Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13
  1. #1
    TrangNC Guest


    M&A công việc nhiều thuận lợi trong bối cảnh kinh tế hiện nay! Có hai lợi ích nhìn thấy rõ:

    1. Kinh tế khó khăn doanh nghiệp NVV đang đứng trước nguy cơ phá sản cao. ----->>Cơ hội cho người có tiền

    2. TTCK đang dư thừa CP việc M&A sẽ giúp "Tổng hợp bớt các CP nhỏ kém thanh khoản lại"----->>Giảm cung và giảm thiểu rủi do cho nhà đầu tư.

    Xin thêm vài ý kiến của AE về vấn đề này [[IMG]images/smilies/smile.gif[/IMG]]

  2. #2
    Guest


    Tôi sưu tầm thêm bài này trên www.*****.net[h1](*****) - Báo cáo của BIDV nhận định rằng sắp
    tới NHNN sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực mua lại các
    ngân hàng nhỏ, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền.[/h1]





    st1\:*{behavior:url(#ieooui) }





    Qua việc so sánh những bài học kinh nghiệm của Đài Loan và thực tế hoạt
    động ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, báo cáo đã rút ra kết luận là hệ
    thống Ngân hàng Việt Nam đang đứng trước một áp lực cải cách rất lớn để
    để nâng cao năng lực hệ thống và đảm bảo phát triển bền vững.



    Bên cạnh đó, thị trường tài chính hiện đang có những điều kiện chín
    muồi cho hoạt động M&A (mua bán – sáp nhập) trong thời gian tới.


    Thứ nhất, thị trường đang
    tồn tại nhiều các ngân hàng có quy mô nhỏ, hoạt động cầm chừng. Hoạt
    động trong một môi trường có mức độ cạnh tranh cao, tất yếu sẽ dẫn đến
    việc một số ngân hàng phải sáp nhập với nhau nhằm hình thành chỗ đứng
    vững chắc trên thị trường.


    Hơn nữa, áp lực của hội nhập thị trường quốc tế càng khiến nhu cầu
    củng cố vị thế cạnh tranh của các ngân hàng trở nên bức thiết.


    Thứ hai, một số ngân hàng
    nhỏ đã tập trung gia tăng tín dụng quá mức trong các năm trước, vượt
    quá khả năng huy động vốn và phải lệ thuộc vào nguồn vốn trên thị
    trường liên ngân hàng.



    Trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nguồn vốn huy động khó
    khăn, thanh khoản của các ngân hàng này suy giảm mạnh đe doạ đến an
    toàn hệ thống.



    NHNN sẽ phải xem xét cho phép các ngân hàng có tiềm lực hơn mua lại
    các ngân hàng này, tránh nguy cơ phá sản và đổ vỡ dây chuyền.


    Theo quy định, đến ngày 31/12/2008, vốn điều lệ tối thiểu của các
    ngân hàng thương mại cổ phần phải đạt 1.000 tỷ đồng và đến ngày ngày
    31/12/2010 là 3.000 tỷ đồng.


    Hiện tại, các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ đang phải gấp
    rút tăng vốn để đáp ứng mục tiêu đề ra. Trong tình hình khó khăn của
    thị trường, cộng với sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu ngân hàng, việc
    huy động thêm vốn chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.



    Điều này buộc các ngân hàng nhỏ sẽ tìm kiếm cơ hội sáp nhập với nhau
    hoặc với ngân hàng lớn hơn để có thể đáp ứng được yêu cầu về vốn. Những
    ngân hàng yếu kém sẽ phải rời khỏi cuộc chơi, qua đó nâng cao tính ổn
    định của cả hệ thống.


    Trong thời gian tới đây, tiêu chí cấp phép thành lập ngân hàng mới
    sẽ được điều chỉnh nhằm đảm báo các ngân hàng mới được thành lập thực
    sự mạnh về tiềm lực tài chính, có khả năng cạnh tranh cao hơn, do đó
    yêu cầu về vốn điều lệ nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn. Tiêu chí thành
    lập mới khó hơn sẽ thúc đẩy các tổ chức đầu tư tiến hành hoạt động
    M&A thay vì thành lập ngân hàng mới.


    Mặt khác, các ngân hàng nước ngoài trước khi có thể thành lập được
    ngân hàng con tại Việt nam vẫn sẽ tích cực sử dụng M&A như một giải
    pháp để xâm nhập thị trường.



    Trong năm 2008, nhiều ngân hàng nước ngoài tiếp tục trở thành cổ
    đông chiến lược hoặc gia tăng tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng trong nước
    như: HSBC nâng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank từ 10% lên 20%, Societe
    Generale mua 15% cổ phần của SeaBank… Đây cũng là điều kiện tốt giúp
    nâng cao năng lực hoạt động của ngân hàng trong nước khi có được kinh
    nghiệm, công nghệ từ phía ngân hàng nước ngoài.

    [img]http://images1.*****.vn/Images/Uploaded/Share/2008/12/20081211044351984/bidv2.bmp" style="margin: 5px;" _fl="" width="470" align="center[/img]
    Nguồn: Tổ nghiên cứu BIDV




    Có thể thấy, M&A là biện pháp cần thiết để xây dựng một hệ thống
    tài chính bền vững, có khả năng cạnh tranh cao của Việt nam.


    Với khung pháp lý hiện nay, các công ty vẫn có thể thực hiện M&A
    một cách thuận lợi. Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện hơn nữa hành lang
    pháp lý nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động M&A nói chung
    cũng như hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính.

    AE cho ý kiến nha![H]


  3. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2018
    Bài viết
    0


    Các doanh nghiệp nên có cái nhìn mới hơn! M&A có thể sẽ đánh mất 1 thương hiệu nhưng sẽ là cơ hội cho 1 thương hiệu đích thực hơn mạnh thêm![:cungly]

  4. #4
    cantho425Z1 Guest


    Thiếu vốn VNE đành phải có thương vụ M&A đầu tiên

    Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) thông
    báo chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại CTCP Đầu tư và Thương mại VNECO
    Hà Nội và CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc Nguyễn.






    CTCP
    Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội có vốn điều lệ thực góp là 136,89 tỷ
    đồng (vốn điều lệ đăng ký là 300 tỷ đồng). Trước khi chuyển nhượng,
    VNECO nắm giữ 83,02% vốn điều lệ thực góp của VNECO Hà Nội, tương ứng
    113,65 tỷ đồng.


    Theo hợp đồng chuyển nhượng, bà
    Nguyễn Thị Thu Hà mua 55,35% và ông Hồ Vĩnh Hoàng mua 27,67% vốn điều
    lệ thực góp của VNECO Hà Nội. Giá chuyển nhượng là 11.050 đồng/cp,
    tương ứng với tổng giá trị chuyển nhượng là 125,685 tỷ đồng.


    Công ty thứ hai được chuyển nhượng là CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc
    Nguyễn có vốn điều lệ thực góp là 190 tỷ đồng, trong đó phần vốn của
    VNECO là 170 tỷ đồng.


    Toàn bộ phần vốn của VNECO được chuyển nhượng cho ông Lý Quốc Cường với giá trị bằng vốn góp ban đầu (170 tỷ đồng).


    Như vậy, sau khi bán vốn tại hai công ty trên, tổng số Công ty con
    trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con của VNECO còn lại là 10 Công ty.


    Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/12, cổ phiếu VNE giảm 200 đồng xuống còn 6.500 đồng với 55.360 đơn vị được chuyển nhượng.

    Mời AE cho ý kiến

  5. #5
    quytv Guest


    Không hiểu sao VNE lại tăng trần. Với việc mua bán bên dưới chẳng ảnh hưởng đến VNE.

    [quote user="thanhromasd"]

    Thiếu vốn VNE đành phải có thương vụ M&A đầu tiên

    Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNECO) thông
    báo chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại CTCP Đầu tư và Thương mại VNECO
    Hà Nội và CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc Nguyễn.






    CTCP
    Đầu tư và Thương mại VNECO Hà Nội có vốn điều lệ thực góp là 136,89 tỷ
    đồng (vốn điều lệ đăng ký là 300 tỷ đồng). Trước khi chuyển nhượng,
    VNECO nắm giữ 83,02% vốn điều lệ thực góp của VNECO Hà Nội, tương ứng
    113,65 tỷ đồng.


    Theo hợp đồng chuyển nhượng, bà
    Nguyễn Thị Thu Hà mua 55,35% và ông Hồ Vĩnh Hoàng mua 27,67% vốn điều
    lệ thực góp của VNECO Hà Nội. Giá chuyển nhượng là 11.050 đồng/cp,
    tương ứng với tổng giá trị chuyển nhượng là 125,685 tỷ đồng.


    Công ty thứ hai được chuyển nhượng là CTCP Địa ốc và Xây dựng Phúc
    Nguyễn có vốn điều lệ thực góp là 190 tỷ đồng, trong đó phần vốn của
    VNECO là 170 tỷ đồng.


    Toàn bộ phần vốn của VNECO được chuyển nhượng cho ông Lý Quốc Cường với giá trị bằng vốn góp ban đầu (170 tỷ đồng).


    Như vậy, sau khi bán vốn tại hai công ty trên, tổng số Công ty con
    trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con của VNECO còn lại là 10 Công ty.


    Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/12, cổ phiếu VNE giảm 200 đồng xuống còn 6.500 đồng với 55.360 đơn vị được chuyển nhượng.

    Mời AE cho ý kiến

    [/quote]

  6. #6
    imported_danseoit Guest
    Sao lại không ảnh hưởng, tiền trong thương vụ này sẽ được tái đầu tư vào cái khác ngon ăn hơn![:O] - Trái phiếu chẳng hạn!!!

  7. #7
    Ngày tham gia
    May 2018
    Bài viết
    20
    dùng tiền này để đầu tư cái khác, thiếu gì cách

  8. #8
    Ngày tham gia
    May 2018
    Bài viết
    20


    Rõ ràng rút vốn ở công ty con biểu hiện:

    - Công ty mẹ thiếu vốn.

    - Vốn hoạt động không hiệu quả cần chuyển qua đầu tư cho lĩnh vực/công ty khác.

    Ở đây tôi nghĩ là phương án 2.

  9. #9
    Guest


    Khi Nào VNE ngừng tăng hả các bác. Em VE1 toàn hold CP của VNE ước khoảng 8 tỷ. 1 ngày 5% x 8 tỷ = 300.000.000. Nếu VNE tăng 10 phiên nữa thì VE1 hoàn nhập dự phòng giảm giá CP là kg 3 tỷ.





    Dư mua của VNE hôm nay trên 1.5 Triệu CP.


    Chúc mừng các cổ đông của VE1.








    www.tinnhanhmuaban.vn


    Thông tin nhanh, thành công lớn

  10. #10
    Guest
    Đồng ý với bạn, tôi nghĩ M&A sẽ ngày càng phát triển.

    ps. 11/6 tại Hà Nội có hôi thảo chuyên về M&A đấy: www.mavietnam2009.com


 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •