==> Theo tôi, tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành dược cao hơn ngành khác do đặc thù sản xuất kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng. Hiện VOF đã đầu tư vào 3 công ty ngành dược nội địa có quy mô lớn tại Việt Nam và chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung tài chính để mở rông đầu tư vào ngành dược phẩm. Nguồn vốn mới huy động từ TTCK sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các công ty dược trong nước trong bối cảnh kinh tế hội nhập.Với DHG, chúng tôi nắm 5,74% cổ phần của DHG, vì công ty này là một trong những công ty sản xuất dược phẩm hàng đầu với uy tín, chất lượng và hệ thông phân phối vượt trội. Chúng tôi quyết định đầu tư lâu dài và tin tưởng vào tiềm phát triển trong tương lai của DHG.


Nguyễn Việt Cường (Đại diện Quỹ VOF Investment Ltd)


==> Ngành dược hiện có tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm, trong đó các công ty nội địa chiếm 40% thị phần, còn 60% là của nước ngoài. Trên diện rộng, hiện nay trung bình mỗi người dân Việt Nam chi khoảng 8- 12 USD hàng năm cho thuốc men, trong khi ở các nước phát triển mức chi này bình quân từ 30 – 45 USD nên thị trường dược nước ta còn nhiều tiềm năng để phát triển. Tôi đã đầu tư vào DHG cách đây 3 năm, trong suốt thời gian đó tôi liên tục đầu tư vào công ty này mỗi khi có thêm tiền. Theo tôi, công ty này hội tụ đủ những yếu tố để đầu tư lâu dài như: ban lãnh đạo mạnh, tăng trưởng từ 50% đến 70%/ năm, vượt qua tốc độ tăng trường của ngành, chiến lược của công ty rõ ràng và hệ thống phân phối tốt.Nhiều người cho rằng thị trường này phải mở cho nước ngoài tham gia vào 2009 nên sẽ rất khó cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, theo tôi khi mở cửa các công ty dược nước ngoài vẫn phải sử dụng các công ty trong nước phân phối. Bởi hiện các công ty trong nước đã mở rộng hệ thống phân phối, giành lấy thị phần và nâng cao chất lượng sản phẩm nên có thể cạnh tranh tốt với các công ty nước ngoài. Hơn nữa các công ty nước ngoài thường tập trung vào biệt dược hơn là các sản phẩm phổ thông (generic).


Lê Hưng