị trường rất tiềm năng với khoảng 60 triệu dân và có những
    đặc trưng văn hóa mà không phải nhà bán lẻ nước ngoài nào cũng có thể
    tiếp cận được. Khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát huy hiệu quả, thu
    nhập tăng nhanh, đời sống nông dân được nâng cao thì ở khu vực nông
    thôn chắc chắn sẽ có sự bùng nổ về sức mua.
    Điều cốt yếu đối với các
    doanh nghiệp bán lẻ trong nước hiện nay là phải tích cực nâng cao năng
    lực cạnh tranh, có chiến lược kinh doanh dài hạn hợp lý, phương pháp
    quản lý chặt chẽ, chuyên nghiệp và xây dựng mối liên kết. Cùng với đó
    là đầu tư xây dựng cơ sở phân phối hiện đại, tăng cường đào tạo, nâng
    cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phân
    phối; Chủ động liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài
    trong quá trình cạnh tranh, vươn lên làm chủ từng mặt hàng, nhóm hàng,
    từng khu vực...

  3. #3
    Ardmxurpi Guest


    Đã đến lúc phải kích cầu mạnh mẽ

  4. #4
    Ardmxurpi Guest
    Đại gia nhà cụ mấy hnay có khoẻ không ? mấy anh S hay Đ gì đó, một tay chẳng làm lên non đâu cụ ạ, bgio g..à hết lông roài.

  5. #5
    imported_hvu45678 Guest


    [quote user="oZo"]

    Đại gia nhà cụ mấy hnay có khoẻ không ? mấy anh S hay Đ gì đó, một tay chẳng làm lên non đâu cụ ạ, bgio g..à hết lông roài.

    [/quote]

    đợt này thì stockpro và các đại gia anh em với stock vỡ mõm sạch, nào thì anh 10, anh Q, anh T

    chốt lại là anh dóc tổ [:cuoibo]

  6. #6
    xwusafmernsjdjd Guest


    Lock nick: soicon8.

    Thời gian: 1 tháng.

    Lý do: spam bài, công kích cá nhân, sử dụng từ ngữ thô tục.

  7. #7
    xwusafmernsjdjd Guest


    [quote user="ma nữ"]

    [quote user="oZo"]

    Đại gia nhà cụ mấy hnay có khoẻ không ? mấy anh S hay Đ gì đó, một tay chẳng làm lên non đâu cụ ạ, bgio g..à hết lông roài.

    [/quote]

    đợt này thì stockpro và các đại gia anh em với stock vỡ mõm sạch, nào thì anh 10, anh Q, anh T

    chốt lại là anh dóc tổ

    [/quote]

    A Ma Nữ ... nhớ em quá ... em xuất hiện anh thấy tự tin hẳn ... đợt này mình lại làm quả , ăn Tết chứ nhày ...[[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]]

  8. #8
    saxagifts Guest


    Nợ Như Chúa Chổm Nhưng Vẫn Chơi Cha

    Thị trường quốc trái là chiến trường không tiếng nổ....


    Một tay quái chiêu trong nghệ thuật chính trị là James Carville đã có lời nguyện cho kiếp sau.

    James Carville là cố vấn – và tác giả của nhiều đòn chính trị hiểm ác –
    cho Bill Clinton từ Thống đốc Arkansas lên làm Tổng thống hai nhiệm kỳ.
    Sau khi đan lượn trong hậu trường chính trị Hoa Kỳ, nhân vật này đã
    nguyện rằng kiếp sau mình sẽ đầu thai thành một người có thế lực hơn
    mọi lãnh tụ hay chính khách: làm một con buôn trái phiếu – làm bond
    trader!

    Trong kinh tế thị trường, như những phù thủy cao tay, loại con buôn
    ấy mới thực sự quyết định về sự chuyển vận của bạc tiền và thế lực! Bây
    giờ, vào cuối năm nay, có khi Carville đang cười…

    Hoa Kỳ bị khủng hoảng tài chánh – “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” – và
    khủng hoảng đang thấm sâu xuống kinh tế khiến cả thế giới rúng động. Vụ
    khủng hoảng bùng nổ vào giữa tháng Chín khi Chính quyền Hoa Kỳ khoanh
    tay cho tổ hợp đầu tư siêu đẳng Lehman Brothers bị phá sản. Từ đó,
    hoang mang hốt hoảng trở thành quy luật phổ biến… Khi thị trường hốt
    hoảng, mọi người đều có phản ứng thủ thân là ghim tiền lại nghe ngóng
    tình hình, khiến cho tiền thì có mà vay không được vì không ai dám cho
    vay. Nạn “ách tắc tín dụng” bùng nổ làm tê liệt thị trường vay mượn
    tiền bạc và gây họa cho thị trường sản xuất. Trong ba tháng liền, giới
    hữu trách Hoa Kỳ đã áp dụng mọi biện pháp cấp cứu, từ kinh điển, cổ
    điển tới bất thường, để khuyến khích mọi người tung tiền ra xài, cho
    vay, hoặc đi vay để duy trì sinh hoạt kinh tế bình thường.

    Một trong những tiêu chuẩn đo lường mức độ an toàn của chuyện vay mượn
    là lãi suất liên ngân hàng trên thị trường quốc tế, gọi là London
    Interbank Offered Rate hay LIBOR. Nếu lãi suất này hạ, điều đó có nghĩa
    là các ngân hàng yên tâm và trở lại sinh hoạt tài trợ bình thường.
    Trong tháng 11, lãi suất đó tại Mỹ đã hạ tới mức thấp nhất từ nhiều năm
    nay. Vậy mà sinh hoạt tài trợ vẫn chưa bình thường. Thiên hạ vẫn ngần
    ngại chuyện vay mượn làm giới hữu trách gãi đầu tìm hiểu: ngần ấy
    phương thuốc đều được áp dụng mà vì sao thị trường tài chánh vẫn bị tê
    liệt?

    Lúc ấy, ta phải nhìn ra ngoài và tìm ra một tiêu chuẩn đo lường khác,
    của những phù thủy đã làm một tay quái chiêu như James Carville phải
    khâm phục: con buôn trên thị trường trái phiếu. Lúc ấy, người viết bài
    này phải tiến sâu hơn vào một chuyện chuyên môn – và xin cáo lỗi với
    độc giả.

    Thị trường trái phiếu là nơi người ta mua bán giấy nợ (“Tang bồng hồ
    thỉ nam nhi trái, cái công danh là cái nợ nần”, cụ Nguyễn Công Trứ đã
    dạy như vậy.) Giấy nợ ấy đảm bảo cho người mua một phân lời – yield,
    đừng gọi là lãi suất – cao hay thấp tùy theo mức độ rủi ro. Trái phiếu
    càng dài hạn thì phân lời càng cao vì... “mai sau mình biết thế nào” –
    đường càng xa càng nhiều bất trắc. Khi phân lời tăng thì trị giá của tờ
    giấy nợ ấy giảm.

    Đấy là vài khái niệm xin gọi là chuyên môn để độc giả đừng sợ mà chịu
    khó đọc tiếp!.. Khi lãi suất liên ngân hàng LIBOR đã giảm mà thiên hạ
    vẫn chưa dám bung ra vay mượn, người ta phải tìm hiểu lý do và thấy ra
    một khoảng cách giữa lãi suất này với phân lời trái phiếu. Thí dụ là
    nếu loại trái phiếu có kỳ hạn ba tháng vẫn đòi hỏi một phân lời cao hơn
    lãi suất LIBOR tới vài trăm điểnm (2,00% chẳng hạn) thì người ta phải
    thấy là thiên hạ vẫn còn lo sợ, nên khi cho vay trong một hạn kỳ chỉ có
    ba tháng mà vẫn đòi mức lời cao hơn… Khoản sai biệt ấy, thuật ngữ
    chuyên môn gọi là “spread” có nghĩa là thị trường tín dụng vẫn chưa yên
    tâm, còn sợ rủi ro.

    Chuyện ấy xảy ra vào đầu tháng 11. Yếu tố rủi ro là một động lực giải
    thích vì sao thị trường chứng khoán vẫn cứ tuột giá, mặc dù dân Mỹ đầy
    trí tuệ đã bầu lên một vị cứu tinh rực sáng như Barack Obama!

    Đấy là lúc Ô Ba Hoa phải học lại bài học của Bill Clinton hay James
    Carville, rằng chính trường chẳng sai khiến được thị trường và lãnh đạo
    anh minh vẫn chưa bằng “bọn buôn trái phiếu chết tiệt” (“the fucking
    bond traders”, theo ngôn ngữ huê dạng của Tổng thống Bill Clinton….)


    Thế rồi một buổi chiều….

    Một tháng sau thôi, một chuyện rất lạ vừa xảy ra.

    Hôm mùng chín vừa qua, trong phiên bán đấu giá công khố phiếu Mỹ (trái
    phiếu do Chính quyền Hoa Kỳ phát hành), giới đầu tư trên thế giới đã ào
    ào mua vào, với phân lời rất bèo – lãi suất không phần trăm – nghĩa là
    phân lời âm, còn thấp hơn tỷ lệ mất giá của đồng bạc! Xin viết lại cho
    rõ: trong khi Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng tài chánh và suy trầm kinh tế,
    trong khi khi bậc cứu tinh sáng thế Obama chưa tạo ra phép lạ – lại còn
    đang dính chấu về chuyện mua quan bán tước ở tiểu bang Illinois – giới
    có tiền trên thế giới đã xếp hàng cho Mỹ vay tiền. Mà không cần lời!


    Chuyện rất lạ!

    Trong cả năm dài tranh cử, dân Mỹ – và truyền thông *** ngơ của Mỹ lẫn
    mấy tay thông ngôn Việt Nam – dông dài nói về sự thoái trào của Hoa Kỳ
    vì khủng hoảng, tổng khủng hoảng, vì Bush, vì này, vì nọ. Quả nhiên là
    nước Mỹ khó khá! Nhưng, bên kia sông vẫn chưa là ánh mặt trời.

    Sau khi tung hô Obama và ban phát cho Hoa Kỳ nhiều lời dạy bảo vàng
    ngọc, Âu Châu cũng tự trôi vào khủng hoảng và sẽ còn chìm rất sâu ở
    dưới đó. Việc đồng Euro sẽ truất ngôi thống trị của đồng Mỹ kim chỉ là
    giấc mơ hão huyền.

    Gương mẫu của Mỹ với mấy lý thuyết quản trị X, Y, Z linh tinh, Nhật
    đang lùi vào suy trầm, lần thứ sáu trong 18 năm. Vì lãi suất quá hạ,
    giới đầu tư xứ này đem tiền ra ngoài kiếm lời trong khi khối lượng quốc
    trái của Nhật đã vượt mọi kỷ lục cổ kim và mỗi tuần Tokyo lại thông báo
    một mức suy trầm nặng hơn. Hôm mùng 10 tháng 12, khi Ngân hàng Thế giới
    vừa công bố phúc trình về viễn ảnh kinh tế Đông Á với những dự báo vẫn
    còn lạc quan – như thường lệ – về kinh tế và ngoại thương Trung Quốc,
    Bắc Kinh thú thật là lần đầu tiên từ bảy năm nay, xuất cảng của họ bị
    sụt. Hoa Lục đã hạ lãi suất, bơm tiền kích cầu và áp dụng mọi biện pháp
    cấp cứu cổ điển mà không tránh nổi chu kỳ thoái trào. Và chưa rõ là có
    thoát khỏi động loạn xã hội hay chăng.

    Trong khi ấy, cả thế giới và nước Mỹ chỉ nói về khủng hoảng Hoa Kỳ!

    Vậy mà khi Mỹ chìa tay xin vay, thiên hạ xếp hàng đưa tiền mà khỏi tính
    tiền lời. Các con buôn trái phiếu vốn không ưa làm chuyện phước thiện
    mà nay lại bấm bụng cho vay theo kiểu lỗ lã như vậy thì không phải vì
    yêu nước Mỹ. Họ suy tính cho kỹ thì thấy Mỹ vẫn là nơi có thể trao thân
    gởi phận. Thà không có lời còn hơn là mất sạch vốn!

    Trong kinh doanh, ngoài lợi nhuận thì ai cũng phải nghĩ tới vế đối của
    vấn đề: mức an toàn. Thí dụ gần gũi là đầu tư vào Việt Nam: có lời rất
    cao nếu có quan hệ tốt. Nhưng quan hệ ấy là chuyện phù du và rủi ro mất
    vốn mới là thực tại phổ biến!

    Vậy mà chuyện cho Chúa Chổm Hoa Kỳ vay tiền mà khỏi cần lấy lời chưa là
    chuyện ly kỳ nhất. Ly kỳ hơn cả là chuyện bên trong. Lại xin một chút
    chuyên môn nữa, xin độc giả thông cảm.

    Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã kịch liệt cắt giảm lãi suất liên ngân
    hàng (lãi suất ngắn gạn các ngân hàng cho nhau vay) để giảm bớt phí tổn
    vay mượn hầu kích hoạt thị trường tín dụng và kích cầu kinh tế. Lãi
    suất ấy nay đã sát tới xương, hạ thấp hơn thì sẽ thành lãi suất âm.
    Nhật Bản đã thi hành loại biện pháp ấy trong 10 năm, từ 1991 đến 2002
    mà không thoát khỏi nạn giảm phát, hàng họ xuống giá mà vẫn ế. Nguy cơ
    giảm phát khiến người ta nói đến hiện tượng “bẫy xập tiền tệ”: tiền có
    sẵn mà không ai dám xài và hạ lãi suất cũng vô dụng như đẩy một sợi dây.

    Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ bèn áp dụng một bài bản bất thường là in
    thêm tiền và đem tiền đó bơm thẳng vào doanh nghiệp, hoặc mua trái
    phiếu. Đó là giải pháp Nhật đã áp dụng từ 2002 đến 2006 và họ gọi là –
    xin lỗi – “lượng đích kim dung hoãn hoà chính sách” – nôm na kiểu Mỹ là
    “quantitative easing”, hoặc gia tăng mức lưu hoạt tiền tệ một cách có
    định lượng. Nghĩa là sau khi điều chỉnh tiền tệ bằng “phẩm” là hạ lãi
    suất, và nói trước là sẽ giữ lãi suất ở mức rất thấp đó mà không xong
    thì nay họ điều chỉnh bằng lượng. Là in thêm tiền bơm thẳng vào kinh tế.

    Giải pháp quái đản ấy tất nhiên có rủi ro gây ra lạm phát, ai cũng nói
    vậy. Giới hữu trách Mỹ cũng mong thế, mong là dân chúng sợ nạn lạm phát
    làm tài sản mất giá nên vội đem ra xài!


    Chuyện ấy có gì là ly kỳ?

    Ly kỳ ở một khía cạnh rất chướng. Đồng Mỹ kim là ngoại tệ được sử dụng
    phổ biến trên thế giới và nhiều quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn thường
    giữ đa số tài sản ấy của họ dưới dạng đô la. Bây giờ, Hoa Kỳ đang bị
    khủng hoảng nên lẳng lặng in thêm tiền ra cứu nguy kinh tế. Thuần về lý
    thuyết, khi in bạc ra xài thì đồng bạc tất nhiên mất giá, tài sản bằng
    Mỹ kim của các đại gia thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản hay khối Á Rập
    bán dầu tất nhiên cũng mất giá. Nếu như vậy, tất nhiên họ phải bán Mỹ
    kim đi để mua cái gì khác cho khỏi lỗ. Nhưng mua cái gì bây giờ? Việc
    họ dồn tiền vào mua Công khố phiếu Mỹ cho thấy là đồng bạc xanh của Mỹ
    có thể như cỏ úa, nhưng vẫn còn xanh hơn nơi khác!

    Luân lý ngược ngạo của câu chuyện này, ta có thể tìm thấy tại… Las Vegas.

    Bước vào sòng bạc, ta đưa chủ sòng một nắm tiền tươi để đổi lấy đồng
    “phỉnh” – ai nghĩ ra chữ này là người cực kỳ thông minh! – là những
    đồng sầu, đồng “chips”. Bây giờ, chủ sòng thua bạc quá đậm nên định lại
    giá trị của đồng phỉnh: “từ nay, đồng xanh trị giá trăm bạc này chỉ còn
    năm chục thôi nhá!” Tại Las Vegas, ta còn có thể chạy qua sòng bên để
    thử thời vạn và khỏi bị mất tiền oan như vậy. Trên thị trường toàn cầu,
    ta còn sòng nào khác hay không?

    Cho hay, Chúa Chổm mắc nợ vẫn có quyền chơi cha và cả thế giới đang xúm
    vào cứu lấy sòng bạc của Chú Sam. Các con buôn trái phiếu hiểu ra điều
    ấy hơn nhiều vị lãnh tụ anh minh ở trên đời. James Carville nói không
    sai!

    Nguyễn Xuân Nghĩa




  9. #9


    Stockpro cho cái điện não đồ hình 3 ngọn nến lung linh lên xem nào

  10. #10


    Gần 1 tháng nay, tại hạ được khá nhiều người hỏi cách chơi vàng ở ACB. Nhân tiện đây tại hạ có đôi điều chia sẻ với những ai muốn đầu tư vàng ở ACB hay nói chung là ở VN.

    Lời nói đầu tiên mà nhiều người cũng đã biết khi chơi vàng ở VN là giá cả trong nước phụ thuộc phần lớn vào giá vàng thế giới; đó là điều hiển nhiên và tại hạ đề cập vấn đề này ở ngay dưới đây.

    Hầu hết chúng ta đều biết điều này; phần lớn tất cả những nhà đầu tư trên thế giới đều cho rằng vàng là vật chất rất dễ phổ biến. Những ngân hàng lớn, nhỏ hay như cho đến nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp hoặc bác nông dân... không có ai là không biết đến vàng?

    Đây là 1 thứ kim loại có giá trị về mặt thời gian và ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh này. Nhưng điều trớ trêu rằng không phải bất kỳ quốc gia nào thì vàng cũng được định giá ngang nhau. Chúng ta biết vàng được định giá thông qua tỷ giá quy đổi của đồng tiền với từng quốc gia là rất khác nhau. Ai cũng biết đồng USD là đồng tiền được nhiều nước trên thế giới quy đổi để so sánh đồng tiền của nước họ với đồng tiền nước Mỹ (được ngầm hiểu là đồng tiền cho thị trường toàn cầu).

    Những nhà đầu tư ở từng nước khác nhau thường chỉ nhìn thấy giá vàng cục bộ được quy đổi từ vàng sang đồng tiền của nước đó. Lấy 1 ví dụ: Những người ở Trung Quốc họ đang mua vàng rất nhiều vì họ nghĩ vàng sẽ tăng giá tiếp tục, lý do đơn giản vì đồng nhân dân tệ đang lên mạnh so với đồng USD. Nhưng ngược lại những người ở Mỹ họ lại không biết được điều này vì họ đang sử dụng đồng tiền phổ biến nhất của thế giới. Tương tự như vậy cho nhiều quốc gia khác trên hành tin này.

    Giá trị đồng USD lại được điều khiển do FED, như vậy tỷ giá giữa các đồng tiền sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá vàng trên thế giới. Nhất là khi đồng USD luôn luôn biến động theo các chính sách của Ben Bernanke.

    ...

    stockpro



 

Các Chủ đề tương tự

  1. Mỹ bắt tàu cá Trung Quốc
    Bởi quanghnn trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 04-06-2014, 10:20 AM
  2. Trung Quốc đánh thuế bánh trung thu
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 31-08-2011, 04:25 AM
  3. Xử lý vụ người Trung Quốc đầu tư trái phép
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 07-07-2011, 09:41 AM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-05-2007, 04:04 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •