Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Guest
    NGÀY 3/2/2015

    CHỨNG KHOÁN CHÂU Á MẤT ĐIỂM. ĐỒNG ĐÔ-LA ÚC TĂNG GIÁ MẠNH SAU QUYẾT ĐỊNH CỦA RBA


    Chứng khoán Châu Á giảm trong khi đồng Đô-la Úc trượt giá mạnh nhất trong 6 năm do Ngân hàng Trung Ương Úc (RBA) hạ lãi suất xuống mức kỉ lục.

    Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dường trừ Nhật Bản giảm 0.2% sau số liệu kém khả quan từ nền kinh tế Mỹ làm gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.

    Chỉ số Nikkei của Nhật, chỉ số Hang Seng của Hong Kong mất điểm lần lượt là 1.2% và 0.4%.

    Nhiều chỉ số chứng khoán Châu Á tăng vào phiên trước sau khi chính quyền mới của Hy Lạp có vẻ đang tiến xa hơn trong việc hoãn nợ với các đối tác quốc tế.

    Spreadbetter (người đặt cược tỉ giá) dự đoán Hy Lạp đạt được thỏa thuận hoãn nợ giúp chứng khoán Châu Âu lên điểm, cụ thể, chỉ số FTSE của Anh, chỉ số DAX của Đức và chỉ số CAC của Pháp tăng lần lượt là 0.1%, 0.2% và 0.3%.

    Sau khi RB cắt lãi suất còn 2.25%, chứng khoán Úc nhanh chóng tăng thêm 1.5%.

    Theo đó, đồng Đô-la Úc cũng giảm còn 0.7650 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2009. Đồng Đô-la New Zealand cũng phải gánh chịu thiệt hại, trượt giá xuống 0.7194 USD.

    Ông David De Garis, chuyên gia kinh tế tại National Australia Bank nhận định: “Sẽ còn một lần hạ lãi suất nữa trong năm, dù không chắc vào lúc nào. Chúng tôi đã nghĩ đến việc hạ lãi suất 2 lần và đến giờ thì khó tránh được điều đó.”

    RBA là ngân hàng cuối cùng trong chuỗi các ngân hàng Trung ương phải hạ lãi suất để cứu cánh nền kinh tế đang suy thoái và đẩy lù giảm phát. Động thái của RBA được coi là đang tạo áp lực phải giảm lãi suất lên Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), chặn lại đà tăng của đồng Won.

    Dầu thô Mỹ tăng 0.6% lên $49.88/thùng. Giá dầu đã tăng 10% trong 2 phiên giao dịch vừa qua do một số nhà đầu tư cược rằng giá dầu đã chạm đáy sau 7 tháng dài mất giá.

    Nhờ vậy đồng tiền của các nước xuất khẩu dầu lớn như Đô-la Canada và Krone của Na uy tăng nhẹ.

    Đô-la Canada và đồng Krone Na Uy lên giá 0.5% lên 1.2622 CAD/USD, đồng Krone tăng đạt 7.6124 NOK/USD.

    Theo Reuters
    Bài dịch của nhóm IF24h

  2. #2
    hieuminhita9 Guest
    EURO ĐƯỢC HỖ TRỢ NHỜ TÌNH HÌNH HY LẠP, CHỜ ĐỢI BẢNG LƯƠNG PHI NÔNG NGHIỆP CỦA MỸ


    Đồng Euro hôm nay tiếp tục đà tăng nhờ vào phản ứng lạc quan trước thông tin đàm phán nợ Hy Lạp. Trong khi thị trường vẫn đang chờ đợi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, sẽ được công bố vào hôm nay.

    Đồng Euro ổn định tại 1.1469 USD, sau khi tăng 1.2% vào đêm qua, sau khi ECB thông báo đồng ý cung cấp 59.5 tỷ Euro cho Chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA) nhằm trợ giúp hệ thống tài chính đang “khát vốn” của Hy Lạp. ELA là các khoản bơm tiền mặt trực tiếp vào hệ thống tài chính (mà ECB rất hạn chế sử dụng do nguy cơ lạm phát khi có một lượng lớn thanh khoản đột ngột rót vào thị trường) và do đó lãi suất qua ELA sẽ cao hơn, gánh nặng cung cấp thanh khoản chuyển từ ECB sang Hy Lạp (thông qua việc ECB mua trái phiếu, rủi ro của Hy Lạp sẽ được chia sẻ giữa các nước thành viên; nhưng giờ đây, Hy Lạp phải tự chịu mọi rủi ro). Trước đó, ECB đã từ chối trái phiếu chính phủ Hy Lạp làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay, khiến nước này rơi vào thế bí.

    Kỳ vọng Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ (SNB) sẽ mua vào đồng Euro cũng hỗ trợ cho đồng tiền này.

    Đồng Euro đã đảo chiều mạnh mẽ trong tuần này do những lo ngại về thỏa thuận nợ của Hy Lạp đã được xoa dịu phần nào.

    Giới đầu tư rất bất ngờ khi giữa tuần ECB có tuyên bố cứng rắn trước yêu cầu của Hy Lạp rằng sẽ không chấp nhận trái phiếu Hy Lạp làm bảo đảm vay nợ.

    Hạn chót cho các khoản nợ của Hy Lạp với bộ ba EU, ECB và IMF là 28/2.

    Junichi Ishikawa, nhà phân tích thị trường của IG Securities tại Tokyo, nhận định: “Tình hình Hy Lạp sẽ vẫn là yếu tố chính tác động thị trường, ít nhất là cho đến ngày đáo hạn nợ 28/2. Diễn biến sự việc sẽ lên đến cao trào đỉnh điểm trong tuần sau, thị trường sẽ có thêm một phen biến động nữa.”

    Ông còn cho biết thêm: “Tạm thời vào lúc này chúng ta có thể bỏ qua Hy Lạp và hướng đến số liệu lao động của Mỹ, có thể đồng Đô-la Mỹ sẽ không còn yếu đi như gần đây nữa.”

    Số liệu vững chắc về bảng lương của Mỹ, cùng với dự đoán tăng trưởng lạc quan, Fed sẽ có thể tăng lãi suất sớm hơn giữa năm và hỗ trợ cho đồng Đô-la.

    Chỉ số dollar index đi ngang tại 93.587 điểm sau khi giảm 1% vào đêm qua.

    Đồng Đô-la Canada vẫn nhận được sự hỗ trợ nhờ vào việc dầu tăng mạnh trong phiên giao dịch trước, được giao dịch ổn định tại 1.2450 CAD đổi 1 USD.

    Cũng được lợi từ giá dầu, Đô-la Úc tăng 5%, lên 0.7836 USD sau khi Ngân hàng Dự trữ Úc không mạnh bạo trước cân nhắc về việc hạ lãi suất như người ta vẫn tưởng.

    Theo Reuters
    Bài dịch của nhóm IF24h
    Link: http://if24h.com/euro-duoc-ho-tro-nh...nghiep-cua-my/

  3. #3
    hieuminhita9 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi ngotheu
    tình hình thị trường tài chính ngày hôm nay 06.02 như thế nào nhỉ mọi người?
    Tối nay 8h Việt Nam, Mỹ sẽ công bố bảng lương phi nông nghiệp bạn ạ. Thị trường đang chờ đợi tin tức này.[IMG]images/vietstock/smilies/lala.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/lala.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/lala.gif[/IMG]

  4. #4
    Ngày tham gia
    May 2020
    Bài viết
    9
    ECB CHO PHÉP HY LẠP BƠM THANH KHOẢN 59.5 TỶ EURO THÔNG QUA ELA


    Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ cho phép Ngân hàng trung ương Hy Lạp bơm 59.5 tỷ Euro (68 tỷ Đô-la) vào thị trường thông qua chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp (ELA).

    Biện pháp này là cần thiết bởi sau khi ECB cứng rắn tuyên bố không chấp nhận trái phiếu Hy Lạp làm tài sản bảo đảo cho vay, Hy Lạp rơi vào thế bí, khi nguồn tài chính chủ yếu đã bị cắt. Chứng khoán và trái phiếu Hy Lạp đều đi xuống hôm thứ 5.

    Động thái này là hành động răn đe của ECB đối với Hy Lạp, cảnh báo nước này phải tuân thủ luật lệ của Euro zone trong nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng tài chính. ECB sẽ thay thế nguồn tài chính thông thường bằng 50 tỷ Euro ELA và cộng thêm 9.5 tỷ Euro nữa, tuy nhiên không nói rõ chi tiết về tiến trình thực hiện.

    Phát ngôn viên của ECB từ chối bình luận về vấn đề này.

    Theo chương trình này, Ngân hàng trung ương có thể tự cung cấp thanh khoản (bơm tiền mặt) cho hệ thống tài chính và tự mình chịu rủi ro. ECB sẽ xem xét lại ELA 2 tuần một lần để đảm bảo nó không trái với chính sách tiền tệ. Chương trình ELA cần sự đồng ý của 23 thành viên của Hội đồng điều hành để được thông qua.

    Ông Klaas Knot, một thành viên Hội đồng hôm thứ 5 cho biết, nếu ECB từ chối đề xuất này, “ngân hàng sẽ không có đủ tài chính để tự hoạt động, cho vay và trả nợ khi các đối tác đòi tiền. Khi đó, Hy Lạp sẽ vỡ nợ.”

    Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp tuyên bố quyết định của ECB sẽ không tác động tiêu cực lên hệ thống tài chính Hy Lạp và các ngân hàng vẫn “có đủ vốn và được bảo vệ.”

    Yannis Stournaras, Thống đốc Ngân hàng trung ương Hy Lạp trả lời phóng viên tại Athens, tài khoản tiền gửi vẫn an toàn và quyết định từ chối trái phiếu chính phủ Hy Lạp vẫn có thể thay đổi.

    Lãi suất vay tiền qua ELA thông thường là 1.55%/năm, cao hơn so với mức lãi suất tái cấp vốn 0.05% của ECB.

    Hy Lạp có thể sẽ “cháy túi” vào khoảng tháng 3 nếu Tổng thống Hy Lạp Alexis Tsipras tiếp tục từ chối gói cứu trợ tài chính.

    Bộ trưởng Tài chính Yanis Varoufakis đã gặp mặt nhà đồng cấp của Đức tại Berlin, nhưng không đạt được bất cứ đồng thuận nào về quan điểm cải cách nợ Hy Lạp.

    Theo Bloomberg
    Bài dịch của Nhóm IF24h
    Link: http://if24h.com/ecb-cho-phep-hy-lap...thong-qua-ela/

  5. #5
    imported_xvietsao Guest
    NGÀY 5/2/2015

    CHỨNG KHOÁN CHÂU Á, EURO CÙNG GIẢM SAU QUYẾT ĐỊNH CỦA ECB


    Thị trường chứng khoán Châu Á hầu hết đều giảm điểm, đồng Euro sụt giá vào thứ Năm sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) công bố không chấp nhận mua trái phiếu Hy Lạp như tài sản thế chấp – coi như một đòn đau ráng lên Hy Lạp khi nước này đang phải nỗ lực tái đàm phán về các điều khoản trong gói cứu trợ tài chính với các chủ nợ quốc tế.

    Spreadbetters (những người đặt cược tỉ giá) dự đoán tình trạng của Hy Lạp sẽ tác động xấu lên chứng khoán Châu Âu, với chỉ số FTSE của Anh giảm ngay 0.6% lúc mở cửa phiên, chỉ số DAX của Đức giảm 0.9% và chỉ số CAC của Pháp giảm 1.1%.

    Khẩu vị ưa thích rủi ro của các nhà đầu tư được kích thích vào đầu tuần do kì vọng Hy Lạp có thể nhanh chóng giành được “ưu ái” từ các chủ nợ, giờ đây sụp đổ do ECB đột ngột rút lại điều chỉnh nợ cho Hy Lạp và quyết định không mua trái phiếu nước này.

    Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 2% vào thứ Tư, hôm nay giảm 0.8%. Chứng khoán của Hàn Quốc, Malaysia và Singapore cũng giảm điểm mạnh. Chỉ số MSCI Châu Á –Thái Bình Dương giảm 0.1% sau khi tăng 1% hôm thứ Tư.

    Chứng khoán Trung Quốc đi ngược lại xu hướng, với chỉ số Shanghai Composite Index tăng 1%, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc. Động thái của PBOC nhằm khuyến khích ngân hàng cho vay, và làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế vốn đang “rệu rã”, nhưng lại không mang lại hiệu quả như mong đợi.

    Boris Schlossberg, Giám đốc quản lí của BK Asset Management cho biết: “Mặc dù động thái của PBOC có thể đẩy mạnh nhu cầu, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng ở Trung Quốc đang chậm lại và điều này có thể tác động tiêu cực lên nhu cầu Châu Á”.

    Việc nới lỏng tiền tệ ở Trung Quốc khiến cho giá trị tiền tệ của hầu hết các quốc gia mới nổi của Châu Á như đồng Won của Hàn Quốc, và đồng Rupi của Ấn Độ đều giảm

    Sean Yokota, Giám đốc chiến lược của ngân hàng SEB, Singapore cho biết: “Điều này sẽ làm gia tăng kì vọng về việc nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương Châu Á, khiến tiền tệ Châu Á mất giá”.

    Giá dầu thô sụt giảm sau một dêm do dự trữ dầu thô của Mỹ cao kỉ lục. Dầu thô của Mỹ giảm 0.3%, xuống $48.31/thùng CLc1 sau khi giảm 9% hôm thứ Tư.

    Trong số các đồng tiền mạnh, Euro được giao dịch ở mức $1.1348, giảm xuống $1.1304, một cú quay đầu từ mốc $1.1534 hôm thứ Ba. Tỉ giá USD/JPY không thay đổi, giao dịch ở mức 117.215 Yen, thị trường vẫn đang trông chờ dữ liệu việc làm của Mỹ ra trước Bảng lương phi nông nghiệp quan trọng vào thứ Sáu.

    Theo Reuters
    Bài dịch của nhóm IF24h
    http://if24h.com/chung-khoan-chau-a-...-dinh-cua-ecb/

  6. #6
    Ngày tham gia
    Dec 2023
    Bài viết
    1
    Ngày 09/02/2015

    CHỨNG KHOÁN CHÂU Á "BUỒN" TRƯỚC DỮ LIỆU ẢM ĐẠM TỪ TRUNG QUỐC

    Chứng khoán Châu Á bắt đầu tuần mới “u ám” sau khi số liệu thương mại kém khả quan của Trung Quốc làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong khi đó số liệu việc làm tươi sáng của Mỹ lại gây ra nhiều hiệu ứng trái chiều khi điều này có thể khiến Fed tăng lãi suất vào giữa năm.

    Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương không kể Nhật Bản giảm 0.6%, chứng khoán Mỹ lên điểm 0.4%. Chỉ số Nikkei của Nhật tăng 0.4% trong khi đồng Yên trượt giá.

    Các spreadbetter (người đặt cược tỉ giá) dự đoán chứng khoán Châu Âu cũng mở đầu tuần mới ảm đạm, cụ thể, chỉ số DAX của Đức, CAC của Pháp được cho rằng sẽ giảm 0.8%.

    Số liệu giao dịch thương mại của Trung Quốc gây thất vọng, trong đó, xuất khẩu giảm 3.3%, nhập khẩu giảm 19.9% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với dự đoán của giới phân tích. Điều này cho thấy sự suy yếu của con rồng Trung Hoa.

    Chiến lược gia Wang Mingli tại Guoyuan Securities, Thượng Hải nhận định: “Số liệu kém khả quan cho thấy nền kinh tế u ám phía trước. Dù cho có biện pháp kích thích mới đi chăng nữa, cũng là nhằm hỗ trợ nền kinh tế chứ không phải thị trường.”

    Đồng Đô-la Úc, vốn thường được sử dụng để đặt cược cho kinh tế Trung Quốc do mối giao thương giữa 2 quốc gia, trượt giá 0.4% trong phiên giao dịch đầu còn 0.7775 USD/AUD.

    Số liệu tiêu cực tại Trung Quốc lấy đi phần nào tâm lí lạc quan từ bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (số việc làm đạt 257,000, tiền lương tăng 12 cent so với tháng trước, 2.2% so với năm ngoái).

    Số liệu từ Mỹ đủ khiến các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào dự đoán Fed tăng lãi suất, thị trường tiền tệ tương lai hoàn toàn đặt cược cho lần tăng lãi suất vào tháng 9. Khả năng Fed thắt chặt tiền tệ sớm tạo áp lực lên nhiều tài sản vốn được lợi từ lãi suất thấp, làm tăng lợi suất trái phiếu và đẩy đồng Đô-la lên giá.

    Chỉ số đo lường sức mạnh của đồng Đô-la với 6 loại tiền tệ khác tăng gần 1.1% vào thứ 6, giữ ở mức 94.519, không kém hơn kỉ lục tháng trước (95.481) là mấy.

    Đồng Euro suy yếu trước khước từ điều kiện hỗ trợ tài chính của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras. Đồng Euro được giao dịch tại 1.1335 USD/EUR, cao hơn một chút tại thị trường Châu Á nhưng cũng không xa mức 1.1280 USD/EUR tuần trước là mấy.

    Đồng Yên chạm sàn trong 4 tuần, còn 119.23 JPY/USD khi lợi suất trái phiếu Mỹ lên cao.

    Dầu ổn định vào thứ 2 khi thêm nhiều giàn khoan dầu tại Mỹ dừng hoạt động và xung đột tại Libya được cân bằng bởi số liệu nhập khẩu tiêu cực từ Trung Quốc, cho thấy cầu dầu giảm tại thị trường tiêu thụ năng lượng thứ 2 thế giới. Giá dầu Brent tương lai tăng 0.3% lên $57.99/thùng.

    Vàng bật nhẹ trở lại sau khi chạm đáy trong 3 tuần ($1,228.50/oz) lên $1,237.54/oz.

    Theo Reuters
    Bài dịch của nhóm IF24h
    Link: http://if24h.com/chung-khoan-chau-a-...tu-trung-quoc/

  7. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2023
    Bài viết
    1
    Ngày 09/02/2015

    ÔNG GREENSPAN: HY LẠP RỜI KHỎI EU CHỈ LÀ SỚM HAY MUỘN

    Theo nhà kinh tế học Mỹ kiêm cựu Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nhận định, vấn đề Hy Lạp rời khỏi Liên minh Châu Âu chỉ còn là vấn đề thời gian, bởi không ai muốn “đánh liều” khi cho Hy Lạp vay nợ nữa.

    Trước khi Thủ tướng Alexis Tsipras lên kế hoạch giúp Chính phủ trả hết nợ, thì cựu Chủ tịch của Fed cho rằng, khủng hoảng đất nước không thể được giải quyết nếu như Hy Lạp cố níu chân lại EU.

    Ông phát biểu trên đài BBC hôm Chủ Nhật: “Tôi không thấy được lợi ích mà Hy Lạp nhận được khi cố ở lại EU, và ngược lại. Tôi nghĩ, nó chỉ còn là vấn đề thời gian do các nước khác đều không muốn bị liên lụy và chọn cách im lặng”.

    Ông Greenspan phát biểu vào đêm trước tuần quan trọng của Hy Lạp, đưa ra bối cảnh diễn ra cuộc gặp giữa 20 quan chức nhóm G20 hôm thứ Hai, trước khi các Bộ trưởng Tài chính các nước trong khu vực có buổi gặp mặt khẩn cấp hôm thứ Tư, và một Hội nghị lãnh đạo hôm thứ Năm. Nợ công của Hy Lạp lên mức hơn 320 tỉ Euro (362 tỉ USD), khoảng 175% GDP nước này.

    Theo ông Greenspan, “Hy Lạp đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, nước này sẽ không nhận được thêm bất kì khoản vay nợ nào nữa, sẽ rơi vào khủng hoảng và rời khỏi EU. Ở giai đoạn này, tôi vẫn chưa thấy bất kì ai đứng lên gây quỹ giúp Hy Lạp, vì họ đã mất niềm tin”.

    Khi được hỏi, liệu ông có ủng hộ cách tiếp cận của Đức bằng cách “kiên quyết không chấp nhận đệ đơn từ phía Chính phủ mới của Hy Lạp xin giảm nợ” không? Ông Greenspan trả lời ngay: “Chắc chăn có”.

    Tân Thủ tướng của Hy Lạp cam kết tăng lương tối thiểu, phục hồi mức miễn thuế thu nhập, chấm dứt tình trạng tư nhân hóa cơ sở hạ tầng, và yêu cầu hồi thường Thế Chiến thứ II từ Đức.

    Ông Tsipras phát biểu trước các chủ nợ quốc tế: “Đây được coi là quyết định không thể thu hồi của chính quyền Hy lạp, nhằm giữ lời hứa trước sự tín nhiệm của toàn dân, và tiến tới đàm phán chấm dứt chính sách ‘thắt lưng buộc bụng”.

    Chương trình cầu nối

    Thủ tướng đang tìm kiếm cứu trợ để giúp đất nước “sống sót” về tài chính, trong khi vừa thoát khỏi “xiềng xích” của chính sách “thắt lưng buộc bụng”, cùng những khoản nợ công sẽ đáo hạn cuối tháng này. Ông tuyên bố sẽ thỏa thuận trong vòng 15 ngày về “chương trình cầu nối” giúp Hy Lạp “cầm cự” đến tháng Sáu.

    Thỏa thuận kéo dài

    Ông Tsipras nói trước các nhà làm luật ở Athen rằng, Chính phủ hi vọng đàm phán kéo dài thỏa thuận với các chủ nợ quốc tế đến tháng Sáu, ngay cả khi ông cam kết tặng quà Giáng Sinh trợ cấp cho người nghỉ hưu có thu nhập thấp, cấm tịch thu nhà ở những khu dân cư chính, xóa bỏ thuế tài sản, và thuê lại những công chức bị sa thải trong thời kì khủng hoảng.

    Thủ tướng Áo- Chancellor Werner Faymann phát biểu trên tạp chí Kurier: “Tôi không có hứng thú với việc cho Hy Lạp vay tiền. Rồi ai sẽ chịu trách nhiệm trả đây? Tuy nhiên tôi đồng ý với việc đàm phán về những điều kiện tín dụng kĩ thuật, giúp đất nước có nhiều cơ hội thoát khỏi khủng hoảng”.

    Theo Bloomberg
    Bài dịch của nhóm IF24h
    Link: http://if24h.com/ong-greenspan-hy-la...-som-hay-muon/

  8. #8
    imported_SuperQA Guest
    Ngày 09/02/2015

    LO NGẠI VỀ HY LẠP KÉO ĐIỂM CHỨNG KHOÁN CHÂU ÂU

    Chứng khoán Hy Lạp mất điểm vào thứ 2, góp phần đẩy các chỉ số chứng khoán Châu Âu đi xuống sau khi thủ tướng Alexis Tsipras đưa ra kế hoạch nhằm từ chối chính sách thắt lưng buộc bụng do các chủ nợ quốc tế đưa ra.

    Trong bài phát biểu chính thức đầu tiên với nghị viện, Tsipras đã đặt mình vào thế đối nghịch với các đối tác Châu Âu và đưa ra các biện pháp cải cách kinh tế. Ông Tsipras có bài phát biểu sau khi Standard & Poor và Moody’s hạ mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hy Lạp, làm gia tăng sức ép lên Athens buộc nước này phải đi đến đồng thuận với các chủ nợ quốc tế.

    Theo nhà nghiên cứu Philippe Gijsels tại BNP Paribas Fortis Global Markets, Brussel nhận định: “Đàm phán giữa Hy Lạp và các nước Châu Âu có vẻ sẽ trở nên căng thẳng hơn vào tuần này. Bình luận của chính phủ Hy Lạp vào cuối tuần vừa rồi cho thấy có vẻ 2 bên vẫn chưa đi đến đâu.”

    Chỉ số ATG của Hy Lạp giảm 5.2%, trong khi chỉ số Greek banking index hạ điểm 9.1%. Cổ phiếu của Greek National Bank, Alpha Bank và Bank of Piraeus mất từ 7.3% đến 10.3%.

    Không có mấy dấu hiệu cho thấy phía EU sẵn lòng chấp nhận thỏa thuận chuyển đổi chính sách thắt lưng buộc bụng hay gia hạn nợ cho Hy Lạp. Thay vào đó, quốc gia này đang chịu áp lực phải thực hiện cam kết liên quan tới 240 tỉ Euro tiền nợ EU và IMF.

    Nhà phân tích Markus Huber cho biết: “Cơ hội đi đến sự thống nhất rất mong manh củng cố khả năng Hy Lạp rời khỏi Euro zone chỉ trong vài tháng tới.” Ông nhận định tình hình tại đông Ukraine cũng đang đè nặng lên tâm lí các nhà đầu tư, khiến ảnh hưởng tích cực từ biện pháp kích thích của ECB dần lu mờ.

    Chỉ số FTSEEurofirst300 index giảm 1.3% còn 1,471.20 điểm vào 9:11 GMT, trong khi các cổ phiếu blue-chip của Euro zone trong STOXX 50 hạ 1.6%.

    Các nhà đầu tư cũng vô cùng cẩn trọng khi giao dịch chứng khoán sau số liệu ảm đạm từ Trung Quốc.

    Theo Reuters
    Bài dịch của nhóm IF24h
    Link: http://if24h.com/lo-ngai-hy-lap-keo-...khoan-chau-au/

  9. #9
    imported_phunudep123 Guest
    Ngày 10/02/2015

    LO NGẠI HY LẠP RỜI EURO, CHỨNG KHOÁN CHÂU Á GIẢM ĐIỂM, ĐÔ-LA XUỐNG GIÁ

    Chứng khoán Châu Á mất điểm vào thứ 3 trước lo ngại Hy Lạp rời khỏi Euro zone và căng thẳng leo thang tại Ukraine, trong khi đó đồng Đô-la trượt giá sau cú bật nhờ bảng lương phi nông nghiệp tươi sáng.

    Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 0.8%, chứng khoán Úc và Hàn Quốc cũng đi xuống. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản không mấy biến động.

    Số liệu từ Trung Quốc không hỗ trợ nhiều cho các tài sản rủi ro, lạm phát nước này xuống mức thấp nhất trong 5 năm, cho thấy dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Mặt khác, quan ngại tăng trưởng chậm góp phần gia tăng khả năng chính phủ đưa ra biện pháp kích thích mạnh tay hơn.

    Kì vọng trên giúp chỉ số Shanghai Composite Index lên điểm 0.8%.

    Chuyên gia kinh tế Dariusz Kowalczyk tại Credit Agricole, Hong Kong nhận định: “Trong khi dầu đang tăng trở lại, số liệu trên chứng tỏ lạm phát còn thấp nhưng lại làm tăng kì vọng cắt giảm lãi suất vào tháng 3.”

    Spreadbetter (người đặt cược tỉ giá) dự đoán chứng khoán Châu Âu mở cửa không mấy biến động hoặc sẽ giảm điểm khi bất ổn Hy Lạp vẫn là tâm điểm chú ý. Cụ thể, chỉ số FTSE của Anh được cho rằng sẽ giảm 0.1% trong khi chỉ số DAX của Đức và CAC của Pháp không thay đổi.

    Viễn cảnh Hy Lạp rời khỏi Euro zone có vẻ không còn xa khi nước này tiếp tục giữ vững lập trường cứng rắn về vấn đề nợ quốc gia. Thủ tướng Alexis Tsipras vào Chủ Nhật đã nhấn mạnh việc gia hạn nợ và chuyển đổi một số điều kiện được đưa ra bởi các bên cho vay. Chủ tịch hội đồng Châu Âu Jean-Claud Junker khiến căng thẳng tăng cao khi tuyên bố Hy Lạp đừng mong Euro zone chấp nhận những điều khoản họ vừa đưa ra.

    Các chuyên gia kinh tế tại Capital Economics nhận định: “Chúng tôi không khẳng định Hy Lạp sẽ rời khỏi Euro zone, nhưng nếu chuyện này xảy ra mà không có tiến trình hợp lí thì thị trường tài chính sẽ phải gánh chịu thiệt hại năng nề.”

    “Phải công nhận là chính quyền các nước Euro zone đã chuẩn bị các biện pháp phòng vệ nhằm ngăn chặn bất cứ hiệu ứng dây truyền nào. Nhưng với tình hình các lúc càng nhiều **** phái bài trừ chính sách thắt lưng buộc bụng, chúng tôi quan ngại rằng các nhà đầu tư sẽ hoàn toàn tin tưởng khủng hoảng Hy Lạp không chỉ kết thúc với việc một nước rời khỏi Euro zone.”

    Trên thị trường tiền tệ, đồng Euro tăng 0.1% lên 1.1335 USD/USD.

    Đồng Đô-la giảm 0.1% còn 118.48 JPY/USD sau khi chạm trần trong gần 1 tháng nhờ số liệu bảng lương phi nông nghiệp.

    Dầu thô “tạm biệt” chuỗi hồi phục kéo dài 3 ngày sau một bản khảo sát cho biết dự trữ dầu thô Mỹ đạt mức kỉ lục vào tuần trước. Giá giảm vào thứ 2 khi OPEC dự đoán nhu cầu năm nay sẽ cao hơn năm ngoái do cung từ các nước ngoài OPEC được cắt giảm. Dầu thô Mỹ hạ giá 1.3% còn $52.19/thùng.

    Theo Reuters
    Bài dịch của nhóm IF24h
    Link: http://if24h.com/lo-ngai-hy-lap-roi-...-la-xuong-gia/

  10. #10
    imported_phunudep123 Guest
    Ngày 11/02/2015

    CHỨNG KHOÁN, TIỀN TỆ "CẢNH GIÁC" TRƯỚC TÌNH HÌNH Ở HY LẠP

    Thị trường chứng khoán Châu Á tỏ ra thận trọng vào hôm thứ Tư, đồng USD tăng nhẹ trong bối cảnh cuộc họp khẩn cấp ở khu vực EU, thảo luận về khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể khiến tình thế tồi tệ hơn.

    Bộ trưởng Tài chính của các nước có buổi họp bàn hôm thứ Tư, còn các lãnh đạo EU sẽ họp vào thứ Năm. Tuy nhiên, các quan chức dường như đã có “bản án tử hình” cho Hy Lạp.

    Chứng khoán dao động nhẹ, với khối lượng giao dịch thấp do kì nghỉ của Tokyo, khiến cho chỉ số MSCI Châu Á- Thái Bình Dương giảm 0.2%. Chứng khoán Thượng Hải tăng 0.2% do áp lực gia tăng lên các gói cứu trợ kinh tế, sau khi báo cáo về lạm phát của Trung Quốc thấp hơn kì vọng, dấy lên lo ngại về giảm phát ở nước này.

    Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) thông báo hôm thứ Ba sẽ sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến chống suy thoái, trong khi không chấp nhận thêm rủi ro quá mức với việc tạo ra tín dụng.

    Chỉ số chứng khoán chính của Úc giảm 0.6%, ngay cả khi khảo sát cho thấy chỉ số niềm tin tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng qua dưới tác động của việc cắt giảm lãi suất trong nước vào tuần trước.

    Chỉ số Dow kết thúc phiên giao dịch tăng 0.79%, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 1.07%, và Nasdaq tăng 1.3%.

    Chỉ số S&P tương lai cho thấy khối lượng giao dịch yếu vào đầu phiên trên sàn Wall Street trong ngày. Apple Inc trở thành công ty Hoa Kỳ đầu tiên trị giá hơn 700 tỉ USD, khi mà cổ phiếu của công ty tăng 1.9% sau khi định giá trái phiếu theo đồng Franc của Thụy Sĩ.

    Microsoft cũng phát hành trái phiếu mới định giá theo đồng Franc, minh họa cho việc tìm kiếm lợi suất trong vô vọng của các nhà đầu tư trong thị trường có lạm phát thấp.

    Doanh số khổng lồ 10.75 tỉ USD nợ rõ ràng là con số lớn nhất từng có, nhưng thu hút các đơn đặt hàng không ít hơn 39 tỉ USD. Qua 6 lần trả nợ để giảm theo định kì, công ty có khả năng vay nợ trong 40 năm với lãi suất chỉ 4%.

    Trái phiếu đang trong thời điểm khốn khó, khi mà nhiều khả năng Fed sẽ tăng lãi suất trong giữa năm nay.

    Lợi suất trái phiếu 10 năm dao động ở mức 1.99%, chạm ngưỡng cao nhất trong 4 tuần qua ở mức 2.016%. Lợi suất tăng hỗ trợ cho đồng USD lên mức cao nhất trong 1 tháng qua, đạt 119.63 yen, trong khi chỉ số dollar index ổn định ở mức 94.769 điểm.

    Đồng Euro đang phải nỗ lực tìm ra hướng đi trước chính sách “bên miệng hố chiến tranh” giành cho Hy lạp và cuối cùng giao dịch ở mức $1.1317.

    Bộ trưởng Quốc Phòng của Hy Lạp Panos Kammenos, dương cờ kêu gọi trợ giúp từ các nước bên ngoài Eu nếu thỏa thuận trong khu vực không đạt được.

    “Có thể là Mỹ là tốt nhất, hoặc có thể là Nga, Trung Quốc hay các quốc gia khác”.

    Trong thị trường hàng hóa, giá dầu thô tương lai của Mỹ tăng 40 cent lên $50.42/thùng trước thông tin dự trữ dầu thô tăng thấp hơn kì vọng. Giá dầu Brent chỉ tăng 6 cent, lên mức $56.49, giảm $1.91 vào thứ Ba.

    Theo Reuters
    Bài dịch của nhóm IF24h
    Link: http://if24h.com/chung-khoan-tien-te...hinh-o-hy-lap/


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Vietstock Daily 15/10: Bắt đầu tháo hàng mạnh!
    Bởi bdsnhaviet2016 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 15-10-2014, 10:42 AM
  2. Vietstock Daily 15/03: Dè chừng, chờ đợi và kỳ vọng
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 15-03-2013, 10:02 AM
  3. Vietstock Daily 09/05: Cầu giá cao đang hấp thụ tích cực
    Bởi opyzigdd39 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 09-05-2012, 09:58 AM
  4. Vietstock Daily 09/09: Liệu thị trường có đang phân phối đỉnh?
    Bởi seothamtraisan trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 09-09-2011, 09:41 AM
  5. Vietstock Daily 08/09: Trở lại đường đua!
    Bởi boykhonghut trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 08-09-2011, 09:44 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •