Thuyết này xem cổ phiếu chỉ là một công cụ không hơn không kém . lấy ví dụ : khi bạn mua một công cụ lao động chẳng hạn . Khi bạn bỏ ra một số tiền là A để mua nó, sau khi mua được công cụ bạn chỉ quan tâm đến hiệu quả làm việc của công cụ đó chứ ít khi quan tâm đến A .


Hay lấy một ví dụ khác :


Nếu bạn mua một căn nhà để kinh doanh, nó thường có hai nghĩa :


một là bạn kinh doanh chính căn nhà đó, tức mua căn nhà giá rẻ và bán đi khi thấy có người trả giá cao . Nôm na là kinh doanh bất động sản , lúc đó bạn đương nhiên phải quan tâm đến giá cả nhà đất ngoài thị trường ( A)


hai là bạn kinh doanh tại căn nhà đó, ví dụ cho thuê hay mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị v.v...Lúc đó bạn chỉ quan tâm làm sao để có những vòng xoay lợi nhuận từ chính căn nhà . ( hiệu suất sinh lợi)


Như vậy, số tiền A mua công cụ trên cũng giống như số vốn bạn bỏ ra để sở hữu một loại cổ phiếu . còn hiệu quả làm việc của công cụ chính là tần suất những lần bạn mua bán để hưởng chênh lệch . Không thị trường nào rớt mãi, cũng không có thị trường nào lên mãi . Phải thấy chuyện lên xuống là chuyện binh thường của thị trường chứng khoán .


Cho nên nếu bạn mua một loại cổ phiếu ( tất nhiên là loại trừ những trường hợp vay mượn tiền, cầm cố tài sản), nếu đã chấp nhận tham gia vào cuộc chơi thì bạn phải chấp nhận mạo hiểm:Quên đi số tiền A vàgiữ luôn số cổ phiếu đó chờ cho đến khi thị trường phục hồi trở lại , coi như tạm giữ một công cụ làm ăn để chờ tới ngày đem ra sử dụng đi .


( chống chỉ định với những người đi vay, cầm cố để mua chứng khoán)