Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 4 của 4
  1. #1
    imported_chuu189 Guest
    Các quỹ ngoại đang có một năm vật lộn với sự tấn công của các quỹ đầu cơ do thị giá của các quỹ này đang giao dịch thấp hơn NAV quá nhiều nên dễ bị các quỹ đầu cơ thâu tóm và ép thoái vốn như đã từng xảy ra với quỹ indochina năm 2009.

    - Quỹ Saigon Asset Management đang giao dịch bằng 40% NAV.

    <font size="3">http://www.saigonam.com/

    - Quỹ Vinacapital đang quản lý gần 1,8 tỷ USD chứng khoán tại VN, đang niêm yết tại London, đang giao dịch bằng 58% NAV.

    http://www.vinacapital.com/

    - Quỹ Dragoncapital đang niêm yết tại Ireland, đang giao dịch bằng 80% NAV

    http://www.dragoncapital.com/Web/index.php?id=7&subid=2

    - Quỹ DWS đang quản lý 500 triệu USD chứng khoán tại VN, đang niêm yết tại Ireland bằng 48% NAV


    <font size="3">http://www.dwsvietnamfund.com/EN/showpage.aspx?pageID=1


    - Các quỹ khác cũng đang giao dịch dưới 60% NAV.

    http://www.mekongcapital.com/</font></font>

  2. #2
    PKhcm Guest
    “Những con kền kền”

    Theo công bố của Edmond de Rothschild ngày 25-6-2010, hiện Việt Nam có 21 quỹ nước ngoài chủ yếu đầu tư vào chứng khoán với tổng giá trị tài sản ròng 2,86 tỉ đô la Mỹ (nhóm 1), bốn quỹ đầu tư vào các công ty tư nhân - private equity - với NAV 360 triệu đô la Mỹ (nhóm 2), năm quỹ đầu tư vào bất động sản với NAV 1,15 tỉ đô la Mỹ (nhóm 3). Các quỹ nhóm 2 và 3 ít chịu áp lực thoái vốn do việc thanh lý các khoản đầu tư bất động sản hoặc tư nhân khá khó khăn, đòi hỏi thời gian dài để tìm người mua. Việc thoái vốn của Indochina Capital Vietnam Holdings năm ngoái là một thí dụ. Sau khi bán gần hết các cổ phiếu niêm yết, NAV của quỹ này tính đến cuối tháng 5-2010 còn 25,7 triệu đô la Mỹ, chủ yếu là cổ phiếu OTC và công ty tư nhân chưa thể chuyển nhượng được (nguồn: ICVH Monthly Fund Update ngày 28-5-2010).

    Quy mô của các quỹ nhóm 1 rất khác nhau, từ vài triệu, vài chục triệu đến vài trăm triệu đô la Mỹ. Cổ phiếu niêm yết, chủ yếu blue-chips, chiếm tỷ lệ áp đảo trong danh mục đầu tư của các quỹ này. Hơn nữa, một số quỹ trong nhóm 1 đang có tỷ lệ chiết khấu giá chứng chỉ cao như DWS Vietnam Fund - 50,7%; Vietnam Equity Holding - 55,9%; Vietnam Infrastructure Ltd - 47,7%.... Mức chiết khấu trung bình của chứng chỉ cả 21 quỹ là - 26,5%. So với các nước châu Á, mức chiết khấu của các quỹ nước ngoài ở Việt Nam đang cao hơn hẳn. Theo Rothschild, mức chiết khấu của các quỹ ngoại ở Trung Quốc chỉ có -5%; Ấn Độ -5,3%; Hàn Quốc -6,4%; Đài Loan -2,6%. Ngay cả Thái Lan, nơi vừa có những biến động chính trị, mức chiết khấu là -18,4% cũng thấp hơn Việt Nam.

    Sự suy giảm của chứng khoán quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chiết khấu cao của chứng chỉ các quỹ. Trong cộng đồng đầu tư bên ngoài, đã từ lâu tồn tại những tổ chức đầu tư chuyên đi săn lùng các quỹ có tỷ lệ chiết khấu chứng chỉ cao, gây sức ép thoái vốn để kiểm lời. Giới đầu từ gọi họ là những con chuyên đi rỉa xác, hay “những con kền kền”. Và “các con kền kền” đó đang chú ý đến các quỹ nước ngoài ở Việt Nam.

    Chẳng hạn DWS Vietnam Fund từ mấy tháng nay liên tục mua vào chứng chỉ quỹ của chính họ. Ngày 22-6-2010, DWS mua vào 4,3 triệu chứng chỉ quỹ với giá từ 0,27-0,275 đô la Mỹ/chứng chỉ. Ngày 17-6-2010, DWS mua vào hơn 900.000 chứng chỉ với giá 0,2675 đô la Mỹ/chứng chỉ (mệnh giá là 1 đô la Mỹ/chứng chỉ - NV). NAV của quỹ này đến 30-4-2010 là 269 triệu đô la Mỹ, trong khi vốn hóa thị trường chỉ khoảng 140 triệu đô la Mỹ. Giả sử “những con kền kền” “tấn công” DWS, họ đang có không ít thuận lợi. Trong cơ cấu danh mục đầu tư của DWS hiện có gần 20 triệu đô la Mỹ tiền mặt, 49,5% là cổ phiếu niêm yết tính theo NAV trị giá 133 triệu đô la Mỹ. Riêng tiền mặt và giá trị cổ phiếu niêm yết đã cao hơn mức vốn hóa thị trường của quỹ, chưa kể các khoản đầu tư vào công ty tư nhân, cổ phiếu OTC, thu nhập cố định, trái phiếu và nắm giữ chứng chỉ các quỹ đóng nước ngoài (nguồn: DWS, Monthly Report update ngày 30-4-2010).

    Lời cảnh báo từ VEIL?

    Các quỹ nước ngoài ở Việt Nam đã nhận thấy nguy cơ bị “kền kền” “tấn công”. Họ đang phòng thủ bằng phương thức mua lại chứng chỉ quỹ, tăng cường “lướt sóng” nhằm cải thiện NAV và nhất là không để quá nhiều tiền mặt trong danh mục. Họ thậm chí mua chứng chỉ quỹ của nhau để tăng tỷ lệ sở hữu nhằm tăng sức bảo vệ, như 3,9% và 2,7% danh mục của DWS là chứng chỉ của VEIL và VGF.

    Trong bối cảnh đó, việc VEIL ở lại hay ra đi có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ là một tảng đá ném xuống hồ, sau một vài tuần sóng lại khỏa lấp mặt nước như trường hợp của Indochina Capital. Bởi VEIL là một trong những quỹ nước ngoài đầu tiên còn tồn tại cho đến hôm nay, là quỹ lớn nhất đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, thâm niên và uy tín nhất trong giới quản lý quỹ ở Việt Nam. Nếu VEIL phải thoái vốn thì các quỹ nước ngoài khác sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Tổng giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài tầm trung với vốn 100 triệu đô la Mỹ cho biết quỹ ông vừa huy động thêm được 20 triệu đô la Mỹ, nhưng các cổ đông mới có thể trì hoãn giải ngân để chờ động thái của VEIL.

    Sự “nhòm ngó” của “những con kền kền” vào VEIL đang là lời cảnh báo cho mô hình quỹ đầu tư ở Việt Nam. Cổ đông của các quỹ đang là những người chịu thiệt hại. Năm 2007, khi VN-Index lên đỉnh 1.170 điểm, NAV của các quỹ tăng cao, các công ty quản lý quỹ đã nhận được hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đô la Mỹ tiền thưởng do sự tăng vọt của NAV. Thế nhưng bây giờ khi NAV xuống dốc, cổ đông là người duy nhất gánh chịu mất mát, các quỹ vẫn thu phí quản lý 2%/năm trên số vốn của quỹ.

    Ngay cả trong trường hợp VEIL được giữ lại, VEIL và các quỹ nước ngoài phải đối mặt với một công cuộc cải tổ sâu rộng, theo đó các công ty quản lý quỹ phải giảm phí quản lý tối đa, làm việc tích cực hơn để tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông. Nếu không, chỉ cần thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc, cổ đông các quỹ có thể lại gây sức ép thanh lý, rút tiền về.

    Về phía Việt Nam, tổng số tiền các quỹ nước ngoài đã đổ vào nước ta tính theo NAV hiện nay khoảng 4,3 tỉ đô la Mỹ. Đây là số tiền lớn và sự rút lui của nó, nếu có, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt tỷ giá, cán cân thanh toán, thị trường tài chính. Việc có các chính sách thích hợp nhằm điều tiết, giữ chân luồng vốn này lâu dài là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

    Hải Lý

    tbktsg

    http://www.vietstock.vn/ChannelID/73...hay-ra-di.aspx

  3. #3
    nhocnguyen_vip Guest
    theo các bác thì Vinacapital thế nào?

  4. #4
    Guest
    vinamutual.blogspot.com


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Đức đứng trước nguy cơ suy thoái
    Bởi imported_hungcnx1989 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 29-10-2012, 02:39 AM
  2. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 27-07-2012, 12:01 PM
  3. Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái
    Bởi luantct trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 02-12-2011, 07:01 AM
  4. Cảnh báo: TT đang rủi ro cao. Nhiều quỹ ngoại đang có nguy cơ bị thoái vốn cp tại VN
    Bởi imported_sanxuattudien trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 10-07-2010, 06:08 AM
  5. Danh sách các quỹ ngoại có nguy cơ thoái vốn cp tại VN
    Bởi WalterGox trong diễn đàn Quỹ Đầu tư và TTCK Việt Nam
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 26-06-2010, 12:55 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •