Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 7 của 7
  1. #1
    Guest

  2. #2
    imported_danhdang02 Guest
    Đầu năm 2014, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIBank) đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức 5% theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

    Trước đó, ông Đặng Khắc Vỹ nắm 39,042,835 cp VIBank, tương đương tỷ lệ 9.19%. Bà Trần Thị Thảo Hiền – vợ ông Vỹ cũng đã giảm tỷ lệ sở hữu tại VIBank từ 9.39% (39,895,919 cp) xuống mức 4.9% (20,826,169 cp) tính đến cuối năm 2013.

    Như vậy, vợ chồng ông Vỹ đã đáp ứng được quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010, một cá nhân không được nắm quá 5% vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên, tổng sở hữu cổ phần của ông Vỹ và những người liên quan tính đến giữa tháng 02/2014 vẫn vượt quy định (không được quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng) khi sở hữu đến 25.66%?

    Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại hệ thống Quốc tế (Nettra) – là cổ đông liên quan đến ông Đặng Khắc Vỹ sở hữu 63,749,489 cp VIBank, (14.99%) tính đến 30/06/2013. Trong giai đoạn nửa cuối năm và mở rộng đến tháng 2/2014, tổ chức này không có tên trong danh sách giao dịch cổ phần của cổ đông nội bộ và liên quan - Tức vẫn duy trì sở hữu tỷ lệ 14.99%.

    Như vậy, tính đến giữa tháng 02/2014, tổng sở hữu của vợ chồng ông Vỹ và Công ty Nettra vẫn ở mức 25.66%.

    Tuy nhiên, có một điểm thay đổi khá lớn giữa báo cáo quản trị giữa năm và cuối năm 2013, cái tên Nettra đã không còn trong danh sách cổ đông liên quan đến ông Đặng Khắc Vỹ theo công bố của ngân hàng này.

    Tỷ lệ sở hữu của một số Thành viên HĐQT và người liên quan
    <a href="http://image.vietstock.vn/2014/06/06/vib-quan-tri-2013.jpg" onclick="return hs.expand(this)"></a>
    *: Tính đến 13/02/2014

    Về cổ đông lớn của ngân hàng, ngoài Nettra còn có Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia tham gia vào VIBank từ 18/10/2010 với 15% vốn và nâng lên 20% từ năm 2011.

    Ngoài ra, ông Đỗ Xuân Hoàng – Thành viên HĐQT ngân hàng cũng giảm tỷ lệ nắm giữ từ 6% (25,507,798 cp) cuối năm 2013 xuống mức 4.99% (21,206,798 cp) tính đến thời điểm 13/02/2014.

    Trong năm 2013, cơ cấu nhân sự của VIBank cũng có nhiều biến động. Đáng chú ý, ông Hàn Ngọc Vũ từ nhiệm Chủ tịch HĐQT từ 16/09/2013 và chuyển sang chức danh Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Thay vào đó là ông Đặng Khắc Vỹ chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng.

    Minh Hằng


    Xem bài viết: VIBank: Giảm mạnh sở hữu cá nhân nhưng gia đình Chủ tịch Đặng Phước Vỹ vẫn vượt tỷ lệ cho phép?

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2024
    Bài viết
    18
    Bí quyết để không còn là cổ đông liên quan là nhờ người khác đứng tên. Thế là xong, bản chất chẳng có gì thay đổi cả. Vãi...


    Xem bài viết: VIBank: Giảm mạnh sở hữu cá nhân nhưng gia đình Chủ tịch Đặng Phước Vỹ vẫn vượt tỷ lệ cho phép?

  4. #4
    imported_hatansjou Guest
    Trích dẫn Gửi bởi diligofri
    thế là chủ tịch Đặng Phước Vỹ được ưu tiên
    nặng hơn thì được ưu tiên đúng rồi [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Feb 2020
    Bài viết
    0
    Mà theo mình biết thì phần vượt sở hữu này chỉ có vấn đề trong việc biểu quyết thôi phải ko ta??

    Ý là chỉ những vấn đề gì cần biểu quyết thì nhóm cổ đông có liên quan vượt mức quy định sẽ ko có quyền biểu quyết các vấn đề đó. Còn lại thì đâu có ảnh hưởng gì đâu phải hem???


    Trích dẫn Gửi bởi coxetang1980
    Sở hữu chéo là vấn đề muôn thuở của NH và khó có bài giải khi cơ quan quản lý cứ mắt nhắm mắt mở.

    Chưa xét trên phương diện tổ chức, đối với cá nhân, người có liên quan chỉ là "Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân" -> còn nhiều người thân, rất thân có thể đứng tên giùm: anh chị em ruột của vợ (chồng), cha mẹ vợ (chồng) nên thiếu gì cách mà lách.....

  6. #6
    Ngày tham gia
    Feb 2020
    Bài viết
    0
    Sở hữu chéo là vấn đề muôn thuở của NH và khó có bài giải khi cơ quan quản lý cứ mắt nhắm mắt mở.

    Chưa xét trên phương diện tổ chức, đối với cá nhân, người có liên quan chỉ là "Cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, vợ, chồng, con, con nuôi, anh, chị em ruột của cá nhân" -> còn nhiều người thân, rất thân có thể đứng tên giùm: anh chị em ruột của vợ (chồng), cha mẹ vợ (chồng) nên thiếu gì cách mà lách.....

  7. #7
    Ngày tham gia
    Sep 2019
    Bài viết
    31
    Quy luật giơ cao đánh khẽ mà các bác, làm ầm lên tý thôi chứ sở hữu chéo thì dễ gì mà giải quyết dứt điểm [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. VIBank "ôm" tàu của SGS để cấn trừ nợ
    Bởi imported_hoangkiencom2 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 17-06-2014, 10:27 AM
  2. Bán 2000CP VIBank đây!
    Bởi dhuyhulr37 trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 18-12-2006, 04:55 AM
  3. BÁN 2000CP VIBANK, GIÁ 67
    Bởi imported_freedomf trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 13-12-2006, 05:47 AM
  4. Cần bán Cp VIBANK
    Bởi vantienart trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 28-11-2006, 06:25 AM
  5. Bán cp ViBank ở HN
    Bởi trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 27-11-2006, 05:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •