TTCK Tâm lý, Thương hiệu và con đường Phát triển[/B]





TTCK về bản chất là một kênh huy động vốn trực tiếp của nền kinh tế mà theo đó các công ty tham gia thị trường sẽ có được một lượng vốn đủ lớn để kinh doanh mà tránh phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao và quan trọng hơn là tránh được nhiều thủ tục phiền hà, mất thời gian và nhiều thứ nữa. Bù lại công ty sẽ phải chia sẻ lợi nhuận thậm chí là quyền hạn cho các cổ đông và minh bạch thông tin cho giới truyền thông cũng như kiểm toán, về cơ bản là như vậy.


Tâm lý dao động, vì sao?[/B]


Hiện nay, một số chuyên gia nước ngoài có những nhận định không thỏa đáng cho thị trường VN. Điển hình là họ áp dụng các chỉ số ở một nước đã phát triển đã và đang có dấu hiệu suy thoái kinh tế – nơi mà các công ty nhận phải sự cạnh tranh khốc liệt và luôn có tình hình phát triển thiếu khả quan, cho một nước đang có tốc độ phát triển rất cao và là tâm điểm chú ý của thế giới về đầu tư. Ngay cả những người, tổ chức có uy tín trong nước cũng vào hùa và đưa ra nhiều nhận định với thái độ cảnh báo, dọa nạt chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa. Điều này đã dẫn tới những quan điểm lệch lạc (nếu không muốn nói là áp đặt, sai lầm) khiến cho tâm lý các nhà đầu tư trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong thời gian qua. Đục nước béo cò, đương nhiên, trong khi các nhà đầu tư trong nước sợ hãi bán tháo thì nước ngoài hưởng lợi. Họ gần như không bán ra nhưng cũng mua vào không quá nhiều để tránh đẩy giá lên cao, nhưng bù lại sau nhiều phiên giao dịch thì họ đã thu được thành công đáng kể.


Tuy nhiên những người bán tháo cổ phiếu chủ yếu là những thành phần làm ăn kiểu chụp giật, kiểu lướt ván chứng khoán, mua đi bán lại hưởng chênh lệch. Tiền của họ thực chất không có đóng góp nhiều cho sự phát triển của thị trường mà chỉ tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu.


Khả năng phát triển của TTCK đến đâu ?[/B]


Hãy thử làm một phép tính cho sự phát triển của đất nước với trung bình là 8% / năm:


· Nông nghiệp không phát triển nhiều – trừ một số nghành như Thủy sản, Cao su, Cà phê


· Công nghiệp phát triển mạnh 15 - 20% tùy nghành, có thể cao hơn cho Dầu khí


· Dịch vụ khoảng 20 %


· Tài chính (ngân hàng và bảo hiểm) là nghành phát triển mạnh nhất cỡ trên30 %


Với những con số như vậy chúng ta có thể nhận định gì về TTCK với sứ mệnh của một kênh tài chính trực tiếp (không theo kiểu vay để cho vay như ngân hàng). Nếu không quá khiêm tốn thì con số đó là 50% (với biên độ dao động cao hơn cho một thị trường non trẻ đầy tiềm năng)


Thực tế đã từng sảy ra với thị trường nhà đất khi mà các nhà chiến lược nước ngoài đánh giá thị trường nhà đất Việt nam quá cao (chỉ đứng sau Tôkyô) trong một thời gian rất dài khiến cho việc đầu tư chuyển hướng sang các nước khác như Thái Lan, Inđônêxia, Lào… Không lẽ khi họ đánh giá như vậy thì chúng ta phải hạ giá nhà để mời gọi họ? Thị trường vẫn như thế, thậm chí hiện nay còn đi lên và thị trường BĐS Việt nam cũng đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều. Các nhà đầu tư khi vào Việt nam đã chấp nhận những mức giá nhà đất không rẻ, vậy tại sao với chứng khoán lại khác? Phải chăng họ chỉ gìm chúng ta nếu chúng ta chịu thua và chấp nhận giá cả nếu thực tế đúng là như vậy ?


Vấn đề Thương hiệu ?[/B]


Để đánh giá được một công ty đâu phải chỉ qua vốn điều lệ, nghành nghề kinh doanh … mà còn là thương hiệu, uy tín trên thị trường. Trong khi các công ty ở nước ngoài có tốc độ phát triển chậm mà thậm chí là âm (với thực tế là nhiều công ty còn sát nhập, mua lại nhau để tránh đổ vỡ) thì ở nước ta tốc độ phát triển 20% là bình thường, thậm chí là thấp nếu so với các ngành như cao su, khoáng sản, công nghệ cao… và một số nghành khác.


Vậy tại sao chúng ta phải bán thương hiệu của các công ty trên sàn ở mức giá rẻ mạt để họ dễ dàng thâu tóm ? Thương hiệu các công ty của chúng ta chính là “Bản quyền hợp pháp” mà nhà đầu tư nước ngoài phải trả tiền để vào thị trường Việt Nam


Vấn đề hiện nay chỉ là liệu các công ty có giữ được tốc độ tăng trưởng cao như vậy trong những năm tới không? và có bao nhiêu thương hiệu mạnh như FPT, ACB, PS, KimĐan, Habeco, Savimex, Nhà Xinh….. đủ giữ vững niềm tin cho khách hàng khi thị trường biến động ?


Và định hướng như thế nào ?[/B]


Thị trường chứng khoán Việt nam quá non trẻ và không thể đứng vững trước những con sóng lớn từ bên ngoài. Do đó, song song với việc đào tạo cho các nhà đầu tư, minh bạch hóa thị trường, xử lý nghiêm và công khai những sai phạm…. chúng ta còn cần một sự tham gia trực tiếp của những nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước để có những quyết sách kịp thời như các chiến lược với Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử hiện nay. Một bên là minh bạch hóa nền hành chính quốc gia và một bên là phát triển nguồn vốn cho quốc gia.


Vấn đề lớn nhất hiện nay là không phải cổ phần hóa bằng mọi cách để đạt được lộ trình như đã định mà lộ trình cần được điều chỉnh để tránh cho việc thị trường không tiêu hóa nổi một lượng tiền khổng lồ khi IPO những siêu công ty nhà nước trong thời gian tới khiến thị trường xuống, giảm giá đấu thầu gây thất thoát lớn cho nhà nước như lần đấu thầu Đạm Phú Mỹ vừa qua