Có một đặc điểm khá thú
vị là, trong số những nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh cổ phiếu thành
đạt tại Việt Nam, có nhiều người nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ, thậm
chí, họ còn hiểu cả những từ "lóng" "thân mật" khi "ngoại giao" với các
nhà đầu tư. Ngoài ra, họ cũng am hiểu rất rõ "phông" văn hóa của người
Việt Nam, món ăn Việt Nam.


Nụ
cười dễ mến luôn nở trên môi, tóc buộc đuôi gà trông rất nghệ sĩ, dáng
đi nhanh nhẹn, lịch lãm, làm MC cho các buổi hội thảo bán đấu giá cổ
phần ở các công ty hoặc tại các hội thảo tài chính của các bộ, ngành tổ
chức thì cũng không chê vào đâu được.
Người được Nữ hoàng Anh tặng Huân chương nhờ thành công ở Việt Nam




Đó là chân dung của Dominic Scriven, Giám đốc Công ty
Quản lý Quỹ đầu tư Dragon Capital, một trong các quỹ đầu tư tài chính
và chứng khoán thành công hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.


Dominic Scriven được biết đến là một trong số không nhiều người nước
ngoài am hiểu sâu thị trường chứng khoán Việt Nam và theo đuổi chiến
lược đầu tư dài hạn tại đây. Nhờ sự thành công trong lĩnh vực tài chính
ở Việt Nam mà Dominic Scriven mới đây được Nữ hoàng Anh tặng Huân
chương Đế chế Anh.


D. Scriven là một người rất thân thiện, đặc biệt đối
với cánh báo chí. Sau mỗi cuộc họp hay buổi hội thảo do Bộ Tài chính,
Bộ Bưu chính - Viễn thông (cũ) tổ chức, trong giờ giải lao anh đều bị
cánh báo chí “bủa vây”.


Cũng dễ hiểu, bởi vì anh là “bộ não” của một quỹ đầu
tư lớn, kiến thức về chứng khoán, tài chính uyên thâm, trả lời không
vòng vo và đặc biệt là anh rất hài hước, dí dỏm.


Ngoài ra, anh nói tiếng Việt rất thành thạo, điều này
rất thuận tiện cho các phóng viên, bởi không phải ai cũng giỏi tiếng
Anh, đặc biệt là tiếng Anh trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán.


Kể từ cuối tháng 3/2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam
điều chỉnh sâu, VN-Index rớt xuống dưới 900 điểm, không ít định chế tài
chính nước ngoài có cái nhìn bi quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
thì D. Scriven lại có cái nhìn tương đối lạc quan.


Anh đoán rằng, tới năm 2010, giá trị vốn hóa thị
trường sẽ đạt 100 tỉ USD, giá trị giao dịch hàng ngày sẽ đạt 500 triệu
USD, số lượng tài khoản sẽ tăng lên 1 triệu, gấp nhiều lần con số hiện
nay. Những phiên giao dịch cuối tháng 8 năm nay, chứng khoán rớt dài
thì anh đã khuyên mọi người rằng, đã tới lúc nên mua cổ phiếu vào.


Ngoài đời, D. Scriven là người mê những bức tranh cổ động của Việt
Nam. Theo anh, bản thân tranh cổ động rất đặc biệt, chỉ tồn tại ở các
nước xã hội chủ nghĩa và tranh cổ động của Việt Nam thì khác hẳn. Tranh
khơi dậy tinh thần yêu nước nhờ nhiều màu sắc, có sức thuyết phục và
không hề phô trương.


Tranh cổ động dù đã tồn tại từ lâu song giá trị thì
vượt thời gian. Anh cũng đã cùng với một số người bạn lập ra một phòng
trưng bày và bán các loại sách, poster, thời trang và những cuốn sách
về nghệ thuật tranh cổ động, đồng thời lập hẳn một trang web nói về
tranh cổ động.


Đối với anh, yêu và giới thiệu về tranh cổ động cũng
là một cách để quảng bá nghệ thuật Việt Nam, là cách để cám ơn Việt
Nam, bởi từ khi đặt chân tới Việt Nam năm 1991 anh đã nhận được sự
thiện cảm của nhiều người. Anh yêu Việt Nam không chỉ thông qua hoạt động tài chính và đầu tư.
Người viết sách về chứng khoán Việt Nam




Tóc vàng, da trắng, cao gần 2 mét đượm chất của con
người tới từ xứ sở Bắc Âu, và luôn tận tụy bên chiếc máy tính xách
tay, đó là nét khắc họa cơ bản về anh T. Martin, tới từ Đan Mạch.


Martin năm nay 28 tuổi, sống chan hòa, đã có vợ và hiện đang công tác tại Trường đại học Copenhagen
(thủ đô của Đan Mạch). Tới các công ty chứng khoán nổi tiếng như SSI,
Mekong... bắt gặp các nhà đầu tư nước ngoài là người Anh, Pháp, Nhật
Bản, Trung Quốc... là điều hết sức bình thường, tuy nhiên, để gặp được
một người nào đó tới từ xứ sở lạnh Bắc Âu như Martin là một điều rất
hiếm.





Theo Martin, không phải người Đan Mạch nào cũng biết về Việt Nam, về thị trường chứng khoán Việt Nam
thì càng mù mờ hơn. Vốn là một người năng động, lại chịu khó mày mò
trên mạng Internet mà Martin biết Việt Nam đang có một nền kinh tế năng
động, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có sức nóng mãnh liệt, điều
này dường như đã qua ở Đan Mạch.


Cũng qua Martin mà tôi được biết, thị trường chứng
khoán Đan Mạch đã hình thành cách đây hơn 4 thế kỷ, sớm hàng đầu ở châu
Âu. Thị trường đã đi vào thế ổn định từ lâu nên bão hòa. Vì không phải
là trung tâm tài chính ở châu Âu nên thị trường chứng khoán Đan Mạch
nhanh chóng bị thị trường chứng khoán của các nước châu Âu là: Anh,
Đức, Hà Lan vượt qua.


Mỗi khi tới Công ty Chứng khoán Agriseco. Khi hết
chuyện trò với các nhà đầu tư trong nước, Martin lại ngồi cân, đong,
đo, đếm chỉ số của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP
HCM. Martin không tiết lộ số vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt
Nam, song anh luôn hồ hởi và tràn trề hy vọng vào lợi nhuận kiếm được từ thị trường chứng khoán non trẻ này.


Không như nhiều nhà đầu tư khác, Martin lên Công ty
Chứng khoán Agriseco rất sớm và về thì cũng rất muộn. Tôi hỏi: “Những
cổ phiếu nào nằm trong chiến lược đầu tư của anh”. Anh liền chỉ vào một
số mã số như: STB, ACB... Song, anh tỏ vẻ lấy làm tiếc vì nhiều cổ
phiếu anh rất muốn mua nhưng room (số lượng chứng khoán dành cho người
nước ngoài) đã hết.


Không chỉ hút thuốc lá thương hiệu Việt, uống trà
theo phong cách của người Việt, Martin còn mê nhiều món ăn Việt, đặc
biệt là món phở. Sáng nào anh cũng ăn phở và khi được bạn bè mời đi
nhậu thì món phở bắt buộc phải có đối với anh. Anh cho rằng, phở vắt
chanh là một món không chê vào đâu được.


Sống tại ngôi nhà thuê ở đường Nguyễn Thái Học, tối
về, Martin lại cô đơn. Xa người thân, anh rất nhớ, nên thỉnh thoảng lại
bay về Đan Mạch để được sum vầy với gia đình. Sau một thời gian "ăn
nằm" trên các công ty chứng khoán, giờ thì Martin rất vui với công việc
của mình.


Thỉnh thoảng thấy anh ghi ghi chép chép các dữ liệu
rất kỹ, tôi lấy làm ngạc nhiên (vì các đại gia chứng khoán, kể cả các
nhà đầu tư nước ngoài lên các công ty chứng khoán uống cà phê và nói
chuyện. Nếu thấy có lợi là chỉ cần đặt bút ký lệnh mua và bán là xong).



Martin cười: “Bạn biết không, tôi còn nghiên cứu cả thị trường chứng khoán Việt Nam
để viết sách làm tư liệu cho trường đại học”. Qua đây, có thể là nguồn
thông tin quý giá cho các nhà đầu tư nào muốn chinh phục thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.


Trong số gần 300 nghìn tài khoản được mở tại các công
ty chứng khoán hiện nay (thay đổi hàng ngày, đặc biệt trong những ngày
"sốt"), tài khoản của các nhà đầu tư là các quỹ, tổ chức nước ngoài
hiện không hề nhỏ. Dòng tiền từ nước ngoài đổ vào thị trường chứng
khoán Việt Nam ngày càng lớn, và cũng không ít nhà đầu tư nước ngoài đã thành đạt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Điểm mặt, chỉ tên những người nước ngoài thành đạt
tại các quỹ đầu tư: Andy Ho (Vina Capital), Luis Nguyên (Lion
Capital)... hay các nhà đầu tư cá nhân như anh Martin thì họ có một đặc
điểm chung là: không chỉ có kiến thức chuyên sâu về chứng khoán mà còn
nói tiếng Việt tốt, am hiểu văn hóa Việt sâu, thích nghi với môi trường
bản địa nhanh