Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2018
    Bài viết
    0
    Là dân phân tích cơ bản, em mon men vào các topic của VST, đọc ké và để học hỏi kinh nghiệm. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các chủ đề đều đi sâu về phân tích kỹ thuật nhiều hơn là phân tích cơ bản. Em tự hỏi, tại sao không lập một chủ đề về phân tích cơ bản để mọi người có thể cùng nhau thảo luận, giúp nhau hiểu rõ hơn về kỹ thuật mà ai cũng nghĩ là rất khó này?

    Rất mong các bác ủng hộ em, đóng góp ý kiến và những phản biện để topic này có thể kéo dài được[:P]



    Nếu phân
    tích kỹ thuật giúp các nhà đầu tư xác định được thời điểm hơp lý để bắt đầu mua
    và bán cổ phiếu. Phân tích cơ bản sẽ giúp các chúng ta biết nên lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu nào. Là một
    nhà đầu tư cá nhân, với một ít tiền tích lũy được cộng với một mớ hỗn độn những
    kiến thức phân tích cơ bản tích lũy thông qua bao nhiêu năm mài đũng quần trên
    giảng đường, em tóm tắt phương thức phân
    tích cơ bản, theo cách riêng, đơn giản và dễ hiểu, hạn chế các công thức rườm
    rà nhất có thể, hy vọng chia sẻ kinh nghiệm với các bác.



    Em
    coi phân tích cơ bản như kim chỉ nam để lựa chọn đầu tư vào một công ty. Tuy
    nhiên, không phải công ty nào có phân tích cơ bản tốt là em cũng đầu tư đâu
    nhé. Sau khi phân tích cơ bản xong, em áp dụng triết lý trong Marketting đó là “best
    quality/price” để lựa chọn ra cổ phiếu có phân tích cơ bản tốt, có giá cả hợp
    lý thoả mãn được lợi nhuận kỳ vọng của mình.





    1.1:
    Các bước phân tích đầu tư



    Chúng
    ta có thể gặp các trường hợp phân tích đầu tư ở mọi nơi trong cuộc sống. Một
    doanh nghiệp tổ chức tuyển dụng nhân viên, một anh chàng đi cưa cẩm một cô
    gái…tất cả những hành động đó đều có những điểm chung như khi ta đi phân tích
    một cổ phiếu để lựa chọn đầu tư. Để đơn giản hóa, em chia phân tích đầu tư ra
    làm ba bước:






    Bước 1: Xác định kỳ vọng đầu tư[/b] (bước này giống như trước
    khi tuyển dung nhân viên, các công ty thường đặt ra kỳ vọng là nhân viên sẽ làm
    nhiệm vụ gì, đem lại lợi gì cho công ty). Trước khi đầu tư, các nhà đầu tư cần biết
    kỳ vọng đầu tư của mình ở đâu? Mức độ sinh lời mong đợi, thời gian sinh lời,
    mức độ chấp nhận rủi ro, khả năng tài chính.




    bước này, em tự đặt cho mình những câu hỏi và cố gắng trả lời chúng.



    -
    Ở mức lợi nhuận nào sẽ làm bác hài lòng? Trong khoản thời gian là bao nhiêu?



    -
    Lãi xuất gửi tiết kiệm và trái phiếu hiện nay là bao nhiêu? câu này giúp các
    bác có tham chiếu về lợi xuất đầu tư kỳ vọng cho bản thân mình



    -
    Từ đầu năm đến giờ, VNIndex tăng trưởng bao nhiêu %? Cái này rất quan trọng đó
    các bác ah, vì Vnindex là chỉ số cơ bản của thị trường, nếu cả thị trường đang
    dow mạnh, mà các bác tìm thấy cơ hội đầu tư trong ngắn hạn ( 3-6 tháng ) lãi
    hơn lãi xuất tiết kiệm và trái phiếu, tính thanh khoản tốt, thì các bác đã trở
    thành nhà đầu tư thành công rồi. Chiêu này để các bác biết mình biết người, trăm
    trận trăm thắng.



    Sau
    khi các bác xác định được mình muốn gì, mình cần gì, thì việc đi săn con mồi sẽ
    dễ dàng hơn nhiều






    Bước 2: Sàng lọc các đối tượng đầu
    tư[/b]
    (bước này cũng giống như sàng lọc ứng cử viên bằng phỏng vấn và qua CV). Sau
    khi xác định được tiêu chí đầu tư, em sẽ đến bước sàng lọc thông tin qua CV. CV
    của doanh nghiệp đối với em là bản cáo bạch. Biết khai thác Là một NB không có
    tai mắt khắp nơi, em chỉ có mỗi bản cáo bạch là nguồn thông tin quý báu nhất.
    Ngòai ra em cũng tìm kiếm thêm các thông tin khác trên báo đài và trên các
    4fum.



    Em
    sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản để sàng lọc các đối tượng đầu tư. Khi
    bắt tay vào phân tích một doanh nghiệp, em thường so sánh với việc phân tích
    một con người, để cố gắng dự đoán được những gì sẽ xảy ra với con người đó
    trong tương lai dựa vào những thông tin hiện tại mà mình có được.



    Em
    áp dụng các bước sau:






    v
    Xác định lứa tuổi của
    doanh nghiệp[/b]



    Một
    đứa trẻ 3 tuổi không có khả năng kiếm tiền như một người đàn ông 30 tuổi. , tất
    nhiên ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ như các siêu diễn viên nhí có thể
    kiếm tiền bạc tỷ từ bé. Với lập luận này,
    trước khi phân tích, em cố gắng xác định lứa tuổi của doanh nghiệp đó.
    Đối với em, chúng ta có thể phân loại các doanh nghiệp như sau :



    o
    Sơ sinh[/i][/b]: giống như một đứa trẻ
    mới ra đời,doanh nghiệp này không có nhiều thông tin trong quá khứ. Ta không
    thế nhìn vào báo cáo tài chính của công ty này đê biết được công ty đó có thể
    phá triển hay không. Việc phân tích doanh nghiệp này đòi hỏi một kỹ năng và
    kinh nghiệm đầu tư lâu năm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động. Loại
    hình doanh nghiệp này chỉ thích hợp với những quỹ đâu tư mạo hiểm. Đây hoàn
    toàn không phải đối tượng của các nhà đầu tư cá nhân[/i]



    o
    Dậy thì[/i][/b]: đây là giai đoạn phát
    triển quan trong nhât của cuộc đời. Trong giai đoạn này, tính cách và định
    hướng của đứa trẻ sẽ hình thành. Đối với doanh nghiệp, đây là giai đoạn vô cùng
    quan trọng vớ nhưng bướci tăng trưởng mạnh mẽ, những đột biến về định hướng
    phát triển. Doanh nghiệp sẽ từng bước xác định rõ ràng lối đi của bản thân
    mình. Đối với các nhà đầu tư, nếu tìm được các doanh nghiệp trong lứa tuổi “dậy
    thì”, nếu biết cách sàng lọc thông tin tốt, thì đây sẽ là cơ hội cho các bác
    khai thác được mỏ vàng với giá rẻ. [/i]



    o
    Trưởng thành[/i][/b]: sau khi
    qua được lứa tuổi đậy thì, đây là giai đoạn doanh nghiệp vừa bắt đầu khẳng định
    được mình, vừa tích lũy những kinh nghiệm, vừa đầu tư thêm tài sản cố định, mở
    rộng quy mô, nâng cao thị phần trên thị trường. Giai đoạn này cũng giống nhu
    giai đoạn của các cô cậu sinh viên mới ra trường, họ vừa đi làm kiếm tiền,
    nhưng vừa đầu tư tiền mình kiếm được để học thêm cao học, anh văn, vi tính để
    tìm kiếm một vị trí cao hơn, kiếm tiền nhiều hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp
    trong lứa tuổi này cũng đã có một score business khá vững chắc, và có một luồng
    tiền tuy không nhiều, nhưng đều đăn. Đầu tư vào các doanh nghiệp này tất nhiên
    là ít rủi ro hơi các cậu đang “ dậy thì” tuy nhiên, cái giá đầu tư cũng đắt
    hơn, và khả năng tăng trưởng của các doanh nghiệp này không còn mạnh mẽ như các
    doanh nghiệp trong lứa tuổi teen được.[/i]



    o
    Trung niên[/i][/b]: khi
    doanh nghiệp đã đến mức tuổi trung niên, như “VNM”, các doanh nghiệp sẽ có các
    luông tiền đều đăn hơn, sẽ có tham vọng và có các khoản đầu tư lớn hơn. Các
    doanh nghiệp “trung niên” thường có vị thế nhất định trong lĩnh vực kinh doanh,
    cố gắng tìm kiếm ngành nghề kinh doanh khác để tạo mức tăng trưởng mới. [/i]



    o
    Lão hóa về hưu:[/i][/b] ở tuổi
    này, như bác “ PPC” khả năng chinh chiến
    của các doanh nghiệp không còn như xưa, giống như các cụ già, các doanh nghiệp
    này sẽ hài lòng hưởng những thành quả lao động của họ tích lũy trong cả quãng
    đời, các doanh nghiệp này không có đột biết quá lớn về khả năng tăng trưởng và
    trong hoạt động kinh doanh. [/i]



    Mục đích:[/b] Việc xác định lứa tuổi
    của doanh nghiệp sẽ cho chúng ta một cách nhìn tổng quát. Đây là bước sàng lọc
    đầu tiên trước khi tiến hành các bước phân tích tiếp theo. Tùy vào mức độ kỳ
    vọng lợi nhuận và rủi ro khác nhau, các bác có thể xác định được loại hình
    doanh nghiệp nào sẽ đầu tư, nên đầu tư vào các công ty “đang dậy thì” hay vào
    các lão già nhiều tiền ít rủi ro.



    Với
    đặc điểm của một nền kinh tế đang phát triển, hầu hết các doanh nghiệp của Việt
    Nam đều thuộc loại “ dậy thì” hoặc đang giai đoạn trưởng thành”. Vì vậy bài
    viết của em sẽ tập trung vào phân tích hai loại doanh nghiệp trên.








    Bước 3:
    Lựa chọn thí sinh [/b]. Không biết các bác đi interview bao giờ chưa, các ứng cử
    viên lọt vào vòng cuối cùng thường có trình độ và tiềm năng như nhau. Doanh
    nghiệp sẽ sử dụng phương pháp loại trừ để lựa chọn best candidate. Đơn giản
    thôi, các câu hỏi sẽ được đưa ra về mức lương kỳ vọng, về thời gian có thể đi
    làm. Chiêu này là nhà tuyển dụng đang hỏi giá và tính thanh khoản cuả các ứng
    cử viên. Bác nào tính thanh khoản tốt nhất, có nghĩa là có thể đi làm luôn và
    giá rẻ nhất thì sẽ được lựa chọn. Tiêu chí Best quality/price ở đây được sử
    dụng triệt để. Lại quay về chủ đề đầu tư, sau khi qua bước 2, em sẽ sử dụng
    phương pháp so sánh để sàng lọc, lựa chọn được cổ phiếu nào tốt với giá rẻ nhất
    và khả năng thanh khoản cao nhất.






  2. #2
    Ngày tham gia
    Feb 2021
    Bài viết
    1


    1.2: Các doanh nghiệp đang tuổi “dậy
    thì”[/b]



    1.2.1: Đặc điểm nhận
    dạng [/b]



    -
    Tuổi đời còn trẻ[/b] : thường các doanh
    nghiệp này mới thành lập, nên tuổi đời vòn rất trẻ, có thể chỉ vài tháng, hoặc
    vài năm.



    -
    Kinh nghiệm hạn chế :[/b] do tuổi đời còn non
    nớt và chưa nhiều kinh nghiệm va chạm trong xã hội, các em” doanh nghiệp này”
    còn ít kinh nghiệm chinh chiến, thành tích cũng chưa lấy gì làm nhiều lắm



    -
    Hoài bão:[/b] tuổi trẻ mà đúng không
    các bác. Nhớ lại tuổi dậy thì có những lúc em cũng mơ ước thành “ông nọ bà
    kia”, các doanh nghiệp trong lứa tuổi này cũng vậy, có nhiều dự án, nhiều tham
    vọng. Vì vậy điều quan trọng của chúng ta, các nhà đầu tư là phải đánh giá xem
    là doanh nghiệp đó có đủ khả năng thực hiện được những dự án của mình hay không
    và các dự án này có “ngon ăn” không?



    -
    Lớn rất nhanh[/b]: nhớ hồi em còn “bé”,
    bố em toàn bảo nuôi mày ăn phí cơm phí gạo. Mỗi bữa em ăn khoảng 6-7 bát cơm,
    mà lúc nào cũng thấy đói, mà khốn nỗi chẳng béo lên tẹo nào cả. Nghĩ đi nghĩ
    lại em thấy các doanh nghiệp trong lứa tuổi này cũng vậy, lúc nào cũng đói “
    vốn”, mà bao nhiêu vốn vào, cũng không thấy đủ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này
    sau giai đoạn tích lũy tư bản sẽ phát triển rất nhanh, việc tăng trưởgn vài
    trăm % một năm là chuyện bình thường.



    1.2.2: Các bước phân
    tích cơ bản[/b]



    Sau
    khi xác định được các đặc điểm doanh nghiệp, em tiến hành các bước phân tích
    sau:



    1. Xác định ngành nghề kinh doanh:[/b] Nếu doanh nghiệp nằm
    trong lĩnh vực tiềm năng, tăng trưởng cao, thì đó là một yêu tố hàng đầu để
    chúng ta lựa chọn phân tích đầu tư. Ngược lại, nếu doanh nghiêp nào lựa chọn
    hướng đi vào một ngành suy thoái, thì dù doanh nghiệp đó có dự án tốt đến mấy,
    cũng khó mà chống lại xu hướng phát triển của nền kinh tế.



    2. Xác định yếu tố thành công: [/b]mỗi ngành nghề có đặc điểm riêng, yêu cầu các
    doanh nghiệp muốn thành công phải có những tố chất nhất định. Việc xác định các
    tốt chất này là điều kiện tiền đề của các bước phân tích tiếp theo, nhận định
    xem đối tượng doanh nghiệp phân tích có hội tụ các tố chất đó không, có tiềm
    năng phát triển không.



    3. Nguồn gốc phát triển[/b]: xem xét nguồn gốc của
    doanh nghiệp cũng giống như các bác nhà ta khi đi lấy vợ, các cụ nói “lấy vợ
    xem tông, lấy chồng xem giông” . Nếu một cô gái được sinh ra trong một gia đình
    nề nếp, có học, từ bé đến lớn được sống trong môi trường giáo dục tốt thì có
    nhiều khả năng phát triển và có khả năng kiếm tiền nhiều hơn trong tương lai. Vì
    vậy, việc xem xét nguồn gốc của doanh nghiêp cũng rất quan trọng



    4. Cơ cấu nhân sự[/b]: cho dù lả doanh
    nghiệp trong lứa tuổi nào, đội ngũ nhân sự của công ty luôn là yếu tố hàng đầu
    để ta đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chắc cũng giống như em, đa
    số các bác nhà mình không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo của một
    công ty. Vì vậy việc đánh giá chất lượng nhân sự rất tế nhị. Trong phần này,
    nên xem xét ba đặc điểm sau:



    -
    Llứa tuổi của ban quản trị: Lứa tuổi giúp ta biết được mức độ
    năng động, kinh nghiệm của ban quan trị. Một doanh nghiệp toàn những thành viên
    già yếu, thì doanh nghiệp đó cũng khó có khả năng bứt phát. Ngược lại, một
    doanh nghiệp có sự đan xem giữa hai thế hệ, chứng tỏ doanh nghiêp này có kinh
    nghiệm, và có ý thức đào tạo thế hệ trẻ. Một doanh nghiệp với đội ngũ lãnh đạo,
    cho ta thấy sức trẻ, khả năng dám nghĩ dám làm, và song song với nó, một chút
    rủi ro vì thế hệ trẻ thường ít kinh nghiệm.



    -
    Học vấn: Học vấn không phải là quyết định tất cả. Tuy nhiên, nếu
    các thành viên của hội đồng quản trị có kiến thức chuyên sâu về quản trị, và về
    ngành mà doanh nghiệp hoạt động thì khả năng thành công của doanh nghiệp đó sẽ
    tăng lên đáng kế.



    -
    Kinh nghiệm : kinh nghiệm thể hiện những thông tin trong quá
    khứ, cho biết các thành viên của ban quản trị đã làm đựợc gì và có khả năng gì.
    Dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ, chúng ta có thể dự đoán được khả năng
    thực hiện được công việc trong tương lai.



    5. Cổ đông chiến lược:[/b] Buôn có bạn, bán có
    phừờng. Việc xem xét kỹ danh sách cổ đông chiến lược của một doanh nghiệp giúp
    các nhà đầu tư đánh giá được khả năng quan hệ của doanh nghiệp. Một doanh
    nghiệp kém,ít tiềm năng phát triểnkhó có thể thuyết phục được một nhà đầu tư
    chiến lược đầu tư vào, vì hơn ai hết, các cụ này là nhà những nhà đầu tư cự
    phách, họ có khả năng đánh hơi vô cùng nhạy các miếng mồi ngon.



    Trong
    phân tích các cổ đông chiến lược, việc dò đoán được ý đồ và mục đích đầu tư của
    các nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp cho các nhà đầu tư các nhân có những quyết
    định hợp lý hơn.



    Chúng
    ta có thể phân loại nhà đầu tư chiến lược theo hai tiêu chí sau:



    -
    Đầu tư đơn thuần vì lợi nhuận tài chính:



    o
    Tạo hàng[/b] :



    §
    Thông thường các nhà đầu tư chiến lược sẽ phát hiện ra
    những doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, tên tuổi chưa được biết đến trên
    thị trường để đầu tư. Các nhà đầu tư chiến lược sẽ tạo giá trị gia tăng cho
    doanh nghiệp này bằng cách cung cấp nguồn vốn dài hạn, các mối quan hệ, các
    công nghệ… để các công ty có khả năng thực hiện được dự án của mình.



    §
    Sau một thời gian
    đầu tư, khoảng 1-3 năm, các doanh nghiệp này sẽ trở thành những doanh nghiệp
    mạnh, có tên tuổi. Cổ phiếu này sẽ thu hút được những nhà đầu tư cá nhân. Hiên
    tượng này được gọi là tạo hàng cho thị trường chứng khoán và phân phối lại cổ
    phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân. Lấy ví dụ về việc BCs bị bán ra từ các cổ đông chiến lược là ví
    dụ tiêu biểu cho hiện tượng này.



    §
    Đối với một cổ phiếu, nếu các nhà đầu tư cá nhân có thể
    phát hiện ra những cổ phiếu tại giai đoạn đầu tiên của quá trinh tạo hàng,
    chúng ta có thể lên tàu cùng với các đại gia, và thu được khoản lời rất lớn của
    khỏan đầu tư



    o
    Mua sỉ bán lẻ: [/b]



    §
    Hành động này được hiểu là [/b]mua cổ phiếu với lô lớn, giá rẻ, rồi dùng các phương pháp PR, đánh
    bóng tên tuổi cổ phiếu, để thị trường biết, đẩy giá cổ phiếu này lên cao, sau
    đó bán lẻ lại cho các nhà đầu tư cá nhân với giá cao. [/b]



    §
    Quá trình mua sỉ bán lẻ về bản chất là như “tạo hàng”. Tuy
    nhiên điểm khác nhau cơ bản là các nhà đầu tư này không tạo ra giá trị gia tăng
    cho doanh nghiệp, khoảng thời gian “ mua sỉ bán lẻ” diễn ra nhanh hơn và khó
    phát hiện ra.[/b]



    §
    Nêu có khả năng nhận diện được động thái này, bạn có thể
    thu lãi lại rất lớn, tuy nhiên sẽ gặp rất nhiều rủi ro do thời gian mua sỉ bán
    lẻ diễn ra rất nhanh, các nhà đầu tư cá nhân rất khó phát hiện ra được.[/b]



    -
    Đầu tư vì lợi ích khác:



    o
    Một số các nhà đầu tư chiến lược tham gia góp vốn vào một
    công ty, không đơn thuần chỉ vì lợi nhuận tài chính mà công ty đó có thế đem
    lại. Điều mà các công ty này cần là thông tin chiến lược. Các loại công ty này
    không dành cho các nhà đầu tư cá nhân vì đối với bạn, những thông tin đó không
    có ý nghĩa gì cả.



    6. Chiến lược phát triển[/b]: Chiến lược phát triển
    như kim chỉ nam của một con tầu, kim chỉ nam này sẽ giúp con tàu vượt đại dương
    và tìm đến đích của mình.Trong giai đoạn này, mặc dù có thể chiến lược phát
    triên của doanh nghiệp có thể chưa cụ thể, hoặc chỉ mang tính phác thảo, tuy
    nhiên, nếu doanh nghiêp có chiến lược phát triển tốt sẽ là tiền đề cho doanh
    nghiêp đó khẳng định được mình



    7. Dự án và tính khả thi của các
    dự án: [/b]Như đã phân tích ở trên, các “doanh nghiêp trong lứa tuổi này có rất
    nhiều dự án, có rất nhiều mơ ước”. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng
    có khả năng thực hiện tốt dự án của mình. Việc xem xét các dự án là điều rất
    quan trong:



    -
    Dự án có khả thi không?



    -
    Mức độ sinh lời của các dự án cao hay thấp?



    -
    THời gian hoàn vốn nhanh hay chậm?



    -
    Dự án có phù hợp với chiến lược phát triển của doanh
    nghiệp không?



    8. Kế hoạch chia trả cổ tức:[/b] Thực ra trong phần
    này, khi phân tích một doanh nghiệp kiểu mới lớn, em không quan tâm đến kế
    hoạch chia trả cổ tức nhiều lắm, vì em biết nếu đầu tư vào thằng này, thì trong
    vòng vài ba năm tới sẽ là giai đoạn tăng trưởng và tích lũy, việc chia cổ tức
    sẽ là rất ít. Tuy nhiên, theo kinh nghiệp của em, điều này giúp các bác đánh
    giá được mức độ trung thực của doanh nghiệp khi công bố thông tin. Vì dụ một
    doanh nghiệp nào ‘nổ’ quá lớn, đưa ra kế hoạch hoành tráng quá thì chúng ta
    cũng cần phải xem xét lại nhưng thông tin mà doanh nghiệp này công bố, vì không
    cẩn thận, chúng ta sẽ rơi vào bẫy của kẻ khoác lác.[/b]



    9. Tình hình tài chính:[/b] Đối với các doanh nghiệp tuổi teen, thì tình
    hình tài chính [/b]không có gì là
    sáng sủa lắm: doanh thu thấp, cơ cấu vốn không cân đối, các chỉ tiêu về khả
    năng thanh toán cũng không sáng sủa cho lắm. Tuy nhiên, đối với các doanh
    nghiệp như thế này, kinh nghiệm của em là không chú trọng phân tích hình tài
    chính lắm, vì các bác này mới thành lập, số liệu tài chính cũng chưa nhiều. các
    điểm cần chú ý trong báo cáo tài chính :[/b]



    -
    Vốn điều lệ



    -
    Cơ cấu Nợ/Vốn CSH: điều này cũng biết khả năng quan hệ của
    công ty. Không phải công ty nào cũng nợ được nhiều đâu các bác nhé.



    -
    Tài sản: xem tài sản của công ty có nhiều không? Mức độ
    đầu tư hiện tại như thế nào.



    10.Kế hoạch niêm yết trên thị
    trường chứng khoán[/b]: Điều này rất quan trọng, giúp các bác biết được tính
    thanh khoản của cổ phiếu. [/b]



    Sau
    khi phân tích cơ bản đối tượng đầu tư, chúng ta đi đến bước 3, đó là sàng lọc
    và lựa chọn.




    Để các bác tiện áp dụng lý thuyết vào thực tế, em sẽ sủ dụng ví dụ một doanh nghiệp để phân tích.






  3. #3
    Ngày tham gia
    Feb 2021
    Bài viết
    1


    Okie, bác quả là đúng lúc, đang ko có gì để học hỏi, chỉ toàn thía mấy ông cãi nhau sủa ông ổng, đang chán thì có bác thật là như hạn gặp mưa, vote cho bác cái để bác có khí thế làm việc nào[Y]


    [:votay][:votay][:votay][:votay][:votay][:votay]


  4. #4
    loanha Guest
    Sau khi viết ra những dòng lý thuyết trên, em lại bôn ba đi tìm ví dụ để minh họa; Cũng không phải dễ tẹo nào cả. Vào topic của OTC, thấy thiên hạ xôn xao 577, em lại chạy đôn đáo đi tìm bản cáo bạch, rồi để ngồi phân tích, các bác đọc rồi phản biện cho em tiến bộ, chóng lớn nhé.



    Giới thiệu về 577:[/b]



    ü
    Tiền thân là chi nhánh tỉnh Bình Thuận của CENCO 5



    ü
    Cổ phần hóa năm 2005 với vốn điều lệ 10 tỷ VNĐ, lấy tên là
    công tỷ cổ phần đầu tư 577



    ü
    Đầu năm 2007, tăng vốn từ 10 tỷ lên 35 tỷ VNĐ



    ü
    Chuẩn bị tăng vốn điều lệ từ 35 tỷ lên 154 tỷ VNĐ



    Nguồn thông tin:[/b] tất cả các thông tin
    sử dụng ở đây, em toàn dựa trên bản cáo bạch của 577 thôi hà. Trình độ NB của
    em không đủ để có các thông tin ngoài lề khác, vì vậy em đành gặm nhấm bản cáo
    bạch của công ty vả ngồi kiêm thông tin trên mạng để phân tích bài này.



    Cách
    thức tìm kiếm thông tin:



    -
    Đọc kỹ bản cáo bạch



    -
    Lên google, gõ các từ khóa liên quan đến tên công ty, tên
    chủ tịch hội đồng quản trị, tìm hiểu thêm các thông tin ngoài lề. Đôi khi những
    thông tin ngoài lề, những thông tin trên 4room sẽ rất hữu ích cho các nhà đầu
    tư nếu thực sự chúng ta chưa biết gì về công ty cả



    -
    Vào các diễn đàn chứng khoán, ở đây, các NB sẽ có cơ hội
    được tiếp xúc với những anh tài trong làng đầu tư việt nam



    Sau
    khi tìm kiếm xong thông tin, em bắt tay vào xào nấu và định giá thông tin. Em
    sẽ áp dụng step by step các trinh tự mà em đã đúc kết ở trên:



    1. Lứa tuổi : “ dậy thì”[/b]



    Theo
    bản cáo bạch, 577 được thành lập trên cơ sở chuyển đổi mô hình và kế thừa hoạt
    động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Tổng công ty xây dựng Cienco 5 tại Bình
    Thuận theo Nghị quyết số 1584/NQ-HĐQT ngày 26/05/2005.



    Qua
    thông tin này, ta xác định được 577 là doanh nghiệp đang trong lứa tuổi “dậy
    thì” với nhưng cơ hội đột biến và phát triển.



    2. Ngành nghề hoạt động : bất động
    sản[/b]



    Ngành
    nghề hoạt động của 577 là đa ngành, với ngành chủ lực là đầu tư bất động sản. Đây
    là ngành nghề được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển và có mức độ tăng
    trưởng cao trong những năm tới.



    3. Đặc điểm [/b]



    Đặc
    điểm của ngành nghề hoạt động là đầu tư vào các dự án địa ốc, yêu cầu quy mô
    vốn lớn và vốn dài hạn. vì vậy, ba tố chất không thể thiếu được đối với một
    doanh nghiệp trong lĩnh vực này là:



    -
    Tiềm lực tài chính



    -
    Khả năng thi công, khả năng quản lý



    -
    Khả năng đấu thầu xin dự án



    4. Nguồn gốc phát triển:[/b]



    Tiền
    thân chi nhánh Chi nhánh Tổng công ty xây dựng Cienco 5 tại Bình Thuận. Nhận
    xét một cách khách quan thì các Tổng Công Ty trực thuộc bộ giao thông vận tải
    đều làm ăn không hiệu quả, nợ quá hạn ngân hàng nhiều. Tuy nhên, vấn đề của các
    tổng công ty trực thuộc Bộ Giao Thông gói gọn trong hai nguyên nhân:



    -
    Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, thiếu linh
    hoạt: trước khi có kế hoạch cổ phần hóa, các tổng công ty hoạt động theo quy
    tắc bao cấp, xin và cho. Vì vậy dễ nảy sinh ra các vấn đề như tham nhũng, hoạt
    động đầu tư xây dựng không hiệu quả



    -
    Thiếu vốn: đặc điểm của ngành nghề
    xây dựng cầu đường, địa ốc là thời gian đầu tư kéo dài, cần vốn đầu tư dài hạn.
    Tiến trình thực hiện xây dựng rất dễ dàng bị thay đồi vì những yếu tố như: giải
    phóng mặt đường, tiến độ giải ngân các nguồn vốn…



    Nhận thức được những nguyên nhân này, các tổng công ty đã
    thay đổi cơ cấu quản lý dưới dạng công ty mẹ con, chuyển dich cơ cấu nghành
    nghề sang kinh doanh địa ốc. Hình thức quản lý này giúp cho các công ty con
    linh hoạt hơn hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời giúp lạnh mành hóa các
    hoạt động của công ty mẹ.



    Theo thông tin công bố, 577 là công ty đầu tiên IPO trong
    tổng công ty 5, với đặc điểm tài chính lành mạnh nhất.



    Qua thông tin này, rất có thể 577 có thể là con bài chiến
    lược, mở đường cho kế hoạch cổ phần hóa của cả tổng công ty 5.




  5. #5
    Guest
    5. Cơ cấu tổ
    chức và nhân sự: [/b]đội ngũ lãnh đạo công ty năng động,
    có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, có tiềm năng phát triển.[/b]



    Thông thường các bản cáo bạch sẽ đưa các thông tin chi
    tiết về quá trình làm việc và một chút tiểu sử của các thành viên hội đồng quản
    trị và ban kiểm soát.



    Đọc qua về 577, em nắm được những ý sau:



    -
    Lứa tuổi của ban quản trị: tất
    cả các thành viên đều có tuổi đời tương đối trẻ, các thành viên của hội đồng
    quản trị đều nằm ở thế hệ 7x và 8x.



    -
    Học vấn: hội đồng quản
    trị của công ty không có thành tích nổi bật trong quá trình học tập, tất cả đều
    tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh, hoặc là kỹ sư cầu đường. Tuy nhiên,
    trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc, điều quan trọng giúp một doanh nghiệp thành
    công không phải học vị của giám đốc, điều quan trọng đối với em đó là mức độ
    năng động của ban giám đốc và khả năng hành xử của ban giám đốc



    -
    Về kinh nghiệm :
    xét về kinh nghiệm, em đánh giá cao đội ngũ hội đồng quả trị. Nếu đọc kỹ bản
    cáo bạch, các bác sẽ thấy hội đồng quản trị là những người có kinh nghiệm khá
    phong phú, trong các lĩnh vực khác nhau như địa ốc, kinh doanh, xây dựng. Hơn
    nữa, các kinh nghiệm của ban quản trị có khả năng bổ xung cho nhau, một số
    thành viên trong hội đồng quản trị đã có kinh nghiệm sáng lập công ty, điều này
    là yếu tố rất quan trọng sẽ giúp một công ty đang giai đoạn khởi nghiệp có cơ
    hội thành công.



    6. Cơ cấu cổ đông
    chiến lược[/b]:



    -
    Cenco 5 : chiếm 30%



    -
    BIDV Bình Định



    Quỹ quản lý hạ tầng CII : công ty



    -
    Công ty chứng
    khoán Rồng Việt : đối tác chiến lược của EXIMBANK[/b]



    -
    Công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Long : công ty
    liên kết của công ty vàng bạc đá quỹ Sài Gòn SJC, công ty đầu ngành về vàng
    khối, trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố HCM)



    -
    Công ty đầu tư Việt Thành



    Đặc
    điểm các cổ đông chiến lược: tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng hỗ trợ cho
    577 về mặt nguồn vốn dài hạn để thực hiện các dự án.



    Riêng
    CII thì có kinh nghiệm tham gia đầu tư vào rất nhiều các dự án khác nhau. CII
    được biết đến và được đánh giá như con cưng của HIFU ( quỹ đầu tư phát triển đô
    thị Tp.HCM), nổi tiếng vì khả năng tìm kiếm và đầu tư và vào các dự án tiềm
    năng và hiệu quả trên thị trường bất động sản.



    Một
    đặc điểm nữa của quá trình tạo hàng đó là 577 không đánh bóng thương hiệu một
    cách vội vã. Các bác có thể thấy là có rất ít thông tin về 577 trên thị trường.
    Vì vậy, em kết luận:



    v
    Loại hình các cổ đông chiến lược: tạo hàng[/b]



    v
    Giai đoạn tạo hàng:
    giai đoạn đầu[/b]








    6. Chiến lược phát triển[/b]: định hướng phát triển
    của 577 là trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh BĐS.



    Tuy
    nhiên, nếu các bác phân tích kỹ về các doanh nghiệp ngành bất động sản, thì mỗi
    một công ty lại có định hướng phát triển riêng.



    Muốn
    định vị được chiến lược của 577, chúng ta đảo qua một chút về ngành bất động
    sản:



    Bước
    1: Xin dự án



    Bước
    2: Xây dựng tính khả thi và huy động vốn



    Bước
    3: Khởi công xây dựng



    Bước
    4: Kinh doanh quản lý dự án BDS



    Xét
    trên thị trường chứng khoán hiện nay, chúng ta phải nhắc đến những tên tuổi như
    SJS, THD, BT6, VINCOM.. mỗi doanh nghiệp lại có một chiến lược phát triển
    riêng. SJS và VINCOM thì hình như đi trên một mặt trận; đó là làm tất cả các
    bước từ 1 đến 4 ( riêng bước 4 thì theo em được biết là các bác VN nhà
    mình làm rất kém, thường đi thuê tây làm). Còn một số doanh nghiệp khác thì có thể
    thực hiện bước 1 và 3 và sau đó bán luôn dự án của mình cho doanh nghiệp
    khác thực hiện khâu tiếp theo.



    Trong
    bản cáo bạch của 577, có một điều em rất chú ý là bác này chưa xác định được rõ
    chiến lược phát triển của mình. Tuy nhiên, đó cũng là điều dễ hiểu vì 577 là
    một doanh nghiệp như em đã phân loại “Dậy
    thì”,[/b] cái gì chắc cũng muốn làm, nhưng có thể là chưa biết bắt đầu từ đâu. Nếu
    xét về các bước của việc kinh doanh BDS, thì 577 đang vượt qua bước một “xin
    được dự án”, và đang lò dò ở bước 2 “Huy động vốn để thực hiện dự án”.



    Việc
    không xác định được chiến lược phát triển, hoặc chưa tìm được đường đi để thực
    hiện được chiến lược của mình sẽ là một rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư. Tuy
    nhiên, nếu 577 có khả năng huy động vốn và có một đội ngũ cổ đông lớn “ các đàn
    anh có kinh nghiệm”, thì các đàn anh này sẽ chuyền kinh nghiệm và dẫn dắt rất
    nhanh 577 vào đời; người ta có câu “kinh nghiệm tích lũy 60 năm, nhưng để truyền
    dậy thì chỉ cần mất vài tháng”, có đúng không các bác?

  6. #6
    Guest


    Úi bác làm em mất ngủ đêm nay wá, từ từ thoai bác ui, nhìu wá bội thực đó bác

  7. #7
    Guest





    Nếu giá 577 là
    4x,
    Câu hỏi đặt ra:
    có nên đâu tư hay không?




    Để trả lời câu hỏi này, em tóm tắt ba ý sau:.



    Cơ hội cho nhà đầu tư :



    -
    Giá bảo lãnh phât hành của 577
    là hợp lý so với các công ty trong cùng lĩnh vực



    -
    577 có mức độ tăng trưởng cao,
    và có khả năng đột phá lớn và hội tụ đủ tố chất để trở thành công ty lớn mạnh trong
    lĩnh vực kinh doanh BĐS



    -
    Niêm yết trên thị trường chứng
    khoán cuối tháng quý IV năm 2007



    -
    Việc đầu tư vào 577 sẽ là một
    cơ hội tốt cho các nhà đầu tư nhât là trong thời điểm hiện nay, khi thị trường
    chứng khoán đang ảm đạm. Là cơ hội tốt cho nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu
    tư vào công ty với mức giá hợp lý so với giá của các cổ đông chiến lược



    Rủi ro đầu tư :



    -
    Các thông tin của dự án không
    trung thực, không khách quan



    -
    Tổ chức quản lý của 577 còn non
    trẻ, điều này sẽ gây rủi ro khi 577 thay đổi quy mô hoạt động trong thời gian
    quá ngắn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thi công của các dự
    án, gây thiệt hại trực tiếp cho các nhà đầu tư



    Xu hướng thị trường:



    Điều mà ai cũng muốn là dự đoán xem khả năng tăng giá
    của cổ phiếu mà chúng ta mua. Mặc dù là dân phân tích cớ bản thật, nhưng em
    cũng không phải đại gia, đầu tư rồi đắp chiếu nằm ngủ vài năm mới quay trở lại
    thị trường, trước khi đầu tư, em cố gắng dự đoán trước xu hướng, chí ít cũng đề
    phòng ngừa rủi ro và chuẩn bị tinh thần.



    Một đặc điểm của 577 là IPO đúng thời gian ảm đạm nhất
    của TTCK trong năm. Đây có thể là một sự lựa chọn liều lĩnh của Cenco 5, nhưng
    cũng có thể là một sự tự tin có căn cứ vào khả năng hoàn toàn có thể thực hiện
    đợt IPO này.



    Sauk hi IPO, giá của 577 sẽ phụ thuộc rất lớn vào các
    yếu tố sau:



    1: Xu thế thị trường:



    a/ Nếu xu thế lên:



    Nếu xu thế lên, chắc chắn 577 sẽ lên theo cùng với thị
    trường, hơn nữa, khi mà các Bluechips trên sàn đã quá loãng, với khối lượng cổ
    phiếu khổng lồ, đồ hiệu đã không còn là đồ hiệu nữa, các nhà đầu tư cá nhân lại
    quan tâm đến các cổ phiếu có tiềm năng hơn, đễ có khả năng đột biến hơn. Bên cạnh
    đó, theo dự đoán, lợi nhuận của 577 năm 2007 sẽ đột biến do các dự án sẽ đi vào
    hoạt động. Điều này sẽ tạo điểm chú ý cho thị trường, gây chú ý cho các nhà đầu
    tư, là tiền đề để giá tăng trong ngắn hạn.



    Hơn nữa, với quy mô vốn điều lệ 154 tỷ đồng, việc
    tăng trưởng từ 4x lên 6x (50%) giá của cổ phiếu 577 dễ dàng hơn nhiều so với việc
    bác đầu tư vào FPT và chờ nó lên 50%, híc híc;



    b/ Nếu thị trường xu thế giảm:



    Còn gì đau đớn hơn nếu các bác đầu tư một cổ phiếu và
    chỉ vài tháng sau nó giảm giá mất 30%( Trường hợp của các blue chips trong vài
    tháng gần đây). Câu hỏi của chúng ta cần phải trả lời là nếu thị trường giảm,
    577 có bị giảm giá không?





    -
    Thứ 1: với giá 4x, so với các doanh nghiệp khác
    trên sàn Tp.HCM, thì 577 khá rẻ, có thể nói là rẻ nhất trong các mã CK trong
    ngành BDS;



    -
    Thứ 2: Theo nhận định của nhiều tổ chức trong
    và ngoài nước, cuối năm, VN sẽ đạt xung quanh mức 900, tức là không giảm so với
    tình hình hiện nay



    -
    Thú 3: BDS đang là một ngành
    nghề có tiềm năng tăng trưởng cao, được đánh giá là ngành «hot», vì
    vậy ngay cả khi thị trường có xu thế giảm, với giá 4x, 577 khó mà giảm giá sâu được



    -
    Thứ 4: đội ngũ cổ đông chiến lược
    mạnh, họ cũng phải mua với giá 3.5, cho dù thị trường có giảm, thì họ sẽ không
    bán 577, mà họ sẽ bán những blue chíp khác mà họ đã đầu tư với giá rẻ;
    còn 577, các bác này sẽ nuôi cho nó lớn cái đã.



    Kết luận:



    Sau khi làm một bài dài phân tích, không biết có bác nào đọc hết không,
    hic hic, không thì tiếc công em lắm. Tại em cứ vừa gõ, vừa poste, nên đôi khi
    bài viết nó lủng củng các bác thông cảm nhé.



    E ko khuyên các bác nên đầu tư hay không, do vậy, em chỉ kết luận bài
    phân tích 577 của em ở ba điểm sau:



    - Cổ phiếu 577 có tiềm năng tăng
    trưởng cao, có cơ hội trở thành một blue chip mới




    -
    Có tính thanh khoản




    -
    It có khả năng giảm giá








    __________________________________________________ _______________



    Tài
    liệu tham khảo:



    -
    Bản cáo bạch của công ty 577



    -
    Các bài báo trên internet về 577



    http://www.marketnews.vn/web/content/view/2264/129/



    http://www.vdsc.com.vn/news_info.asp...mp;ChannelID=9



    http://www2.thanhnien.com.vn/Nhadat/.../28/167927.tno



    http://www.phanthiettoday.com/view.a...144&PAGE=2


    [:P]


    Mong nhận được phản biện của các bác. Chúc các bác một cuối tuần vui vẻ, he he




  8. #8
    Ngày tham gia
    Mar 2018
    Bài viết
    0
    hết chưa bác ui, bùn ngủ wá rùi, túm lại thằng này bao giờ IPO em nhào vô phang nó cái xem seo

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2018
    Bài viết
    0
    Hì, một bài rất hay về 577 cho nbies em đọc [:zozo]

  10. #10
    Guest
    Các bác phản biện giúp em cho em chong lớn cái nào, chứ em post bài lên mà chỉ thấy có người đọc, mà chẳng thấy bác nào cho ý kiến cả, híc híc, tủi thân quá, [:'(][:'(]


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •