Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Guest
    Vỹ xin gửi đến mọi người chút thông tin ngoài Chứng khoán! Riêng bài Nhận định CKVN tuần tới, như thường lệ, ít tiếng nữa sẽ gửi đến mọi người!

    [B]


    Từ ngày 29/11/2009, Vỹ là Thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông.
    Một trong những Mục tiêu của Vỹ, trước khi tham gia Quỹ là: Pulic về Quỹ đến công chúng, Giới thiệu về Quỹ trên báo chí Việt Nam, có thể bắt đầu từ Báo Pháp Luật Việt Nam.


    Rõ ràng, Việt Nam có Trách nhiệm Phải Đòi lại những gì đã bị Xâm lược trên Biển Đông. Đây là Nhiệm vụ không hề dễ dàng, rất cần Trí - Lực của mọi giới ở Việt Nam cũng như các quốc gia bạn bè. Thế thì, không có lý gì, những cá nhân - tổ chức đã - đang và sẽ tham gia vào Sứ Mệnh này, lại bị Truyền thông Việt Nam vì lý do này, lý do khác lãng quên hoặc thông tin nhỏ giọt?


    Vỹ cũng như Mọi công dân Việt Nam khác, hy vọng sẽ có nhiều tổ chức khác được thành lập để chia sẻ Sứ Mệnh thiêng liêng này!


    Thông tin về Quỹ và các hoạt động của Quỹ, xin quý vị liên hệ với Vỹ, theo thông tin dưới đây.


    Phạm Hùng Vỹ
    Email: one.infovn@gmail.com
    Mobile: 84. 122.620.7480


    Website: [url="http://www.seasfoundation.org/">[B]

  2. #2
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    1
    Cám ơn những nỗ lực của Bác Vỹ

  3. #3
    Việt Nam trên con đường tìm lại Niềm Tin

    Theo đề nghị của Bạn Đọc, Vỹ xin gửi đến mọi người bài viết: "Chứng khoán trên con đường tìm lại Niềm Tin". Tuy Tide là "chứng khoán" nhưng bài viết đề cập khái quát đến nhiều vấn đề của nền kinh tế và Việt Nam. Mong các bạn thông cảm, vì khuôn khổ 1 bài báo.
    Mời các bạn tìm đọc bài viết trên báo Pháp Luật Việt Nam ngày mai (1/12).





    Khởi đầu tháng 12: Chứng khoán trên con đường tìm lại Niềm Tin

    Bước vào tháng cuối cùng của năm 2008, chứng khoán Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi vô cùng bức thiết: Tìm lại Niềm tin. Nếu điều hành vĩ mô của chính phủ bắt đúng "mạch", nếu cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng để đương đầu với 2 năm khó khăn trước mắt, sẽ có giải pháp cả trong ngắn - trung và dài hạn cho Việt Nam. Chỉ khi đó, con đường tìm lại Niềm tin mới được xác lập, là nền tảng để Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    Thêm một lần VN - Index "thoát hiểm"

    Khởi đầu tuần với 317,93 điểm, VN - Index có thể nhận định là rất may mắn mới kết thúc tuần giao dịch vẫn còn 314.74 điểm. Đúng như nhận định của chúng tôi về VN - Index trong tuần: "Chứng khoán Việt Nam sẽ đảo chiều nhưng kết thúc tuần giao dịch tiếp tục giảm điểm, mốc 300 điểm chưa bị "phá" trong tuần này."

    Trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu có một tuần giao dịch thành công, với "màu xanh" và "tăng điểm". Do đón nhận những thông tin hỗ trợ đa chiều sau:

    Một là, Thông tin hỗ trợ từ Mỹ:
    * Ngày 24/11, tân Tổng thống Barack Obama công bố đội ngũ quan chức kinh tế hàng đầu, trong đó ông Timothy Geithner, chủ tịch Fed NewYork, được đề cử vào vị trí Bộ trưởng Tài chính, chứng khoán Mỹ bắt đầu tăng điểm từ cuối tuần trước.
    * Công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 800 tỷ USD và chính phủ Mỹ cam kết bảo lãnh cho toàn bộ nợ xấu cho vay địa ốc và các tài sản khác của ngân hàng Citi Group với tổng trị giá 306 tỷ USD, đồng thời bơm thêm 20 tỷ USD cho Citi Group.

    Hai là, Thông tin hỗ trợ từ Châu Âu:
    * Ngày 24/11, chính phủ Anh công bố gói giải pháp trị giá 30 tỷ USD.
    * Ủy ban kinh tế Châu Âu đưa ra kế hoạch 259 tỷ USD để kích thích kinh tế và cứu thị trường tài chính các nước trong khối.

    Ba là, Thông tin hỗ trợ từ Châu Á:
    * Trung Quốc có kế hoạch bổ sung thêm 1.46 nghìn tỷ USD để phát triển kinh tế, thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ 1.08 điểm phần trăm lãi suất cho vay thời hạn 1 năm xuống mức 5.58%. Đồng thời, lãi suất tiền gửi cũng hạ xuống mức 2.52%, đây là mức lãi suất thấp nhất trong vòng mười một năm qua.
    * Ngày 26/11, ngân hàng trung ương Hàn Quốc cũng nhận được 4 tỷ USD từ Fed để ổn định thị trường tài chính trong nước.



    Thì ở thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Niêm yết, các tổ chức trung gian thị trường và cơ quan quản lý đã phải "chịu đựng" cảnh thị trường "phá đáy", chỉ số VN - Index xuống đến 303.54 điểm, chỉ số HaSTC xuống đến 97,59 điểm. Cụ thể tình hình giao dịch tuần từ 24/11 - 28/11 của VN - Index như sau:


    Các nhân tố làm chứng khoán Việt Nam "lệch pha" so với chứng khoán toàn cầu, gồm:


    Thứ nhất: "câu chuyện" thuế thu nhập áp dụng với chứng khoán.
    Thứ hai: Tình trạng sụp giảm nhanh và mạnh của cả kim ngạch xuất - nhập khẩu.
    Thứ ba: Tình trạng đình trệ của nền kinh tế, với tháng thứ 2 liên tiếp CPI giảm.
    Cuối cùng, tổng hợp của các nhân tố trên, cộng với phản ứng gần như không có của cơ quan quản lý, làm cho Niềm tin với thị trường "lao dốc".


    Thị trường chỉ may mắn "thoát hiểm" trong phiên cuối tuần, do trước đó, ngày 27/11, chính phủ có phiên họp thường kỳ. Theo đó, vào phút 89, đề xuất Hoãn thi thành luật thuế thu nhập cá nhân đến 1/7/2009, đã được trình lên và chính phủ sẽ điều hành vĩ mô hợp lý hơn, để lãi suất xuống dưới 10%/ năm. Song quan trọng nhất là, lần đầu tiên cơ quan hành pháp của Việt Nam ( chính phủ ) đã nhìn nhận thực tế khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm tới, điều trước đó, cộng đồng kinh doanh vẫn "băn khoăn" rằng: Liệu cơ quan điều hành đã nắm bắt chính xác chưa?


    Bắt đầu hành trình xây dựng Niềm tin!


    Vậy là sau rất nhiều đề xuất, kiến nghị, tham vấn của nhiều giới trong xã hội, chính phủ đã có Tiếng nói cần thiết về tình hình khó khăn của đất nước trong vài năm tới. Theo nhận định của chúng tôi, điều này vô cùng quan trọng với Việt Nam, do chúng ta điều hành trên mô hình "từ trên xuống", nên sự nhận thức thông suốt từ trên xuống dưới, để hành động thống nhất , chúng ta mới thực hiện được tầm nhìn, mục tiêu đã vạch ra.


    Dù mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng trong thời đại thông tin và khủng hoảng như hiện nay, nếu không lắng nghe và bắt đúng "mạch" của xã hội, rất dễ đưa đến tình trạng rối ren, chịu tác hại nặng nề của tâm lý "số đông nghiệt ngã". Nhìn lại lộ trình và hành động của chính phủ Mỹ nhằm đối phó với khủng hoảng và suy thoái, càng thấy rõ điều đó. Hiện nay, có thể nói sau những ngày "đen tối", nước Mỹ đang bắt đầu con đường lấy lại Niềm tin.


    Còn trong một "khoảnh khắc", phạm vi hẹp hơn, là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2008, sau những thông tin từ phiên họp chính phủ ngày 27/11, thị trường đã đảo chiều mạnh mẽ, cầu chứng khoán tăng vọt lên trên 32 triệu chứng khoán. Cho thấy, điều hành vĩ mô còn khả năng tác động mạnh đến thị trường, đó là cơ may cho Việt Nam, để từ đó Việt Nam cải thiện hiệu quả của Điều hành nền kinh tế, cũng đồng nghĩa với Thông điệp: Việt Nam sẽ hành động để tạo dựng Niềm tin của thị trường, của giới đầu tư quốc tế, cũng như người dân trong nước.
    Những gì đã qua, có thể khẳng định Niềm tin là điều Việt Nam cần nhất. Giống như Singapo hơn 30 năm trước, khi nước này quyết tâm phát triển thành trung tâm tài chính của khu vực. Người sáng lập Singapo, ông Lý Quang Diệu đã đúc rút bài học của Singapo khi đó như sau: Chúng tôi không có tài nguyên, không có lợi thế như Hồng Kông, chúng tôi phải tạo dựng được Niềm tin đối với giới đầu tư.

    Do đó, chứng khoán Việt Nam không thể hài lòng sau khi "thoát hiểm" như vừa qua được. Việt Nam cũng không thể lãng phí hay chậm chễ nữa. Việt Nam cần công bố cụ thể những giải pháp sẽ thực hiện với thị trường và nền kinh tế là gì?

    Trước hết, với thị trường chứng khoán, chúng tôi tiếp tục đề xuất, các biện pháp có thể thực hiện ngay:



    Một là: Loại bỏ "rào cản" T+4 hiện nay xuống T+0 hoặc T+1.
    Hai là: Chính thức thông báo Hoãn áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân trong đầu tư chứng khoán 2 năm. Vì thời gian đó, nền kinh tế được dự báo, đương đầu với nhiều khó khăn, nên hoãn chính là giải pháp tạo nguồn thu, sau đó, tình hình thuận lợi hơn có thể điều chỉnh, thay cho giải pháp ngắn hạn 6 tháng đã được đề xuất.
    Ba là: Áp dụng các chuẩn mực cao nhất để giám sát thị trường. Cần công bố thời điểm hoàn thành Luật chứng khoán sửa đổi với khả năng điều chỉnh các quan hệ cụ thể hơn, thay cho mô hình cũ: Luật - nghị định - thông tư.


    Với nền kinh tế, là các đề xuất:


    Một là: Công bố công khai những qui định, thủ tục cần loại bỏ, kèm thời gian thực hiện. Đồng thời, để người dân - doanh nghiệp, bổ sung danh mục những qui định, thủ tục, cần thông tin chi tiết hoặc loại bỏ. Đây là gói giải pháp luôn được chính phủ đề ra, song hiệu quả không đạt yêu cầu, mà minh chứng rõ nhất là luôn thấy giải pháp này trong nhiều năm.


    Hai là: Áp dụng Luật Cạnh tranh với các ngành nghề lĩnh vực độc quyền nhà nước như Điện, Than....Đặc biệt là bài toán năng lượng.


    Ba là: Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực không phân biệt thành phần kinh tế. Đặc biệt là trong tiếp cận bất động sản và tín dụng. Đưa mặt bằng lãi suất về vận hành theo cơ chế thoả thuận, thay cho mục tiêu giảm về dưới 10%/ năm hay dưới 8%/ năm như điều hành hiện nay.


    Bốn là: Xây dựng cơ chế Mua thông tin dự báo - cảnh báo từ các tổ chức quốc tế hoặc trong nước và Bán lại cho các cá nhân - tổ chức ở trong nước.


    Năm là: Cắt giảm ngân sách đối với các tổ chức, hội - đoàn, khi đa phần những tổ chức này tồn tại "lay lắt" theo kiểu "hội trà nước".


    Phạm Hùng Vỹ

  4. #4
    Sau xăng dầu giảm giá đến lãi suất giảm!

    Khi tình hình khó khăn, tâm lý chung là chờ đợi, sẽ có những quyết định "đúng lúc" và "đủ liều". Đáng tiếc, "nghệ thuật" về điều hành nói trên không hoặc đúng hơn là chưa xuất hiện ở Việt Nam. Minh chứng rõ nhất là quyết định giảm thêm 1.000 đồng với giá xăng dầu vừa qua, đã không tạo thành "sự kiện" có "ảnh hưởng" tức thì trong nền kinh tế. Nên, thật dễ hiểu, khi thị trường chứng khoán, nơi nhạy cảm nhất của nền kinh tế "lại" giảm điểm. Khả năng, trong 1 - 2 ngày tới sẽ có đợt giảm lãi suất mới, thì câu hỏi về "nghệ thuật" điều hành vẫn còn đó.

    Tin hỗ trợ không có, lại giảm điểm!

    Sau khi may mắn "thoát hiểm" ở phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, nay, tình cảnh, "nguy cấp" lại đón đợi VN - Index. Mà lý do, thật đơn giản là: Không có thông tin hỗ trợ, hay chính xác là thông tin không đủ "đô" để "hỗ trợ" nên thị trường lại giảm điểm.

    Cụ thể, phiên giao dịch ngày 1/12, dù có thời điểm trong ngày giao dịch, cả hai sàn đều tăng điểm khá, thì cuối phiên vẫn "âm" do nhà đầu tư chỉ "canh me" để bán ra, khi thấy thị trường tăng điểm. Đóng cửa ngày giao dịch đầu tiên của tháng 12, nỗi lo về một tháng ảm đảm cho thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập lại. VN - Index giảm 0,03 điểm, đóng cửa ở 314,71 điểm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ phiên này trên 10,4 triệu đơn vị, giá trị là 277,14 tỷ đồng. HaSTC - Index giảm 0,23 điểm xuống 103,97 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 6,8 triệu cổ phiếu, tương đương 169,07 tỷ đồng.

    Sang ngày 2/12, dù nhận thông tin "hỗ trợ" từ việc xăng dầu giảm thêm 1000 đồng/ lít thì VN - Index vẫn "đứt phanh" do "tin xấu" quá mạnh từ Mỹ. Đó là việc nước này thừa nhận nền kinh tế đã suy thoái từ 12/2007, khiến phố Wall lại có một ngày "đen tối".

    Những diễn biến chính trên 2 sàn chứng khoán của Việt Nam ngày 2/12, như sau:

    Trên sàn HOSE:

    VN - Index đóng cửa ở 307,45 điểm sau khi giảm 7,26 điểm, chỉ còn cách đáy cũ , 303,54 điểm được thiết lập ngày 27/11, chưa đến 4 điểm. Với 8,81 triệu đơn vị giao dịch, trị giá 238,66 tỷ đồng. Kết thúc phiên, rất nhiều mã không còn dư mua, ngoài TSC, các mã khác đều có dư bán dầy đặc. Trong 171 mã trên HOSE kết thúc phiên có 13 mã tăng giá, 19 mã đứng giá và 135 mã giảm giá. 13 mã tăng giá phiên này phần nhiều là các mã nhỏ, trong đó 3 mã tăng trần là TSC của Vật tư Kỹ thụât NN Cần Thơ, LGC của Điện Lữ Gia và HBD của CTCP Bao bì PP Bình Dương. Trong nhóm tăng giá, BMC, DHG và SFC đứng đầu với mức tăng 2.000 đ/CP. Trong nhóm giảm giá, SZL dẫn đầu với mức giảm 3.000 đ/CP, tiếp theo là các mã DMC, FPT và IMP. Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn, trong suốt phiên không mã nào vượt qua nổi ngưỡng tham chiếu và kết thúc giao dịch chỉ có PVD đứng giá, còn lại đều giảm nhẹ. Về giao dịch, STB dẫn đầu với 1,221 triệu đơn vị, tiếp theo là các mã SSI, FPT, REE và VF4

    Trên sàn HASTC:

    Đóng cửa, HaSTC - Index giảm 0,49 điểm xuống 103,48 điểm., giao dịch giảm do lượng cầu tại hầu hết các mã đều giảm, đạt 5,04 triệu cổ phiếu, tương ứng 131,58 tỷ đồng. Ngoài VCG và VSP tăng trần từ đầu phiên, các nhà đầu tư đang hướng sự chú ý đến hai cổ phiếu BLF và KBC khi BLF có dư mua hơn 30.000 đơn vị và KBC có dư mua trần hơn 200.000 đơn vị vào cuối phiên. Hầu hết lượng đặt mua tại các mã đều yếu dần so với các phiên trước. Hầu hết các nhà đầu tư đều đặt giá sàn hoặc giá dưới tham chiếu. Đối với cổ phiếu ACB, mặc dù có dư mua gần 100.000 cổ phiếu song hầu hết đều là mức giá thấp. Cổ phiếu PVI, HAI, STC, VDL tăng nhẹ vào cuối phiên.

    Lãi suất giảm, có tạo hiệu ứng tích cực?

    Việc cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER) chính thức thừa nhận kinh tế Mỹ đã bước vào suy thoái kể từ tháng 12/2007, đương nhiên, sẽ làm các thị trường chứng khoán toàn cầu thêm "đỏ". Song chính, "định nghĩa" mới của NBER về suy thoái đồng nghĩa với "nhận thức lại" của giới chuyên gia và hoạch định chính sách về giải pháp cho tình hình hiện nay.

    Sau những động tác, chính phủ ra tay "cứu" các "đại gia" có ảnh hưởng của thị trường tài chính toàn cầu, để ngăn chặn hiện tượng "sụp đổ" dây chuyền. Tiếp đó là những gói kích thích kinh tế "khủng" với mục tiêu tăng chi tiêu chính phủ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhằm tạo việc làm, tăng chi tiêu của dân cư, để ngăn chặn suy thoái. Trong đó, công cụ lãi suất được sử dụng với nhiều kỳ vọng, nhưng thực tế, lãi suất liên tục giảm, đến mức thấp kỷ lục của nhiều năm và có thể hạ xuống 0 trong thời gian tới, thì Niềm tin vẫn "ở đâu đó", sự lưu thông của dòng vốn vẫn đóng băng.

    Hay nói cách khác, công cụ được các chính phủ sử dụng thời gian vừa qua vẫn mang tính "kinh điển" trong khi thực tế đã "biến đổi". Đây chính là bài học và thực tế ở Việt Nam, có thời điểm như quý I và II của năm 2008, chúng ta dự báo sau quý II tình hình sẽ khá hơn, người dân - doanh nghiệp và nhà nước cố "vá víu" vượt qua. Nhưng đến quý III và IV, khi vi mô của Việt Nam được "tự đánh giá" là "ổn" thì thế giới "không ổn", thế là những giải pháp - kế hoạch trước đó đều "gãy". Theo đó là Niềm tin ngày càng mong manh, hiện tượng các tin đồn hoặc nhẹ hơn là Nhận định vô cùng bi quan về tương lai Việt Nam trong xã hội tăng lên. Đáng lo, chính ở sự "lệch pha" giữa thông tin công khai với thực tế tâm lý xã hội. Chính sự "lệch pha" trên, cộng với mục tiêu và nhạy cảm trong điều hành thời gian qua không tốt, làm tình hình hiện nay "nhảy" liên tục, không phân biệt thị trường nào, dù là chứng khoán, vàng, ngoại tệ hay môi trường kinh doanh của doạnh nghiệp.

    Chúng tôi vô cùng lo ngại, trong tình hình này, nếu các "nút thắt" của nền kinh tế lâu nay không được "tháo gỡ" từng điểm, để tạo ra thông tin Hỗ trợ mạnh thực sự, sẽ dẫn đến, mọi cố gắng điều chỉnh vĩ mô đều mất tác dụng.


    Sẽ không thể có Giải pháp cả gói cho nền kinh tế như mong đợi của xã hội, thì điều hành vĩ mô phải làm được 2 mục tiêu sau:


    Một là giảm chi phí tối đa có thể, dù là chi phí tăng do thủ tục nặng nề, hay chi phí tăng do độc quyền nhà nước. Chúng tôi thực sự bất ngờ và khó hiểu khi chúng ta đã biết được: xăng dầu, sắt - thép, phân bón...mặt bằng giá ở Việt Nam cao gấp 2 lần giá nhập khẩu gốc. Vậy mà, khi thông qua phương án giảm giá xăng dầu vừa qua, chính phủ lại đồng ý cho tăng thuế nhập khẩu mặt hàng này thêm 10%, từ 25% lên 35%. Liệu, ngân sách "thu thêm" đó có bù đắp lại "thiệt hại" tổng thể của nền kinh tế? Tại sao, động thái, mở cửa thị trường xăng - dầu cho 1 hãng nước ngoài tham gia, để tăng áp lực Canh tranh, giảm giá theo đúng qui luật Cung - cầu, vẫn không được thực thi? Hay chí ít là cố định mức thuế nhập khẩu thấp từ 10% - 15%, để buộc Petrolimex, doanh nghiệp chi phối, với 60% giảm giá xuống dưới 10.000 đồng/ lít, không được thực hiện.


    Hai là, khai thông luồng tín dụng. Ngân hàng vẫn thừa tiền, tiền trong dân vẫn còn, doanh nghiệp thì vẫn chưa muốn vay, do kỳ vọng trên thị trường quá khác nhau. Đã có quá nhiều kiến nghị về cơ chế lãi suất cũng như chính sách tiền tệ linh hoạt để chuyển biến tình hình bức bí hiện nay. Song, xem ra đề xuất - kiến nghị và thực tế tiếp tục "lệch pha" Đầu tháng 12 này, hết BIDV đến VCB, cố gắng giảm lãi suất xuống dưới 11%, và theo dự báo của chúng tôi, chỉ ít ngày tới sẽ giảm xuống dưới 10%/ năm, thì chuyển biến trên thị trường tiền tệ vẫn thiếu bóng dáng của "nhạc trưởng".


    Kết luận: Thị trường sẽ "chờ" thông tin hỗ trợ, ngay cả khi VN - Index "phá" mốc 300 điểm mà thông tin hỗ trợ không xuất hiện, thì VN - Index và HaSTC - Index vẫn "rơi" tiếp.


    Phạm Hùng Vỹ

    P/s: Từ ngày 5/12: Lãi suất cơ bản còn 10%/ năm và cơ chế lãi suất Thỏa thuận được áp dụng trở lại!
    Bài được đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam ngày mai, 3/12

  5. #5
    Ngày tham gia
    May 2019
    Bài viết
    0
    [quote user="mobifoner"]Việt Nam trên con đường tìm lại Niềm Tin

    Theo đề nghị của Bạn Đọc, Vỹ xin gửi đến mọi người bài viết: "Chứng khoán trên con đường tìm lại Niềm Tin". Tuy Tide là "chứng khoán" nhưng bài viết đề cập khái quát đến nhiều vấn đề của nền kinh tế và Việt Nam. Mong các bạn thông cảm, vì khuôn khổ 1 bài báo.
    Mời các bạn tìm đọc bài viết trên báo Pháp Luật Việt Nam ngày mai (1/12).





    Khởi đầu tháng 12: Chứng khoán trên con đường tìm lại Niềm Tin

    Bước vào tháng cuối cùng của năm 2008, chứng khoán Việt Nam cũng như nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước đòi hỏi vô cùng bức thiết: Tìm lại Niềm tin. Nếu điều hành vĩ mô của chính phủ bắt đúng "mạch", nếu cộng đồng doanh nghiệp sẵn sàng để đương đầu với 2 năm khó khăn trước mắt, sẽ có giải pháp cả trong ngắn - trung và dài hạn cho Việt Nam. Chỉ khi đó, con đường tìm lại Niềm tin mới được xác lập, là nền tảng để Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán vượt qua giai đoạn khó khăn này.

    Thêm một lần VN - Index "thoát hiểm"

    Khởi đầu tuần với 317,93 điểm, VN - Index có thể nhận định là rất may mắn mới kết thúc tuần giao dịch vẫn còn 314.74 điểm. Đúng như nhận định của chúng tôi về VN - Index trong tuần: "Chứng khoán Việt Nam sẽ đảo chiều nhưng kết thúc tuần giao dịch tiếp tục giảm điểm, mốc 300 điểm chưa bị "phá" trong tuần này."

    Trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu có một tuần giao dịch thành công, với "màu xanh" và "tăng điểm". Do đón nhận những thông tin hỗ trợ đa chiều sau:

    Một là, Thông tin hỗ trợ từ Mỹ:
    * Ngày 24/11, tân Tổng thống Barack Obama công bố đội ngũ quan chức kinh tế hàng đầu, trong đó ông Timothy Geithner, chủ tịch Fed NewYork, được đề cử vào vị trí Bộ trưởng Tài chính, chứng khoán Mỹ bắt đầu tăng điểm từ cuối tuần trước.
    * Công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 800 tỷ USD và chính phủ Mỹ cam kết bảo lãnh cho toàn bộ nợ xấu cho vay địa ốc và các tài sản khác của ngân hàng Citi Group với tổng trị giá 306 tỷ USD, đồng thời bơm thêm 20 tỷ USD cho Citi Group.

    Hai là, Thông tin hỗ trợ từ Châu Âu:
    * Ngày 24/11, chính phủ Anh công bố gói giải pháp trị giá 30 tỷ USD.
    * Ủy ban kinh tế Châu Âu đưa ra kế hoạch 259 tỷ USD để kích thích kinh tế và cứu thị trường tài chính các nước trong khối.

    Ba là, Thông tin hỗ trợ từ Châu Á:
    * Trung Quốc có kế hoạch bổ sung thêm 1.46 nghìn tỷ USD để phát triển kinh tế, thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạ 1.08 điểm phần trăm lãi suất cho vay thời hạn 1 năm xuống mức 5.58%. Đồng thời, lãi suất tiền gửi cũng hạ xuống mức 2.52%, đây là mức lãi suất thấp nhất trong vòng mười một năm qua.
    * Ngày 26/11, ngân hàng trung ương Hàn Quốc cũng nhận được 4 tỷ USD từ Fed để ổn định thị trường tài chính trong nước.



    Thì ở thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Niêm yết, các tổ chức trung gian thị trường và cơ quan quản lý đã phải "chịu đựng" cảnh thị trường "phá đáy", chỉ số VN - Index xuống đến 303.54 điểm, chỉ số HaSTC xuống đến 97,59 điểm. Cụ thể tình hình giao dịch tuần từ 24/11 - 28/11 của VN - Index như sau:


    Các nhân tố làm chứng khoán Việt Nam "lệch pha" so với chứng khoán toàn cầu, gồm:


    Thứ nhất: "câu chuyện" thuế thu nhập áp dụng với chứng khoán.
    Thứ hai: Tình trạng sụp giảm nhanh và mạnh của cả kim ngạch xuất - nhập khẩu.
    Thứ ba: Tình trạng đình trệ của nền kinh tế, với tháng thứ 2 liên tiếp CPI giảm.
    Cuối cùng, tổng hợp của các nhân tố trên, cộng với phản ứng gần như không có của cơ quan quản lý, làm cho Niềm tin với thị trường "lao dốc".


    Thị trường chỉ may mắn "thoát hiểm" trong phiên cuối tuần, do trước đó, ngày 27/11, chính phủ có phiên họp thường kỳ. Theo đó, vào phút 89, đề xuất Hoãn thi thành luật thuế thu nhập cá nhân đến 1/7/2009, đã được trình lên và chính phủ sẽ điều hành vĩ mô hợp lý hơn, để lãi suất xuống dưới 10%/ năm. Song quan trọng nhất là, lần đầu tiên cơ quan hành pháp của Việt Nam ( chính phủ ) đã nhìn nhận thực tế khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm tới, điều trước đó, cộng đồng kinh doanh vẫn "băn khoăn" rằng: Liệu cơ quan điều hành đã nắm bắt chính xác chưa?


    Bắt đầu hành trình xây dựng Niềm tin!


    Vậy là sau rất nhiều đề xuất, kiến nghị, tham vấn của nhiều giới trong xã hội, chính phủ đã có Tiếng nói cần thiết về tình hình khó khăn của đất nước trong vài năm tới. Theo nhận định của chúng tôi, điều này vô cùng quan trọng với Việt Nam, do chúng ta điều hành trên mô hình "từ trên xuống", nên sự nhận thức thông suốt từ trên xuống dưới, để hành động thống nhất , chúng ta mới thực hiện được tầm nhìn, mục tiêu đã vạch ra.


    Dù mọi so sánh đều là khập khiễng, nhưng trong thời đại thông tin và khủng hoảng như hiện nay, nếu không lắng nghe và bắt đúng "mạch" của xã hội, rất dễ đưa đến tình trạng rối ren, chịu tác hại nặng nề của tâm lý "số đông nghiệt ngã". Nhìn lại lộ trình và hành động của chính phủ Mỹ nhằm đối phó với khủng hoảng và suy thoái, càng thấy rõ điều đó. Hiện nay, có thể nói sau những ngày "đen tối", nước Mỹ đang bắt đầu con đường lấy lại Niềm tin.


    Còn trong một "khoảnh khắc", phạm vi hẹp hơn, là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11/2008, sau những thông tin từ phiên họp chính phủ ngày 27/11, thị trường đã đảo chiều mạnh mẽ, cầu chứng khoán tăng vọt lên trên 32 triệu chứng khoán. Cho thấy, điều hành vĩ mô còn khả năng tác động mạnh đến thị trường, đó là cơ may cho Việt Nam, để từ đó Việt Nam cải thiện hiệu quả của Điều hành nền kinh tế, cũng đồng nghĩa với Thông điệp: Việt Nam sẽ hành động để tạo dựng Niềm tin của thị trường, của giới đầu tư quốc tế, cũng như người dân trong nước.
    Những gì đã qua, có thể khẳng định Niềm tin là điều Việt Nam cần nhất. Giống như Singapo hơn 30 năm trước, khi nước này quyết tâm phát triển thành trung tâm tài chính của khu vực. Người sáng lập Singapo, ông Lý Quang Diệu đã đúc rút bài học của Singapo khi đó như sau: Chúng tôi không có tài nguyên, không có lợi thế như Hồng Kông, chúng tôi phải tạo dựng được Niềm tin đối với giới đầu tư.

    Do đó, chứng khoán Việt Nam không thể hài lòng sau khi "thoát hiểm" như vừa qua được. Việt Nam cũng không thể lãng phí hay chậm chễ nữa. Việt Nam cần công bố cụ thể những giải pháp sẽ thực hiện với thị trường và nền kinh tế là gì?

    Trước hết, với thị trường chứng khoán, chúng tôi tiếp tục đề xuất, các biện pháp có thể thực hiện ngay:



    Một là: Loại bỏ "rào cản" T+4 hiện nay xuống T+0 hoặc T+1.
    Hai là: Chính thức thông báo Hoãn áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân trong đầu tư chứng khoán 2 năm. Vì thời gian đó, nền kinh tế được dự báo, đương đầu với nhiều khó khăn, nên hoãn chính là giải pháp tạo nguồn thu, sau đó, tình hình thuận lợi hơn có thể điều chỉnh, thay cho giải pháp ngắn hạn 6 tháng đã được đề xuất.
    Ba là: Áp dụng các chuẩn mực cao nhất để giám sát thị trường. Cần công bố thời điểm hoàn thành Luật chứng khoán sửa đổi với khả năng điều chỉnh các quan hệ cụ thể hơn, thay cho mô hình cũ: Luật - nghị định - thông tư.


    Với nền kinh tế, là các đề xuất:


    Một là: Công bố công khai những qui định, thủ tục cần loại bỏ, kèm thời gian thực hiện. Đồng thời, để người dân - doanh nghiệp, bổ sung danh mục những qui định, thủ tục, cần thông tin chi tiết hoặc loại bỏ. Đây là gói giải pháp luôn được chính phủ đề ra, song hiệu quả không đạt yêu cầu, mà minh chứng rõ nhất là luôn thấy giải pháp này trong nhiều năm.


    Hai là: Áp dụng Luật Cạnh tranh với các ngành nghề lĩnh vực độc quyền nhà nước như Điện, Than....Đặc biệt là bài toán năng lượng.


    Ba là: Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực không phân biệt thành phần kinh tế. Đặc biệt là trong tiếp cận bất động sản và tín dụng. Đưa mặt bằng lãi suất về vận hành theo cơ chế thoả thuận, thay cho mục tiêu giảm về dưới 10%/ năm hay dưới 8%/ năm như điều hành hiện nay.


    Bốn là: Xây dựng cơ chế Mua thông tin dự báo - cảnh báo từ các tổ chức quốc tế hoặc trong nước và Bán lại cho các cá nhân - tổ chức ở trong nước.


    Năm là: Cắt giảm ngân sách đối với các tổ chức, hội - đoàn, khi đa phần những tổ chức này tồn tại "lay lắt" theo kiểu "hội trà nước".


    Phạm Hùng Vỹ


    [/quote]


    Bác Vỹ cho góp vài ý kiến: Tôi đồng tình với bác nên nghiên cứu lại giao dịch T+4 như hiện nay nên cố gắng rút ngắn lại,như T+0 T+1 thì quá hay nhưng nếu là T+1 hay T+2 thôi cũng đủ để nhà đầu tư yên tâm hơn với những quyết định của mình sẽ làm thị trường sôi động hơn ! Vì tôi nghĩ hiện tại nhiều nhà đầu tư đang ngại giao dịch T+4 nên rất ngại mua vào dù muốn mua.


    Còn vụ CPI giảm liên tiếp tháng thứ 2 mà tỉ lệ không nhiều tôi thì nghĩ rằng đó là điều bình thường và tốt cho nền kinh tế vì chúng ta đều biết khi CPI mấy tháng trước tăng cao do tình hình giá cả thế giới tăng cao,dầu mỏ hơn 140USD/T nay giá dầu ở mức 50USD/T......chưa nói giá thép,KL.....đều giảm nên việc CPI hiện tại giảm là đều bình thường....Tôi cho rằng trong tình hình hiện tại chúng ta có nhiều cơ hội bức phá hơn nếu chúng ta tổ chức lại bộ máy quản lý và kiểm soát cũng như sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn vốn nhà nước

  6. #6
    Guest
    Bác Mobifoner lập trang này rồi bỏ đi đâu mất rồi........viết vài dòng đi bác !

  7. #7
    otv Guest
    [quote user="mobifoner"]


    [quote user="atek"]


    Bác Mobifoner lập trang này rồi bỏ đi đâu mất rồi........viết vài dòng đi bác !




    [/quote]


    Tôi biết nói gì nữa đây? Những điều cần nói tôi đã nói trong 2 bài mới nhất ở trên rồi.


    Đúng là, khốn nạn cho dân ta quá!


    Khi Dân cần sự quyết đoán, lắng nghe, thì chẳng thấy đâu? Trong một tháng mấy lần thị trường nguy kịch, mà cứ nguy kịch là Tin đồn lại bay khắp nơi. Cái báo cáo của HSBC, tôi thấy nó nói toàn điều ai cũng biết, còn dự báo của nó thì Rất tệ, thế mà Dân ta cũng "nghiêng ngả", còn về tỷ giá kỳ hạn giữa USD/VND hiện tại ở "mốc" trên 19.000 mà bà con lại tin ngay rằng tỷ giá trong tương lai sẽ là 19.000 - 20.000 thì đúng là nực cười. Đúng là Tỷ giá giữa USD/VND đang cao hơn giá trị thật, nhưng họa có *** mới phá giá VND Mạnh và tức thì vậy, trong 100 ngày tới tôi Dám đặt cược với bất kỳ ai, room cho tỷ giá là 17.600





    [/quote]


    Cái này là cuộc chiến thông tin đó bác.......tôi nói thật nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức hiểu rất rõ điểm yếu cốt lõi nhất của nhiều nhà đầu tư nhỏ trong nước là kiến thức và số liệu để phân tích đánh giá tình hình vì vậy hầu hết các phân tích mặt dù không có gì mới hay chẳng có thông tin gì chỉ có những nhận xét cảm tính từ các tổ chức có chút tiếng như HSBC đã làm nhà đầu tư trong nước đang chới với giờ càng hoang mang hơn......cái này anh em có biết thì cũng chịu vì khi số đông thiểu số đã tỏ ra chán nản thì họ dùng những đòn bẩy về cổ phiếu sẽ rất dễ dàng thực hiện ý đồ đạp giá cổ phiếu xuống!


    Mà thật tình tôi nhận thấy nhiều phân tích của các cơ quan báo đài thì mỗi người một kiểu....nhiều bài cứ sao chép copy ý tứ cứ na ná nhau,như VTV1 gì toàn lấy thông tin thì chậm mà các phân tích của những người thực hiện chương trình thì phần nhiều là đọc báo trở lại cho mọi người xem......tôi thấy chúng ta thực sự thiếu hẳn những tổ chức đủ tâm tầm và năng lực để đưa ra những nhận xét khách quan,đó phải bao gồm cả những mặt tốt và mặt xấu chứ không nên dùng những phân tích phiếm diện thể hiện quan điểm cá nhân.


    Còn các nhà quản lý của VN tình hình rõ ràng là thông tin đang làm nhà đầu tư nhỏ hoang mang thì tại sao không thấy ai đứng ra nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư hay họ vẫn cho là TTCK không quan trọng những nhà đầu tư trong TTCK chỉ là con bạc.......nhiều khi không thể hiểu nỗi suy nghĩ và trình độ của nhiều nhà quản lý của ta.

  8. #8
    Guest
    [quote user="atek"]


    Bác Mobifoner lập trang này rồi bỏ đi đâu mất rồi........viết vài dòng đi bác !




    [/quote]


    Tôi biết nói gì nữa đây? Những điều cần nói tôi đã nói trong 2 bài mới nhất ở trên rồi.


    Đúng là, khốn nạn cho dân ta quá!


    Khi Dân cần sự quyết đoán, lắng nghe, thì chẳng thấy đâu? Trong một tháng mấy lần thị trường nguy kịch, mà cứ nguy kịch là Tin đồn lại bay khắp nơi. Cái báo cáo của HSBC, tôi thấy nó nói toàn điều ai cũng biết, còn dự báo của nó thì Rất tệ, thế mà Dân ta cũng "nghiêng ngả", còn về tỷ giá kỳ hạn giữa USD/VND hiện tại ở "mốc" trên 19.000 mà bà con lại tin ngay rằng tỷ giá trong tương lai sẽ là 19.000 - 20.000 thì đúng là nực cười. Đúng là Tỷ giá giữa USD/VND đang cao hơn giá trị thật, nhưng họa có Điên mới phá giá VND Mạnh và tức thì vậy, trong 100 ngày tới tôi Dám đặt cược với bất kỳ ai, room cho tỷ giá là 17.600


  9. #9
    Guest
    [quote user="atek"]


    [quote user="mobifoner"]


    [quote user="atek"]


    Bác Mobifoner lập trang này rồi bỏ đi đâu mất rồi........viết vài dòng đi bác !




    [/quote]


    Tôi biết nói gì nữa đây? Những điều cần nói tôi đã nói trong 2 bài mới nhất ở trên rồi.


    Đúng là, khốn nạn cho dân ta quá!


    Khi Dân cần sự quyết đoán, lắng nghe, thì chẳng thấy đâu? Trong một tháng mấy lần thị trường nguy kịch, mà cứ nguy kịch là Tin đồn lại bay khắp nơi. Cái báo cáo của HSBC, tôi thấy nó nói toàn điều ai cũng biết, còn dự báo của nó thì Rất tệ, thế mà Dân ta cũng "nghiêng ngả", còn về tỷ giá kỳ hạn giữa USD/VND hiện tại ở "mốc" trên 19.000 mà bà con lại tin ngay rằng tỷ giá trong tương lai sẽ là 19.000 - 20.000 thì đúng là nực cười. Đúng là Tỷ giá giữa USD/VND đang cao hơn giá trị thật, nhưng họa có *** mới phá giá VND Mạnh và tức thì vậy, trong 100 ngày tới tôi Dám đặt cược với bất kỳ ai, room cho tỷ giá là 17.600





    [/quote]


    Cái này là cuộc chiến thông tin đó bác.......tôi nói thật nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức hiểu rất rõ điểm yếu cốt lõi nhất của nhiều nhà đầu tư nhỏ trong nước là kiến thức và số liệu để phân tích đánh giá tình hình vì vậy hầu hết các phân tích mặt dù không có gì mới hay chẳng có thông tin gì chỉ có những nhận xét cảm tính từ các tổ chức có chút tiếng như HSBC đã làm nhà đầu tư trong nước đang chới với giờ càng hoang mang hơn......cái này anh em có biết thì cũng chịu vì khi số đông thiểu số đã tỏ ra chán nản thì họ dùng những đòn bẩy về cổ phiếu sẽ rất dễ dàng thực hiện ý đồ đạp giá cổ phiếu xuống!


    Mà thật tình tôi nhận thấy nhiều phân tích của các cơ quan báo đài thì mỗi người một kiểu....nhiều bài cứ sao chép copy ý tứ cứ na ná nhau,như VTV1 gì toàn lấy thông tin thì chậm mà các phân tích của những người thực hiện chương trình thì phần nhiều là đọc báo trở lại cho mọi người xem......tôi thấy chúng ta thực sự thiếu hẳn những tổ chức đủ tâm tầm và năng lực để đưa ra những nhận xét khách quan,đó phải bao gồm cả những mặt tốt và mặt xấu chứ không nên dùng những phân tích phiếm diện thể hiện quan điểm cá nhân.


    Còn các nhà quản lý của VN tình hình rõ ràng là thông tin đang làm nhà đầu tư nhỏ hoang mang thì tại sao không thấy ai đứng ra nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư hay họ vẫn cho là TTCK không quan trọng những nhà đầu tư trong TTCK chỉ là con bạc.......nhiều khi không thể hiểu nỗi suy nghĩ và trình độ của nhiều nhà quản lý của ta.


    [/quote]


    Như câu chuyện "Quả cam"


    Anh nông dân mang những quả cam tốt nhất ra chợ bán.Vớicùng một quả cam người mua hàng lạc quan thì cho rằngquả cam cóvẽ ngoàitốt nên chắc là được chăm sóc kỹ vì vậy chất lượng quả cam tốt còn những người mua hàng bi quan hay muốn ép giá người bán thì bảo là những quả cam vẽ ngoài đẹp đẽ nhưng những quả cam này không ngon và có thể dùng hóa chất làm cho trái cam đẹp vậy nêncứ ép giá người nông dân.......Bình thường thì người nông dân có thể không bán và chờ nhưng nếu lúc khó khăn thì buột họ phải bán dù biết vậy là thiệt.....người mua hàng lại thấy ép giá được những lần sau cứ cố ép hơn nữa và người nông dân lại càng thiệt hơn nữa.....đến ngày người nông dân không thể chịu nỗi tỏ ra bất mãn và quyết định không trồng cam nữa thì lúc đó người mua mới hiểu ra là mình không bao giờ còn cam để mua dù giá cao hơn rất nhiều.


    Chỉ bền vững khi các bên đều có lợi và cái gì thì cũng nên có hạn địnhkhông nên tham quá.

  10. #10
    Guest
    [quote user="vothi"]


    [quote user="atek"]


    [quote user="mobifoner"]


    [quote user="atek"]


    Bác Mobifoner lập trang này rồi bỏ đi đâu mất rồi........viết vài dòng đi bác !




    [/quote]


    Tôi biết nói gì nữa đây? Những điều cần nói tôi đã nói trong 2 bài mới nhất ở trên rồi.


    Đúng là, khốn nạn cho dân ta quá!


    Khi Dân cần sự quyết đoán, lắng nghe, thì chẳng thấy đâu? Trong một tháng mấy lần thị trường nguy kịch, mà cứ nguy kịch là Tin đồn lại bay khắp nơi. Cái báo cáo của HSBC, tôi thấy nó nói toàn điều ai cũng biết, còn dự báo của nó thì Rất tệ, thế mà Dân ta cũng "nghiêng ngả", còn về tỷ giá kỳ hạn giữa USD/VND hiện tại ở "mốc" trên 19.000 mà bà con lại tin ngay rằng tỷ giá trong tương lai sẽ là 19.000 - 20.000 thì đúng là nực cười. Đúng là Tỷ giá giữa USD/VND đang cao hơn giá trị thật, nhưng họa có *** mới phá giá VND Mạnh và tức thì vậy, trong 100 ngày tới tôi Dám đặt cược với bất kỳ ai, room cho tỷ giá là 17.600





    [/quote]


    Cái này là cuộc chiến thông tin đó bác.......tôi nói thật nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức hiểu rất rõ điểm yếu cốt lõi nhất của nhiều nhà đầu tư nhỏ trong nước là kiến thức và số liệu để phân tích đánh giá tình hình vì vậy hầu hết các phân tích mặt dù không có gì mới hay chẳng có thông tin gì chỉ có những nhận xét cảm tính từ các tổ chức có chút tiếng như HSBC đã làm nhà đầu tư trong nước đang chới với giờ càng hoang mang hơn......cái này anh em có biết thì cũng chịu vì khi số đông thiểu số đã tỏ ra chán nản thì họ dùng những đòn bẩy về cổ phiếu sẽ rất dễ dàng thực hiện ý đồ đạp giá cổ phiếu xuống!


    Mà thật tình tôi nhận thấy nhiều phân tích của các cơ quan báo đài thì mỗi người một kiểu....nhiều bài cứ sao chép copy ý tứ cứ na ná nhau,như VTV1 gì toàn lấy thông tin thì chậm mà các phân tích của những người thực hiện chương trình thì phần nhiều là đọc báo trở lại cho mọi người xem......tôi thấy chúng ta thực sự thiếu hẳn những tổ chức đủ tâm tầm và năng lực để đưa ra những nhận xét khách quan,đó phải bao gồm cả những mặt tốt và mặt xấu chứ không nên dùng những phân tích phiếm diện thể hiện quan điểm cá nhân.


    Còn các nhà quản lý của VN tình hình rõ ràng là thông tin đang làm nhà đầu tư nhỏ hoang mang thì tại sao không thấy ai đứng ra nhằm ổn định tâm lý nhà đầu tư hay họ vẫn cho là TTCK không quan trọng những nhà đầu tư trong TTCK chỉ là con bạc.......nhiều khi không thể hiểu nỗi suy nghĩ và trình độ của nhiều nhà quản lý của ta.


    [/quote]


    Như câu chuyện "Quả cam"


    Anh nông dân mang những quả cam tốt nhất ra chợ bán.Vớicùng một quả cam người mua hàng lạc quan thì cho rằngquả cam cóvẽ ngoàitốt nên chắc là được chăm sóc kỹ vì vậy chất lượng quả cam tốt còn những người mua hàng bi quan hay muốn ép giá người bán thì bảo là những quả cam vẽ ngoài đẹp đẽ nhưng những quả cam này không ngon và có thể dùng hóa chất làm cho trái cam đẹp vậy nêncứ ép giá người nông dân.......Bình thường thì người nông dân có thể không bán và chờ nhưng nếu lúc khó khăn thì buột họ phải bán dù biết vậy là thiệt.....người mua hàng lại thấy ép giá được những lần sau cứ cố ép hơn nữa và người nông dân lại càng thiệt hơn nữa.....đến ngày người nông dân không thể chịu nỗi tỏ ra bất mãn và quyết định không trồng cam nữa thì lúc đó người mua mới hiểu ra là mình không bao giờ còn cam để mua dù giá cao hơn rất nhiều.


    Chỉ bền vững khi các bên đều có lợi và cái gì thì cũng nên có hạn địnhkhông nên tham quá.


    [/quote]


    Kha kha ....cái này gọi là tham quá thì thâm......mà VNINDEX giờ chỉ còn mỗi cái quần xà loản mà sợ đếch gì nữa bác......


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 21-05-2009, 04:31 AM
  2. Bài nhạy cảm nhất liên quan đến TTCK - phản biện thuế thu nhập từ đầu tư CK
    Bởi thangmaycr trong diễn đàn Giải pháp phát triển TTCK
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 15-05-2007, 12:06 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •