Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 9 của 9
  1. #1
    Guest

  2. #2
    ngayhomqua123 Guest
    Những câu hỏi với Dung Quất

    Nguyễn Vạn Phú
    <a href="http://lh4.ggpht.com/_yI4S0BU2yDI/TMBwf9o4HYI/AAAAAAAAFZI/k-5kX0flAgw/image_thumb%5B1%5D.png?imgmax=800" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>

    Tại hội nghị giám sát việc thực hiện dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được tổ chức vào đầu tuần này tại Hà Nội, bên cạnh những ý kiến nhấn mạnh đến thành công của dự án, vẫn còn nhiều thắc mắc chung quanh báo cáo của Chính phủ về dự án này do Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng trình bày.

    Với nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều đầu tiên nhiều người muốn biết là hiệu quả kinh tế ra sao? Theo báo cáo của Chính phủ, dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) “đạt 7,66% cao hơn so với giá trị tính toán năm 2005 là 5,87%”. Đó là tính toán dựa trên tổng mức đầu tư là 3,05 tỷ đô-la.
    Còn nhớ khi tổng vốn đầu tư ban đầu của Dung Quất chỉ là 1,5 tỷ đô-la thì IRR của nó đạt trên 15%. Đến năm 2005 khi điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên 2,5 tỷ đô-la, IRR của dự án Dung Quất giảm xuống còn 5,87%. Nay tổng vốn đầu tư được điều chỉnh thành 3,05 tỷ đô-la thì IRR lại tăng lên 7,66%. Đây là điều cực kỳ phi lý.
    Một dự án sẽ có dòng tiền bỏ ra để đầu tư và một dòng tiền thu về trong tương lai. Giá trị của dòng tiền trong tương lai sẽ không bằng giá trị hiện tại của nó nên người ta phải chiết khấu nó bằng một tỷ lệ. IRR chính là tỷ lệ chiết khấu dòng tiền tương lai của dự án sao cho giá trị hiện tại của nó bằng với vốn bỏ ra đầu tư.

    Như vậy vốn đầu tư càng tăng thì IRR càng giảm (nếu các thông số khác không thay đổi) và việc tính toán lại trong năm 2005 cho thấy điều đó. Nay vốn đầu tư tăng thêm đáng kể mà IRR lại tăng nên có thể kết luận việc tính toán đã sai sót chỗ nào đó. Không thể lập luận giá dầu tăng nên IRR tăng vì giá đầu ra tăng thì giá đầu vào cũng tăng tương ứng.

    Ngoài ra, với các dự án đầu tư IRR ít nhất cũng phải bằng chi phí sử dụng vốn thì dự án mới được đánh giá là có hiệu quả. Chi phí sử dụng vốn ở dạng thấp nhất hiện nay là trái phiếu Chính phủ thì cũng đã cao hơn 10%. Làm sao với một dự án có IRR là 7,66% (và chưa chắc con số này là chính xác) lại có hiệu quả kinh tế cao được. Nhìn lướt qua các dự án nhà máy lọc dầu tại Ai Cập chẳng hạn, IRR của chúng dao động trong khoảng từ 15% đến 20%. Dự án nhà máy lọc dầu ở Vũng Rô cũng có IRR là 16,92%.

    Báo cáo của Chính phủ về dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất còn có nhiều điểm không thể lý giải được. Tổng vốn đầu tư được duyệt của nhà máy là 3,05 tỷ đô-la (tương đương 51,72 ngàn tỷ đồng, tỷ giá 16.937 đồng/USD). Thế nhưng giá trị quyết toán chỉ là 43,8 ngàn tỷ đồng, giảm đến 8 ngàn tỷ đồng (tương đương giảm gần 500 triệu đô-la). Một mức giảm bất ngờ như thế mà báo cáo lý giải “chủ yếu là do khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí trong giai đoạn chạy thử Nhà máy”.

    Doanh thu và chi phí vận hành nhà máy thì có liên quan gì đến vốn đầu tư? Trong tổng vốn đầu tư nói trên đã bao gồm vốn lưu động ban đầu là 3,39 ngàn tỷ đồng (200 triệu đô-la) và giá trị quyết toán cũng bao gồm số vốn lưu động này, vì sao lại tính doanh thu làm giảm vốn đầu tư? Giai đoạn chạy thử nhà máy có nhiều trục trặc như chúng ta đã biết, vì sao nó lại làm giảm vốn đầu tư nhiều đến thế?
    Báo cáo cũng cho biết “Tổng thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 27,8 tỷ đô-la”, cao hơn “tổng thu ngân sách nhà nước 1,55 tỷ đô-la được tính toán vào thời điểm tháng 6 năm 2005”. Đây là đánh giá khó hiểu nhất của báo cáo vì không lẽ chỉ sau mấy năm tính toán, tổng thu ngân sách bỗng tăng vọt mấy chục lần.

    Ở đây cần làm rõ khái niệm “thu nộp ngân sách nhà nước” vì nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn). Doanh nghiệp này phải mua dầu thô từ PetroVietnam hoặc nhập khẩu từ bên ngoài và bán thành phẩm sau khi lọc dầu. Lãi lỗ của nhà máy là tính trên tỷ suất lợi nhuận với đầu vào và đầu ra như thế. Nếu có lãi, doanh nghiệp mới nộp thuế và đây có thể gọi là khoản “nộp cho ngân sách”. Nhà nước là chủ đầu tư nhà máy cho nên sau này lợi nhuận sau thuế cũng có thể xem là khoản “thu nộp ngân sách”. Nhưng dù tính như thế nào đi nữa, cũng không thể có chuyện tiền thuế hay lợi nhuận sau thuế của nhà máy lên đến 27,8 tỷ đô-la được (bởi như vậy, tính trên tổng vốn đầu tư là 3 tỷ đô-la thì IRR của dự án phải là con số khổng lồ). Còn các khoản khác như tiền thu được từ bán dầu thô nộp vào ngân sách là của PetroVietnam chứ không thể tính cho nhà máy lọc dầu được, nếu không PetroVietnam xem như không còn khoản gì đáng kể để nộp cho ngân sách nhà nước hoặc là báo cáo trùng lắp hai lần!
    Đến đây, có lẽ chúng ta đã có thể đánh giá phát biểu của ông Đinh La Thăng, Chủ tịch PetroVietnam tại hội nghị nói trên. Theo tường thuật của VnExpress, ông Thăng cho rằng “các đại biểu đến đây để nghe báo cáo chứ không phải đến để phản đối. Bởi lẽ, báo cáo đã được Thủ tướng duyệt sau khi lấy ý kiến tất cả các bộ ngành và soạn thảo. ‘Các bộ ngành đã đồng ý giờ đến đây để phản biện là không thể chấp nhận được. Tôi đề nghị Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cần có ý kiến nhắc nhở các đơn vị có ý kiến phản đối trong cuộc họp này’, ông Thăng nói”. Nếu VnExpress tường thuật chính xác, thì có lẽ không có gì để bình luận thêm.
    Cập nhật:
    Với các nhà máy lọc dầu, đầu vào là dầu thô, đầu ra là đủ loại sản phẩm xăng, dầu và thứ phẩm khác. Chênh lệch giữa giá bán đầu ra và giá mua đầu vào là lợi nhuận gộp (Gross Refining Margin). Trừ chi phí, khấu hao, thuế, lãi vay… thì sẽ có lợi nhuận ròng (Net Refining Margin).

    Lợi nhuận này thay đổi rất nhanh chóng, theo mùa, có khi chỉ là 2 đô-la/thùng, có khi lên 15 đô-la/thùng. Nên nhớ giá dầu thô càng cao, lợi nhuận của nhà máy lọc dầu càng thấp.
    Chỉ số lợi nhuận gộp lọc dầu Singapore trong mấy tháng đầu năm 2010 phục hồi mạnh lên mức 5 đô-la/thùng (quý 4-2009 chỉ là 1,9 đô-la/thùng; tháng 9-2008 lại là 10 đô-la/thùng). Mỗi tấn có khoảng 7 thùng dầu (có thể từ 6 đến 8 thùng, tùy loại dầu), cho nên lợi nhuận gộp lọc mỗi tấn dầu là chừng 35 đô-la/tấn.
    Bình quân các nhà máy lọc dầu hiện nay trên thế giới chạy khoảng 85% công suất.
    Năng suất của nhà máy lọc dầu Dung Quất là 6,5 triệu tấn/năm. Giả định nhà máy này chạy 85% công suất (5,525 triệu tấn) thì mỗi năm sẽ thu được 193 triệu đô-la lợi nhuận gộp. Cho dù chạy 100% công suất thì lợi nhuận gộp cũng vào khoảng 227 triệu đô-la/năm.


    Với khoản đầu tư lên đến 3 tỷ đô-la, giả thử nhà nước không bù lỗ lãi suất mà tính sòng phẳng bằng lãi suất phát hành trái phiếu quốc tế chừng 7%/năm thì tiền lãi phải trả chừng
    210 triệu đô-la (còn lấy lãi suất bù lỗ là 3,6% thì tiền lãi hàng năm cũng chừng 108 triệu đô-la). Như vậy lợi nhuận gộp của Dung Quất làm ra có thể chưa đủ để trả lãi hoặc trả lãi xong cũng chưa đủ để khấu hao, trả lương nhân viên, chi phí… Lấy đâu ra các con số nói tổng thu ngân sách khoảng 27,8 tỷ đô-la nói trên.
    N. V. P.

  3. #3
    ngayhomqua123 Guest
    2,5 triệu USD nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất


    Nhà thầu JGC – Nhật Bản (đơn vị trúng thầu) sẽ tiến hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong 22 tuần.

    Ngay sau khi hoàn thành Dự án nghiên cứu tiền khả thi mở rộng nâng cấp nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 10 triệu tấn/năm, Ban quản lý Dự án nhà máy Lọc dầu Dung Quất triển khai lập Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy Lọc dầu Dung Quất và phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu tư vấn.

    Kết quả, nhà thầu JGC – Nhật Bản trúng thầu với kinh phí hơn 2,5 triệu USD. Theo hợp đồng tư vấn, nhà thầu JGC sẽ tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư nâng cấp mở rộng nhà máy Lọc dầu Dung Quất trong 22 tuần.

    Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia, có số vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất 6,5 triệu tấn/năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước.

    Việc nâng cấp, mở rộng nhà máy nhằm đáp ứng yêu cầu, tăng công suất lọc dầu, đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi cao hơn về môi trường và sử dụng được nhiều loại dầu thô sau này phục vụ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế./.

  4. #4
    Guest
    May thang Cong nhan di len nen chi lam dc co vay thoi. Cac cu buc xuc lam eo gi cho lo met nguoi. Kha kha...

  5. #5
    Guest
    Xin được cảnh báo thêm một việc làm hết sức tồi tệ của Ngành Thuế - với sự đồng tình và dung túng của Bộ Tài chính:


    Bộ Tài chính và ngành Thuế có chủ trương cho phép tất cả các doanh nghiệp được tự in hóa đơn tài chính, sau khi được cán bộ thuế đồng ý phê duyệt mẫu mã, và đưa vào xử dụng đồng loạt từ 2011. Đây là một chính sách được nhiều doanh nghiệp hết sức ủng hộ vì giúp tạo quyền chủ động trong kinh doanh, tránh không phải xếp hàng đi xin mua hóa đơn như bấy lâu nay.

    Tuy nhiên, với các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, thì chủ trương này hết sức bất tiện, vì rất nhiều doanh nghiệp trong cả nước chỉ xử dụng không quá từ 2 đến 5 quyển hóa đơn trong một năm, và bắt buốc các doanh nghiệp nhỏ này phải tự in hóa đơn là một sự bất công, vì sẽ gây chi phí cao, lãng phí và bất tiện, vì rất nhiều doanh nghiệp không có địa điểm đặt văn phòng ổn định, hay phải di chuyển vì chỉ thuê được nơi làm việc trong các hợp đồng ngắn hạn.

    Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã có ý kiến thông qua các cơ quan truyền thông, xin được tiếp tục mua hóa đơn tài chính từ cơ quan thuế, nhưng cho đến nay ngành thuế vẫn cố tình làm ngơ, vẫn bắt buộc các doanh nghiệp phải bát đầu dùng hóa đơn tự in từ 2011.

    Thất bất ngờ khi nhiều người trong khi đi tìm nơi in hóa đơn đã phát hiện ra việc nhiều cán bộ chủ chốt của ngành thuế HN và HCM đã đầu tư tiền bạc nhập các máy móc để "giúp" in hóa đơn, đóng lõng nhu cầu in rất lớn tới đây, và họ đã làm việc này trong khi rất tích cực "ủng hộ chủ trương của nhà nước" và ra sức ép các doanh nghiệp phải sớm tự in hóa đơn.

    Hiện VN có khoảng 500.000 doanh nghiệp, và lượng hóa đơn phải in hàng năm rất lớn, như vậy, chủ trương của Nhà nước phải chăng đã được một số cán bộ ngảnh Thuế "ủng hộ" với mục tiêu vụ lợi, và từ đây dẫn tới việc bắp ép tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt lớn nhỏ, phải đến gõ cửa các nhà in do cán bộ Thuế có "đầu tư" máy móc để in hóa đơn, sau khi đã được chính các cán bộ đó phê duyệt mẫu mã.

    Xin đề nghị công luân lên tiếng để thấy rõ việc các cán bộ ngành thuế đã có hành vi trục lợi và từ đó gây sức ép không cần thiết bắt buộc rất nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đi in hóa đơn, trên thực tế là làm lợi cho các xưởng in do họ là chủ đầu tư.

  6. #6
    Byron07Z3 Guest
    Đôi lời với ông Lê Dương Quang

    Dân Thường

    image Tôi không có chuyên môn gì về bauxite nhưng những điều ông Lê Dương Quang quả là lẩm cẩm và có quá nhiều mâu thuẫn, vào đầu lại còn lên giọng trịch thượng.

    Thứ nhất, ông nói: “Rất tiếc là đơn kiến nghị này chỉ được gửi cho lãnh đạo ****, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ mà không gửi tới Bộ Công Thương, TKV”. Thật buồn cười. Những người kiến nghị đã chứng tỏ họ sáng suốt, ít ra là hơn ông. Khai thác bauxite là chủ trương lớn của **** và Nhà nước. Làm hay không là do **** và Chính phủ quyết định, Bộ Công thương chỉ được phép làm theo chỉ đạo chứ đâu có được tự tung tự tác. Vì vậy kiến nghị phải gửi cho những người chỉ đạo. Gửi cho ông làm gì! Ông cứ ngồi chờ đấy. Khi nào **** và Chính phủ gọi, ông hãy báo cáo.

    Thứ hai, ông nói: “Bởi khi dự án đưa vào sử dụng càng sớm thì càng phát huy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu sớm đưa vào sử dụng chúng ta có sản phẩm xuất khẩu, thu hẹp được nhập siêu, phát triển đời sống của đồng bào”. Ông quên rằng để làm dự án này toàn dân đã phải chi hết bao nhiêu tiền. Cứ cho là năm 2011 có được sản phẩm để bán. Thu được bao nhiêu chưa biết nhưng vốn bỏ ra cả đống, lại còn phải mua thêm xăng dầu phục vụ cho việc vận chuyển và bao nhiêu thứ khác nữa. Vậy thu hẹp nhập siêu bao nhiêu? Còn phát triển đời sống đồng bào? Chính Bộ ông cũng tính toán phải 50-70 năm thậm chí hơn nữa mới có lãi. Vậy thì ông phải nói lại là “đồng bào thế hệ này tạm chịu khổ để 2-3 đời sau may ra có chút lãi từ bauxite mang lại”. Có lẽ chỉ có mang vàng đi bán mới có quyền nói thu tiền nhanh.

    Thứ ba, ông nói sẽ “xem xét lại dự án Tân Rai đang thi công để bảo đảm an toàn”, rồi “thuê đơn vị tư vấn độc lập về phương án thiết kế hồ bùn đỏ”, rồi “xét lại các vấn đề về động đất ở Tây Nguyên”, rồi đi sang các nước để học tập. Những lời này chúng tôi đã quen lắm rồi. Nhiều công trình trọng điểm các loại, đủ thứ tư vấn giám sát nhưng không hiểu sao mọi sự cố vẫn xảy ra, từ cầu đường đến nhà máy, xí nghiệp. Không hiểu khi xây mấy cái nhà máy điện có tư vấn giám sát không mà ì ạch mãi không xong để đến nỗi thiếu điện triền miên. Nhà máy đồng Sinh Quyền tốn bao nhiêu tiền mà vẫn lỗ, càng sản xuất càng lỗ không biết, ông có biết không? Chắc khi xây dựng những nhà máy này không có “phương án thiết kế” và không được “xem xét”, giám sát! Còn chuyện đi tham quan các nước học tập thì thành thực khuyên các ông đừng tiêu tốn thêm tiền dân lại kéo dài thêm cảnh khổ của dân Tây Nguyên do phải chi thêm một khoản tiền tính vào giá thành làm chậm có lãi. Chưa đi nhưng kết quả chuyến tham quan ra sao chẳng nói ai cũng rõ. Sẽ đắp thêm đất vào đập, xẻ vài cái rãnh và sẽ chẳng có gì thay đổi lớn vì nhà máy đã xây, công nghệ đã định, chuyên gia nước bạn đã làm việc. Tất cả chỉ chờ ngày khánh thành. Làm sao mà có chuyện thay đổi? Nếu như vụ bùn đỏ ở Hungary xảy ra từ 1,2 năm trước các ông đi tham quan còn có lý. Nhưng thôi, các ông là “đơn vị trực tiếp liên quan đến dự án” nên nhân dịp này đi cho biết đó biết đây.

    Thứ tư, ông nói hồ bùn đỏ được chia làm nhiều ngăn để nếu vỡ, ngăn này chảy sang ngăn khác. Tôi không hiểu thiết kế ra sao nhưng nghe ông đưa ra ví dụ “khi có một chiếc bát to chứa nhiều ngăn, vỡ các ngăn nhỏ thì còn có ngăn to”. Vậy xin hỏi nước đầy quá tràn ra khỏi bát hoặc cả cái bát vỡ, tức là cái ngăn to vỡ hoặc tràn thì ra sao?

    Thứ năm, nói đến chuyện động đất, ông nói: “Nếu ai nói rằng vẫn có thể nguy hiểm thì hãy gửi các con số kỹ thuật để chứng minh, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe”. Vậy ông hãy đưa con số để chứng minh hoàn toàn không nguy hiểm để khỏi phải nói “không ai nói trước được rủi ro”!

    Thứ sáu, về việc bán alumina, tuy chưa có sản phẩm ông đã nói đến “phương án phải đấu giá vì nhu cầu quá lớn”. Đúng là nhu cầu lớn cũng như đồng vậy. Và Bộ ông đã bán đồng thành đồng… nát. Nghe ông nói làm ta lại nhớ đến chuyện cô bé bán sữa của La Phôngten.

    Thứ bảy, ông nói “kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia. Tiêu biểu trong đó là Nga, Hungary, Nhật Bản, Hàn Quốc…”. Xin nói thẳng, trong công nghệ hiện nay chỉ có ai làm chủ được công nghệ hoàn toàn mới nói đến chuyện học mỗi nơi một ý để tiếp tục sáng tạo, còn những ai không làm chủ được công nghệ, phải mua, phải nhập, phải thuê tư vần, phải thuê thi công, thậm chí phải vay mượn cả vốn để làm thì chẳng kế thừa được cái gì cả. Vì khi đã nhập máy móc ở đâu thì công nghệ là của anh bán máy giao cho chứ đâu có thay đổi được. Nếu ông nói là kế thừa của các nước, vậy xin hỏi với toàn bộ dây chuyền và máy móc thiết bị của nước ngoài và do nước ngoài lắp đặt, những kinh nghiệm ông “kế thừa” từ các nước khác được đặt vào đâu trong cái dự án này? Mà không biết kỹ sư, công nhân ta đã biết gì về các thiết bị đã lắp đặt hay phải chờ bàn giao?

    Thứ tám, chuyện bùn khô, bùn ướt tôi thấy ông Nguyễn Thành Sơn giải thích cặn kẽ và có lý hơn ông nhiều.

    Đáng lẽ tôi chấm dứt ở đây nhưng thấy ông quàng vào chuyện luyện thép nên tôi phải thêm đoạn này. Cũng xin nói, không chỉ công nghệ luyện thép mà nhiều công nghệ khác cũng có từ đời nảo đời nào. Nhưng thép cũng có nhiều loại. Có thép của Ý, của Nhật , của Mỹ và cả thép của… phong trào toàn dân làm gang thép ở bên láng giềng. Còn ta cũng có thép Thái Nguyên, thép liên doanh và có thời cả thép Bắc Ninh. Không biết ông định nói thép nào?

    Mong ông Lê Dương Quang, với trách nhiệm được giao hãy đối thoại và trả lời cụ thể ý kiến của những nhà trí thức. Xin đừng nói cho có lệ.

    D. T.

  7. #7
    Byron07Z3 Guest
    Lại có Thơ rằng; gửi ông thứ trưởng Lê Dương Quang
    Ông Quang là lính LÊ DƯƠNG (Lê Dương Quang)
    Thứ trưởng mà nói ẩm ương thế à?
    Cậy quen ra lệnh xó nhà
    Đút tay vào túi đi ra đi vào
    Lên cái giọng nói hỗn hào:
    “Bô-xít” là của “chúng tao” đang làm
    Sao trí thức cứ nói càn
    Báo chí cũng lại nói ngang chen vào?
    Ông Quang xuyên tạc, rêu rao
    Nói năng nhăng cuội ào ào thế a?
    Chính ông là kẻ ba hoa
    Làm sai ý ****, làm ma doạ người
    Dư luận sẽ phải ra roi
    Dạy ông bài học như thời Lê Dương
    Báo chí dồn đến chân tường
    Ông chạy mất dép ra đường thoát thân
    Nhắn ông hãy tỉnh ra dần
    Xin lỗi trí thức, tạ ân báo đài
    Và ông Bộ trưởng có hay
    Thứ mà như thế có ngày…oan gia..

  8. #8
    thangmaycr Guest
    Xem lại cơ sở tính toán lãi dự án khai thác bô-xít

    TS Nguyễn Thành Sơn

    clip_image001


    Công nhân công trường alumin Tân Rai tháng 10-2010 . Ảnh: Lữ Khách


    TP - Từ những thông tin về cách tính giá thành, giá bán sản phẩm của chính những người có trách nhiệm của Bộ Công Thương và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đưa ra, Tiến sỹ khoa học kỹ thuật mỏ Nguyễn Thành Sơn có bài viết riêng gửi Tiền Phong.

    Bấp bênh giá thành

    Năm 2009, theo số liệu của TKV, giá thành 1 tấn alumin (ôxýt nhôm) của dự án Tân Rai là 223 USD, và của dự án Nhân Cơ là 241 USD. Khi đó, Trưởng ban bô-xít của TKV Nguyễn Thanh Liêm cam đoan tại một hội thảo ở trụ sở Hiệp hội các Tổ chức khoa học kỹ thuật (VUSTA) là những con số trên đã được TKV tính toán chính xác, nếu cần TKV sẽ cung cấp số liệu và các cơ sở tính toán để chứng minh...

    Tại cuộc tọa đàm trực tuyến ngày 28-10 trên VnExpress, ông Liêm đại diện cho phía chủ đầu tư (TKV) cùng đại diện của cơ quan thẩm định (Bộ Công Thương) đưa ra 2 con số hoàn toàn khác: giá thành alumin của dự án Tân Rai là 265 USD/tấn và của dự án Nhân Cơ là 287 USD/tấn. Chỉ mới sau 1 năm, giá thành alumin đã tăng tương ứng 42 và 46 USD/tấn ở cả hai dự án (một dự án gần xong - Tân Rai và một dự án còn trên giấy - Nhân Cơ).

    Như vậy, mặc dù tổng chi phí đầu tư của dự án không thay đổi, và sau một khoảng thời gian ngắn (1 năm, so với đời dự án 50 năm), giá thành alumin của TKV đã tăng lên đáng kể (17-19%).

    Điều này cho thấy ba vấn đề về đầu vào là: (i) số liệu của TKV về chi phí (đầu vào) để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án là không đáng tin cậy; (ii) cả hai dự án alumin của TKV đều có độ nhạy rất cao về hiệu quả kinh tế do các chi phí đầu vào có sự thay đổi rất lớn; và (iii) chi phí đầu vào của dự án thay đổi theo chiều hướng nghiêng về phía giảm hiệu quả kinh tế.

    Nói một cách khác, qua số liệu đầu vào (chi phí) của chính chủ đầu tư đưa ra, ta thấy cần phải xem xét kỹ rủi ro về kinh tế của dự án.
    Rủi ro giá bán

    Cũng cách đây 1 năm, TKV dự kiến giá bán alumin của dự án Tân Rai là 362 USD/tấn, giá bán alumin của dự án Nhân Cơ là 310 USD/tấn. Hiện nay (sau khi bỏ ra 150 triệu VNĐ để mua thông tin như đương kim trưởng ban bô-xít của TKV khẳng định), TKV đưa ra giá bán alumin của dự án Tân Rai là 315 USD/tấn và của dự án Nhân Cơ là 330 USD/tấn. Các số liệu này chắc cũng đã được Bộ Công Thương thẩm tra cẩn thận.

    Xin nhắc lại rằng, trưởng ban bô-xít của TKV đã cam kết là số liệu này được TKV đưa ra sau khi bỏ hàng trăm triệu đồng để mua thông tin và có tham khảo đủ các tài liệu trên thế giới.

    Nhưng qua các số liệu trên về giá bán (đầu ra) do TKV và Bộ Công Thương đưa ra, ta thấy rất rõ ba điều vô lý: (i) với cùng một sản phẩm là alumin được làm ra với cùng một công nghệ, chất lượng sản phẩm như nhau, do cùng một nhà thầu cam kết, tại cùng một thời điểm nhưng lại có giá bán rất khác nhau (chênh nhau từ 15 đến 52 USD/tấn); (ii) với cùng một thời gian dự báo, giá bán của dự án Tân Rai thì giảm 52 USD/tấn, còn giá bán của dự án Nhân Cơ lại tăng 20 USD/tấn (tức là chênh lệch tới 72 USD); và (iii) TKV đã cố điều chỉnh (chỗ thì tăng, chỗ thì giảm) số liệu đầu ra để cho cả hai dự án đều khả thi giống nhau về kinh tế.

    Ngoài ra, như chúng ta đều biết, trên thị trường thế giới, tới 90-95% sản phẩm alumin được trao đổi (mua bán) thông qua các hợp đồng dài hạn với giá mua/bán được xác định dựa trên cơ sở của giá nhôm kim loại trên thị trường giao dịch kim loại Luân Đôn (LME).

    Dự kiến, chỉ vài tháng nữa là dự án Tân Rai có sản phẩm để bán, nhưng cho đến nay, tối thiểu là đến cuối tháng 10, TKV vẫn chưa có hợp đồng bán alumin dài hạn được ký kết để có thể tự tin đưa ra số liệu về giá bán có lãi của mình.
    Cung vượt cầu

    Nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của ngành công nghiệp nhôm, chúng ta nhận rõ một điều là giá alumin luôn phụ thuộc vào giá nhôm. Nhưng so với nhôm, giá alumin giảm nhanh hơn rất nhiều. Nếu cách đây khoảng 30 năm, trong các sách giáo khoa về luyện kim nhôm ghi nhận giá alumin được xác định tới 42% giá nhôm, thì vào các năm đầu của thế kỷ 21, giá alumin giảm xuống còn khoảng 20-25% giá nhôm. Hiện nay, giá alumin thường được xác định ở mức 12-13% giá nhôm.

    Đây là xu thế tất yếu bởi hai lý do: Trước hết, alumin chỉ được coi là một nguyên liệu, vì vậy, cũng như bất kỳ nguyên liệu khoáng sản nào khác, giá bán của nó phải chịu sự điều khiển của các nhà tư bản sản xuất nhôm theo hướng có lợi cho những nước có nền công nghiệp luyện nhôm phát triển và có hại cho những nước cung cấp nguyên liệu khoáng sản.

    Lý do thứ hai, có thể hiểu là trong cơ cấu các chi phí để làm ra nhôm, chi phí năng lượng tăng lên đáng kể qua các thời kỳ khủng hoảng, chi phí bảo vệ môi trường đã tăng lên trong thời gian gần đây và chi phí chất xám trong giá bán của nhôm tăng mạnh đã cùng ép chi phí về alumin (nguyên liệu chính) trong giá thành của nhôm ngày càng giảm.

    So với các số liệu đầu vào và đầu ra của dự án alumin của TKV, thị trường (hay mối quan hệ cung-cầu về sản phẩm) alumin của thế giới còn co giãn hơn nhiều.

    Theo dự báo của Ralston Johnson chuyên gia tư vấn của Brook Hunt, năm 2011, tức là khi TKV dự kiến cho ra lò mẻ alumin đầu tiên, trên thị trường alumin thế giới cung sẽ lớn hơn cầu từ 1-1,5 triệu tấn và giá alumin bình quân dự báo khoảng 270 USD/tấn trong năm 2011.

    Johnson dự đoán: “Sự dư thừa lớn đến mức những người mua có thể tin tưởng rằng họ sẽ có được alumin bất cứ lúc nào”.

    Một chuyên gia thị trường khác là Nikhil Shah của tập đoàn CRU tin rằng, giá alumin sẽ không thấp hơn 250-260 USD/tấn. Trên thế giới, người ta thường có những đánh giá hay dự báo tương đồng và sát thị trường. Như vậy, sẽ không có cái giá mà TKV hy vọng.

    Quan hệ cung - cầu về alumin trên thế giới phụ thuộc nhiều yếu tố. Nhưng đáng kể nhất là phụ thuộc vào nhu cầu alumin của Trung Quốc. Trung Quốc là nhà sản xuất nhôm lớn của thế giới. Nhu cầu nhôm cho ngành chế tạo xe hơi và cho ngành xây dựng của Trung Quốc rất lớn.

    Các nhà cung cấp alumin lớn của phương Tây cũng phải nể mặt Trung Quốc - vừa là thị trường tiêu thụ lớn, vừa là nguồn cung cấp chủ yếu cả alumin và nhôm, và lúc nào cũng có thể có ảnh hưởng quyết định đến giá của cả hai loại sản phẩm này trên thị trường thế giới.

    Một nhà tư vấn độc lập khác là Djeim King tin rằng, nếu Trung Quốc không nhanh chóng giảm sản lượng (cung) alumin xuống, thì giá alumin trong thời gian tới có thể sẽ còn xuống thấp hơn 180 USD/tấn - mức giá alumina thời kỳ khủng hoảng trong tháng 3 vừa qua, thậm chí còn có thể xuống tới 130 USD/tấn.

    Ông King nhận xét: “Các nhà sản xuất (alumin) của Trung Quốc phản ứng nhanh hơn rất nhiều so với các nhà sản xuất phương Tây. Hành động của họ đã làm cho thị trường bình lặng. Có khả năng, nhờ vậy giá đang ở mức hiện hành” (giá bán alumin hiện nay khoảng 210 USD/tấn).

    Tính từ nay đến năm 2013, thị trường thế giới sẽ có thêm 16 triệu tấn alumin, chủ yếu từ Trung Quốc, Úc, Ấn Độ và Brazil. Alumin của TKV sẽ chỉ làm tăng thêm khả năng dư thừa sản phẩm trong khu vực, và càng chẳng hy vọng gì có được giá bán cao như dự kiến.

    Trong khi xác nhận giá alumin năm nay (2010) là 210 USD/tấn, không có bình luận gì và căn cứ gì, nhưng cả TKV lẫn Bộ Công Thương đều nhất trí cao ở chỗ tăng giá bán alumin năm 2011 lên tới 315 và 330 USD/tấn. Đi xa hơn nữa, không cần quan tâm đến quan hệ cung-cầu, TKV đã dự báo luôn cả giá bán của alumin ngày càng tăng.

    Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết, lựa chọn công nghệ hiện đại; thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường.

    Khẩn trương lập báo cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.

    Riêng Dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện.

    Quá trình triển khai 2 dự án này cần thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác. Trên cơ sở kết quả của 2 dự án, tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

    Trích kết luận của Bộ Chính trị về bô-xít Tây Nguyên, 4-2009

    N. T. S.

    Nguồn: Tienphong

  9. #9
    thangmaycr Guest
    Trích dẫn Gửi bởi stockwizard
    Lại có Thơ rằng; gửi ông thứ trưởng Lê Dương Quang
    Ông Quang là lính LÊ DƯƠNG (Lê Dương Quang)
    Thứ trưởng mà nói ẩm ương thế à?
    Cậy quen ra lệnh xó nhà
    Đút tay vào túi đi ra đi vào
    Lên cái giọng nói hỗn hào:
    “Bô-xít” là của “chúng tao” đang làm
    Sao trí thức cứ nói càn
    Báo chí cũng lại nói ngang chen vào?
    Ông Quang xuyên tạc, rêu rao
    Nói năng nhăng cuội ào ào thế a?
    Chính ông là kẻ ba hoa
    Làm sai ý ****, làm ma doạ người
    Dư luận sẽ phải ra roi
    Dạy ông bài học như thời Lê Dương
    Báo chí dồn đến chân tường
    Ông chạy mất dép ra đường thoát thân
    Nhắn ông hãy tỉnh ra dần
    Xin lỗi trí thức, tạ ân báo đài
    Và ông Bộ trưởng có hay
    Thứ mà như thế có ngày…oan gia..
    Cảm ơn bác lâu lâu lục lại thấy hay hay


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Lọc dầu Dung Quất tính vay 1,2 tỷ USD, chuẩn bị IPO
    Bởi imported_blkaka trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 06-12-2016, 12:19 PM
  2. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt lợi nhuận 2.200 tỷ đồng
    Bởi quan.awd trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 09-10-2013, 05:33 AM
  3. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 18-02-2013, 09:30 AM
  4. Xăng dầu Dung Quất tái xuất trên thị trường
    Bởi lehieu.k46i4 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 27-08-2011, 08:00 AM
  5. PVN xin nhiều ưu đãi cho nhà máy lọc dầu Dung Quất
    Bởi ductuan1109 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 17-06-2011, 01:05 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •