Thị trường OTC - một năm nhìn lại
:




1 năm về trước:


Cũng vào ngày này năm trước, gần 30 tết, cổ phiếu ngân hàng bắt đầu bước vào
cao trào bùng nổ. Cổ phiếu ngân hàng Phương Nam được rao bán với giá 18.000
đồng/cổ phần, cổ phiếu ngân hàng VPBank giá 12.000 đồng / cổ phần, tương tự,
Habubank giá 15.000 đồng, Đông Á giá 20.000 đồng, Eximbank giá 15.000 đồng/cổ
phần, Khi đó, muốn mua hay bán 1 loại cổ phiếu, đều rất khó khăn chứ không dễ
dàng như bây giờ. Cổ phiếu thanh khoản không cao, phải có người quen trong HĐQT
may ra mới sở hữu được một tờ cổ phiếu.


Người mua thấp thỏm chờ đợi , với 1 niềm hy vọng duy nhất là cuối năm lĩnh cổ
tức của ngân hàng ở mức cao hơn lãi suất tiết kiệm. Tất cả chỉ là vậy....


Thế rồi, các ngân hàng công bố mức lợi nhuận khả quan: VPBank thoát khỏi kiểm
soát đặc biệt, Phương Nam bank công bố tin tăng vốn lên 350 tỷ đồng, Eximbank,
Techcombank cũng đều lãi lớn, chia cổ tức ở mức cao và công bố lộ trình tăng vốn
lên 500 tỷ đồng.....Sau tết, cổ phiếu thực sự bùng nổ, liên tục bứt phá với mức
giá chóng mặt.


Phương Nam bank trong 1 tuần nhanh chóng tăng lên ngưỡng 24.000 - 25.000
đồng/cp, một số cổ phiếu khác, lần đầu tiên góp mặt như An Bình Bank với giá 1.2
cũng tăng lên 1.4, Eximbank và Techcombank xác lập mức giá mới khoảng gấp 2.5
lần mệnh giá , đặc biệt, cổ phiếu Sacombank được giao dịch với khối lượng lớn,
gấp 3 lần mệnh giá, một trong những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất vào
hồi cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2006.


Thị trường bắt đầu sôi động với sự góp mặt của cổ phiếu các nghành công
nghiệp khác như IPO nhựa Tiền phong, cơn sốt mua trái phiếu Vietcombank với giá
1.3, cổ phiếu PVD góp mặt sau đó ít lâu chủ yếu dưới dạng hợp đồng uỷ thác của
PVFC, nhà đầu tư được vay tới 70% với giá ưu đãi chỉ 12.000 đồng -13.000 đồng
/cp....


Cổ phiếu công ty chứng khoán duy nhất có được sự quan tâm của giới đầu tư
mang cái tên quen thuộc - SSI.


Khi đó, vốn điều lệ của SSI mới chỉ có hơn 60 tỷ đồng, với giá giao dịch bình
quân khoảng 23.000 - 25.000 đồng.


Giữa tháng 3, đầu tháng 4, thị trường bắt đầu đón nhận cổ phiếu PPC ( 14.000
đồng ) , VIPCO, VITACO, và đặc biệt là cổ phiếu SJS với mức giá 35.000 đồng/cp,
FPT với giá chưa chia tách tương đương 45.000 đồng/cp.


Bước sang tháng 5, một loạt cổ phiếu OTC bước vào giai đoạn suy thoái sau hơn
3 tháng liên tục tăng nóng. Giai đoạn này kéo dài tới tận tháng 7, đầu tháng 8
mới có dấu hiệu phục hồi trở lại.


Cuối năm 2006, thị trường OTC thực sự bùng nổ trở lại, với sự tham gia của
hàng chục công ty lên sàn niêm yết, kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng và công
ty chứng khoán,có khi chỉ trong 1 tuần lễ, nhà đầu tư thu về khoản lợi nhuận gấp
2-4 lần số vốn bỏ ra.......


Những người còn ở lại:


Hiện nay, có thể chia các nhà đầu tư trên thị trường thành 3 lớp người căn cứ
vào thời gian đầu tư trên thị trường.


Một là, những người ra nhập thị trường từ lúc sơ khai: 2001 - 2004: Giai đoạn
2005 - 2006, và giai đoạn từ tháng 8/2006 trở lại đây.


Phần lớn, 2 thế hệ đi trước đều thu được thành quả rất khả quan, và tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trên thị trường. Thế hệ thứ 3 cũng vậy, họ chấp nhận mua
cao, hy vọng bán ra với giá cao hơn cho lớp người đến sau : lớp người thứ 4 sắp
hình thành sau tết , khi Vnindex ở mặt bằng mới hơn 1000 điểm ?


Giờ đây, chứng khoán trở thành mốt thời thượng , thành câu chuyện không thể
thiếu trong tất cả các buổi gặp mặt đầu năm. Người viết bài này cũng thật sự bất
ngờ, bởi trong 1 nhà hàng chỉ có 5 nhóm ngồi ăn , thì 4 bàn còn lại đều nói
chung 1 chủ đề về chứng khoán. Từ bà ghi số đề trước cửa, đến công nhân, , quan
chức, tất cả đều trở thành chuyên gia, thao thao bất tuyệt về ông giám đốc A, bà
chủ tịch B, công ty X năm nay lợi nhuận thế nào, thua lỗ ra sao...



Thời kỳ mà các lớp học chứng khoán đông nghịt người, thời kỳ của người
lao động trong công ty bỏ nghề, trốn việc lên sàn chơi chứng khoán, thời kỳ đổi
vàng, đô la ra tiền Việt để chơi cổ phiếu, tình hình mà chính phủ bảo giá cao,
nhà đầu tư còn lo rằng còn thấp, thời kỳ mà đầu năm vốn chỉ 60 tỷ, cuối năm tăng
lên 1000 tỷ đồng, thời kỳ lấy thịt của cổ đông đi trước, chia tiếp cho người đến
sau, thì cổ phiếu còn tăng mạnh, xe hơi còn được mùa thắng lớn.....


Những dự báo trong năm 2007:


Kinh tế VN còn tiếp tục tăng trưởng mạnh, thì thị trường còn phát triển, còn
là kênh đầu tư hấp dẫn của 1 bộ phận các nhà đầu tư, tuy nhiên, tôi chỉ xin nêu
ra 1 vài hiện tượng trong thời gian gần đây:


1. Các công ty IPO đều ở mức giá rất cao, nhiều cổ phiếu IPO vượt cả giá trị
thực , như PVI, CADIVI, Hiệp Phước......



2. Nguồn tiền của XH đổ vào thị trường ngày một nhiều, nhưng cuộc chơi
của các nhà Đầu tư cá nhân dần nhường chỗ cho các tổ chức tài chính, các quỹ Đầu
tư....


3. Tâm lý bày đàn, mua cổ phiếu dựa vào giới thiệu của bạn bè, người quen,
vào tin đồn....sẽ đem đến việc thua thiệt cho 1 bộ phận không tránh khỏi của nhà
đầu tư


Cuối cùng, chúc các nhà đầu tư 1 năm mới thịnh vượng, hạnh phúc và sức
khoẻ........