VNIndex trong tương quan với Dow Jones và Hang Seng

Câu nói quen thuộc của dân chứng khoán “gà rồi cũng sẽ về chuồng” có vẻ đúng không chỉ đối với từng cổ phiếu riêng lẻ mà còn đúng với cả quy mô thị trường. Nếu như VNIndex có mức tăng trưởng vượt trội so với hầu hết chỉ số chứng khoán toàn cầu khác trong năm 2009, năm đầu tiên qua đáy khủng hoảng toàn cầu 2008. Thì tính đến thời điểm này, tức sau 6 năm, các chỉ số chứng khoán đều có thành tích tương tự nhau, VNIndex tăng trưởng 84%, Hang Seng tăng trưởng 96% và Dow Jones tăng trưởng 112%.





Biểu đồ chỉ số cho thấy, thị trường VN khá bất ổn, độ biến động khá lớn, trong khi đó, Dow Jones lại đi lên một cách chậm rãi và chắc chắn. Câu nói “muốn nhanh thì phải từ từ” có vẻ ứng dụng được trong trường hợp này.
Khi nhìn về mức độ định giá P/E, thị trường Mỹ lại đang có mức P/E cao hơn so với những quốc gia mới nổi và đang phát triển như VN và Trung Quốc. Điều này có thể đến từ 2 lý do, thứ nhất, nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng của các công ty Mỹ cao hơn so với các doanh nghiệp tại VN và Trung Quốc, thứ hai, nhà đầu tư đánh giá rủi ro tại các thị trường biên và đang phát triển quá lớn và họ cần một phần bù rủi ro đủ rộng để đảm bảo cho khoảng mục đầu tư của mình.
Khi nhìn mức định giá P/E của riêng thị trường VN, chúng ta nhận thấy mức độ định giá của các doanh nghiệp đang khá rẻ, có đến 29% cổ phiếu có định giá P/E từ 5 đến 8 lần và chỉ 22% cổ phiếu có P/E lớn hơn 15 lần.



Như vậy, VN vẫn thể hiện độ bất ổn, nóng lạnh thường thấy của một thị trường mới nổi, có những năm tăng trưởng nóng, nhưng cũng có những năm tổn thương nặng nề. Hiện mức hồi phục so với đáy 2009 ở các thị trường khác nhau là khá tương đồng, và định giá thị trường trong nước có phần lợi thế, kỳ vọng một chu kỳ nóng mới sẽ quay trở lại trong 2016.

st -Finandlife