Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18
  1. #1
    ledhaidang123 Guest
    Phân tích cơ bản là gì ?

    Phân tích cơ bản là một phương pháp dự đoán giá trị nội tại của một khoản đầu tư. Nó dựa trên lý thuyết rằng giá thị trường của một tài sản có khuynh hướng di chuyển về phía 'giá trị thật' hoặc 'giá trị nội tại' của nó.


    Phân tích cơ bản trong Ngoại hối bao gồm việc dự đoán định giá của một đồng tiền và các xu hướng thị trường của nó bằng cách phân tích các điều kiện kinh tế, chính sách của chính phủ và các yếu tố xã hội hiện tại trong một khung chu kỳ kinh doanh. Các nhà kinh doanh Ngoại hối đo tình trạng của nền kinh tế một quốc gia bằng cách xem xét các chỉ báo kinh tế cho biết:
    • Thông báo Lãi suất
    • Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP)
    • Chỉ số Giá tiêu dùng (Lạm phát) và
      các chỉ báo Chi tiêu
    • Các chỉ báo lao động
    • Kinh doanh
      Bán lẻ và Niềm tin của Người Tiêu dùng
    • Cán cân Thặng dư Thương
      mại hoặc Nợ
    • Chính sách Tài chính và Tiền tệ của Chính phủ
    Lợi ích của Phân tích Cơ bản

    • Xác định được giá trị nội tại của một khoản đầu tư
    • Xác định được những cơ hội đầu tư dài hạn
    Yếu điểm của Phân tích Cơ bản

    Có quá nhiều chỉ báo kinh tế vĩ mô và chỉ báo có thể khiến những nhà đầu tư mới lẫn lộn.
    ---------------------------

    Các Chỉ báo Kinh tế Vĩ mô chính

    Các chỉ báo kinh tế vĩ mô là các số liệu thống kê cho thấy trạng thái kinh tế hiện thời của một quốc gia tùy thuộc vào khu vực kinh tế cụ thể (công nghiệp, thị trường lao động, thương mại, v.v.). Các số liệu này được các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân xuất bản đều đặn vào một thời điểm nhất định.


    Markets.com cung cấp một Lịch Kinh tế nêu các ngày có những thông báo và sự kiện quan trọng cơ bản. Khi được sử dụng đúng cách,các chỉ báo này có thể là tài nguyên vô giá cho bất kì nhà đầu tư Ngoại hối nào.


    Thật ra, các số liệu này giúp nhà đầu tư Ngoại hối giám sát động lực của nền kinh tế; do đó, cũng không là ngạc nhiên khi hầu hết nhiều người trong các thị trường tài chính đều luôn tin theo chúng. Sau khi các chỉ báo này được phát hành chúng ta có thể quan sát được sự biến động của thị trường. Mức độ biến động được xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng của một chỉ báo. Đó là lý do vì sao cần thiết phải hiểu chỉ báo nào là quan trọng và chỉ báo đó nói lên điều gì.


    · Thông báo Lãi suất

    Lãi suất đóng vai trò quan trọng nhất trong sự vận động của giá tiền tệ trên thị trường trao đổi ngoại tệ. Ở cương vị là những tổ chức quyết định lãi suất, các ngân hàng trung ương là bên thực hiện có tầm ảnh hưởng nhiều nhất. Lãi suất cho thấy những dòng đầu tư. Vì các loại tiền tệ là đại diện cho nền kinh tế của một quốc gia, sự chênh lệch lãi suất ảnh hưởng đến giá trị tương ứng của các loại tiền tệ với nhau. Khi ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất họ làm cho thị trường ngoại hối có sự xoay chuyển và dao động. Trong lĩnh vực kinh doanh Ngoại hối, sự phỏng đoán chính xác động thái của các ngân hàng trung ương có thể làm tăng cơ hội thành công của nhà kinh doanh.

    · Tổng Sản phẩm Quốc Nội (GDP)

    GDP là sự đo lường rộng nhất của nền kinh tế một quốc gia, và nó đại diện cho tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một quốc gia trong một năm nhất định. Vì chỉ số GDP tự bản thân
    nó thường được xem là một chỉ báo đi chậm, hầu hết các nhà đầu tư đều tập trung vào hai báo cáo được phát hành trong những tháng trước khi có số liệu GDP cuối cùng: báo cáo tăng và báo cáo sơ khởi. Các điều chỉnh quan trọng giữa các báo cáo này có thể gây ra biến động lớn.


    · Chỉ số Tiêu dùng

    Chỉ số Tiêu dùng (CPI) có thể là chỉ báo lạm phát quan trọng nhất. Nó đại diện cho các thay đổi ở cấp độ giá bán lẻ đối với việc mua hàng cơ bản của người tiêu dùng. Lạm phát liên quan mật thiết với sức mua của một đơn vị tiền tệ trong vùng biên giới của nó và ảnh hưởng đến vị thế của nó trên các thị trường quốc tế. Nếu kinh tế phát triển trong điều kiện bình thường, chỉ số CPI tăng có thể dẫn đến
    lãi suất cơ bản tăng. Điều này, đến lượt nó, sẽ dẫn đến sự gia tăng tính
    hấp dẫn của một đơn vị tiền tệ.

    · Chỉ báo thất nghiệp

    Các chỉ báo thất nghiệp cho thấy sức khỏe tổng quát của một nền kinh tế hoặc một chu kỳ kinh doanh. Để hiểu được nền kinh tế hoạt động ra sao, điều quan trọng là phải biết có bao nhiêu việc làm được tạo ra hay bị mất đi, tỉ lệ phần trăm của lực lượng lao động hiện đang làm việc, và bao nhiêu người lao động mới tuyên bố thất nghiệp. Để đo tỉ lệ lạm phát, một điều cũng quan trọng là giám sát tốc độ lương tăng.

    · Kinh doanh bán lẻ

    Chỉ báo kinh doanh bán lẻ được công bố hàng tháng và quan trọng đối với các nhà kinh doanh ngoại hối vì nó cho thấy sức mạnh tổng thể của việc tiêu dùng và sự thành công của các cửa hàng bán lẻ. Báo cáo này đặc biệt hữu ích vì nó là chỉ báo đúng thời điểm thể hiện nhiều kiểu tiêu dùng được điều chỉnh đối với những dao động theo mùa. Nó có thể được sử dụng để dự đoán hoạt động của các chỉ báo quan trọng nhưng chậm
    hơn, và để đánh giá hướng trước mắt của một nền kinh tế.

    · Cán cân Thanh toán

    Cán cân Thanh toán đại diện cho tỉ lệ giữa các khoản thanh toán nhận được từ nước ngoài vào và lượng thanh toán ra nước ngoài. Nói cách khác, nó thể hiện tất cả các hoạt động ngoại thương, cán cân thương mại, và sự cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, và chi trả chuyển nhượng. Nếu thu nhập đầu vào vượt các khoản thanh toán cho các quốc gia và tổ chức quốc tế khác, cán cân thanh toán là tích cực. Phần thặng dư là yếu tố thuận lợi cho sự lớn mạnh của đồng tiền quốc gia.

    · Chính sách Tài chính và Tiền tệ của Chính phủ

    Sự ổn định của nền kinh tế (ví dụ: sự toàn dụng, lạm phát được kiểm soát, và cán cân thanh toán cân bằng) là một trong những mục tiêu mà các chính phủ cố gắng đạt được thông qua việc vận dụng các chính sách tiền tệ và tài chính. Chính sách tài chính liên quan đến thuế và chi tiêu, chính sách tiền tệ liên quan đến các thị trường tài chính và lượng cung tín dụng, tiền, và những tài sản tài chính khác.

    Kết luận: Có nhiều chỉ báo kinh tế, và nhiều báo cáo riêng khác nữa có thể được sử dụng để đánh giá những yếu tố cơ bản của ngoại hối. Điều quan trọng là cần dành thời gian để không chỉ nhìn những con số, mà còn phải hiểu ý nghĩa của chúng và cách thức mà chúng ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.


    http://www.markets.com/vi/education/fundamental-/main-economic-indicators.html

  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2020
    Bài viết
    0
    Cuốn Sách Mới Cung Cấp 17 Chiến Lược Giao Dịch Hiệu Quả để Giúp Các Nhà Đầu Tư Sinh Lợi trong Lĩnh Vực Ngoại Hối

    Nhà giao dịch và nhà giáo dục hàng đầu thế giới về ngoại hối, Mario Sant Singh, ý kiến của ông được nhiều người trong ngành Ngoại Hối tìm kiếm, hôm nay thông báo phát hành cuốn sách 17 Proven Currency Trading Strategies (17 Chiến Lược Giao Dịch Hiệu Quả) của ông : How to Profit in the Forex Market (Cách Sinh Lợi trong Thị Trường Ngoại Hối) (Wiley Publishing).

    Cuốn sách mới này do một nhà xuất bản quốc tế lớn phát hành, là một cẩm nang không thể thiếu đối với những người bình thường đang tìm kiếm một nguồn thu nhập thứ hai đáng tin cậy - cho dù là các sinh viên đại học mới tốt nghiệp hay thế hệ baby boomer chuẩn bị về hưu; các nhà quản lý trung cấp hay các chủ doanh nghiệp. Nó cũng là một nguồn thông tin hữu ích cho mọi hạng nhà đầu tư và giao dịch—từ các nhà đầu tư bán lẻ và những người quản lý tiền, đến các nhà quản lý danh mục đầu tư và các nhà đầu tư là tổ chức—là những người đang tìm cách mở rộng giới hạn giao dịch của mình trên thị trường Ngoại Hối.

    Tác giả Mario Sant Singh là Chuyên gia về Đào Tạo & Giáo Dục. Hoạt động tại Singapore, ông đã xuất hiện với tư cách chuyên gia khách mời trên đài CNBC trên 35 lần để nói chuyện về thị trường ngoại hối, và là một người thường xuyên đóng góp vào các ấn phẩm hàng đầu thế giới về thương mại và đầu tư.

    Được biết là một người có khả năng giao tiếp, có khả năng 'đơn giản hóa khái niệm về Ngoại Hối' và có nhiệm vụ giúp mọi người bình thường giao dịch có lợi và có trách nhiệm trên thị trường Ngoại Hối, có hơn 20.000 người đã tham dự các chương trình đào tạo về Ngoại Hối của ông. Ông cũng là nhà giao dịch Ngoại Hối duy nhất tại châu Á được mời đào tạo cho Nhân Viên Ngân Hàng Tư Nhân Julius Baer – Ngân Hàng Thụy Sĩ lớn thứ ba, và ICBC, ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc.

    Mario cho biết “Với trung bình 4,3 ngàn tỉ dollar được giao dịch mỗi ngày, thị trường Ngoại Hối là thị trường lớn nhất và có hoạt động giao dịch tích cực nhất trên thế giới.

    Ông cho biết "Với một sự kết hợp hiệu quả giữa mức thanh khoản và nợ công chưa có tiền lệ trên thế giới ngày nay, thực sự chưa bao giờ có thời điểm tốt hơn để tham gia hoạt động Ngoại Hối."

    Cuốn sách mới của ông, 17 Proven Currency Trading Strategies: How to Profit in the Forex Market, được trang bị kiến thức và những công cụ được các nhà giao dịch Ngoại Hối khôn ngoan sử dụng, cung cấp các giải pháp toàn diện về cách tận dụng những cơ hội kiếm tiền hàng ngày trên thị trường Ngoại Hối.

    Trong cuốn sách này, Mario minh họa khéo léo cách tùy chỉnh một hệ thống giao dịch được thiết kế cho người bình thường với mọi kiểu nhạy bén và khả năng chấp nhận rủi ro, với một:

    Hình thức cô đọng và dễ tiếp cận. Cuốn sách này có hai phần, phần đầu giải thích bằng tiếng Anh đơn giản về giao dịch Ngoại Hối là gì, cách kiếm tiền trong "trò chơi" ngoại hối, 6 đấu thủ lớn liên quan, và tầm quan trọng của việc nắm rõ Đặc Điểm Nhà Giao Dịch của một người. Phần thứ hai cung cấp đến 5 chiến lược giao dịch liên quan đến từng hồ sơ trong năm Đặc Điểm Nhà Giao Dịch mà người đọc có thể tự xác định mình.
    Phương pháp thực tế. Cuốn sách này có nhiều minh họa giải thích rõ ràng về việc cần tìm kiếm gì và cách áp dụng các chiến lược trong tình huống đời thực.
    Trang web Companion bổ sung cho thông tin trong cuốn sách.
    Phần trắc nghiệm trực tuyến miễn phí đượctác giả thiết kế dành cho các nhà đầu tư để tự xác định Đặc Điểm Nhà Giao Dịch của mình. Có thể truy cập phần trắc nghiệm này tại: www.askmariosingh.com/traderquiz.

    Cuốn sách có giá US$70,00 và có bán ở các nhà sách và trang trực tuyến hàng đầu. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.wiley.com/buy/9781118385517.

    Trang blog của Mario tại http://www.mariosingh.com và tại http://www.askmariosingh.com. [IMG]images/smilies/wink.gif[/IMG] [IMG]images/smilies/wink.gif[/IMG]

  3. #3
    PKhcm Guest
    Các phương pháp giao dịch bằng phân tích cơ bản

    Trader đang tìm hiểu và mở tài khoản demo tại Markets.com có gửi 1 cấu hỏi về Phương pháp giao dịch bằng phân tích cơ bản.

    Trân trọng gửi Quý Nhà đầu tư tham khảo [IMG]images/smilies/wink.gif[/IMG][IMG]images/smilies/wink.gif[/IMG]

    Đầu tiên Markets.com phân loại PTCB thành 2 nhóm nhỏ:

    Nhóm thứ nhất là Phân tích các yếu tố vĩ mô: [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

    Để thông thạo cách phân tích thứ nhất này cần kiến thức chuyên sâu về kinh tế, chính trị mới hiểu nổi các bài báo cáo, cuộc họp từ FED.
    Nhược điểm là các Trader Việt thường không tiếp cận được các tin tức sớm do các bài báo cáo bằng tiếng Anh và được viết bằng các thuật kinh chuyên ngành kinh tế nên không dễ hiểu tý nào, hơn nữa thường người vận dụng các bản tin News trading này thường là các quỹ đầu tư, ngân hàng hay các nhà đầu cơ trung hạn lớn, không thích hợp với các Day Trader vốn chỉ kiếm chác trong phiên (Một ngày giao dịch có 3 phiên: Á, Âu và Mỹ)

    Các tin vĩ mô sẽ tác động đến nhiều cặp tiền và thường tiếp tục duy trì xu hướng trong dài hạn, thậm chí vài năm, để giao dịch thế này cần một lượng vốn lớn và chiến thuật đầu tư dài hạn, kiên trì bám sát theo kế hoạch để đạt mục tiêu, không bị các tin tức nhỏ lễ làm phân vân, dẫn tới chốt lệnh sớm.
    Ví dụ điển hình là trường hợp của Soros, ông này là nhà đầu cơ có tiếng trong làng Trader quốc tế, vào thời điểm đồng bảng Anh bị loại khỏi Eu và mất giá thê thảm, trong vòng 1 tuần mà liên tục rớt giá đến gần 60%, Soros dựa vào kiến thức phân tích cơ bản nên đã nhận định trước rủi ro mà GBp phải đối mặt, ông ta đã mạnh tay vay vốn để bán khống đồng Bảng Anh, hiện nay hoạt động bán khống kiểu này chỉ đơn giản là SELL cặp tiền tệ GBP/USD và các Trader nhỏ lẻ cũng làm được.

    Loại phân tích cơ bản thứ hai Markets.com giới thiệu là ăn theo các chỉ số công bố trong phiên, hàng ngày vào Phiên Á. [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

    Các bạn nên dành khoảng 5 phút để lướt qua các tin tức được lên lịch công bố trong ngày, các chỉ số này không quá phức tạp, chỉ cần để ý hiệu ứng mà các cặp thể hiện sau khi công bố tin tức sẽ dần tích lũy được kinh nghiệm cho phương pháp giao dịch theo chỉ số. Một công cụ phổ biến để Trade theo tin là trang web Forexfactory, trang này được rất nhiều Trader trên thế giới theo dõi hàng ngày, hỗ trợ hiển thị thời gian theo giờ Việt Nam nên rất dễ quan sát.

    Ví dụ: Trong ngày hôm nay có 2 tin tức liên quan đến đồng USD được công bố vào Phiên mỹ, từ 7:30 pm đến 9:30 pm, đối với các nhóm chỉ số thường cũng có 2 loại: Một là các chỉ số không gây tác động đáng kê và nhóm 2 là các Breaking News (tạm gọi là các tin tức gây chấn động, có thể khiến giá biến động mạnh và nhanh) Về thời điểm công bố chỉ số kinh tế, theo kinh nghiệm cá nhân, nếu từ hai chỉ số trở lên được thông báo cùng lúc, ví dụ: vào 7:30 pm thì đa số trường hợp sẽ có hiện tương Sideway trong biên độ rộng hoặc chỉ tác động trong thời gian ngắn, khoảng 10’ sau đó đâu lại về đấy, trở về xu hướng theo Phân tích kỹ thuật.

    Xem thêm các bài viết khác trong chuyên mục: Markets.com: Phan tich co ban hoặc đăng ký nhận bản tin tức liên quan tại Markets.com.[IMG]images/smilies/cool.gif[/IMG][IMG]images/smilies/cool.gif[/IMG]

  4. #4
    PKhcm Guest
    Những nhà kinh doanh mới bắt đầu thường hay mắc phải những lỗi gì?

    Các nhà kinh doanh mới thường thì sẽ không thể kiếm được chút lợi nhuận nào trong tuần giao dịch đầu tiên của mình. Hãy cùng xem lý do của việc này. Nếu chúng ta phân tích kỹ hơn quá trình giao dịch của một vài nhà kinh doanh mới, chúng ta có thể tìm ra nhiều xu hướng chung như trình bày ở dưới đây.

    Thiếu kinh nghiệm áp dụng các phương pháp phân tích khác nhau

    Bạn không thể tham gia vào một trò chơi mà không nắm được luật lệ của nó. Điều này cũng đúng đối với hoạt động đầu tư. Để có thể bắt đầu, bạn cần hiểu được các phương pháp phân tích chính của các thị trường tài chính, học cách ứng dụng chúng vào thực tế cũng như sử dụng kết hợp chúng với nhau và cố gắng hiểu được lô-gic của các thành phần tham gia thị trường. Chỉ khi làm được các điều này, bạn mới có thể hiểu được các quy luật khi giao dịch và cải thiện được kết quả kinh doanh của mình.

    Hiểu không đúng các triết lý và động lực kinh doanh

    Đây là ví dụ từ một cuốn cẩm nang cho nhà kinh doanh mới: bạn nên rút ra kết luận về xu hướng thị trường hiện tại dựa trên các thông tin từ biểu đồ dài hạn (để bắt đầu, hãy xem những gì diễn ra trên biểu đồ ngày, sau đó phân tích biểu đồ giờ và cuối cùng cố gắng phán đoán xu hướng). Các nhà kinh doanh mới thường không tuân thủ quy tắc này và cố giao dịch dựa trên các biểu đồ ngắn hạn. Ví dụ, họ thấy có cơ hội tốt để tham gia thị trường thể hiện trên biểu đồ 5-phút và gấp rút mở một trạng thái với các lệnh Cắt lỗ và Chốt lời tiêu chuẩn. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong các tình huống như thế này, lệnh Cắt lỗ sẽ được kích hoạt. Một nhà kinh doanh sẽ miễn cưỡng đặt mức giá Cắt lỗ quá gần giá bắt đầu mặc dù xu hướng trên biểu đồ theo giờ là theo chiều hướng ngược lại.

    Thất bại trong việc tuân thủ các quy tắc Quản lý Tiền

    Giao dịch mà không đặt lệnh Cắt lỗ. Nếu một nhà kinh doanh giới hạn các khoản lỗ của mình thì anh ta sẽ không cần tính toán các mức Cắt lỗ cho từng giao dịch. Anh ta chỉ cần đưa ra một quyết định thống nhất là anh ta sẽ đóng một trạng thái nếu giá cả chạm tới một mức nào đó hoặc thị trường biến động bất lợi cho anh ta. Đây là cách mà các nhà kinh doanh hay sử dụng. Nhưng sẽ thật là rủi ro và ngớ ngẩn khi từ chối đóng một trạng thái gây thua lỗ với hi vọng là sớm hay muộn gì thị trường cũng sẽ quay lại các mức giá trước đây.

    Đặt lênh Cắt lỗ ở mức giá quá gần với mới mức giá thị trường hiện tại. Rất dễ để có thể tính toán được mức giá Cắt lỗ: nếu giá cả biến động trung bình hơn 10 – 15 điểm phần trăm thì độ lệch trong tính toán các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là 10 điểm phần trăm, khoảng cách giữa giá bắt đầu và mức giá có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự là 10 – 15 điểm phần trăm nữa, do vậy mức Cắt lỗ lý tưởng là 30 – 40 điểm phần trăm tính từ mức giá bắt đầu. Đây có thể coi là cách ước lượng cơ bản với các giao dịch trong thực tế. Mức Cắt lỗ thấp hơn có nghĩa là các lệnh Cắt lỗ của bạn sẽ dễ bị kích hoạt hơn và điều này là không có lợi cho bạn với vị thế là một nhà kinh doanh.

    Nhà kinh doanh không gắn chặt vào một chỉ số rủi ro/lợi nhuận cố định nào. Tôi khuyên bạn nên gắn với một chỉ số Chốt lời/Cắt lỗ cố định với mức lãi tiềm năng cao hơn mức lỗ tiềm ẩn (ví dụ, tỷ lệ ½ rủi ro/lợi nhuận). Đây là một nguyên tắc mà rất nhiều người áp dụng trong đời sống hàng ngày một cách vô thức. Ví dụ, khi bạn mua một vé xổ số, bạn biết rằng chi phí bỏ ra thấp hơn nhiều so với lợi nhuận tiềm năng. Hoặc khi bạn mang thêm một món đồ nào đó với bạn, một cái ô, nếu như có vẻ trời sắp mưa.

    Ví dụ, nếu mức Cắt lỗ của bạn là 100 điểm phần trăm và mức Chốt lời của bạn chỉ là 5 điểm phần trăm, bạn đã phá vỡ quy tắc về chỉ số rủi ro/lợi nhuận. Nếu bạn sử dụng chiến lược nói trên, bạn sẽ phải thực hiện 95% số giao dịch thu về lợi nhuận hoặc ít nhất, không bị thua lỗ. Con số này là cực khó để có thể trở thành hiện thực, ngay cả với người như George Soros! Đối với các nhà phân tích chuyên nghiệp nhiều kinh nghiệm thì tỷ lệ dự đoán chính xác của họ cũng chỉ là từ 60 – 80%.

    [SIZE=3]Quỹ thời gian dùng cho phân tích quá ngắn. [FONT=Palatino Linotype][COLOR=#000000][FONT=arial]Thị trường luôn luôn biến động. Ví dụ, một ngân hàng nhận được một lệnh mua và bán một lượng lớn đồng tiền nào đó trong một khoảng thời gian ngắn. Kết quả là, tỷ giá hối đoái tăng thêm 10 – 15 điểm phần trăm một cách nhanh chóng nhưng rồi cũng nhanh chóng quay trở lại mức ban đầu. Trong trường hợp này, việc phân tích biểu đồ M1 cho bạn thấy cơ hội để kiếm lời 15 điểm phần trăm, mặc dù khả năng là không cao. Cơ hội để kiếm lời 40 điểm phần trăm ít phụ thuộc vào những biến động giá ngẫu nhiên. Những việc phân tích biểu đồ theo giờ và khả năng kiếm lời 150 điểm phần trăm sẽ không bao giờ phụ thuộc vào biến động giá ngẫu nhiên, và các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự áp dụng trên biểu đồ theo giờ là đang tin cậy hơn trên các biểu đồ ngắn hạn. Tất cả các con số nói trên đều mang tính tương đối, nhưng bản thân nguyên tắc mới là điều cần lưu ý: các thay đổi của xu hướng thị trường sẽ chỉ có thể được dự đoán với tầm nhìn dài hạn. Nếu bạn không trông cậy vào may mắn, thì bạn nên dựa vào nguyên tắc nói trên khi tiến hành giao dịch trên thị trường Ngoại hối. [IMG]images/smilies/cool.gif[/IMG][IMG]images/smilies/cool.gif[/IMG]

  5. #5
    Ngày tham gia
    Aug 2019
    Bài viết
    0
    Có nhiều loại lệnh mà một nhà kinh doanh có thể dùng để giao dịch Ngoại hối và Hợp đồng Chênh lệch (CFD). Sau đây chúng tôi tóm tắt các loại lệnh khác nhau: Lệnh Thị trường, Lệnh Cắt Lỗ/Giới hạn, lệnh Trailing Stop-Loss và Lệnh Tự hủy khi có lệnh khác đã được giao dịch (OCO).

    · Lệnh thị trường (Market Order)

    Một lệnh thị trường là lệnh mua hoặc bán ở giá bán hoặc giá mua hiện tại được niêm yết trên thị trường. Lệnh mua có thể mở đầu một vị thế mới hoặc kết thúc một vị thế bán trước đó. Lệnh bán có thể mở đầu một vị thế mới hoặc kết thúc một vị thế mua trước đó.

    Đây là ví dụ về một lệnh thị trường. Giá thị trường hiện tại - trong trường hợp này, dành cho việc mua vào đồng Dollar Mỹ (Giá bán) - là 1.0555 và để bán đồng Dollar Mỹ (Giá mua) là 1.0551.

    <a href="http://www.markets.com/sites/all/files/en/education-items-images/trading-basics/market-order.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>·

    Lệnh Cắt/Giới hạn Lỗ

    Lệnh Cắt Lỗ (Stop-Loss) và Giới hạn Lỗ là các lệnh mang tính chất bảo vệ và đóng một vị thế mở hoặc một vị thế tương lai trong những điều kiện nhất định, cụ thể là giá.

    Lệnh Stop-Loss

    được dùng để giới hạn các khoản lỗ của nhà kinh doanh nếu thị trường vận động ngược hướng với vị thế của họ. Nhà kinh doanh đặt ra một lượng tối đa (về pip) mà họ sẵn sàng chịu mất trong một giao dịch nhất định. Khi chạm đến giá cụ thể đó, giao dịch được thực hiện.


    Ngược lại, Lệnh Giới hạn được dùng để chốt phần lời của nhà kinh doanh nếu thị trường vận động theo hướng có lợi. Nhà kinh doanh đặt ra trước mức giá mà họ muốn đóng vị thế của mình.

    Trong ví dụ bên dưới, một giao dịch đã được mở ở mức giá thị trường là 1.0561 (lệnh mua vào). Theo lệnh cắt lỗ, vị thế sẽ được đóng nếu và khi giá giảm xuống mức 1.0553. Theo lệnh chốt lời (take-profit order), vị thế sẽ được đóng nếu và khi giá chạm mức 1.0565.

    <a href="http://www.markets.com/sites/all/files/en/education-items-images/trading-basics/stop-loss-limit.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>

    Lệnh Chờ mở Giao dịch

    Các loại lệnh này mở một vị thế mới chỉ khi thị trường đạt một giá đã được nhà kinh doanh xác định.
    Lệnh chờ mở giao dịch được chia làm hai loại: lệnh Entry Limit và lệnh Entry Stop

    Markets.com

  6. #6
    imported_vncharles02 Guest
    Thêm vài cái này hay nè bác

    Consumer Confidence Index – Chỉ số niềm tin tiêu dùng

    Định nghĩa: Một cuộc khào sát 5000 người tiêu dung về thái độ của họ đối với tình hình hiện tại và những mong muốn của họ trước tình trạng nền kinh tế đang tuột giảm.

    Ý nghĩa: Báo cáo này đôi khi rất có ích trong việc dự đoán những thay đổi bất ngờ trong những mẫu khảo sát tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng sử dụng 2/3 tài khoản của mình vào nền kinh tế, nó giúp chúng ta hiểu thấu được hướng đi của nền kinh tế đó. Tuy nhiên, chỉ khi những chì số đó thay đổi ít nhất 5 điểm thì mới nên được xem xét cẩn thận.

    Cơ quan phát hành: Ban điều hành hội nghị

    Thời điểm phát hành: 10h sáng ngày thứ 3 tuần cuối của tháng ( 10h tối giớ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

    Mật độ: hàng tháng

    Xét duyệt: Dữ liệu được kiểm tra hàng tháng trên cơ sở phản hồi điều tra hoàn chỉnh. Những yếu tố thay đổi theo mùa phải được cập nhật định kỳ. Việc kiểm tra không quan trọng lắm.

  7. #7
    imported_vncharles02 Guest
    Nhà cái dịch sai tùm lum hết à.

  8. #8
    Guest
    2. Beige Book

    Định nghĩa: Ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang tập hợp những thông tin liên quan đến tình trạng của nền kinh tế hiện nay dựa trên những báo cáo của Giám đốc các Ngân hàng và chi nhánh và giới thiệu chúng với những doanh nhân lớn, những nhà kinh tế, những chuyên gia thị trường, và những nguồn lực khác. Cuốn Beige Book này tóm tắt lại những thông tin theo từng lĩnh vực.

    Ý nghĩa: Cục dự trữ Liên bang sử dụng những báo cáo này, công với những chỉ số khác để quyết định mức lãi suất tại cuộc họp FOMC (Federal Open Market Committee). Cuộc họp này được tổ chức 2 tuần sau khi phát hành Beige Book.

    Nếu cuốn Beige Book cho thấy tình trạng lạm phát tăng cao, thì Cục dự trữ sẽ tăng lãi suất. Và ngược lại, nếu Beige book cho thấy tình trạng giảm lạm phát, có thể lãi suất sẽ giảm.

    Cơ quan phát hành: Ban điều hành Dự trữ liên bang

    Thời điểm phát hành: 2:00 chiều thứ tư trước cuộc họp FOCM

    Mật độ: 8 lần một năm

  9. #9
    Guest
    Consumer Price Index (CPI) – Chỉ số giá tiêu dùng

    Định nghĩa: Là một chỉ số dùng để tính toán sự thay đổi giá cả của một số mặt hàng đại diện của các sản phẩm và dịch vụ như thức ăn, năng lượng, dụng cụ nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, chăm sóc sức khỏe, giải trí và giáo dục. Nó cũng có thể được coi là chỉ số chi tiêu cho cuộc sống

    Ý nghĩa: Việc theo dõi chỉ số CPI là rất quan trọng bao gồm giá cả của đồ ăn và năng lượng sao cho nó bình ổn trong tháng. Nó được xem như là “chỉ số CPI chủ yếu” và cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về xu hướng lạm phát trong đó.

    Tỉ lệ thay đổi chỉ số CPI nòng cốt này là một trong những thước đo lạm phát chính trong nền kinh tế Mỹ. Khi chỉ số CPI đó vượt xa mức mong đợi sẽ gây nên tình trạng lạm phát.

    Cơ quan phát hành: Cục nghiên cứu của Bộ Lao động Mỹ

    Thời điểm phát hành: khoảng ngày 13 hàng tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

    Mật độ: hàng tháng

    Xét duyệt: Những yếu tố thay đổi theo mùa được cập nhật vào tháng Hai với những dữ liệu của tháng Một. Dữ liệu được xét duyệt có hiệu lực trong 5 năm. Tầm quan trọng của việc xét duyệt thấp.

  10. #10
    Chicago Purchasing Managers’ Index (PMI) – Chỉ số của các nhà quản lí mua hàng của Chicago

    Định nghĩa: Nó dựa trên những cuộc điều tra hơn 200 nhà quản lí đánh giá sức mua trong nền công nghiệp sản xuất khu vực Chicago nơi phản ánh hoạt động phân phối của cả quốc gia.

    Ý nghĩa: Dựa trên chỉ số của Cục dự trữ Philadenphia, có thể sự đoán được gần chính xác hơn chỉ số ISM, nó đang giảm hằng ngày theo tình hình kinh doanh. ISM là chỉ số hướng dẫn hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

    Cơ quan phát hành: Hiệp hội các nhà quản lý mua hàng Chicago

    Thời điểm phát hành: Ngày giao dịch cuối của tháng lúc 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy trong tháng hiện tại

    Mật độ: hàng tháng

    Xét duyệt: dữ liệu được kiểm tra mỗi năm một lần.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Bài 3: Phân tích kỹ thuật trong ngoại hối (Markets.com: Forex A - Z for Newbie)
    Bởi imported_ailopdiu trong diễn đàn Forex và Hàng hóa
    Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 23-12-2013, 05:11 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-11-2013, 11:34 AM
  3. Bài 1: Video hướng dẫn (Markets.com: Forex A - Z for Newbie)
    Bởi trong diễn đàn Forex và Hàng hóa
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 16-10-2013, 03:53 AM
  4. CUỘC THI FOREX TẠI IFC Markets corp lần 5/2012.
    Bởi phuonghaceo trong diễn đàn Forex và Hàng hóa
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 28-11-2012, 03:26 AM
  5. Newbie trong thời kì xuống giá
    Bởi ledinhduoc1111 trong diễn đàn CLB Chứng khoán
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 15-12-2007, 01:17 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •