Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 10 của 10
  1. #1
    vietdutravel Guest
    hay đi mua tiền cổ ở vùng quê nên quên mất giờ giao dịch nhất là phiên 3 - phiên bán tháo nên không bị lõm tk



    hũ tiền cổ - tiền khai nguyên thông bảo - Đường kính: 26,7mm
    đúc bằng chất liệu mà ta cứ gọi là "đồng bạch"
    là tiền thời Đường khoảng năm 700 ở Việt Nam lại nhiều do thời này có Dương Quý Phi thích sản vật Nam Việt
    như trai ngọc làm sáng da , quả vải mà nàng gọi là quả ngọc , sừng tê giúp tăng lực đề kháng ..
    phía tây bắc Hà Nội các quan thời này mua giá rẻ sản vật mà đem về , hũ tiền này có khoảng 10.000 đồng
    lúc này 1 lạng vàng đổi ra 500 khai nguyên thông bảo tức cái hũ này trị giá 20 lạng vàng . Bây giờ nó có giá khoảng 10 lạng do tiền VN mất giá , nếu bán cái hũ này cách đây 3 năm thì nó có giá 15 lạng , nay chỉ còn 10 do vàng tăng từ 14 tr lên 34 triệu. Như vậy nếu đem hũ này đổi ra cổ phiếu của con tàu ma Vsp thì mua được 22 nghìn cổ nhưng để sau 1 năm nữa chắc con tàu ma còn 9 , chưa to gan mua. Còn mua thằng điện lực PPC thì càng chết vì nó giảm còn 10 ,nếu để lâu thêm nữa chắc nó còn 5 , vẫn chưa dám mua nên thôi,để hũ tiền đó mà chào bán cho các đại gia.

    bạn mình ở xứ Thanh vừa đào được , tiền này do quân của Ngô Quyền tịch thu của tống lĩnh sứ khi đánh thắng quân Đường ở gần Hà Nội .

    Tại cánh đồng Ngọc Lâu, xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, đã phát hiện được nhiều đồng tiền cổ của Trung Quốc có niên đại từ thế kỷ 10, trong đó có những đồng từ thế kỷ 8 như đồng “Khai Nguyên Thông Bảo” thời Đường Huyền Tông (713-741).
    Ngoài ra, còn có đồng “Hàm Bình Nguyên Bảo” thời Tống Chân Tông (998-1003), đồng “Cảnh Hựu Nguyên Bảo” thời Tống Nhân Tông (1034-1037).
    Kết quả giám định do PGS TS Đỗ Văn Ninh, chuyên viên về tiền cổ ở Viện nghiên cứu Lịch sử Việt Nam đưa ra hôm 20/3.
    Những đồng tiền này do anh Lê Ngọc Viễn ở xã Đông Quang tìm thấy trong khi đào mương chống hạn.




    ***chú ý khi mua khai nguyên thông bảo


    <font face="&quot">Khai nguyên thông bảo dễ nhầm với Chu nguyên thông bảo ( lưng tiền có trăng khuyết và chấm), là tiền phỏng đúc ở Đàng trong khoảng thế kỷ 17,18 của chúa Nguyễn do chúa ưa thích tiền Khai Nguyên ...



    </font>

  2. #2
    Jessiepn Guest
    ai thích theo mình mua tiền cổ ở xứ thanh , đi mua buổi sáng lúc phiên 2 bị bán tháo là hay nhất... mình sẽ có nhiều bài hay , những câu chuyện tình mùi như mít của ông bà mình qua từng đồng tiền cổ , lịch sử quốc gia, lịch sử các đội làm giá bị chém đầu tru di ngày xưa qua các đồng tiền cổ ... hay lém
    sẽ từ từ kể , cứ vni giảm 10 d thì lại có chuyện hay hơn

  3. #3
    Jessiepn Guest
    Lê Thái Tổ (1428 - 1433)

    Khi vừa lên ngôi, ông đã chú trọng việc mở xưởng đúc tiền. Sử cũ ghi lại, cuối năm 1428, ông đã cho đúc tiền Thuận Thiên thông bảo và quy định 50 đồng là một tiền.
    đây , đồng thuận thiên thông bảo của vua Lê tìm trong mộ cổ gần Hà tây





    Niên hiệu Thuận Thiên còn thấy xuất hiện tiền Thuận Thiên nguyên bảo. Tiền hình tròn, đường kính 2,5cm, vành biên rộng trơn; Giữa có lỗ vuông, chữ viết đối xứng qua tâm. Cách đọc trên trước, dưới sau, phải trước, trái sau, nét chữ sắc gọn. Mặt sau để trơn.

    Đồng tiền này có lẽ được đúc sau năm 1429 khi triều đình bàn xong quy chế đúc tiền và chính thức đúc tiền mới.

    giá của nó rẻ hơn Khai nguyên, hiện bán nó mua chỉ được 2000 cổ Vsp con tàu ma.

  4. #4
    letinh Guest
    những năm đồng thuận thiên ra đời , nước ta có diễn biến gì?

    Năm Thuận Thiên thứ hai (1429), vua Lê Thái Tổ phong con trưởng Tư Tề làm Quốc vương và con thứ Nguyên Long làm Hoàng Thái tử
    Bẩy vị đại thần mang kim sách phong Quốc vương và Hoàng Thái tử chính là 7 vị Quyền cao Chức trọng nhất triều Lê Thái Tổ :
    _Lưu Nhân Chú, (mang kim sách phong Hoàng Thái tử)
    _Phạm Vấn, (mang kim sách phong Quốc vương)
    _Lê Sát, (mang kim sách phong Hoàng Thái tử)
    _Lê Ngân, (mang kim sách phong Quốc vương)
    _Nguyễn Lý, (mang kim sách phong Hoàng Thái tử)
    _Lê văn Linh (mang kim sách phong Quốc vương)
    _Bùi Quốc Hưng (mang kim sách phong Hoàng Thái tử)
    và cũng là bẩy vị đệ nhất công thần

    Năm 1433, Tư Tề trở nên hoang dâm, có vẻ như bị điên, giết chết mấy người tì thiếp (tì nữ ?), vua Lê Thái Tổ bèn phế Tư Tề, vào tháng 8 ta.
    Vua rất đau lòng về việc này, trước khi phế Tư Tề, vua triệu ông Lê Khôi, lúc ấy đang trấn thủ Hóa Châu, về bàn luận. Hai chú cháu nói với nhau những gì ? Điều này được hoàn toàn giữ kín, không hề tiết lộ

    các đồng tiền cổ dùng mua vsp và ppc sẽ được từ từ kể lại qua từng mẫu chuyện bí mật của triều vua đó khi in tiền ...


    các bác xem tiếp đồng quang thuận thông bảo , có thời vua Lê thánh tông
    Lê Thánh Tông Quang Thuận (1460-1469)
    Hồng Đức (1470-1497) Lê Tư Thành (Lê Hạo)


    Vua Lê thánh Tông là vì vua nghiêm minh nhưng tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta giao thương mạnh mẽ nhất.
    Kinh tế vận tải biển của nước ta những năm này rất tốt , mua tàu dỏm về không có đâu , chủ yếu các xưởng tàu của nước ta có sự giúp đỡ của chuyên gia Hà lan đã tự đóng tàu vuợt biển sang Indonesía mà ngày nay dòng gốm nước ta còn rất nhiều trong các đền thờ Hồi giáo có từ 1460.

    Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 900x900.


    là vì vua nghiêm minh nhưng hết lòng vì dân nên đồng tiền của thời nay dân giữ rất tốt, sắc nét và giá của nó hiện nay mua cũng khá rẻ không đắt vì dân chúng còn giữ nhiều do yêu kính vua. Nếu bạn có 1000 tiền quang thuận thông bảo bán đi có thể mua khoảng 33.000 cổ phiếu con tàu ma Vsp hay 50.000 cổ Ppc

    một số chuyện kể thời này qua đồng tiền cổ:

    Các triều Lê sơ rất coi trọng việc tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài ra làm quan. Muốn được dự thi phải có hạnh kiểm tốt. Thí dụ : năm 1462, Lê Thánh Tông hạ lệnh cho các xã quan phải kiểm tra hạnh kiểm người đi thi Hương. Nếu là con cháu của những người mang tiếng xấu (bất hiếu, bất mục, lọan luân, điêu toa…) hay con cái những người làm nghề hát xướng thì không được đi thi. Con em những người nghịch đãng, ngụy quan đều bị loại.

    Vua Lê thánh Tông cứ 3 năm tổ chức một kì thi Hương. Năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội.
    Người đỗ thi Hương chia thành hai hạng, hạng cao là Hương cống, hạng thấp là sinh đồ, người đỗ đầu gọi là Giải nguyên.
    Thi Hội được tổ chức cho những người đã đổ thi Hương, để lấy học vị cấp nhà nước. Ai đỗ thi Hội phải qua kì thi Đình, tổ chức ở sân rồng do vua ra đề để lấy từ tiến sĩ trở lên.
    Thời Lê, bắt đầu từ năm 1448, Tiến sĩ được chia thành ba loại :
    - Đệ nhất giáp: Tiến sĩ cập đệ ( 3 người đổ đầu gọi là tam khôi ) :
    • Trạng nguyên
    • Bảng nhãn
    • Thám Hoa
    - Đệ nhị giáp : Tiến sĩ xuất thân ( Hoàng Giáp).
    - Đệ tam giáp : Đồng Tiến Sĩ xuất thân.
    Các tiến sĩ đời Lê được nhà vua cho dự lễ xướng danh ban yến và tổ chức vinh quy bái tổ. Tên tuổi được khắc vào bia đá đặt ở Văn Miếu. Ngoài các kì thi chính, còn có các kì thi bất thường như các khoa Minh Kinh (1429), Hoành Từ (1431) các kì thi lại viên ( tuyển người viết chữ đẹp và tính tóan giỏi ), thi võ….
    Cả thi Hương và thi Hội, các sĩ tử phải trải qua 4 kì (gọi là 4 trường ). Các bài thi gồm các thể loại :
    • Kinh nghĩa ( trường 1)
    • Chiếu – chế - biểu ( trường 2)
    • Thơ phú ( trường 3)
    • Văn sách ( trường 4 )
    Thứ tự này cũng có thể thay đổi giữa các trường qua các triều đại. Ai được vào thi Đình sẽ phải làm một bài thi đối sách do chính vua ra đề. Thường có hai phần : cổ văn và kim văn. Về kim văn, vua thường lấy những vấn đề nan giải của đương triều để hỏi các thí sinh về cách giải quyết ( về thiên tai, về vấn đề kinh tế, chính trị, thời sự….)
    + Số người đỗ các khoa
    Thời kì Lê Sơ (1428 -1527), trãi qua 100 năm với 9 đời vua, số các khoa thi và số người đỗ có thể tóm tắt như sau :
    - Tổng số các khoa thi Hội : 26
    - Số người đỗ :
    • Trạng nguyên : 21
    • Bảng nhãn : 38
    • Thám hoa :21
    • Tiến sĩ :992
    Riêng thời Lê Thánh Tông (1460-1497) trong 37 năm trị vì, mở được 12 khoa thi Hội, số đỗ Trạng nguyên là 10 người.
    Điều đáng chú ý nữa là việc xây dựng các trường thi, tổ chức các hội đồng coi thi và chấm thi ở Triều Lê làm rất nghiêm túc, nghiêm mật và quy mô.
    Trường thi có rào tre nhiều lớp, trong trường thi lại chia riêng các khu vực để thí sinh thi, vào sâu là 2 khu ngoại trường và nội trường – giữa các khu đều có lính canh. Vòng ngoài trường có đội quân có đủ voi, ngựa đi tuần dưới sự chỉ huy của viên tuần xước đề phòng sự gian trá và bất trắc xảy ra.
    Hội đồng thi gồm có các quan lại sau :
    - Đề điệu : chánh chủ khảo
    - Giám thị : Phó chủ khảo
    - Thu quyển : thu nhận quyển thi của thí sinh
    - Di phong : làm nhiệm vụ “ rọc phách”
    - Đằng lục : chép lại từng bài văn của thí sinh sang một quyển khác để giám khảo chấm.
    - Đối độc : đọc lại bài đăng lục, đối chiếu với bài làm của thí sinh cho chính xác .
    2. Mục đích Giáo Dục thời Lê Sơ.
    Đào tạo được một đội ngũ quan lại đông đảo từ trung ương đến địa phương đến địa phương.
    Nếu như các triều đại trước đây, việc tuyển chọn người ra làm quan có thể do tiến cử, nhiệm cử thì đến Lê Sơ phương thức chủ yếu là khoa cử. Bởi vậy ngay khi còn kháng chiến, Lê Lợi đã chú trọng mở mang việc học tổ chức cuộc thi ngay bên cạnh thành Đông Quan.
    Đến thời Lê Thánh Tông, Ông coi việc thi cử là hàng đầu để “chọn người có học”, “chọn kẻ sĩ”. Có thể nói, từ trước đến nay, chưa có triều đại phong kiến nào lại tổ chức nhiều khoa thi như thời lê Sơ. Chỉ tính từ năm 1442 – năm bắt đầu mở khoa thi Hội đến năm 1526 tất cả có 26 khoa trong 84 năm. Trước thi Hội, thí sinh phải qua thi Hương, và sau thi Hội, ai đỗ mới được thi Đình. Làm phép tính đơn giản, trong 84 năm có gần 80 khoa thi.
    Về hình thức, để tuyển chọn Nho thần, văn thần, nhà nước tổ chức thi văn (đa số là các khoa thi loại này). Để tuyển chọn người viết chữ đẹp, biết tính toán có các kì thi lại viên. Loại này chỉ khi cần mới tổ chức. ngoài ra, còn có các kì thi võ để tuyển chọn người giỏi võ kinh và võ nghệ.
    Tuyển chọn được các hiền tài giúp vua trị nước
    Lê Thánh Tông đã xuống chiếu khẳng định rõ: “ Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học. Phép chọn người có học thì thi cử là đầu. Nước ta, từ khi trải qua binh lữa, nhân tài ít như lá mùa thu, tuấn sĩ thưa như sao buổi sớm. Thái Tổ ta mới dựng nước đã lập ngay trường học, nhưng lúc mới mở mang chưa đăt khoa thi.”……
    Truyền bá ý thức hệ phong kiến vào trong nhân dân.
    Giai cấp phong kiến Lê Sơ muốn tất cả các nho sĩ đã được theo học chữ thánh hiền không những chỉ suy nghỉ và làm theo mà còn là những người truyền bá đạo Nho cho nhân dân, là những tấm gương để mọi người bắt chước, noi theo. Nho giáo bắt rễ sâu vào tâm hồn mỗi con người, bám trụ vào mỗi tế bào xã hội gia đình, đó chính là mục đích tối cao của giai cấp phong kiến thống trị.
    Bên cạnh các trường của nhà nước phong kiến tổ chức, có nhiều trường tư của dân tự tổ chức ở các làng xã. Một số con em nhân dân lao động cũng được theo học ở các trường tư thục của các thầy Đồ trong các làng xóm, thị trấn…
    Với mục đích gửi con đến trường, các bậc cha mẹ một mặt cũng mong muốn con em mình cố gắng học hành, thi cử, đổ đạt làm quan để có cuộc sống vinh hoa phú quý, thoát khỏi cuộc đời nghèo khổ. Song, mục đích lớn hơn là nếu công thành danh toại sẽ trở thành hữu ích, giúp dân cứu nước ; còn nếu không thành đạt thì cũng trở nên người biết sống theo đạo lý của dân tộc, của cha ông. Đó là lối sống nhân nghĩa, biết nhớ ơn ông bà cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, yêu làng xóm quê hương đất nước…../.

    Năm 1495,Người sáng lập ra Hội Tao Đàn (là một tổ chức sáng tác và pê bình văn học),có thể nói đó là Viện Hàn Lâm văn học có quy củ đầu tiên của nước ta.Hội gồm có 28 thành viênlaf những người hay chữ nhất đương thời,được xưng tụng là ''Thập nhị bát tú''(28 ngôi sao)do vua Lê Thánh Tông làm chủ súy,ông lấy hiệu là Thiên Am Động Chủ hay Đạo Am chủ nhân.Ông là người thông minh,đĩnh ngộ,có tầm nhìn rộng và rất giỏi chữ nghĩa văn chương.Thuở nhỏ,ông đã đượcvua anh là Lê Nhân Tông quý trọng phong là Bình Nguyên Vương và được vào kinh điện học tập cùng các thân vương khác.Bấy giờ người thầy học của vua Nhân Tông là Trần Phong(?-1485)thấy ông dáng điệu đường hoàng,trí tuệ sáng suốt hơn hẳn người khác nhưng sống kín đáo,chỉ vui với sách vở cổ kim,không lúc nào rời,tính tình lại ưa điều thiện,thích người hiền nên biết trước ông sẽ trở thành người khác thường.Đến khi lên ngôi vua tuy việc nước bề bộn,nhưng Lê Thánh Tông vẫn có thói quen học hành cần mẫn.Là một vị vua,chẳng những bản thân đã sáng tác nhiều và hay,Lê Thánh Tông còn là người tập hợp và cổ vũ hầu hết các tài năng văn học vào bậc nhất của nước ta thời bấy giờ cùng sáng tạo và đã cống hiếncho kho tàng văn hóa nước nhànhieeuf tác phẩm có giá trị.
    Lê Thánh Tông là vị vua hết sức quan tâm đến việc hưng thịnh của nền giáo dục của đất nước,ngoài việc tổ chức nhiều kì thi đạt chất lượng cao cho nước nhà,ông là người đầu tiên cho mở nhà Thái Học,dựng nhà Nội trú sinh viên,lập Bí thư các để chứa sách vở,dựng bia Văn Miếu để ghi tên những người đỗ đạt từ Tiến sĩ trở lên... Trong thời đại phong kiến nước ta,chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục,đào tạo nhân tài lại phát triển mạnh mẽ như thế!chưa bao giờ giới trí thức lại được trọng vọng và được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài trí phục vụ quốc gia như thế!

  5. #5
    truckiem02 Guest
    Hối lộ 20 quan tiền trở lên: Chém!
    [IMG]file:///C:/Users/Office/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image001.jpg[/IMG]
    Luật từ thời xưa, mà khiến người đời nay
    không khỏi kinh ngạc (Ảnh: diendancovat)
    Ý chí xây dựng một nhà nước pháp quyền mạnh của vua Lê Thái Tông thể hiện nổi bật trong cố gắng luật hóa việc tinh giản để làm tăng hiệu lực bộ máy quan lại, với các thể chế và thủ tục giản dị khiến hoạt động của hệ thống hành chính nhanh chóng, thông suốt, nhất là đòi hỏi quan chức liêm, chính, cần, kiệm.

    Luật Hồng Đức dành hẳn một chương “Vi chế” với 144 điều quy định về hình phạt đối với các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ. Thiếu trung thực, gian dối, chạy chọt xin quan tước, chạy án, vượt thẩm quyền, lấy quyền mưu lợi riêng, chểnh mảng trách nhiệm, chậm trễ việc công, nhầm lẫn gây hại, cố ý làm trái, say mê tửu sắc làm hại việc công, ngay cả ăn mặc, nói năng không đúng phép, v.v, đều bị xử tội.

    Đặc biệt là tội tham nhũng bị xử nặng. Ăn hối lộ 20 quan tiền trở lên: chém! Đi sứ thông đồng ăn hối lộ tiết lộ việc nước:chém! Ngay cả việc để cho vợ, con, người nhà cậy thế nhũng nhiễu dân hay cho vay nặng lãi: biếm hay bãi chức.
    Luật Hồng Đức có khá nhiều điều làm cho chúng ta và các nhà nghiên cứu phương Tây phải ngạc nhiên thán phục. Đó là những điều luật phù hợp và có ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ kinh tế - xã hội, tôn trọng quyền con người, đặc biệt là quyền của nữ giới (trái ngược với kỷ cương Nho giáo gốc coi phụ nữ là vô quyền như cái bóng của đàn ông).

    1471, nhà vua đã tiến hành một cuộc cải cách lớn. Chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên (1466). Sau khi mở mang bờ cõi xuống phía nam, ông đặt thêm đạo Quảng Nam (1471). Ở các đạo cũng như sáu bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) duy trì chế độ người đứng đầu và do vua trực tiếp chỉ đạo nhằm bảo đảm chính quyền thống nhất từ trên xuống dưới. Từ năm 1465 đến 1467, ban bố nhiều điều luật về quân sự, tổ chức lại quân đội. Năm 1483 ông chủ trì biên soạn bộ Luật Hồng Đức nổi tiếng tiến bộ so với tất cả các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam trước và sau đó… Về kinh tế, lập 42 sở đồn điền ở các địa phương, khuyến khích nghề nông, ban bố phép quân điền để nông dân có ruộng cầy cấy và giúp nhà nước ổn định việc thu thuế, lao dịch. Giáo dục, đào tạo nhân tài thời kỳ này cũng rất phát triển với 12 khoa thi hội, tuyển chọn được 501 tiến sỹ (9 trạng nguyên). Cho đặt lễ xướng, họ tên và vinh quy bái tổ của người đỗ tiến sỹ. Năm 1484 vua Lê Thánh Tông cho dựng bia đá ghi họ tên, quê quán của các tiến sỹ ở Văn Miếu. Về văn hóa ông cũng có đóng góp lớn, khuyến khích việc dùng chữ nôm, thành lập hội Tao Đàn. Ông sáng tác nhiều về thể loại. Thơ Nôm có nhiều bài trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”, “Lê triều danh nhân thi tập”. Văn chữ Hán có “Lam Sơn lương thủy”… Lê Thánh Tông là một ông vua thi sỹ có phong cách riêng và là một tác gia có phong độ nhất của văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XV.
    Dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì, đất nước ta trở nên giàu có, biên giới mở mang đến tận Quy Nhơn ngày nay.

  6. #6
    imported_nuochoahcm168 Guest
    đồng bảo hưng thông bảo

    đồng tiền của những năm cuối cùng của Vua Tây Sơn

    đồng này được các người Pháp sang nước ta giúp Vua Gia Long có vũ khí tối tân , có tàu hiện đại và quân đội tiên tiến đã đánh bại quân Tây Sơn nhân trào vua này có quá nhiều quân thần chỉ lo chém giết giành quyền chứ không còn lo cho dân như vua Quang Trung xưa. Vì vậy sau khi hạ thành Phú Xuân , quân Pháp đem nhiều đồng này về nưốc Pháp làm kỷ niệm.




    đồng tiền này sau khi theo người Pháp về Pháp thì quay lại Việt Nam sau 200 năm . Mua đồng này khá tốn kém
    , phải bỏ ra gần 3000 cổ Vsp hay 6000 cổ Ppc mới mua được 1 đồng này mà thôi.

  7. #7
    pleaxakly Guest
    chuyện tình thái hậu Dương vân Nga và Lê Hoàn là có thật qua đồng tiền cổ
    đồng thiên phúc trấn bảo




    tiền này rất hiếm , nó có sau thái bình hưng bảo là tiền của vua Đinh tiên Hoàng
    hiếm vì nó là hiện thân của câu chuyện hu hư thật thật của thái hậu Vân Nga và Lê Hoàn

    tiền nay phải về Ninh Bình và Hà nam mới mua nổi và giá hiện nay khoảng 10.000 cổ con tàu ma vsp cho 3 đồng .

    tiền khá mỏng và khó lưu do đã quá lâu và ít để trong nhà dân mà thường có trong mộ hay các đền chùa liên quan vua Lê sau vua Đinh

    sau đây là vài nét về Lê hoàn thập đạo tướng quân

    Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công, Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
    Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính, tự do ra vào cung cấm. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị giết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
    Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng: "...Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng trái lệnh thì ta quyết đánh..." Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân.
    Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn, có các nhà nghiên cứu, như Hoàng Đạo Thúy, đặt giả thiết không phải Đỗ Thích mà chính Lê Hoàn, cấu kết với Dương Vân Nga, đã ám sát Đinh Tiên Hoàng và con trưởng để chiếm ngôi (xem bài Đinh Tiên Hoàng). Việc Lê Đại Hành lấy Dương thái hậu nhà Đinh, các sử gia phong kiến rất nặng lời chê trách. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết:
    "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"
    ” Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập: "...việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ...
    Khi đưa ra nhận định trên, các sử gia không hiểu rằng vào thế kỷ 10 đời Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt. Sau này, đến nửa đời Trần vẫn còn như vậy. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, xưa còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn.


    Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, cử các tướng Hầu Nhân Bảo, Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn cầm quân chia hai đường thủy bộ. Cánh bộ đi theo ngả Lạng Sơn còn thủy thì tiến vào sông Bạch Đằng. [20]
    Mùa xuân tháng Ba (4-981), quân của Hầu Nhân Bảo đến Ngân Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng, vua tự làm tướng đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông.[21] Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân Đại Cồ Việt chặn đánh, những chiến thuyền Tống cũng bị thủng bởi những chiếc cọc sông dày dặc cho dù rất mạnh về thế trận. Vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội địa được. Thủy quân Tống thất bại. Tôn Toàn Hưng dừng quân hơn 70 ngày, chần chừ không dám tiến. Hầu Nhân Bảo thì hiếu chiến hơn, tự đem quân tiến theo sông Thương. Khi quân Hầu Nhân Bảo kéo đến Chi Lăng, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo rồi phục binh đổ ra đánh dữ dội. Số quân địch hơn phân nửa bị tiêu diệt. [22]
    Sau hai trận thắng lớn Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực, Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn cũng vội vàng rút chạy về nước. Lê Hoàn đã không thực hiện được trận mai phục bằng sự kết hợp giữa phục binh và trận địa cọc ngầm vì chiến sự lúc này diễn ra không được mau lẹ, thuận lợi như trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh Nam Hán. Thực tế, chiến sự trên sông Bạch Đằng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất diễn ra nhiều lần, nhiều đợt với những trận đánh khác nhau

    Bình Chiêm

    Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ từ năm 192. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt. [23] Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 979, quân Chiêm được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị tan vỡ vì gặp bão ở cửa Thần Phù. [24]
    Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”.[25] Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.


    Ngoại giao

    Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: “Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục”.
    Vua sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Có lần sứ Tống sang đòi vua quỳ nhận sắc phong của vua Tống, Đại Hành lấy cớ bị đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Để tránh việc đón tiếp sứ giả phiền hà tốn kém, Lê Đại Hành còn đề nghị nước Tống từ lần sau hãy cử sứ giả đưa thư đến địa giới và báo tin, triều đình Hoa Lư sẽ sai người lên biên giới để nhận chiếu thư của vua Tống. Vua Tống cũng chấp thuận.[27] Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống” như lời Khuông Việt đại sư nói. [28]
    [sửa] Hai áng văn dưới thời Lê Đại Hành

    PGS. Bùi Duy Tân[29] phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt tác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định[30].
    Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua “hỏi về vận nước ngắn dài”, nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: “Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách “. Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học Việt Nam.
    [sửa] Niên hiệu

    Năm 1005, Lê Đại Hành qua đời. Ông ở ngôi tất cả 26 năm, thọ 65 tuổi. Trong 26 năm làm vua, ông đặt 3 niên hiệu:
    • Thiên Phúc (980 - 988)
    • Hưng Thống (989 - 993)
    • Ứng Thiên (994 - 1005)

    Vợ con

    <a href="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/0/03/Dinhhoaxa-Minhngulau.JPG/250px-Dinhhoaxa-Minhngulau.JPG" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a> <a href="http://bits.wikimedia.org/skins-1.5/common/images/magnify-clip.png" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>
    Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì- Hà Nội), nơi thờ Lê Hoàn và người con gái làng Tó


    <a href="http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/d/de/Phuvuonthien1.jpg/250px-Phuvuonthien1.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a> <a href="http://bits.wikimedia.org/skins-1.5/common/images/magnify-clip.png" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>
    Phủ Vườn Thiên ở Cố đô Hoa Lư, nơi thờ hoàng tử Lê Long Thâu, con cả Lê Hoàn


    Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu gồm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu (Dương Vân Nga), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
    Lê Đại Hành có 11 người con trai, 1 người con nuôi, đều được phong vương:
    • Lê Long Thâu làm Kình Thiên đại vương (phong năm 989, mất năm 1000).
    • Lê Ngân Tích (Long Tích) làm Đông Thành vương (phong năm 989, sau bị giết năm 1005).
    • Lê Long Việt làm Nam Phong vương (phong năm 989, sau là vua Lê Trung Tông). Sau 3 ngày ở ngôi vua, bị Lê Long Đĩnh giết chết năm 1005.
    • Lê Long Đinh làm Ngự Man vương, đóng ở Phong Châu, tỉnh Thanh Hóa (phong năm 991).
    • Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương, đóng ở Đằng Châu, xã Bắc Kiên, Kim Động, Hải Dương (phong năm 992, sau là vua Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
    • Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương, đóng ở Phù Lan (phong năm 991).
    • Lê Long Tung làm Định Phiên vương, đóng ở Tư Doanh, Ngũ Huyện Giang, Thanh Hóa (phong năm 993).
    • Lê Long Tương làm Phó vương, đóng ở Đỗ Động Giang, Hà Tây (phong năm 993).
    • Lê Long Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, Mạt Liên (phong năm 993, sau bị giết năm 1005).
    • Lê Long Mang làm Nam Quốc vương, đóng ở Vũ Lung (phong năm 994).
    • Lê Long Đề (Minh Đề) làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lãm (phong năm 995).
    • Con nuôi Dương Hy Liễn làm Phù Đái vương, đóng ở Phù Đái (phong năm 995).
    Tất cả các con trai Lê Hoàn đều được phong vương, nhưng sau khi con trưởng là Thâu mất (1000), vua Lê không sớm lập người kế vị. Điều đó đã gây ra việc tranh giành quyền bính giữa các con của ông sau này, là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của nhà Tiền Lê.
    [sửa] Nhận định

    Về vua Lê Đại Hành, Sử nhà Tống dẫn lời Tống Cảo, người đi sứ sang Đại Cồ Việt đã từng gặp Lê Hoàn mô tả ông là “con người mắt lé” nhưng “hung hãn” và “có chí vác cả núi ngăn cả bể”[31]. Ngô Sĩ Liên với tư tưởng Nho giáo nhận xét: “Vua nhân gian dâm trong cung mà lấy được nước, dẹp giặc bên ngoài để yên dân, trong nước lặng yên, Bắc Nam vô sự”[32]
    [sửa] Tài cầm quân

    Trong sử sách, các sử gia nhiều đời cùng có nhận định về Lê Đại Hành. Ca ngợi võ công của ông, Lê Văn Hưu viết:
    "Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được."
    ” Trong thời dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn đã sớm bộc lộ tài năng, tuy nhiên do còn trẻ tuổi nên chức vụ của ông vẫn ở dưới các bạn thân thiết của Tiên Hoàng. Chỉ từ khi làm nhiếp chính, trực tiếp nắm vận mệnh đất nước, tài năng của ông mới được thi triển hết. Chẳng những các công thần khai quốc kỳ cựu của nhà Đinh mà ngay cả các tướng phương Bắc đều không phải đối thủ của ông. Dù đời sau có thể nhận định việc đánh dẹp của ông là hợp lẽ hay trái lẽ nhưng tài cầm quân của ông thì không ai có thể phủ nhận.
    [sửa] Vua trị nước

    Lê Đại Hành là một vị vua mà “Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”.[33] Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được.
    Đại Hành làm vua tỏ rõ là một người chí công vô tư, vì việc chung chứ không vì thù oán riêng. Ông giết Phạm Hạp vì tội làm loạn nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc, một người cùng bị giết với Phạm Hạp là Nguyễn Đê cũng được cất nhắc làm quan võ của nhà Tiền Lê. Lê Đại Hành vô tư tới mức không phòng ngừa rằng sau này chính Đê là người tham gia đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Ngoài ra, các đại thần từng là bạn thân của Tiên Hoàng như Trịnh Tú, Lưu Cơ, hai người nằm trong bộ tứ "Điền, Bặc, Tú, Cơ" theo vua Đinh từ ngày hàn vi cũng được Đại Hành trọng dụng, không vì lý do "cùng bè ****" với Nguyễn Bặc và Đinh Điền mà kiếm cớ trừ khử hay sa thải hai người này. Chính nhờ chính sách dùng người khoan dung, trọng tài năng không vì tình riêng khiến ông quy tụ được nhân tâm, củng cố sức mạnh trong nước, vượt qua được khó khăn trong thời buổi đất nước rối ren, lòng người dao động khi nam, bắc đều bị uy hiếp.
    [sửa] Về tên “Đại Hành”

    Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi vua mới mất mà chưa được đặt thụy hiệu thì được gọi là Đại Hành Hoàng đế. Do vua nối ngôi là Lê Ngọa Triều đã không đặt thụy hiệu nên “Đại Hành Hoàng đế” đã trở thành thụy hiệu của Lê Hoàn.
    Sử gia Lê Văn Hưu viết:
    "Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại Hành Hoàng Đế, Đại Hành Hoàng Hậu. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay hay dỡ để đặt thụy là mỗ hoàng đế, mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành thì lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao? Vì Ngọa Triều là con bất tiếu (không giống ông cha)[34], lại không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế."
    ” Tuy nhiên, có sách giải thích “đại hành” là đi xa hẳn không trở lại. Có sách khác lại giải thích “đại hành” là đức hạnh lớn (hành và hạnh viết cùng một chữ 行, âm cổ đọc như nhau).[35]
    [sửa] Đền thờ

    Các nhà nghiên cứu đã thống kê được hơn 43 nơi thờ Lê Đại Hành (trong đó có 12 nơi thờ riêng, 5 nơi phối thờ với bà vợ cả là Đô Hồ phu nhân; 2 nơi phối thờ với Thái hậu Dương Vân Nga và 21 nơi thờ với các vị thần khác). Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích thờ Lê Hoàn nhất 12 nơi; tiếp theo là Thái Bình với 10 nơi; Hà Nội có 10 nơi, Nam Định 4 nơi, Hà Nam 3 nơi; các tỉnh Thanh Hoá, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương đã tìm thấy 1 nơi thờ.
    Ninh Bình là vùng đất kinh đô của đất nước dưới thời Lê Hoàn, các đền thờ thường tập trung nhiều ở khu di tích cố đô Hoa Lư và phía nam tỉnh, nơi tương truyền vua đánh Tống và dẹp Chiêm đi qua như đền Vua Lê Đại Hành và đình Yên Thành ở cố đô Hoa Lư, đình Trung Trữ ở Ninh Giang (Hoa Lư), các xã Yên Lâm, Yên Thắng và Yên Thái (Yên Mô), Khánh Ninh và thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh), Đồng Bến (Tp Ninh Bình), Lai Thành (Kim Sơn)...
    Thái Bình là nơi diễn ra trận đánh Lục Đầu Giang chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Điều này có thể giải thích cho việc nhân dân quanh khu vực diễn ra trận Lục Giang thờ cúng Lê Hoàn, đặc biệt là hai tống Xích Bích và Ỷ Đôn.
    Các đền thờ ở khu vực Hà Nội đều tập trung ở ven sông Nhuệ, trong đó Hà Đông 4 nơi, Thanh Trì 3 nơi ở xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa, Sơn Tây 2 nơi và Ứng Hòa 1 nơi ở Đình Thanh Dương xã Đồng Tiến.
    Các thần tích, thần sắc tại Hải Dương, Hải Phòng - nơi diễn ra trận Bạch Đằng năm 981 cho thấy các tướng của ông được thờ ở rất nhiều nơi và trong thần tích, thần sắc của họ có mô tả lại những chiến công của Lê Hoàn tại khu vực này. Đền Vua Lê Đại Hành ở Hải Dương được xây dựng tại xã An Lạc, huyện Chí Linh. Tại thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cũng có đền riêng thờ Vua Lê Đại Hành.[36] Đền được xây dựng ngay tại khu vực núi đá Tràng Kênh, ngã ba sông Bạch Đằng, nơi diễn ra đại thắng mùa xuân 981.




    tiền vua Lê đại hành chúng tôi tìm thấy nhiều hiện nay ở Yên Ninh nơi có mộ cổ liên quan dòng tộc nhà vua.


    một số chi tiết dần dần sáng tỏ về mối tình ly kỳ của nhà vua và thái hậu Dương Vân Nga qua đồng Thiên Phúc Trấn bảo , sẽ đề cập tiếp vào kỳ sau ....

  8. #8
    hoangvo97 Guest
    hình thái hậu Dương Vân Nga ở Ninh Bình,tượng cổ rất quý




    giai thoại ở Ninh Bình kể về mối tình thời trẻ giữa Lê Hoàn và Dương thị. Dân gian cảm thông, biện minh cho quan hệ của hai người sau này trong cung đình nên đã hợp pháp hoá cho mối tình của họ từ tuổi thanh xuân, để đến khi vào cung, việc họ làm chỉ là "nối lại tình xưa", làm giảm nhẹ tình tiết mà các nhà nho gọi là Lê Hoàn đã "lấy mẹ goá, hiếp con côi". Câu chuyện trên dù là có thật hay chỉ là giai thoại, nó cũng phản ánh một giá trị: Lê Hoàn và Dương hậu trạc tuổi nhau. Có trạc tuổi nhau thì thời niên thiếu họ mới có thể đến với nhau, và đó mới là cơ sở để dân gian thêu dệt câu chuyện tình thời trẻ đẹp đẽ, "xứng đôi vừa lứa" của họ với thái độ đồng tình. Nếu bà là một hoàng hậu trong cung (thành Cổ Loa của Ngô Xương Văn và sau lại theo con là Nhật Khánh về Đường Lâm - Sơn Tây) thì bà không thể gặp được Lê Hoàn ở Hà Nam hoặc Thanh Hoá (quê ông có hai thuyết, một thuyết cho rằng ở Hà Nam, thuyết khác nói rằng ở Thanh Hoá). Bà và Lê Hoàn trạc tuổi nhau thì bà không thể sinh ra Ngô Nhật Khánh vì khi Khánh nổi dậy năm 965 ít nhất cũng phải 18 tuổi, mà Lê Hoàn (xấp xỉ tuổi bà) khi đó mới 24.
    Tác giả Lã Duy Lan, Phan Duy Kha, Đinh Công Vĩ trong Nhìn lại lịch sử cho rằng có thể Dương hậu và Lê Hoàn biết nhau ngay từ khi hàn vi, nhưng vì không "môn đăng hộ đối" nên Dương Tam Kha không chấp nhận. Giả thiết này rất gượng ép. Theo các tác giả này, bà sinh năm 928. Như vậy, ít nhất đến năm 965 khi Xương Văn tử trận (lúc đó bà 37 tuổi), bà còn ở Cổ Loa với tư cách là hoàng hậu. Chỉ khi Nam Tấn vương mất bà mới theo cha (Tam Kha) - theo các tác giả Nhìn lại lịch sử - là về Ái châu, chứ không phải ấp Chương Dương mà ông được phong; và bà cũng không "tòng tử", theo con Nhật Khánh về Đường Lâm. Đây chính là một tình tiết hơi khó hiểu trong lập luận của ba tác giả trên. Giả sử cứ cho rằng giả thiết trên đúng là bà về Ái châu, thì theo chính sử, ngay sau khi Nam Tấn vương mất, Đinh Liễn từ Cổ Loa trở về Hoa Lư, thoát thân phận làm con tin và được sai đi châu Ái mộ quân. Lê Hoàn, lúc này 24 tuổi, ở trong số những người theo Đinh Liễn về Hoa Lư. Như vậy, năm 965, tại Ái châu, trong một khoảng thời gian rất ngắn, một người quyền quý, đứng tuổi mới đến (Dương hậu) và một người nghèo khó, lam lũ, trẻ trung vừa đi (Lê Hoàn), làm sao mà gặp được nhau, và gặp nhau trong môi trường nào với sự ngăn cách giàu nghèo của xã hội ngày ấy để trở thành tình nhân?
    Điều đáng nói hơn là tác giả Đinh Công Vĩ, trong bài viết riêng của mình, lại ghép hai tư liệu không hề logic lại với nhau để khẳng định một lần nữa điều này. Một mặt, tác giả dẫn ngọc phả ở Thanh Hóa để khẳng định mối tình thời son trẻ của Dương hậu và Lê Hoàn khi bà chưa lấy Ngô Xương Văn. Tiếp theo, tác giả lại viết: "Theo một tài liệu khác thì sau đó bà lấy Ngô Xương Văn". Chỉ căn cứ vào phép toán số học có thể thấy không thể có chuyện này. Bởi lẽ, bà lấy Xương Văn (tác giả căn cứ vào sử chép: "Tam Kha lấy Xương Văn làm con mình") khoảng năm 945, lúc bà 17 tuổi nhưng trước đó bà đã yêu Lê Hoàn thì Lê Hoàn lúc ấy cũng chỉ là một cậu bé mới lên 4 tuổi thôi.
    Vậy, dù là bà yêu Lê Hoàn lần đầu khi cả hai người chưa vào Hoa Lư (theo giai thoại mà sử không chép) trước hay sau khi Xương Văn chết đi nữa thì cũng chỉ nói lên một điều: Bà không lấy Xương Văn. Bà phải cùng một lứa tuổi với Lê Hoàn và như thế thì không phải là mẹ Nhật Khánh (vì Khánh cũng sinh khoảng 945 - 946 để năm 965 trở thành một sứ quân). Giả thiết của ba tác giả trên rất mâu thuẫn về không gian và thời gian.
    như vậy chỉ với đồng tiền cổ định giá bằng cổ con tàu ma,nhiều chuyện tình thâm cung từ từ mở ra mà ít ai biết...

  9. #9
    giới thiệu đồng quang trung thông bảo
    thất lạc nhiều sau thời nhà Nguyễn


  10. #10
    Guest
    kho tiết kiệm tức là kho bạc nhà nước
    diễn giải: kho bạc của nhà nước
    he he

    ai sợ cứ gửi tiền vô kho bạc đi





    kho tiết kiệm thời xa xưa



 

Các Chủ đề tương tự

  1. Kinh nghiệm thoát khỏi bẫy tâm lý trong đầu tư chứng khoán
    Bởi imported_xvietsao trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 24-08-2017, 03:56 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 09-03-2016, 11:48 AM
  3. Thế giới Di động lên sàn giúp cổ đông thoái vốn dễ dàng
    Bởi tsmayruaxe trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-02-2014, 10:19 AM
  4. Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 26-09-2011, 11:23 AM
  5. Những bài học kinh nghiệm; thất bại và thành công của những NĐT?
    Bởi trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoán
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 19-10-2010, 10:20 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •