Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 6 của 6
  1. #1
    MeaganCwj Guest
    Exness.com: Kinh tế thế giới đang ở trong trạng thái giống năm 1998?

    Ngày nay các thị trường mới nổi đã có những thay đổi cơ bản giúp họ thoát được cuộc khủng hoảng tồi tệ như trong quá khứ. Bloomberg đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thời điểm này.

    Giá dầu “lao dốc không phanh”. Tiền tệ của các thị trường mới nổi rơi tự do. Venezuela chìm trong khủng hoảng tài chính và giới phân tích lo ngại về những khoản nợ của Nga cũng như đà giảm giá của đồng ruble.

    Đây là bức tranh kinh tế thế giới năm 1998.

    Tuy nhiên, khi đọc những dòng trên, rất có thể bạn sẽ nghĩ về thời điểm hiện tại. Dẫu vậy, ngày nay các thị trường mới nổi đã có những thay đổi cơ bản giúp họ thoát được cuộc khủng hoảng tồi tệ như trong quá khứ. Bloomberg đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa hai thời điểm này.

    Những điểm tương tự

    Giá dầu giảm

    Dầu thô đã giảm 48% kể từ khi lập đỉnh hồi tháng 6, xuống còn 55 USD/thùng. Giá dầu giảm khiến các nước xuất khẩu dầu từ Venezuela đến Nga và Nigeria đều khốn đốn. Diễn biến giá của các hợp đồng hoán đổi tín dụng (CDS) cho thấy có tới 97% khả năng Venezuela sẽ vỡ nợ trái phiếu trong vòng 5 năm tới.

    Trong khi đó, nền kinh tế Nga – vốn đang chịu sự trừng phạt của Mỹ và EU vì xung đột ở Ukraine – sẽ suy giảm 4,7% trong năm 2015 nếu như giá dầu tiếp tục ở mức 60 USD/thùng.

    Tiền tệ mất giá

    Ngày 15/12, chỉ số của Bloomberg theo dõi 20 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất của các thị trường mới nổi đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003. Lần đầu tiên trong lịch sử, đồng ruble phá đáy 64 ruble đổi 1 USD. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ thấp kỷ lục trong khi đồng rupiah của Indonesia giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998.

    Trong khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998, các nước từ Thái Lan tới Malaysia đã đầu hàng và từ bỏ việc kiểm soát đồng nội tệ, dẫn đến đồng baht Thái mất một nửa giá trị trong vòng 6 tháng. Người Hàn Quốc xếp hàng dài trên đường phố để quyên góp vàng nữ trang giúp chính phủ tăng dự trữ ngoại hối trong bối cảnh đồng nội tệ giảm giá mạnh.

    Chính sách của Fed

    Cục dự trữ liên bang (Fed) đang rậm rịch tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006, đe dọa sẽ khiến dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi các nền kinh tế đang phát triển. Năm ngoái, World Bank ước tính rằng lượng vốn tư nhân đổ vào các nước đang phát triển có thể giảm 50% nếu như lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ tăng 1 điểm phần trăm.

    Các quốc gia với thâm hụt cán cân vãng lai lớn (bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Brazil) rất dễ bị ảnh hưởng, theo Credit Agricole CIB. Malaysia cũng là đối mặt với nhiều nguy cơ bởi nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 30% nợ của chính quyền địa phương. Chính sự kiện Fed liên tiếp tăng lãi suất giữa những năm 1990 đã khiến các đồng tiền châu Á bị bán tháo và khiến Nga vỡ nợ.

    Điểm khác biệt

    Tỷ giá linh hoạt

    Các nước đang phát triển đã cho phép tỷ giá biến động linh hoạt và bãi bỏ chế độ tỷ giá cố định phổ biến trong cuộc khủng hoảng thời kỳ cuối những năm 1990. Mặc dù đồng nội tệ yếu hơn sẽ khiến lạm phát tăng, tăng trưởng sẽ được kích thích vì xuất khẩu rẻ hơn.

    Dự trữ ngoại hối

    Các nước đang phát triển đã có thể thích ứng tốt hơn với những biến động của thị trường tài chính. Nhóm này hiện đang nắm giữ 8.100 tỷ USD dự trữ ngoại hối, cao gấp nhiều lần so với con số 659 tỷ USD của năm 1999 (theo số liệu của IMF).

    Nợ

    Thay vì đi vay bằng USD, hầu hết các chính phủ tăng lượng đi vay bằng nội tệ, cho phép họ trả nợ một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối. Nợ nước ngoài tương đương 26% GDP của các nước đang phát triển trong năm ngoái, giảm so với mức 40% của năm 1999.

    Một điểm khác biệt khác là các công ty đã thay thế chính phủ trở thành mối lo ngại về phát hành nợ. Các doanh nghiệp ở những nền kinh tế phát triển đã phát hành khoảng 375 tỷ USD nợ quốc tế trong giai đoạn 2009 – 2012, cao hơn gấp đôi so với 4 năm trước khủng hoảng tài chính 2008 (theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế BIS).

    Lãi suất

    Mặc dù lãi suất đang tăng lên ở các nước đang phát triển, lãi suất vẫn ở mức rất thấp so với năm 1998. Nga đã tăng lãi suất cơ bản lên 17% kể từ ngày 16/12 sau một cuộc họp lúc nửa đêm. Lãi suất ngắn hạn đã tăng hơn 100% năm 1998. Còn ở Brazil, các nhà hoạch định chính sách đã nâng lãi suất cơ bản lên 11,75%, bằng một nửa so với năm 1998.

  2. #2
    vnhvm93 Guest
    Exness.com: Vàng rớt mốc 1,180 USD/oz

    Giá vàng không thể giữ được đà tăng hôm thứ Sáu và giảm sâu xuống dưới 1,200 USD/oz trong ngày thứ Hai.


    Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm mạnh 16.20 USD/oz (tương ứng 1.4%) còn 1,179.80 USD/oz. Giá vàng tăng cùng với giá dầu vào đầu phiên, tuy nhiên sự đảo chiều đã xuất hiện vào gần giữa phiên. Giá dầu thô giảm sàn trong khi chứng khoán Mỹ tăng mạnh với giao dịch thưa thớt trước Lễ Giáng sinh.

    Hợp đồng vàng giao ngay giảm 1.3% xuống 1,179.80 USD/oz. Hợp đồng này đánh mất khoảng 2% trong tuần trước do đồng USD mạnh và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất. Hợp đồng bạc giao tháng 3 hạ 32.4 xu (tương ứng 2.1%) còn 15.688 USD/oz.

    Cả hai kim loại quý đều kết thúc tuần trước với mức giảm mạnh, vàng mất 2.2% trong khi bạc sụt 6%. Các nhà phân tích cho rằng, sự sụt giảm của kim loại quý xuất phát từ đà lao dốc gần đây của giá dầu và sự leo thang của đồng USD. Dầu là hàng hóa được giao dịch nhiều nhất trên thế giới nên các hàng hóa khác có thể dịch chuyển cùng hướng với nhiên liệu này.

    Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 giảm 14.90 USD (tương ứng 1.2%) xuống 1,182.10 USD/oz trong khi hợp đồng palađi giao tháng 3 tăng 10.15 USD (tương ứng 1.3%) lên 815.25 USD/oz.Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm 1.2 xu đóng cửa tại 2.8748 USD/lb.

    Thị trường hàng hóa sẽ đóng cửa sớm vào đêm 24/12 và nghỉ giao dịch vào ngày Giáng sinh 25/12.

    Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

    Nguồn: Kitco

  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2018
    Bài viết
    0
    Exness.com: Tại sao Nga sẽ không bán vàng để giải quyết cuộc khủng hoảng đồng rúp?

    Trái ngược với những tin đồn của thị trường, Nga chỉ mua thêm nhằm gia tăng dự trữ vàng của mình trong vòng hai tháng qua…

    Sau chuỗi giảm mạnh những ngày qua của đồng rúp Nga, thị trường vàng đã tràn ngập suy đoán rằng nước này sẽ bán ra một lượng lớn vàng dự trữ của mình để có lại đồng USD và chống đỡ sự sụt giá của đồng nội tệ. Những lo lắng trên bây giờ dường như ngày càng ít đi sau dữ liệu cho thấy rằng nước Nga, đã leo lên vị trí thứ 5 về dự trữ vàng lớn nhất thế giới, tiếp tục mua thêm vàng cho kho dự trữ của họ.

    Vào cuối tháng 9/2014, đất nước Nga có khoảng 1150 tấn vàng dự trữ, tăng 13% theo tỷ lệ hàng năm, dẫn số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC). Kể từ đó, quốc gia này tiếp tục mua thêm vàng dự trữ và cuối ngày thứ Sáu 19/12, Ngân hàng Trung ương Nga thông báo rằng tổng số vàng nắm giữ của họ hiện là 1888 tấn, mức cao nhất kể từ ít nhất là năm 1993. Dữ liệu tiếp theo sẽ được công bố vào tháng 1 năm 2015.

    “Do đó, ngay lúc này, chúng tôi không nghĩ rằng Nga sẽ bán vàng từ dự trữ của họ!”, dẫn lời một nhà phân tích kim loại quý cho biết.

    Đồng rúp đã giảm đều đặn kể từ đầu tháng 11 và sụp đổ hồi đầu tháng 12 này sau đà giảm ngoạn mục của giá dầu thô xuống mức thấp 5 năm. Nga, nước đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt các quốc gia phương Tây trong việc nhúng tay vào Ukraine, vẫn luôn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu dầu thô để có tiền chi trả cho các nhu cầu nhập khẩu của mình.

    Tuy nhiên, bán vàng từ kho dự trữ dường như không giúp Nga giải quyết được vấn đề này.

    “Trong bối cảnh hiện nay, giá trị trữ lượng vàng mà Nga có chỉ khoảng 44 tỷ USD – khoản tiền này không thực hữu ích để đáp ứng tổng nợ nước ngoài của 715 tỷ USD mà Nga đang phải đối mặt!” nhà phân tích cho biết.

    Tổng dự trữ ngoại hối của Nga, bao gồm cả tiền tệ, sụt giảm tới 9,7 tỷ USD trong Tháng 11, xuống còn 418,9 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2009. Dự trữ ngoại hối của Nga, bao gồm vàng là 511 tỷ USD vào đầu năm 2014.

    Tuy nhiên, T Gnansekar, giám đốc hãng tư vấn rủi ro Commtrendz, không loại trừ khả năng Nga bán vàng, nhưng nói ông rằng: “Nga có nhiều lựa chọn khác trước khi đi theo con đường vàng.”

    Vàng thường là tài sản cuối cùng được bán từ kho dự trữ vì nó là tài sản có tính ổn định, cũng như một tài sản có giá trị, đặc biệt là khi đồng tiền là dễ bị tổn thương, như đồng rúp giờ.

    Hơn thế nữa, động thái bán vàng từ kho dự trữ để chống chọi lại các cuộc khủng hoảng không phải là một hiện tượng phổ biến. Ấn Độ đã sử dụng vàng của mình để giải quyết khủng hoảng thanh toán vào năm 1990, nhưng chỉ thế chấp nó và sau đó vàng được thu về khi nền kinh tế đã ổn định và cuộc khủng hoảng tiền tệ đã được giải quyết.

    Trong khi đó giá vàng thế giới nhiều khả năng vẫn chưa ổn định; Gnansekar cảnh báo rằng giá vàng có thể có sẽ thực sự biến động trong những tới vì ngày lễ và khối lượng giao dịch nhỏ.

  4. #4
    vnhvm93 Guest
    Exness.com: Vàng xuống 1,178 USD/oz sau số liệu GDP bất ngờ lạc quan của Mỹ

    Giá vàng giảm với giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ Giáng sinh khi dữ liệu về đà tăng trưởng đột biến của nền kinh tế Mỹ trong quý 3 đã đẩy đồng USD tăng giá và hàng hóa tính bằng đồng bạc xanh trở lên đắt hơn với khách nước ngoài.


    Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm nhẹ 1.80 USD/oz (tương ứng 0.2%) còn 1,178.00 USD/oz. Trong tuần này, giá vàng đã giảm 18 USD/oz, tương ứng 1.5%.

    Hợp đồng vàng giao ngay ít thay đổi tại mức 1,174 USD/oz sau khi tăng lên mức cao nhất trong phiên tại 1,185 USD/oz. Hợp đồng này đã mất gần 2% vào thứ Hai vừa qua xuống 1,170.17 USD/oz, mức thấp nhất kể từ ngày 01/12.

    Giá vàng giao dịch với biên độ hẹp trong phiên. Tuy nhiên, kim loại quý bắt đầu giảm mạnh hơn khi đồng USD tăng giá trở lại sau số liệu chính thức được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào sáng ngày thứ Ba cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng đột biến 5% trong quý 3/2014, mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây.

    Hợp đồng bạc giao tháng 3 tăng gần 8 xu (tương ứng 0.5%) lên 15.87 USD/oz.

    Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 tăng 9.6 USD/oz (tương ứng 0.8%) lên 1,191.70 USD/oz. Tuy nhiên, hợp đồng palađi giao tháng 3 hạ 1.2 USD/oz (tương ứng 0.1%) còn 814.05 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm gần 1 xu và đóng cửa tại 2.87 USD/lb.

    Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua

    Nguồn: Kitco

  5. #5
    Ngày tham gia
    Jun 2018
    Bài viết
    0
    Exness.com: Vàng xuống dưới 1,175 USD/oz trong tuần nghỉ lễ

    Giá vàng tiếp tục giảm trong ngày thứ Tư, kéo dài chuỗi ngày điều chỉnh do ảnh hưởng từ đã tăng trưởng đột biến của kinh tế Mỹ.


    Hợp đồng vàng giao tháng 2 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 4.50 USD/oz (tương ứng 0.4%) còn 1,173.50 USD/oz. Kim loại quý đã mất 1.9% trong tuần giao dịch ngắn hơn thường lệ do kỳ nghỉ lễ sau đợt bán tháo vào hôm thứ Hai.

    Hợp đồng vàng giao ngay giảm nhẹ còn 1,175 USD/oz do tác động từ số liệu thương mại không như dự báo của Mỹ.

    Hợp đồng bạc giao tháng 3 lùi gần 6 xu (tương ứng 0.4%) còn 15.71 USD/oz.

    Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 giảm 60 xu (tương ứng gần 0.1%) còn 1,191.10 USD/oz. Hợp đồng palađi giao tháng 3 hạ 6.25 USD (tương ứng 0.8%) còn 807.80 USD/oz.

    Hợp đồng đồng giao tháng 3 giảm gần 1 xu (tương đương 0.4%) và đóng cửa tại 2.85 USD/lb.

    Diễn biến giá vàng giao ngay trong 3 phiên giao dịch vừa qua


    Nguồn: Kitco

  6. #6
    imported_hoangocpro2015 Guest
    Exness.com: Vàng hồi phục sau kì nghỉ lễ Giáng sinh

    Trên thị trường châu Á sáng nay, giá vàng thế giới tăng trở lại trên ngưỡng $1180/oz sau khi nghỉ lễ Giáng sinh (25/12). Tuy vậy, kim loại quý vẫn đang đối diện với tuần giảm thứ hai liên tiếp.

    Cập nhật lúc 10h25 giờ Singapore (tương đương 9h25 giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng tại $1184,19/oz – cao hơn mức thấp 3 tuần tại $1170,17.

    Tuần này, giá vàng chịu áp lực bởi thông tin nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng. GDP Mỹ quý III tăng tới 5%, cao hơn nhiều so với dự báo 3,9% trước đó. Hơn thế nữa, thị trường lao động nước này với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm tuần thứ tư liên tiếp cho thấy Cục dự trữ Liên bang đã có khá nhiều cơ sở vững chắc để sớm nâng lãi suất trong thời gian tới. Vàng đã được hưởng lợi rất nhiều trong môi trường lãi suất thấp sau khủng hoảng kinh tế, từng chạm ngưỡng $1900 năm 2011.

    Tăng trưởng kinh tế khả quan cũng là nhân tố giúp cho thị trường chứng khoán Mỹ và đồng USD thể hiện vị thế. Chứng khoán Mỹ liên tiếp lập đỉnh và đồng USD ở mức cao so với các đồng tiền chính đã khiến cho vị thế đầu tư của vàng bị lu mờ.

    Ngoài ra, dự cảm đầu tư trên thị trường cũng không được lạc quan khi mà quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới liên tục bán ra. Lượng vàng nắm giữ của SPDR hôm 24/12 giảm 1,6%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2013, xuống 712,9 tấn, thấp nhất kể từ tháng 9/2008.
    26 12 2014


    Diễn biến giá vàng thế giới giao ngay trên Kitco, đường màu xanh lá cây, điểm cuối là lúc 9:34 giờ Việt Nam


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 21-06-2016, 10:50 AM
  2. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-10-2015, 10:46 AM
  3. CTS Chưa năm nào kinh doanh lỗ sao mãi thấp KLS VND BVS thậm chí SHS
    Bởi autoford trong diễn đàn Phân tích Cty Đại chúng tại UPCOM
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-04-2015, 10:32 AM
  4. Nền kinh tế trả lãi NH 20 tỉ USD/năm
    Bởi c957116 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 11-03-2013, 09:50 AM
  5. Thông tư 14: Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực kinh tế
    Bởi Ledinhduoc3333 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 22-05-2012, 05:13 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •