Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 8 của 8
  1. #1
    imported_phluant Guest
    Exness.com: Vàng tăng trước kỳ vọng vào gói kích thích từ ECB

    Giới phân tích cho biết các chuyên viên giao dịch vàng đang thận trọng về đà phục hồi của đồng USD
    Giá vàng tăng cao trong ngày thứ Ba khi nhận được thông tin Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể bơm thanh khoản thông qua việc mua vào trái phiếu doanh nghiệp.


    Hợp đồng vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng 7 USD/oz lên 1,251.70 USD/oz.
    Hợp đồng vàng giao ngay chạm mức cao nhất kể từ ngày 10/09 tại 1,253.70 USD/oz vào đầu phiên trước khi rút ngắn đà tăng còn 0.4% lên 1,250.90 USD/oz.
    Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 tăng 15.50 USD/oz lên 1,283 USD/oz và hợp đồng palađi giao tháng 12 cộng 13.70 USD/oz lên 776 USD/oz.
    Ngược lại, hợp đồng đồng giao tháng 12 trượt 4 xu còn 3.03 USD/lb.

    Diễn biến giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch ngày 21/10

    Nguồn: Kitco

  2. #2
    innhanhanoi Guest
    Exness.com: Giá vàng đảo chiều đi xuống

    Sau hai phiên tăng liên tiếp, mỗi ounce hôm qua giảm hơn 8 USD xuống 1.241 USD do lạm phát Mỹ yếu và USD mạnh lên.

    Sáng nay, thị trường nhích lên 1.242 USD một ounce lúc 8h (giờ Hà Nội), tương đương 31,85 triệu đồng mỗi lượng (chưa tính thuế, phí, gia công). Giá trong nước hôm qua đóng cửa tại 35,71-35,83 triệu đồng.

    Bộ Lao động Mỹ hôm qua công bố chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ trong tháng 9 và đồng đôla cũng lên cao nhất một tuần so với rổ tiền tệ lớn, trước lo ngại về các ngân hàng châu Âu. "Dù vàng vẫn còn triển vọng tăng giá, đà tăng cũng sẽ bị ghìm lại, do nhà đầu tư muốn bán khi giá ở mức cao và tình hình vĩ mô được cải thiện", Edel Tully - nhà phân tích kim loại quý tại UBS nhận xét.

    Tuy nhiên, đà giảm hôm qua đã bị hạn chế, do triển vọng lạm phát yếu cũng có nghĩa Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ duy trì lãi suất thấp thêm một thời gian nữa. Giá trong các hợp đồng giao tháng 12 hôm qua giảm 6,2 USD xuống 1.245 USD một ounce,

    Các nhà phân tích cho rằng dù trong ngắn hạn, vàng vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trên thị trường, việc giá thoát khỏi đáy 1.180 USD đầu tháng này đã hồi sinh nhu cầu của nhà đầu tư.

    Trên thị trường vật chất, quốc gia tiêu thụ số một thế giới - Trung Quốc đã giảm mua khi giá nhích lên đầu tuần này, các nhà buôn cho biết. Nhu cầu tại Ấn Độ có thể cũng yếu hơn, bất chấp dịp lễ ánh sáng Diwali đã bắt đầu. Dịp này thường là thời điểm tiêu thụ vàng mạnh nhất trong năm. Hai nước này hiện thống trị thị trường vàng vật chất thế giới, đóng góp hơn nửa nhu cầu toàn cầu.

  3. #3
    innhanhanoi Guest
    Exness.com: Vàng phục hồi nhẹ sau 2 phiên điều chỉnh nhưng vẫn giảm giá tuần qua[/B]

    Hợp đồng vàng tương lai phục hồi trong ngày thứ Sáu nhờ nhu cầu tìm kiếm “vịnh tránh bão” sau thông tin một bác sĩ tại New York bị nhiễm Ebola.
    Giá vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng 2.70 USD/oz (tương ứng 0.2%) lên 1,231.80 USD/oz. Tính cả tuần, kim loại quý giảm 0.6%.
    Ngược lại, hợp đồng vàng giao ngay hạ 0.1% còn 1,231.14 USD/oz. Tuần qua, hợp đồng vàng giao ngay giảm 0.5% sau hai tuần giảm giá liên tiếp trước đó trước mối lo lắng về đà tăng trưởng toàn cầu.
    Trong tuần qua, giá vàng đã chịu sức ép rất lớn từ đà phục hồi của cổ phiếu cũng như các tài sản được xem là rủi ro khác.
    Hợp đồng bạc giao tháng 12 nhích 2 xu lên 17.18 USD/oz.
    Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 hạ 4.10 USD/oz còn 1,250.90 USD/oz nhưng hợp đồng palađi giao tháng 12 cộng 1.60 USD/oz lên 780.90 USD/oz. Hợp đồng đồng giao tháng 12 di ngang tại mức 3.04 USD/lb.
    Diễn biến giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch ngày 24/10

    Nguồn: Kitco

  4. #4
    Guest
    Exness.com: Phá vỡ luật chơi

    Có rất nhiều lý do để nghĩ rằng thế giới sẽ tiếp tục lê bước chậm chạp trong những năm tới. Tuy nhiên, nguy cơ về một cuộc suy thoái mới và đau đớn mặc dù không nhiều nhưng vẫn đang âm thầm phát triển.
    Có một nguy cơ ngày càng tăng là sự tái xuất hiện hiện tượng tiền tệ vốn chưa nhìn thấy kể từ thời tiêu chuẩn bản vị vàng vào những năm 1930 khiến các nước bất ngờ và bối rối.
    Thời bản vị vàng
    Có thể dễ dàng nhận thấy tiêu chuẩn bản vị vàng đã phát huy tác dụng trong giai đoạn giữa cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào rắc rối nghiêm trọng. Các nền kinh tế neo đồng tiền của mình theo vàng. Nếu một quốc gia bị thâm hụt ngân sách lớn thì quá trình điều chỉnh sẽ tự động xảy ra.
    Để trả cho các khoản nhập siêu, vàng tự động chảy ra khỏi nền kinh tế thâm hụt đó. Bởi tất cả đồng tiền lưu thông trong nền kinh tế cần phải được bảo đảm bằng vàng theo một tỷ lệ nhất định. Khi vàng chảy ra khỏi một quốc gia thì buộc ngân hàng trung ương nước đó phải rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế để tạo ra tình trạng giảm phát. Giá cả giảm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thâm hụt và cuối cùng kết thúc thâm hụt và vàng không còn chảy ra khỏi đất nước. Việc điều chỉnh được thực hiện dễ dàng hơn tại nền kinh tế thặng dư; luồng vàng cho phép mở rộng cung tiền và lạm phát, làm giảm khả năng cạnh tranh và khơi thông dòng chảy vàng đổ vào.
    Có một vấn đề tiềm ẩn trong động thái này. Trật tự kinh tế thế giới sẽ như thế nào nếu các ngân hàng trung ương thặng dư không tuân thủ các "luật chơi" và chọn cách ngăn chặn vàng chảy vào nước mình hơn là mở rộng cung tiền.


    Lượng vàng trên thế giới tăng lên nhờ các mỏ mới, đã giảm tác động của kim loại quý này đối với thị trường tiền tệ
    Một đất nước phá vỡ các quy tắc (bởi vì nước đó không muốn chấp nhận lạm phát cao hơn hoặc để làm giảm vị thế cạnh tranh của nền kinh tế) sẽ siết chặt các nền kinh tế thế giới bằng hai cách: kéo vàng ra khỏi hệ thống tiền tệ toàn cầu và điều chỉnh gánh nặng vào các nền kinh tế thâm hụt.
    Bây giờ trong thực tế, các nền kinh tế thường xuyên vi phạm các quy tắc của cuộc chơi. Nhưng trước cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, những hành vi vi phạm đó không phá hủy nền kinh tế thế giới bởi một vài lý do. Đầu tiên, về tổng thể vàng đã tăng lên nhờ các mỏ mới, vì vậy đã có một xu hướng lạm phát tích hợp sẵn trong hệ thống. Thứ hai, kho vàng được sự cân bằng tương đối tốt tại những nước giàu và vì vậy hầu hết các nền kinh tế có thể xử lý mà không cần lo ngại về việc đồng tiền mất giá. Và thứ ba, các ngân hàng trung ương hợp tác với nhau một cách tương đối thân thiện, thường kiềm chế không tiến hành các bước có thể làm mất ổn định hệ thống (như tăng lãi suất cao hơn mức thâm hụt trong nền kinh tế).
    Tiêu chuẩn bản vị chuẩn vàng tồn tại ngắn ngủi giữa hai cuộc chiến. Anh quay trở lại bản vị vàng với một đồng tiền định giá quá cao và dự trữ vàng quá ít. Pháp, ngược lại, quay trở lại vàng với một đồng tiền bị định giá thấp và hút số lượng lớn vàng; từ năm 1927 đến năm 1932 phần dự trữ vàng toàn cầu của nước này tăng từ 7% lên 27%. Nền kinh tế dư thừa của Pháp làm tất cả những gì nhiều để giúp đỡ những nước thâm hụt.
    Tuy nhiên, vàng tiếp tục đổ vào Pháp bởi vì nước này không cho phép lạm phát quá nhiều. Ngược lại, nền kinh tế thặng dư đôi khi tăng lãi suất để đối phó với lãi suất tăng tại các nước thâm hụt ngân sách, đặc biệt là để chống lại việc vàng chảy ra khỏi quốc gia. Kết quả là gây áp lực giảm phát toàn cầu dẫn đến tình trạng các ngân hàng hoảng loạn, làm trầm trọng thêm tình trạng giảm phát và biến cuộc khủng hoảng thành thảm họa kinh tế tồi tệ nhất của thời đại công nghiệp hiện đại.
    Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lại một lần nữa cố gắng để thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định và một lần nữa thất bại. Các sự cố trong hệ thống xảy ra trong những năm 1970 như là kết quả của áp lực lạm phát chứ không phải là áp lực giảm phát. Vì vậy, nó cũng ít gây thiệt hại hơn cho nền kinh tế thế giới: một bài học mà các nhà hoạch định chính sách hiện nay sẽ rất phải chú ý.
    Thế giới sau thời bản vị vàng
    Kể từ đó, hệ thống tiền tệ toàn cầu đã phát triển thành một hệ thống hỗn hợp. Khu vực đồng euro giống như thời tiêu chuẩn bản vị vàng. Một vài nền kinh tế áp dụng thả nổi tự do tiền tệ, đáng chú ý gồm cả Mỹ, mà trong đó đồng USD là thành phần chủ đạo của dự trữ ngoại hối toàn cầu. Phần nhiều các nền kinh tế thế giới sử dụng kiểu quản lý thả nổi, trong đó ngân hàng trung ương thường xuyên can thiệp tỷ giá hối đoái.
    Một câu hỏi thú vị là liệu hệ thống toàn cầu có thể rơi vào một cái bẫy giống như tiêu chuẩn bản vị vàng giữa hai cuộc chiến. Chắc là không vì cũng ít ngân hàng trung ương bị mắc kẹt trong việc neo đồng tiền trong nước với các ngoại tệ mạnh và do đó họ có không gian để chống lại áp lực giảm phát.
    Tỷ giá hối đoái tự do điều chỉnh sự mất cân bằng toàn cầu, giảm nhu cầu giảm phát trong nền kinh tế thâm hụt ngân sách để khôi phục lại khả năng cạnh tranh. Ngoại lệ chỉ có khu vực đồng euro, nơi mà sự tái cân bằng nội bộ không đòi hỏi một sự điều chỉnh chi phí lao động tương đối. Tuy nhiên, điều này cần phải có sự quản lý từ Ngân hàng Trung ương châu Âu về chính sách tiền tệ và tỷ giá ngoại tệ linh hoạt. Khi một cuộc khủng hoảng tài chính lớn xảy ra trong năm 2008 thị trường bắt đầu lo sợ một đợt giảm phát nghiêm trọng.
    Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương đã phản ứng nhanh chóng và tích cực. Khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái thì gần như chỗ nào cũng không ít thì nhiều bị ảnh hưởng.
    Để đối phó với suy thoái kinh tế, các ngân hàng đã thi hành chính sách lãi suất thấp. Kể từ khi lãi suất tại khu vực đồng euro rơi xuống mức gần bằng 0% vào năm 2008-2009. Trong 2008-2009, ngân hàng trung ương toàn cầu đã thống nhất trong quyết tâm giữ cho thế giới thoát khỏi suy thoái. Ngay cả Trung Quốc cũng không thể nói không trong việc hợp tác với ngân hàng trung ương các nước giàu trên thế giới, đã cố gắng giữ cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Điều đó, đã mang đến động lực lạm phát cho các nước khác.
    Nhưng chúng ta không còn ở trong hoàn cảnh đó nữa. Dường như Trung Quốc đang xuất hiện tình trạng dư thừa công suất và lạm phát đang ngày càng xuống thấp. Và không có nền kinh tế lớn nào khác hiện có thể cung cấp động lực để chống lại tình trạng giảm phát. Mỹ, ứng cử viên có khả năng nhất cho vai trò này cũng đang trải qua một giai đoạn khó khăn khi lạm phát đang ngày càng xa rời mức mục tiêu.
    Vẫn còn may mắn là nền kinh tế thế giới vẫn còn khả quan hơn tình hình vào những năm 1930 rất nhiều. Tuy vậy, cũng không còn quá nhiều thời gian để trì hoãn các hành động bởi mắt xích nguy hiểm đó là khu vực đồng euro. Áp lực giảm phát đang đòi hỏi khu vực này cần phải có liên minh về chính trị và kinh tế. Nếu khu vực đồng euro tan vỡ, có thể sẽ tạo ra một thảm họa kinh tế thế giới.

  5. #5
    Guest
    Exness.com: Giá vàng SJC giảm 400.000 đồng mỗi lượng so với ngày đầu tuần

    Sau khi giảm mạnh vào phiên trước, giá vàng SJC đầu giờ sáng nay (7/11) tiếp tục giảm từ 20.000-30.000 đồng mỗi lượng. Nếu tính từ đầu tuần, thương hiệu này để tuột tay tới 400.000 đồng/lượng.

    Tại thời điểm 8 giờ 15 phút, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC từ 34,86-34,98 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm 20.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.

    Các công ty như DOJI, Techcombank, Vietinbank Gold, VPBank và Sacombank cũng điều chỉnh giá mua, bán vàng SJC trong khoảng từ 34,80-34,93 triệu đồng/lượng.

    Trước đó từ chiều 5/11, áp lực từ thị trường thế giới đã kéo giá vàng SJC liên tục trượt giảm. Chốt phiên cuối ngày 5/11, thương hiệu này giảm 260.000 đồng/lượng so với buổi sáng.

    Nếu tính từ ngày mở cửa đầu tuần 3/11 ở mức 35,38 triệu đồng/lượng, giá vàng SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đầu giờ sáng nay giảm 400.000 đồng/lượng. Đây cũng là mức giá thấp nhất kể từ đầu năm 2014.

    Không chỉ vàng SJC, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu sáng nay cũng giảm 500.000 đồng/lượng so với ngày mở cửa đầu tuần, từ mức giá mở cửa là 31,32 triệu đồng/lượng rơi xuống còn 30,82 triệu đồng/lượng.

    Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco cũng giảm thêm 2 USD/ounce so với chốt phiên trước, hiện giao dịch ở ngưỡng 1.141 USD/ounce, tương đương 29,29 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD của ngân hàng Vietcombank trong nước.

    Tính từ đầu tuần đến nay, giá vàng thế giới cũng giảm 24 USD/ounce, tương đương mức giảm 510.000 đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD của ngân hàng Vietcombank.

    Như vậy, so với thương hiệu SJC tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng thế giới vẫn thấp hơn gần 5,7 triệu đồng/lượng.

    Trên thị trường ngoại tệ, giá USD sáng nay tại ngân hàng Vietcombank và Vietinbank cùng niêm yết từ 21.260-21.310 đồng/USD, giảm 5 đồng/USD so với hôm qua.

    Ngân hàng BIDV niêm yết chiều mua vào là 21.255 đồng/USD còn chiều bán ra là 21.305 đồng/USD. Phía ngân hàng Eximbank niêm yết giá mua USD là 21.235 đồng/USD và chiều bán ra là 21.305 đồng/USD.

  6. #6
    Exness.com: Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 150.000 đồng mỗi lượng

    Giá vàng SJC sáng nay (11/11) có một phiên lao dốc mạnh tới 150.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 35,09 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chênh lệch so với thế giới vẫn ở mức 5,39 triệu đồng/lượng.

    Tại thời điểm 8 giờ 30 phút, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC từ 34,97-35,09 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), giảm 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước.

    Các công ty như DOJI, Techcombank, Vietinbank Gold và Sacombank cũng điều chỉnh giảm mạnh giá mua, bán vàng SJC trong khoảng từ 35,02-35,07 triệu đồng/lượng.

    Đối với thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu sáng nay cũng giảm mạnh tới 260.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước, hiện niêm yết ở mức 30,67-31,12 triệu đồng/lượng.

    Trong khi đó, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco hiện giao dịch ở ngưỡng 1.156 USD/ounce, giảm tới 16 USD/ounce.

    Ở mức giá này sau khi quy đổi theo tỷ giá USD của ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 29,70 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 5,39 triệu đồng/lượng.

    Trên thị trường ngoại tệ, giá USD sáng nay tại các ngân hàng niêm yết từ 21.270-21.330 đồng/USD, tăng 10 đồng so với phiên trước.

    Cụ thể, Ngân hàng BIDV niêm yết chiều mua vào là 21.280 đồng/USD còn chiều bán ra là 21.330 đồng/USD, tăng 15 đồng/USD so với chốt phiên trước. VietinBank cũng tăng 10 đồng so với chốt phiên trước, hiện đang niêm yết ở mức 21.270-21.320 đồng/USD.

    Ngân hàng Vietcombank và Eximbank không đổi so với chốt phiên trước. Hiện Vietcombank niêm yết ở mức 21.270-21.320 đồng/USD, còn Eximbank niêm yết giá mua USD là 21.245 đồng/USD và chiều bán ra là 21.315 đồng/USD.

  7. #7
    Exness.com: Vàng thoát đáy 2014

    Giá vàng đảo chiều tăng nhẹ trong ngày thứ Ba và hiện đang đứng sát các mức đáy của năm 2014. Thị trường trái phiếu và các ngân hàng Mỹ đóng cửa nhân ngày Cựu chiến binh.

    <a href="http://i905.photobucket.com/albums/ac256/trungthanh788/12_zps7932ac4f.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>
    Hợp đồng vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex tăng 3.2 USD/oz (tương ứng 0.3%) lên 1,163 USD/oz. Phạm vi giao dịch của vàng trong phiên là 1,145.50-1,165.90 USD/oz. Thứ Năm tuần trước, vàng đóng cửa tại mức thấp nhất của năm nay tại 1,142.60 USD/oz.

    Hợp đồng vàng giao ngay nhảy vọt gần 2% trước khi khép phiên với mức tăng 20 USD/oz lên 1,169 USD/oz. Tuần trước, hợp đồng này trượt xuống mức thấp nhất trong 4.5 năm tại 1,131.85 USD/oz. Hiện hợp đồng vàng giao ngay đã giảm khoảng 4% trong năm 2014.

    Hợp đồng bạc giao tháng 12 tăng gần 1 xu lên sát 15.68 USD/oz.

    Trong số các kim loại còn lại trên sàn Comex, hợp đồng bạch kim giao tháng 1 mất 20 xu còn 1,206.70 USD/oz. Ngược lại, hợp đồng palađi giao tháng 12 tăng 6.45 USD/oz (tương ứng 0.8%) lên 772.70 USD/oz.

    Hợp đồng đồng giao tháng 12 chỉ tăng hơn 1 xu lên 3.03 USD/lb.

    Diễn biến giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch ngày 11/11

    Nguồn: Kitco

  8. #8
    Guest
    Exness.com: Vàng có thể phục hồi mạnh về mức 1,400 USD/oz

    Giá vàng giảm nhẹ trong ngày thứ Hai sau phiên phục hồi cuối tuần trước nhờ động thái của ngân hàng trung ương Trung Quốc và châu Âu.

    Bất chấp diễn biến giao dịch ảm đạm của giá vàng trong các tháng vừa qua, ít nhất một chuyên viên phân tích của Capital Economics lạc quan rằng kim loại quý có thể phục hồi về mức 1,400 USD/oz vào cuối năm 2016.

    Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao tháng 12 trên bộ phận Comex của sàn Nymex giảm 2 USD/oz còn 1,195.70 USD/oz.

    Trong diễn biến gần nhất, hợp đồng vàng giao ngay hạ 0.2% còn 1,198 USD/oz. Hôm thứ Sáu, hợp đồng này chạm mức cao nhất trong 3 tuần tại 1,207.70 USD/oz.

    Trong khi đó, hợp đồng bạc giao tháng 12 nhích 1 xu (tương ứng gần 0.1%) lên 16.41 USD/oz.

    Khả năng Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ sẽ mua vàng để bổ sung vào kho dự trữ ngoại hối có thể hỗ trợ giá vàng trong tháng này nhưng điều đó cũng có thể không xảy ra nếu cử tri Thụy Sỹ phản đối chủ trương gia tăng gấp đôi lượng vàng đang nắm giữ.

    Diễn biến giá vàng giao ngay trong phiên giao dịch ngày 24/11

    Nguồn: Kitco


 

Các Chủ đề tương tự

  1. NHTW Nhật tung gói kích thích mới – đồng Yên vẫn tăng?
    Bởi phuongtrandinh trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 14-08-2016, 11:25 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 24-02-2014, 01:26 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 02-12-2013, 03:04 AM
  4. Pháp ủng hộ gói cứu trợ quốc tế dành cho Hy Lạp
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 09-09-2011, 03:04 AM
  5. SKS mới trúng 2 gói thầu 430 tỷ. chuẩn bị xin ý kiến tăng vốn
    Bởi lethutra82 trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 01-12-2009, 11:57 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •