Thị trường chứng khoán đã có sức đề kháng

Thứ sáu, 27.06.2008, 01:56am (GMT+7)


(TCK)Khi tính thanh khoản của thị trường được cải thiện, nhà đầu tư lướt sóng có lãi, họ sẽ tiếp tục chu kỳ lướt sóng mới

Ngày 26-6, chỉ số giá chứng khoán trên sàn TPHCM (HoSE) tiếp tục
tăng điểm phiên thứ tư. Nhiều cổ phiếu (gọi chung cả chứng chỉ quỹ) chủ
chốt có diễn biến kịch tính (đầu phiên tăng, giữa phiên giảm và kết
thúc tăng). Mặc dù có lúc chỉ số giá toàn thị trường giảm, màu đỏ chiếm
ưu thế trên bảng điện tử nhưng nhờ lực cầu mới bổ sung nên kết thúc
phiên VN- Index vẫn đạt 386,48 điểm, tăng 2,7 điểm so với hôm trước.
Chị Lê Nhân, một nhà đầu tư tại sàn SSI, nhận định: “Sức đề kháng của
thị trường chứng khoán đã tăng nên sẽ không còn bị suy sụp như trước
nữa. Bên cạnh nhiều người bán ra thì cũng có nhiều người mua vào, làm
cho giá cổ phiếu ổn định hơn so với trước”.










































































































































































Thanh khoản được cải thiện



























































Sau khi nới rộng biên độ, giá cổ phiếu trên cả hai sàn giảm vài
phiên khá mạnh. Nhưng đến sáng thứ hai (23-6), lực cầu lớn đột ngột
xuất hiện đã “dọn sạch” số hàng tồn đọng của tuần trước, làm cho thị
trường đảo chiều bất ngờ. Những người “lướt sóng chìm” bán tháo cổ
phiếu cuối tuần trước đã tiếc rẻ, vì vừa bán xong tiền chưa về tới tài
khoản thì giá cổ phiếu đã tăng khá mạnh. Trong đợt tăng lần này, nhà
đầu tư ít găm hàng mà bán ra số lượng vừa phải, làm cho thị trường tăng
được thanh khoản. Bên mua cũng thận trọng, đặt lệnh tăng dần theo nhịp
độ thị trường, không ào ạt như trước. Điều thận trọng này có được là
nhờ rút kinh nghiệm từ những lần “sập bẫy” trước đây. Trước xu thế giá
đang tăng người bán cũng chỉ nhả ra từ từ, không trút hết một lúc. Động
thái đó vừa kéo được người mua vào cuộc vừa tăng lợi nhuận cho người
bán hàng. Đến ngày 26-6, sau khi thấy “sóng” đã lên cao, hàng loạt cổ
phiếu blue-chips được tuôn ra. Các “đầu tàu” như: DPM, HPG, STB, PPC,
PET, FPT... sau chu kỳ T + 4 đã được nhà đầu tư bán ra với số lượng lớn
để hiện thực hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, với một lực cầu lớn đang chờ
sẵn, hầu hết lượng cổ phiếu tốt bán ra đều được mua hết. Khi tính thanh
khoản của thị trường được cải thiện, nhà đầu tư lướt sóng có lãi thì họ
lại tiếp tục chu kỳ lướt sóng mới, nhờ đó thị trường ngày càng sôi động
hơn.


























































Càng về cuối năm, giá càng tăng



























































Mặc dù nền kinh tế đất nước còn khó khăn, nhưng theo nhận xét
của một số chuyên gia nước ngoài, giá cổ phiếu hiện tại ở Việt Nam
thuộc loại rẻ nhất thế giới. Do đó trong những ngày nhà đầu tư trong
nước lảng tránh thị trường thì khối nước ngoài vẫn cần mẫn gom cổ phiếu
tốt. Giờ đây khi thị trường ấm lên họ vẫn tiếp tục mua vào nhưng bán ra
rất khiêm tốn, nhờ đó sức đề kháng của thị trường càng được nâng lên.


























































Do lãi suất tín dụng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều doanh
nghiệp niêm yết còn gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ nên giá cổ phiếu
chưa thể tăng đều. Tuy nhiên, do nhiều tổ chức đang có kế hoạch giải
ngân nên cứ sau mỗi đợt “sóng lặng”, thị trường có dấu hiệu bán tháo
thì họ lại mua vào với số lượng lớn để tích lũy. Đến tháng 7, khi báo
cáo tài chính 6 tháng đầu năm được công bố, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn
“sức khỏe” của từng doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế vĩ mô lúc đó được cải
thiện tốt, theo hướng ổn định sớm, sẽ có làn sóng đầu tư mới xuất hiện,
nhờ đó thị trường sẽ ổn định theo hướng càng về cuối năm giá càng tăng
lên.





http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/22526/