Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    imported_ctvchubac Guest
    TDM ông chủ DNW phải là sư tổ SABECO & HABECO cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!

    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CTCP Bán Nước Thủ Dầu Một

    1. Giai đoạn trước năm 1975:

    Theo tài liệu để lại có ghi: hệ thống cấp nước Thủ Dầu Một có từ năm 1901 do Pháp xây dựng, hệ thống được phát triển qua nhiều thời kỳ, nguồn nước khai thác chủ yếu là nguồn nước ngầm khai thác từ độ sâu 50m – 70m.

    Trước 30/4/1975: có tên là "Trung Tâm Cấp Thuỷ Bình Dương" trực thuộc Ty Giao thông Công chánh, với 5 trạm bơm nước ngầm: Ty *******, Ngô Quyền, Cầu Ông Đành, Yersin và Gò Đậu, công suất 2.000 m3/ngày đêm. Trụ sở đặt tại phường Phú Cường (Đường Quang Trung gần văn phòng UBND TP. Thủ Dầu Một ngày nay).
    Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Bán nước Đồng Nai
    Năm 1903 thực dân Pháp thông xe lửa tuyến Sài Gòn – Biên Hòa. Tại Tỉnh lỵ Biên Hòa lúc này đã có một số cơ quan cai trị của Pháp như Tòa bố, Trạm điện tín, Thành kèn v.v… Nên Pháp đã đặt máy lô cô phát điện và một số giếng khoan để cấp điện, nước cho các cơ sở làm việc và trại lính. Đến năm 1920-1921 có một số đường ống nước kéo dài để bán nước sạch cho dân và thương nhân quanh khu chợ Biên Hòa.
    Năm 1928-1930, Nhà máy nước Biên Hòa do Pháp xây dựng công suất 1.450 m3/ngày. Năm 1967 cơ quan viện trợ của chính phủ Úc tài trợ xây dựng thêm một cụm xử lý mới với công suất 15.000 m3/ngày, tổng công suất là 16.500 m3/ngày. Sau ngày miền nam giải phóng, năm 1987 Nhà máy nước Biên Hòa được nâng công suất lên 22.000 m3/ngày. Để tăng nguồn nước, năm 1993 Nhà máy nước Biên Hòa được nâng công suất từ 22.000 m3/ngày lên 36.000 m3/ngày cung cấp cho nhân dân Thành phố Biên Hòa.

    Habeco phải gọi TDM BẰNG CỤ Ở KHOẢN LỢI NHUẬN CHƯA KỂ CÁC KHOẢN KHÁC!!!
    Tại thời điểm 30/6/2016, vốn điều lệ của Habeco đạt 2.318 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 10.148 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 6 tháng của Habeco đạt 328 tỷ đồng, giảm 34,7% cùng kỳ năm trước cho dù doanh thu chỉ giảm 13%, đạt 4.049 tỷ đồng. Như vậy so với kế hoạch năm 848 tỷ đồng, sau 6 tháng Habeco mới hoàn thành 38,6% kế hoạch năm.

  2. #2
    thangmaycr Guest
    Ông CAO LẠI QUANG, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam: Bình Dương là địa phương làm tốt công tác cấp thoát nước. Hiện tại, tỷ lệ thất thoát nước TDM của Bình Dương đứng thấp nhất cả nước với 7,8%, chỉ sau Singapore (5,5%) và tốt hơn cả Nhật Bản (8%).

  3. #3
    thangmaycr Guest
    Tỷ lệ doanh thu trên lợi nhuận và tuổi đời TDM nếu so sánh thì không sư tổ SABECO HABECO thì gọi bằng gì???
    Năm 2016, TDM ước đạt doanh thu 120 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 25,4 tỷ đồng,
    Quý 2-2016 đã soát xét :

    Doanh thu thuần về BH và CCDV : 38,011,348


    Lợi nhuận gộp về BH và CCDV : 11,419,352


    Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ : 19,564,886 Lợi nhuận quý 2 gần bằng kế hoạch cả năm.
    Cổ phiếu siêu lợi nhuận! Lợi nhuận kế hoạch cả năm là 25. 44 tỷ đồng Lợi nhuận sau thuế 3 quý 43. 70 tỷ đồng. Lợi nhuận 3 quý vượt kế hoạch cả năm 80%>>>Lợi nhuận cả năm vượt kế hoạch trên 100%>>> "sóng 3 sòng"(S3S)
    TDM cổ phiếu dành cho giới tài phiệt & tinh anh!!!

  4. #4
    machanhquan Guest
    Một chai nước bán lẻ tương đương một chai xăng>>>Siêu lợi nhuận>>>Lãi hơn buôn "hàng trắng" heroin 1 vốn 4 lời "
    TPHCM luôn bị nhấn chìm bởi triều cường, nguồn nước TPHCM ô nhiễm nặng nề bởi chất thải công nghiệp bao năm không xử lý và nước biển luôn xâm nhập mỗi khi triều cường lên! Hồ Dầu Tiếng như bầu sữa mẹ thiên nhiên bao la! Tương lai TDM Chúa tể của những chiếc nhẫn!!! bán nước uống cho TPHCM vớt giá thành bia Heineken!!!

  5. #5
    imported_nguyenhanhsocial Guest
    CTCP Bán Nước Thủ Dầu Một TDM đang nắm giữ những con át chủ bài nào có thể kiểm soát hoàn toàn thế trận miền Đông Nam Bộ :
    Con át cơ hiện sở hữu 35% vốn cổ phần công ty bán nước thuộc Tổng Công ty Becamex Biwase (Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương). IPO công ty bán nước thuộc Tổng Công ty Becamex: Lượng đặt mua gấp 3,5 lần lượng chào bán.
    Con át chuồn đang sở hữu nắm giữ 16.35% CTCP bán nước nước Đồng Nai DNW cũng là cha đẻ của những cổ máy in tiền như Công ty cổ phần bán nước Nhơn Trạch, CTCP bán nước Long Khánh, CTCP Dịch vụ và Xây dựng Cấp nước Đồng Nai.
    Con át rô có thể gọi TDM là ông chủ DNW khi mà công ty bán nước thuộc Tổng Công ty Becamex Biwase (Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương) nắm giữ 15% CTCP Bán nước Đồng Nai + CTCP Bán Nước Thủ Dầu Một nắm giữ 16.35%> TDM nắm giữ >30% DNW.
    Kết luận : CTCP Bán Nước Thủ Dầu Một là khủng long bạo chúa tiền nhiều như lá mùa thu, cỗ máy in tiền hay con gà đẻ trứng vàng, một vốn bốn lời, lãi hơn buôn hàng trắng heroin>>> siêu cơ bản>>>siêu tăng trưởng>>>siêu lợi nhuận>>>siêu cổ phiếu>>>siêu sóng 3 sòng>>>s3s>>
    Con át bích dự kiến tóm cổ PPI lấy Vĩnh Phú 2 xây villa, biệt thự, làm nhà bán nước cho dân Sài thành, lấy hợp đồng đầu tư CSHT sẵn có PPI tiền thân là Công ty Xây dựng công trình giao thông 135 - trực thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) thuộc Bộ GTVT.
    Có trong tay những con át chủ bài hiện nay CTCP Bán Nước Thủ Dầu Một TDM hoàn toàn chi phối thế trận, kiểm soát quyền lực & an ninh khu vực miền Đông Nam Bộ!

  6. #6
    machanhquan Guest
    Khánh thành Nhà máy cấp nước Chơn Thành - Bình Phước</font>
    <font face="Times New Roman">Cập nhật: 16-12-2016 | 12:43:46
    (BDO) Ngày 16-12 tại xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, Công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương Biwase đã khánh thành giai đoạn I Nhà máy cấp nước Chơn Thành công suất 30.000m3/60.000m3 ngày đêm, tổng vốn đầu tư 330/420 tỷ đồng. Đến dự có nguyên ************* *****************; ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước; ông Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; Anh hùng Lao động Cao Lại Quang, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cùng đông đảo cán bộ lão thành 2 tỉnh Bình Dương – Bình Phước, thành viên Hội Cấp thoát nước Việt Nam...



    Lãnh đạo 2 tỉnh Bình Dương – Bình Phước tặng hoa chúc mừng chủ đầu tư nhân lễ khánh thành Nhà máy nước Chơn Thành.





    Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT Công ty Biwase trao 660 triệu đồng cho đại diệnỦy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước xây dựng 11 ngôi nhà cho đồng bào Stieng tỉnh Bình Phước.



    Ghi nhận thành tích, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ, Tỉnh Ủy – UBND tỉnh Bình Phước tặng Bằng khen cho Công ty Biwase và nhà thầu xây dựng, Công ty Đại Phú Thịnh.



    Công trình được đầu tư theo phương thức xã hội hóa góp phần hoàn thiện tiêu chí hạ tầng, giúp địa phương thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ độ thị Becamex Bình Phước và 5 khu công nghiệp lân cận với diện tích phục vụ trên 4.000ha; đường ống chính gần 100 km, cung cấp nước sạch cho 100.000 dân trong vùng.

    Phát biểu tại lễ khách thành, ông Cao Lại Quang – Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam đánh gia cao vai trò của chủ đầu tư trong việc phát triển, mở rộng phục vụ cấp thoát nước, phù hợp với chủ trương liên kết vùng, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

    Thay mặt địa phương, ông Huỳnh Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã bày tỏ lòng biết ơn, sự quan tâm và truyền thống đoàn kết giữa 2 tỉnh Bình Dương – Bình Phước. Nhà máy cấp nước Chơn Thành sẽ góp phần phát huy vai trò, lợi thế ở vị trí cửa ngỏ giao thông quan trọng của Khu liên hợp dịch vụ đô thị Bình Phước và các khu công nghiệp lân cận.

    Ghi nhận nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ trước kế hoạch, Tỉnh Ủy – UBND tỉnh Bình Phước đã tặng bằng khen cho chủ đầu tư là Công ty cổ phần nước – môi trường Bình Dương và nhà thầu xây dựng công trình là Công ty TNHH Đại Phú Thịnh.

  7. #7
    Guest
    Sản phẩm sau rác của Biwase tiêu thụ mạnh trên thị trường</font>

    <font face="Times New Roman">Ông Trần Chí Thắng, Phó Giám đốc Xí nghiệp xử lý rác thải Chánh Phú Hòa thuộc Biwase cho biết, nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý khép kín rác thải đã tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích như phân bón vi sinh, vật liệu xây dựng, gạch, bê tông..., đồng thời giúp giảm giá thành xử lý, tăng nguồn thu, góp phần bảo đảm môi trường.

    Các sản phẩm sau rác gồm: Phân bón Con Voi Bình Dương, gạch Con Voi Bình Dương... đang được thị trường tiêu thụ mạnh. Phân bón Con Voi Bình Dương tiêu thụ mạnh tại các tỉnh miền Trung, Tây nguyên và Nam bộ, rất phù hợp với các loại cây thanh long, bưởi, cam quýt, cao su, cà phê, ca cao… nhờ chất lượng ổn định, nguồn gốc rõ ràng. Riêng gạch Con Voi Bình Dương đã được nhà đầu tư các công trình bờ kè kênh Nhiêu Lộc (TP.Hồ Chí Minh), khu đô thị Chánh Nghĩa (TP.Thủ Dầu Một), các công trình giao thông quan trọng của tỉnh Bình Dương và Bình Phước… sử dụng nhờ giá thành cạnh tranh, chất lượng tốt.
    Biến rác thải, nước thải thành tài nguyên của đô thị! Sản phẩm sau rác: Sản xuất không đủ bán! Biệt thự Villa an nghỉ nghìn thu mà đại gia Việt không thể thiếu cháy hàng! TDM cỗ máy in tiền!

  8. #8
    Guest
    Biến rác thải, nước thải thành tài nguyên của đô thị chỉ có ở TDM!?</font></font>

    Nghe có vẻ không hợp lý bởi vì rác thải, nước thải thực chất chỉ là tổng hợp các loại chất thải của con người. Nhưng với đà phát triển của khoa học - công nghệ như hiện nay, cộng với quy trình xử lý phù hợp theo quy luật tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương thuộc Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) đã vừa biến rác thải thành nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống, vừa góp phần bảo đảm môi trường, phục vụ quá trình phát triển đô thị theo hướng văn minh, sạch đẹp.


    Rác đưa vào hầm ủ được phủ bạt, bổ sung vi sinh và cấp dưỡng khí nhằm đẩy nhanh quá trình phân hủy, không phát tán mùi ra xung quanh. Ảnh[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]UY CHÍ


    <font face="Arial">Sản phẩm sau rác: Sản xuất không đủ bán

    Trong chuyến thăm và làm việc tại Bình Dương, tìm hiểu về công tác xử lý môi trường và phát triển đô thị, Đoàn công tác của Chính phủ Phần Lan do bà Lenita Toivakka, Bộ trưởng Bộ Thương mại và ông Similar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Phần Lan tại Việt Nam dẫn đầu đã được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm đưa đi tham quan, tìm hiểu Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương (phường Chánh Phú Hòa, TX.Bến Cát). Tại đây, đoàn đã tận mắt chứng kiến quá trình rác thải sinh hoạt từ các nơi trong tỉnh được tập kết về, phân loại, tách các thành phần vô cơ ra khỏi rác rồi đưa vào bể ủ chua làm nguyên liệu sản xuất phân bón cùng một số sản phẩm hữu ích khác như gạch xây dựng, gạch tự chèn…

    Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Biwase cho biết, các sản phẩm sau rác như phân bón Con Voi Bình Dương; các mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch tuynel, gạch tự chèn hiệu Con Voi Bình Dương… đều được đăng ký kiểm nghiệm đúng quy trình, được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa ra thị trường. Nhờ công ty đi sau nên các sản phẩm được nghiên cứu, chế biến rất phù hợp với thị hiếu sử dụng của người tiêu dùng.

    Ông Thiền cho biết thêm, nguyên liệu chế biến các sản phẩm nói trên được thu hồi từ rác nên giá cả rất cạnh tranh, còn chất lượng thì vượt trội. Sau thời gian sử dụng phân bón Con Voi Bình Dương, các vùng cây đặc sản, cây ăn trái như thanh long ở Bình Thuận, vườn cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long, cao su ở miền Đông Nam bộ… đều cho kết quả, chất lượng rất tốt. Vật liệu xây dựng hiệu Con Voi Bình Dương cũng được khách hàng tại các đô thị lớn trong cả nước chọn và sử dụng. Hiện các sản phẩm như phân bón Con Voi Bình Dương, gạch lát vỉa hè hiệu Con Voi Bình Dương… không đủ cung ứng cho thị trường.

    Trước khi rời nhà máy xử lý rác thải, bà Bộ trưởng Lenita Toivakka đã đưa ra nhận xét, đây là nhà máy xử lý rác thải hiện đại và hiệu quả nhất không chỉ tại Việt Nam mà mang tầm cỡ khu vực. Chính phủ Phần Lan sẽ tiếp tục hỗ trợ vốn, công nghệ để Bình Dương phát triển các dự án bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng đô thị Bình Dương văn minh, sạch đẹp.

    <font face="Arial">Rác là tài nguyên của đô thị</font>

    Mỗi ngày Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương tiếp nhận từ 1.200 - 1.500 tấn rác sinh hoạt, rác thải công nghiệp các loại từ các địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh chở về. Rác thải sinh hoạt trước khi đưa về bể ủ phải qua dây chuyền phân loại tự động để tách, lọc chất vô cơ không phân hủy như kim loại, cát đá, cao su, nhựa… Trong khi đó, thành phần hữu cơ dễ phân hủy được băng chuyền chuyển về hầm ủ; được bổ sung thêm men vi sinh, cấp dưỡng khí giúp quá trình lên men, chuyển hóa, phân hủy rác được nhanh và thuận lợi hơn.

    Sau 18 - 21 ngày thì rác được ủ chín, chuyển sang công đoạn sản xuất mùn phân compos. Tại đây, các máy móc chuyên dùng tiếp tục phân loại để tách các thành phần chưa phân hủy nhằm bảo đảm tính đồng nhất và chất lượng của sản phẩm. Mùn phân compos tiếp tục được bổ sung hàm lượng hữu cơ, dinh dưỡng, khoáng chất phù hợp với đặc điểm sử dụng của từng loại cây trồng theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện tại, công suất sản xuất phân compos tại khu liên hợp đã đạt đỉnh 420 tấn/ngày đêm.

    Trong khi đó, quá trình ủ chua, rác được phủ bạt HDPE lên bề mặt và phun xịt hóa chất khử mùi nhằm tránh phát tán mùi cũng như tăng tốc độ phân hủy. Nước rỉ rác được bộ phận chức năng của khu liên hợp thu hồi đồng thời với khí biogas để làm nguyên liệu chạy máy phát điện sử dụng tại một số khu vực sản xuất trong khu liên hợp như: vận hành hệ thống máy sục khí xử lý nước rỉ rác; cấp điện cho phân xưởng cơ khí trực thuộc khu liên hợp…

    Đối với lò đốt rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại được vận hành bằng điện từ hệ thống máy phát chạy bằng biogas thu hồi từ quá trình ủ rác; dầu D/O chiết xuất từ các hợp chất vô cơ khó phân hủy của quá trình tách lọc ban đầu nên đã góp phần quan trọng vào giá thành xử lý. Còn mùn tro, than và chất trơ được xử lý chôn lấp hoặc kết hợp với bùn lắng trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt để làm nguyên liệu, phụ gia sản xuất vật liệu xây dựng.

    Riêng hệ thống dây chuyền hiện đại, khép kín, rác thải các loại sau khi đưa về nhà máy, tất cả đều trở nên hữu ích. “Điều này lý giải vì sao, mỗi ngày các nơi trong tỉnh Bình Dương thải ra trên 1.000 tấn rác thải các loại mà bãi rác tại Khu liên hợp xử lý rác thải Nam Bình Dương vẫn không đầy, không phát tán mùi ra khu vực xung quanh như các nơi khác. Bởi vì từ khi quy hoạch chúng tôi đã xem rác thải là tài nguyên của đô thị nên phải chắt chiu sàng lọc, tái sử dụng, phù hợp với quá trình tuần hoàn của vật chất trong tự nhiên”, ông Thiền giải thích.

    <font face="Arial">Rác phải… sạch</font>

    <font face="Times New Roman">Theo ông Đỗ Minh Cường, Phó Giám đốc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, vì rác là chất thải cần phải bỏ đi nên từ lâu những người lao động làm việc với rác như công nhân quét rác, lái xe chở rác… cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Từ thành công của Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, **** ủy, lãnh đạo Biwase đã đưa ra nhận thức mới là “rác sạch” và quán triệt thực hiện trong toàn xí nghiệp với 2 yêu cầu chính: Rác khi vào khu liên hợp xử lý sẽ được làm sạch, làm mới, cho ra nhiều sản phẩm hữu ích nên quá trình vận hành, xử lý cũng phải bảo đảm sạch. Bên cạnh đó, phương tiện vận chuyển, người lao động trực tiếp cũng phải bảo đảm sạch. Dù các xe chở rác của các huyện, thị, thành phố trong tỉnh là khách hàng của khu liên hợp nhưng Ban quản lý khu vẫn quy định, tất cả phương tiện chở rác không được làm rơi vãi, đổ nước trên đường gây mất vệ sinh, mỹ quan đô thị; xe chở rác khi ra khỏi cổng khu liên hợp phải sạch đẹp, thân thiện với mọi người.

    Để chứng minh cho điều này, ông Cường đã đưa phóng viên tham quan một vòng nhà máy. Trước cổng vào xí nghiệp là tấm bảng lớn: “Lái xe chú ý! Có camera quan sát nước rỉ rác”. Nếu phát hiện xe chở rác vi phạm, xí nghiệp sẽ từ chối tiếp nhận. Với các xe chở rác được vào khu liên hợp, sau khi đã “xuống hàng” đúng nơi quy định sẽ tự động di chuyển đến bãi rửa xe để làm vệ sinh phương tiện đúng quy định. Nước rửa xe ở đây đạt Quy chuẩn cột A, được xử lý từ nước rỉ rác. Sau khi được làm sạch, không còn mùi rác, xe chở rác mới được tiếp tục di chuyển ra ngoài.

    “Qua cách làm này, chúng tôi muốn tạo dựng hình ảnh mới với thông điệp: Nếu được đầu tư, xử lý khoa học, quản lý đến tận nguồn thì rác thải, nước thải là nguồn tài nguyên của đô thị”, ông Cường nói.

    Ông Đỗ Minh Cường, Phó Giám đốc Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương cho biết, rác hiện là nỗi lo, ám ảnh của chính quyền và người dân trong quá trình phát triển tại nhiều đô thị. Bình Dương nhờ có sự quan tâm, đầu tư từ rất sớm nên đã làm khá tốt nhiệm vụ thu gom, xử lý và chế biến ra nhiều sản phẩm hữu ích sau rác. Tiếp tục phát huy thành quả đó, rất mong người dân đô thị quan tâm phân loại rác ngay từ đầu nguồn để tiết kiệm chi phí xử lý, cũng là tiết kiệm tiêu dùng của bà con. Và bỏ rác đúng nơi quy định sẽ góp phần xây dựng Bình Dương trở thành thành phố văn minh, sạch đẹp, thân thiện môi trường.

  9. #9
    thienml123zxczx Guest
    TDM ông chủ DNW phải là sư tổ SABECO & HABECO cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!

    Habeco phải gọi TDM BẰNG "CỤ TỔ" Ở KHOẢN LỢI NHUẬN CHƯA KỂ CÁC KHOẢN KHÁC!!!


  10. #10
    imported_thanhcong9xz2@gmail.com Guest
    TDM cổ phiếu dành cho giới tài phiệt & tinh anh!!!


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Truy thu thuế Habeco, Sabeco: Bộ Công Thương muốn truy trách nhiệm
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 10-04-2017, 04:46 AM
  2. Nhà đầu tư “xếp hàng” chờ mua Sabeco, sao không phải là Habeco?
    Bởi trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 29-09-2016, 12:06 PM
  3. Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 12-01-2015, 01:22 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 17-12-2012, 10:02 AM
  5. Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 08-04-2008, 12:46 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •