Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Guest
    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ NGÀY 15.10.2010:

    Thị trường vẫn không có nhiều sự thay đổi trong ngày hôm nay khi cả 2 chỉ số vẫn tiếp tục đi ngang và giao dịch thì nhàm chán. Thanh khoản yếu kém trong suốt thời gian qua đã cho chúng ta thấy một thực tế là sự tham gia của các NĐT lớn là không có. Sự huyễn hoặc của phe lạc quan e còn phải chờ dài dài để dòng tiền đầu cơ quay lại với thị trường trong thời gian tới đây.

    Theo thông tin tôi khảo sát được thì đa số các tổ chức lớn lại cầm cổ nhiều hơn cầm tiền, chính vì thế khó có thể hy vọng vào sự đột biến của dòng tiền giải ngân. Thậm chí có thể họ còn phải canh bán ra để lúc thuận lợi còn có tiền đẩy thị trường lên. Lúc này nhiều người còn đang hy vọng vào dòng vốn FII nhưng dòng vốn này theo tôi không đủ lớn để nâng đỡ thị trường trong thời gian tới vì TTCKVN lúc này chưa hấp dẫn ở cơ chế và cả chính sách.

    Trong 2 tuần qua có thể thấy các cột trụ thay nhau đỡ VN-Index, nhưng điều này tôi tin sẽ khó có thể kéo dài thêm nữa vì kéo lên mà không có ai theo thì kéo lên vô ích. Chính vì thế nếu không có thông tin mang ý nghĩa tích cực xuất hiện thì thị trường sẽ vẫn chỉ lình xình như hiện tại trong cả tháng 10 và bước sang tháng 11 có thể sẽ có sự sụt giảm để hút dòng tiền tham lam về với thị trường của niềm tin.

    Về cung cầu hôm nay tiếp tục giữ ở trạng thái cân bằng. Lượng cầu trên cả 2 sàn lại sụt giảm mạnh sau khi tăng lên vào ngày hôm qua. Trong khi đó lượng cung mới có vẻ giảm bớt thì lại đột ngột tăng lên và hiện tại đang giữ ở trạng thái cân bằng với cả lượng và lực cầu. Như vậy số liệu trồi sụt về cung cầu trong cả tuần đã qua càng khẳng định quan điểm thị trường hiện tại khó có thể bứt ra khỏi chu kỳ Side way kéo dài.

    Khuyến nghị cho các NĐT đến giờ vẫn không thay đổi. Tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ duy trì ở mức thấp và luôn ở trạng thái sẵn sàng bán (20-30%). Danh mục cổ phiếu tập trung ở các BCs, và 1 phần nhỏ đẩy vào các pennys có lịch sử làm giá nhưng chỉ số cơ bản tốt, dự báo KQKD khá, lại giảm giá theo dòng suốt thời gian qua khiến giá trị của nó thấp hơn trung bình của ngành.

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=340

    Chúc mọi người phiên giao dịch mới thành công và may mắn.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: ACL, KHP, L10, MCG, PGD.
    * SÀN HNX: AGC, API, BVG, KHB, OCH.

    DANH MỤC CỔ PHIẾU CẦN THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: MCG, SBT, TDC.
    * SÀN HNX: N/A.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:
    - Sàn HOSE: VSC.
    - Sàn HNX: SDU.

    * Đảo chiều tăng:
    - Sàn HOSE: CNT, SPM.
    - Sàn HNX: APP.

    Nguyễn Trung Kiên

  2. #12
    Guest
    TỔNG HỢP GIAO DỊCH TUẦN 11-15.10.2010

    Sau chuỗi ngày sụt giảm gần như liên tục trong tháng 8, thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần lấy lại được sự thăng bằng, nhưng không như mong đợi của nhiều nhà đầu tư khi VN-Index và HNX-Index vẫn chỉ dao động quanh biên độ hẹp trong hầu hết tháng 9. Và những kỳ vọng lớn lại được chuyển sang tháng 10. Tuy nhiên, dù đã đi được 1/2 chặng đường của tháng nhưng xu hướng chính của hai chỉ số chứng khoán vẫn là đi ngang trong biên độ giảm dần.

    HOSE: Thanh khoản giảm kỷ lục, nhưng VN-Index vẫn đi ngang

    VN-Index liên tục vận động theo xu hướng tăng giảm đan xen. Nhưng nếu so với mức tăng 7,55 điểm của tuần trước, đến tuần này, VN-Index lại giảm 0,87 điểm, tương đương 0,18% so với thời điểm thứ Sáu tuần trước, đứng ở mức 458,39 điểm. Khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên chỉ đạt 25,17 triệu đơn vị, với giá trị 665 tỷ đồng, tương ứng giảm 33,5% về khối lượng và 31,7% giá trị so với tuần giao dịch trước.

    Trong tuần qua, NĐTNN trên sàn HoSE đã mua vào 16,7 triệu đơn vị, trị giá 597 tỷ đồng và bán ra 11,8 triệu đơn vị, trị giá 311 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 10 liên tiếp, với gần 5 triệu đơn vị, trị giá hơn 285 tỷ đồng.

    HNX: Giảm dần đêu, HNX-Index mất luôn mức hỗ trợ 120 điểm

    Trên sàn Hà Nội, với việc giảm điểm trong 4 tuần liên tục khiến HNX-Index mất luôn cả mức hỗ trợ 120 điểm khi chốt tuần, chỉ số này đứng ở mức 119,69 điểm, giảm 2 điểm, tương đương 1,64% so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Thanh khoản giảm mạnh, khối lượng giao dịch chỉ đạt 18,86 triệu đơn vị, trị giá 422 tỷ đồng, tương ứng giảm 37,7% về khối lượng và trên 38% về giá trị so với tuần giao dịch trước.

    Tại sàn HNX, khối ngoại cũng mua ròng tuần thứ 4 liên tiếp, với 1,6 triệu đơn vị, trị giá 39,7 tỷ đồng. Cả tuần, họ mua vào hơn 2 triệu đơn vị, trị giá 50,7 tỷ đồng và chỉ bán ra 489.600 đơn vị, trị giá xấp xỉ 11 tỷ đồng.

    TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI:

    * Mỹ:

    - Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 09/10/2010 tăng 13 nghìn lên 462 nghìn, ngược với dự báo của các chuyên gia. Tỷ lệ thất nghiệp trên 9% sẽ khiến FED phải tính nhiều hơn đến việc đưa ra hỗ trợ về chính sách.

    - Báo cáo khác từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chi phí hàng hóa bán buôn, không tính giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,1% trong tháng 9/2010 và có tháng tăng thứ 2 liên tiếp. Tốc độ tăng quá thấp khiến người ta không khỏi lo lắng về khả năng giảm phát.

    - Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 9/2010 tăng 0.4%, bằng với mức tăng trong tháng 8.

    - Thâm hụt thương mại Mỹ tháng 8/2010 tăng 8,8% lên mức 46,3 tỷ USD, cao hơn con số 44 tỷ USD theo dự báo của các chuyên gia. Nhập khẩu tăng 2,1% còn xuất khẩu tăng 0,2%.

    - Thị trường bất động sản của Mỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn khi số nhà bị các ngân hàng tịch biên tại Mỹ đã đạt con số 102,134 trong tháng 9/2010. Điều này cho thấy, các ngân hàng cho vay thế chấp của Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.

    - Trước tình trạng trì trệ của nền kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang (FED) cho rằng nước Mỹ cần đưa ra ngay các biện pháp kích thích kinh tế mới trước khi quá muộn để hỗ trợ tiến trình phục hồi đang chậm lại của nền kinh tế. Tuy nhiên cung tiền của Mỹ vẫn giảm bất chấp nỗ lực của FED vì các Ngân hàng vẫn không chịu cho vay mà thay vào đó tích trữ tiền mặt và các tài sản ít rủi ro để đối phó với khả năng phải chịu các yêu cầu về vốn khắt khe hơn trong tương lai.

    * Châu Âu:

    - Cơ quan Thống kê Đức (Destatis) thông báo lạm phát tháng 9/2010 của Đức tăng 1.3% so với cùng kỳ năm ngoái do giá thực phẩm và năng lượng gia tăng, tuy nhiên, so với tháng 8, lạm phát của Đức giảm 0.2%.

    - Ba Lan: Ngày 14/10, các quan chức Ba Lan thông báo kế hoạch cổ phần hóa thị trường chứng khoán Warsaw (WSE), đánh dấu bước chuyển đổi có ý nghĩa lịch sử trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia này.

    - Cơ quan Thống kê Anh (ONS) thông báo số người thất nghiệp trong giai đoạn từ tháng 6-tháng 8 tại Anh giảm 20,000 xuống còn 2.45 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp cùng kỳ giảm nhẹ từ 7.8% xuống 7.7%. Tuy nhiên, số người xin nhận trợ cấp thất nghiệp lại tăng thêm 5,300 lên 1.47 triệu người trong tháng 9 vừa qua

    * Châu Á:

    - Nhật Bản: NHTW Nhật Bản (BoJ) đã bất ngờ hạ lãi suất cơ bản xuống biên độ 0-0,1% và đưa ra chương trình bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua nghiệp vụ mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Động thái này nhằm vực dậy nền kinh tế và kìm hãm đà tăng của đồng Yên.

    - Singapore: Chính phủ Singapore đã quyết định đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát lên cao hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế khi bất ngờ tuyên bố nâng giá đồng nội tệ.

    - Trung Quốc: Trước thực trạng tăng trưởng nóng của nền kinh tế, bong bóng tài sản và lạm phát gia tăng, NHTƯ Trung Quốc (PBOC) ngày 11/10 yêu cầu 6 ngân hàng thương mại lớn tạm thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 0.5% lên 17.5%. Điều này cho thấy, nước này đang mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn bóng bóng tài chính và bất động sản.

    * Thông tin vĩ mô trong nước:

    - Ngày 12/10/2010, Thủ tưởng ban hành Chỉ thị số 1875/CT-TTg, về việc tăng cường các biện pháp bình ổn giá thị trường trong những tháng cuối năm. Mặt khác lại yêu cầu NHNN nghiên cứu các chính sách và cơ chế phù hợp để có thể rút nhanh tiền ra khỏi lưu thông giảm bớt áp lực lạm phát.

    - Theo tính toán của Economist, với tổng số dân 87.622.465 người và tỷ lệ nợ công/GDP là 51,6%, mỗi người Việt Nam gánh khoản nợ 580,91 USD. Và Economist đã dự báo là trong 2 năm tới, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ không thể đạt mức kỷ lục như giai đoạn trước khủng hoảng.

    - Đấu thầu thành công gần 5.500 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ: Lãi suất trúng thầu cho trái phiếu kỳ hạn 3 năm là 9,65%/năm; kỳ hạn 5 năm là 10,29%/năm; kỳ hạn 10 năm là 10,80%/năm.

    - Ngân hàng lớn nhất của Pháp Credit Agricole CIB cho rằng so với tỷ giá chính thức tại các ngân hàng, tiền đồng Việt Nam trên thị trường tự do thấp hơn 2%. Và họ dự báo tỷ giá đồng Việt Nam/USD có thể ở mức 20.500 đồng Việt Nam/USD ở thời điểm mùa hè năm 2011.

    - Theo một công trình nghiên cứu với chủ đề Giải quyết các vấn đề đa tiền tệ tại các nền kinh tế chuyển đổi vừa được ADB công bố sáng ngày 15/10 thì ADB ước tính khoảng 20% nguồn tiền lưu thông tại Việt Nam là USD.

    - Xu hướng giảm tốc của CPI tháng 10 là khá chắc chắn, được xác định ngay sau khi CPI tháng 9 tăng 1,31% được công bố. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì mức CPI của tháng 10 sẽ vẫn ở mức cao là từ 0.7-0.8%.

    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ:

    * Nhận định:


    Những dự báo trong thời gian tới FED sẽ bơm thêm tiền vào nền kinh tế trong chương trình nới lỏng định lượng, qua đó đã đẩy đồng USD xuống mức thấp mới so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. Việc đồng USD liên tục mất giá khiến dự trữ tiền tệ thế giới sẽ bị sụt giảm về giá trị. Điều này sẽ gây bất ổn lên kinh tế toàn cầu trong trung dài hạn. Không chỉ thế, cuộc chiến tiền tệ để tăng sự cạnh tranh hàng hóa sẽ còn chưa dừng lại để nhằm kích thích xuất khẩu mỗi nước. Và nếu không có sự nhóm họp giữa các nước đầu tàu thì nền kinh tế thế giới sớm muộn gì cũng sẽ bước dần vào cuộc khủng hoảng thứ 2 từ chính sự "bảo hộ và ích hỷ" của từng nước.

    Tuy nhiên, trước mắt sự bất ổn ở thị trường tiền tệ lại là cơ hội cho thị trường chứng khoán khi những biện pháp nới lỏng tiền tệ được đưa ra khiến NĐT kỳ vọng trong ngắn hạn những dòng tiền mới sẽ tìm đường đến thị trường chứng khoán. Chính vì thế mà giá vàng vẫn đang song hành cùng TTCK thế giới suốt 1 tháng qua. Nhưng nếu nhìn xa hơn một chút thì tôi tin rằng TTCK Thế giới sẽ khó có thể bước tiếp những bước tiến màu xanh nếu các cường quốc không tập trung giải quyết các vấn đề nội tại trong từng nước mà cứ thay nhau "phá giá" đồng nội tệ để gia tăng tính cạnh tranh hàng hóa nước mình.

    Trở lại với TTCKVN thì có thể thấy chỉ số VN-Index vẫn đang loay hoay đi tìm "chân lý". Sự sụt giảm mạnh về thanh khoản, cùng giao dịch èo uột bất chấp thông tin tốt xấu xuất hiện khiến đa số NĐT chán nản. Trước thì các NĐT kỳ vọng vào sự sửa đổi của Thông tư 13, sau đó là sự đánh lên có chủ ý chào mừng Đại lễ, kế đến là chờ đợi vào mùa báo cáo tài chính quý III/2010 của các doanh nghiệp niêm yết. Nhưng khả năng cho sự kỳ vọng sắp tới cũng là không sáng sủa khi một số các công ty đã công bố lợi nhuận khá tốt nhưng cũng không gây sự hưng phấn với đa số NĐT chứng khoán nữa. Vì dường như các nhà đầu tư ngắn hạn luôn coi mỗi phiên tăng điểm đột biến lại là cơ hội để họ chốt lời, hoặc thoát bớt hàng ra - đây thực sự là rào cản đối với thị trường trước những nỗ lực không biết mệt mỏi của các BCs và khối ngoại thời gian vừa qua.

    Theo một thông tin thì 10 CTCK lớn đã nhóm họp cùng UBCK để nêu cao vai trò là các Nhà tạo lập thị trường, qua đó kích thích thị trường ổn định hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên quan điểm của CPLS thì nhóm họp và thống nhất cũng chỉ là bề nổi. Sự cạnh tranh gay gắt về thị phần và cả tự doanh sẽ khiến mỗi công ty nhìn sang một hướng khác sau bước đầu "bắt tay". Chính vì thế phân tích gì thì phân tích, sự vận động của TTCK sẽ phải đi liền với chính sách tiền tệ và tình hình phát triển của đất nước. Khi dòng tiền chưa kịp thể hiện vai trò của mình lại bị Chính phủ và NHNN ưu tiên "rút nhanh khỏi lưu thông" trong một Chỉ thị ban hành ngày 12/10 sau khi chỉ số giá CPI tăng khá cao (và dự báo tháng 10 cũng khó có thể giảm mạnh vì vướng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long) thì thật khó hi vọng vào một điều đột biến với TTCK trong thời gian tới đây.

    Về cung cầu suốt tuần qua liên tục giữ ở trạng thái cân bằng. Cả lượng cầu, và lực cầu luôn thể hiện sự cân bằng với bên cung dù trong 1,2 phiên nhất định đã có sự khác biệt nhưng ngay sau đó lại đột ngột trở về trạng thái cân bằng. Chính những số liệu trồi sụt về cung cầu trong cả tuần đã qua càng khẳng định quan điểm thị trường hiện tại khó có thể bứt ra khỏi chu kỳ Side way kéo dài.

    * Khuyến nghị:

    Quan điểm của CPLS trong nhận định thị trường vẫn được khẳng định. Chính vì vậy khuyến nghị cho các NĐT đến giờ vẫn không thay đổi. Tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ được duy trì ở mức thấp (20-30%). Danh mục cổ phiếu tập trung ở các BCs, và 1 phần nhỏ đẩy vào các pennys có lịch sử làm giá nhưng chỉ số cơ bản tốt, dự báo KQKD khá, lại giảm giá theo dòng suốt thời gian qua khiến giá trị của nó thấp hơn trung bình của ngành.

    Dự đoán: Tuần giao dịch từ ngày 18-22.10.2010 VN-Index giao động trong biên độ từ 445-470 điểm.

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=341

    Chúc mọi người một tuần giao dịch mới may mắn và thành công.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: AAM, CDC, CSM, DPM, FMC, LAF, NAV, RAL, SCD, TIE, VNM.

    * SÀN HNX: BVG, HOM, OCH, ORS, SDH, SHB.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:

    * SÀN HOSE: D2D, DHG, GMC, HTV, KDH, PTC, PXI, SJS, VIP.

    * SÀN HNX: IDJ, PVC, SME, VFR.

    DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: FMC, HLA, HLG, MCV, SJS.

    * SÀN HNX: LUT, SDH.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:

    - Sàn HOSE: FPT, HLA.

    - Sàn HNX: PHC.

    * Đảo chiều tăng:

    - Sàn HOSE: FMC, HSI, MCV, VNS, VOS.

    - Sàn HNX: PHS.

    Nguyễn Trung Kiên

    Mobile: 0982.9696.83
    Skype: thuongmaiviet
    Yahoo: thuongmaiviet68
    Email: cophieuluotsong@gmail.com

  3. #13
    quahau Guest
    Trích dẫn Gửi bởi congtubac
    Nhận định thị trường chứng khoán tuần từ 18 - 22/10


    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM - HSC)

    “Trong tuần qua đã có một vài xu hướng bắt đầu được khẳng định tiêu biểu như sự hấp thụ của khối nhà đầu tư nước ngoài đối với một số cổ phiếu lớn và sự bất động của cộng đồng nhà đầu tư nội - dường như có vẻ tê liệt bởi nhiều yếu tố treo lơ lửng. Giá vàng cao lịch sử rõ ràng đã thu hút một phần sự chú ý từ thị trường chứng khoán, trong khi sự yếu đi của đồng Việt Nam trên thị trường chợ đen đã khiến mọi người chuyển sang USD như là chỗ trú ngụ.

    Tất cả các yếu tố này có vẻ như đã tạo ra một môi trường giống như thị trường xuống giá, nhưng nếu nhìn vào một giai đoạn dài hơn, có thể kết luận rằng chúng ta chỉ đang trong giai đoạn hợp nhất/điều chỉnh bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái. Chiến lược ngắn hạn của cộng đồng đầu tư trong nước khiến chúng ta có vẻ như đang trong xu hướng điều chỉnh giảm, trong khi theo quan điểm ít cảm tính thì dường như chúng ta đang trong giai đoạn điều chỉnh hay hợp nhất tăng lên. Vấn đề khó khăn là ở thời điểm kết thúc sự hợp nhất này. Có thể sẽ mất vài tháng để thị trường tiêu hóa hết các cổ phiếu đã phát hành, tình trạng lạm phát trung bình tháng cao hơn và các sự kiện chính trị sắp diễn ra trong năm sau.

    Tuy nhiên, ít có khả năng rủi ro giảm giá do thị trường đã chạm mức thấp nhất theo nghĩa định giá cơ bản kể từ quý 1/2009. Và đây là lý do cơ bản tại sao nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng phần nắm giữ ròng các cổ phiếu Việt Nam (hiện nay đã là trên 400 triệu USD kể từ đầu năm).

    Chúng tôi không kỳ vọng có sự chuyển đổi đáng kể tâm lý trong ngắn hạn và tin rằng thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trong biên độ rất hẹp với một vài cú tăng nhẹ. Chỉ số CPI tháng 10 theo hướng tốt có thể làm giảm nhẹ phần nào nhưng vẫn còn các vấn đề khác cần giải quyết và điều này có vẻ như đang đặt ra một giới hạn cho thị trường”.

    Lực cầu cần được thúc đẩy

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt - AVSC)

    “Đặc điểm nổi bật trong tuần giao dịch vừa qua là việc sụt giảm khá mạnh của khối lượng và giá trị giao dịch, thể hiện tâm lý dè dặt của nhà đầu tư tham gia thị trường. Diễn biến trên thị trường chứng khoán hoàn toàn trái ngược với thị trường vàng và ngoại tệ. Trong tuần, giá vàng đã leo lên ngưỡng kỷ lục trong vòng 30 năm qua bởi động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của FED nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Vàng đã trở thành công cụ dự trữ quan trọng trong thời điểm hiện tại khi tất cả các đồng tiền chính đang cạnh tranh nhau để hạ giá. Do đó, thị trường vàng được nhận định sẽ tiếp tục diễn biến sôi động trong thời gian tới.

    Về vĩ mô trong nước, thông tin một số Ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay xuống 0.2%/năm sẽ là tín hiệu tốt cho thị trường. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư có vẻ như đang e dè về chỉ số lạm phát và tỷ giá tăng cao trong những tháng cuối năm.

    Theo dự tính sơ bộ, CPI trong tháng 10 có thể đạt 0,7-0,8% và CPI của 10 tháng đạt trên 7%. Như vậy, với diễn biến tình hình giá cả trong nước những tháng cuối năm khi nhu cầu tiêu dùng lên cao thì mục tiêu CPI là 8%/năm sẽ khó thành hiện thực, mặc dù Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm của trong việc kiềm chế lạm phát bằng việc ban hành Chỉ thị 1875 về việc bình ổn giá cho các mặt hàng chủ lực.

    Trong tuần, kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết đã dần dần được hé lộ. Một số công ty vẫn hoạt động kinh doanh ổn định, đạt lợi nhuận cao bất chấp những khó khăn của nền kinh tế. Điều này thể hiện qua những con số lợi nhuận cụ thể được công bố hoặc gián tiếp qua các quyết định mua cổ phiếu của cổ đông nội bộ/mua cổ phiếu quỹ, khẳng định tiềm năng của công ty trong tương lai.

    Như vậy, bên cạnh lực đỡ từ khối ngoại, thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chính các cổ đông nội bộ của công ty, những người chủ thực sự của cuộc chơi trên thị trường chứng khoán. Điều này cũng thể hiện phần nào sức mạnh và tinh thần trách nhiệm giữa cổ đông nội bộ với cổ đông bên ngoài, giữa cổ đông lớn đối với cổ đông nhỏ.

    AVSC cho rằng, thị trường hiện nay khá phù hợp với nhà đầu tư trung và dài hạn. thị trường chứng khoán Việt Nam trước sau cũng sẽ hòa nhịp cùng với đà hồi phục của thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, để thị trường có thể thoát khỏi tình trạng đi ngang trong thời điểm hiện tại thì vẫn cần những thông tin tích cực thúc đẩy lực cầu tham gia vào thị trường”.

    Đi ngang trong biên độ hẹp

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)

    “Các chỉ báo hiện tại như MACD, RSI và Parabolic SAR đang cho thấy những tín hiệu duy trì xu hướng đi ngang trong biên độ 445-465 điểm. VN-Index tiếp tục áp sát đường kênh trên của kênh xu hướng tính từ đỉnh 550 điểm và đáy 423 điểm và vẫn đang chịu sự chi phối của kênh này. Trong khi đó đường giá bắt đầu rời xa đường MA 50 chứng tỏ sức bật của thị trường đang suy yếu do đó khả năng vượt 465 điểm càng trở nên khó khăn hơn.

    Trong trường hợp VN-Index thoát khỏi kênh vận động 445-465 điểm sẽ khiến thị trường sôi động trở lại do tâm lý thận trọng của dòng tiền sẽ được khơi thông. Ngưỡng hỗ trợ 455 điểm (trùng với đường giữa của dải Bollinger và MA 14) sẽ khá khó khăn trước thử thách của lực cung do mua bắt đáy hôm thứ 3 tuần này. Khả năng phiên đầu tuần sau mức 465 điểm sẽ vẫn kìm hãm VN-Index, do đó cơ hội tăng điểm sẽ không cao, đặc biệt là khi khối lượng giao dịch đang ngày càng giảm sút như hiện nay.

    Việc cả hai chỉ số đều giảm điểm trong phiên cuối tuần qua mặc dù lực đỡ cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn xuất hiện. Tuy nhiên, với việc cả hai chỉ số chỉ giảm điểm nhẹ cho thấy biến động đi ngang nhiều hơn là một xu hướng giảm điểm. Thanh khoản đang trở thành dấu hiệu tiêu cực nhất của thị trường khi mà tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn vẫn chỉ ở mức 1.000 tỷ đồng.

    Trong khi đó thông tin được mong chờ nhất của giới đầu tư- kết quả kinh doanh quý 3 - lại không cho thấy những tín hiệu thật sự lạc quan. Vẫn có những thông tin cho thấy kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa thật sự khả quan nhưa PHS, TAS, AGR, HST… Trong khi đó các doanh nghiệp hoàn thành trên 75% kế hoạch doanh thu lợi nhuận của năm không nhiều.

    Như vậy, kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 3 tiếp sức cho sự tăng trưởng của thị trường có thể sẽ không diễn ra như mong đợi. Khả năng thị trường tiếp tục đi ngang trong biên độ hẹp vẫn tiếp diễn trong các phiên giao dịch đầu tuần tới. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư lướt sóng ngắn hạn tiếp tục đứng ngoài thị trường”.

    Tăng giảm xen kẽ

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect)

    “Xu hướng ngắn hạn của chỉ số vẫn là đi ngang trong kênh 440-465 điểm. Khối lượng giao dịch thấp trong các ngày qua cho thấy tâm lý chán nản của nhà đầu tư. Hai chỉ dẫn MACD và Stochastic cho thấy xu hướng tăng của chỉ số trong ngắn hạn. Bollinger band rất hẹp và đi ngang cho thấy xu hướng lình xình trong ngắn hạn. VN-Index nằm dưới hai đường trung bình giá 100 và 200 ngày ở mức khá xa và hai đường trung bình giá này đang có xu hướng giảm.

    Theo VNDirect, nhiều khả năng VN-Index tiếp tục có các phiên tăng giảm xen kẽ trong biên độ 440-465 điểm trong tuần tới.

    Đối với nhà đầu tư chiến lược, rất nhiều cổ phiếu cơ bản tốt đang ở trạng thái quá bán phù hợp cho danh mục đầu tư dài hạn. Với quan điểm tích cực, thanh khoản thấp và dòng tiền nhen nhóm vào một số mã là tín hiệu tốt của một thị trường uptrend dài hạn sắp tới”.

    Nên giữ tỷ lệ tiền mặt cao, khoảng 70%

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Woori CBV)

    “Mốc 463-466 điểm hiện đang là một ngưỡng kháng cự rất mạnh khi nhiều tuần gần đây VN-Index đóng cửa đều nằm dưới mốc này. Xu hướng dao động trong biên độ hẹp tiếp tục được tái diễn. Kết thúc phiên ngày thứ 6, VN-Index giảm nhẹ 0.06% xuống mức 458.39. Với mức đóng cửa này, VN-Index đã trải qua tuần ít biến động nhất kể từ đầu năm khi so với tuần trước VN-Index chỉ thay đổi giảm 0,87 điểm, tương đương 0,19%.

    Nhìn rộng ra, có thể thấy diễn biến chung của cả thị trường tính từ đầu năm chủ yếu nằm trong xu hướng đi ngang kéo dài. Ngay gần đây nhất có thể kể đến giai đoạn từ nửa cuối tháng 5 đến đầu tháng 8 khi VN-Index cũng chỉ dao động trong khoảng 495-510.

    Thanh khoản thấp nhưng VN-Index không giảm mạnh mà lình xình đi ngang có thể báo hiệu vùng đáy của VN-Index đang rất gần. Tuy nhiên, đây cũng có thể là hệ quả của dòng tiến yếu, được coi là một tín hiệu đáng lo ngại khác, trong bối cảnh vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện đáng kể trong việc hạ lãi suất cho vay từ nhóm các ngân hàng thương mại. Thêm vào đó lại đang có những dự báo về một số động thái mạnh hơn từ ngân hàng nhà nước để kiềm chế lạm phát trong những tháng cuối năm. Tất cả những thông tin này đã tác đông đến tâm lý nhà đâu tư, khiến sự thận trọng trong các quyết định giao dịch ngày càng ra tăng.

    Hiện nay, các chỉ báo kỹ thuật không phát sinh nhiều tín hiệu giao dịch. Đường giá vẫn nằm phía dưới đường EMA50, và bị chặn bởi dải Bollinger Bands phía trên cũng như đường Fibonacci 23,6% ở mức 463 điểm. Khả năng cao là thị trường sẽ tiếp tục trạng thái lình xình trong tuần giao dịch tới.

    Vì vậy chúng tôi vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư nên giữ tỷ lệ tiền mặt cao (70%) và chờ đợi thêm các xu hướng mới của thị trường trước khi giải ngân. Việc sụt giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 440 (nếu có) sẽ là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư dài hạn cũng như một số nhà đầu tư lướt sóng ưa mạo hiểm”.

    * Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.
    Cứ làm ngược lại bọn CTCK là có tiền [IMG]images/vietstock/smilies/teeth.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/teeth.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/teeth.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/teeth.gif[/IMG]

  4. #14
    quahau Guest
    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ NGÀY 20.10:

    Một loạt các thông tin vĩ mô trong ngày hôm nay đã rò rỉ và xuất hiện vào giữa phiên giao dịch khiến TTCKVN bắt đầu lao dốc và chỉ thực sự hồi phục chút ít vào cuối phiên khi nhiều lệnh mua giá sàn và trên sàn được đẩy vào hệ thống. Dù vậy cả 2 sàn dường như đã mất điểm cân bằng và chỉ cần 1 tác động nhỏ nữa có thể TTCK tháng tới lại giống như thời kỳ tháng 8 vừa qua...

    Tháng 8/2010, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc lên mức 3,5%, rủi ro kinh tế tăng trưởng quá nóng khiến chính phủ Trung Quốc buộc phải tính đến biện pháp hạn chế tín dụng và đầu cơ bất động sản. Chính vì thế lãi suất cơ bản đã được Chính Phủ điều chỉnh lên 5,56% từ mức 5,31%. Sự điều chỉnh này thực sự đã nằm trong tính toán của các chuyên gia. Thậm chí nó còn diễn biến chậm hơn so với những cảnh báo là "bong bong" bất động sản đang hình thành và "bóng ma" lạm phát đang về đã xuất hiện từ mấy tháng nay.

    Trở lại với những diễn biến của tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam thì theo một báo cáo cập nhật về kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB thì họ đã giảm dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2010 về mức 6,5% (trước là 7%) sau những biện pháp thắt chặt tiền tệ hơn.

    Ở một khía cạnh khác thì tỷ giá USD cũng đang cho tín hiệu không tích cực. Hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn đang niêm yết tỷ giá ở mức kịch trần 19.500 đồng, nhưng theo nhiều doanh nghiệp, giá giao dịch thực tế không thấp hơn thị trường tự do bao nhiêu và đã tiến đến mức 20.000đ (Điều này tới sớm hơn so với dự báo của CPLS 2 tuần trước là USD sẽ vượt 20.000đ vào cuối năm 2010).

    Hôm nay Cục Thống kê Hà Nội cũng đã cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của Hà Nội tăng 1,22% so với tháng trước. Và đây là mức tăng cao nhất của CPI tại Hà Nội trong 8 tháng gần đây tính từ tháng 3 năm nay (So với cùng kỳ năm trước thì CPI tại Hà Nội tăng tới 9,86%.). Như vậy dù có thể giải thích là vì Đại lễ 1.000 năm Thăng Long nên CPI mới tăng cao như vậy nhưng dù ít dù nhiều đây là yếu tố không đáng chờ đợi và nó càng khiến Chính Phủ và NHNN có những chính sách nhằm hút bớt dòng tiền về hơn theo đúng như chỉ thị của Chính phủ ngày 12/10 vừa qua.

    Cung cầu của cả 2 sàn hôm nay cũng đều cho tín hiệu không tốt. Mặc dù khối lượng đặt mua đã tăng lên khá mạnh nhưng lực mua lại không tăng. Trong khi đó ở chiều ngược lại thì cả lượng bán và lực bán lại tăng đột biến đè nén lực mua toàn thị trường. Diễn biến của thị trường ngày càng bất lợi hơn với bên cầm cổ và khuyến nghị thận trọng với thị trường của CPLS vẫn đang mang lại hiệu quả.

    Khả năng chỉ số CPI tháng 10 sẽ nằm trong khoảng 0.8-1% (khá cao) chính vì thế sẽ có tác động không tốt đến thị trường. Và thị trường giảm mạnh về tầm 440 điểm sẽ là cơ hội để các NĐT lướt sóng mạo hiểm giải ngân thêm một chút để nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu từ 20-30% lên tầm 50% (và sẽ bán ra ngay hàng cũ khi VNI đảo chiều đi lên. CPLS tin rằng VNI về 440 sẽ có chút sóng nho nhỏ cho mọi người lướt T+1, +2 đặc biệt là với những cổ phiếu nhạy cảm với thị trường)

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=343

    Chúc mọi người phiên giao dịch ngày 20/10 thuận lợi và cũng xin chúc các chị em phụ nữ luôn được may mắn đi theo kèm trước mỗi quyết định mua bán của mình.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: DPR, HDC, L10, NAV, PTC, SRF, VNS.

    * SÀN HNX: HLC, QTC.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:

    * SÀN HOSE: ASM, CAD, CCI, DIC, DQC, HLA, HLG, HTV, KDH, KSS, PTL, REE, SJD, SJS, TDH, TRI, VIP.

    * SÀN HNX: BVS, CTA, ICG, IDJ, KLS, LTC, PGS, PVR, SSS, TLC, VCC, VMG.

    DANH MỤC CỔ PHIẾU CẦN THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: ANV, GTT, ITC, KBC, KSS, L10, NVT, OGC, PET, SJS, TDH, VIP, VIS, VNS.

    * SÀN HNX: BVS, IDJ, PGS, PHH, PVA, S96, SHN, TLC, TNG, VIG.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:

    - Sàn HOSE: DIG, ICF,KHP, NKD.

    - Sàn HNX: N/A.

    * Đảo chiều tăng:

    - Sàn HOSE: PDR, PTC, SVC, VIC.

    - Sàn HNX: N/A.



    Nguyễn Trung Kiên

  5. #15
    Guest
    TỔNG HỢP GIAO DỊCH TUẦN 18-22.10.2010

    Kết thúc tuần thứ 3 của tháng 10, TTCKVN vẫn không thoát ra khỏi xu hướng đã thiết lập từ đầu tháng 9 đến nay khi cả hai chỉ số chứng khoán vẫn "giảm dần đều". Thị trường chứng khoán chưa có thông tin tích cực nào, ngoại trừ kết quả kinh doanh quý III/2010 của các doanh nghiệp niêm yết đang trong thời kỳ cao điểm nay lại bị lấn át bởi những tin tức từ kinh tế trong nước với mức tăng khá mạnh CPI của Hà Nội, gây lo ngại cho chỉ số CPI cả nước trong tháng 10 sắp được công bố. Trong khi đó khối ngoại tiếp diễn tuần mua ròng, góp phần không nhỏ vào việc nâng đỡ thị trường, tuy nhiên lực mua giảm rõ rệt so với các tuần trước đó.

    HOSE: Thanh khoản tăng nhẹ nhưng VN-Index vẫn đi xuống gần 3%

    Lực mua vẫn tỏ ra thận trọng dù nhiều cổ phiếu đã rớt sâu hơn cả mức giá của vùng đáy trong tháng 8, thể hiện khi thanh khoản vẫn ở mức khá thấp. Với phiên giảm mạnh vào ngày 20/10 đã khiến VN-Index chốt tuần giảm 13,18 điểm, tương đương 2,87% so với phiên thứ Sáu tuần trước và đứng ở mức 445,21 điểm. Đây cũng là tuần thứ 2 liên tiếp chỉ số này giảm điểm. Thanh khoản cải thiện, khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 31,55 triệu đơn vị, trị giá 778 tỷ đồng; tương ứng tăng hơn 25% và xấp xỉ 17% so với phiên cuối tuần trước.

    Trong tuần qua, NĐTNN trên sàn HoSE đã mua ròng 194,59 tỷ đồng, giảm 24,77% so với tuần trước, với 14.852.320 đơn vị mua vào và 10.272.530 đơn vị bán ra.

    HNX: HNX-Index giảm tuần thứ 5 liên tiếp và đã chạm mức hỗ trợ 110 điểm

    Trên sàn Hà Nội, đây cũng là uần thứ 5 liên tiếp giảm điểm, HNX-Index đứng ở mức 111,32 điểm, giảm 8,37 điểm, tương đương 6,99% so với cuối tuần trước. Thanh khoản trên HNX cũng tăng tương ứng hơn 34% và 19,7% so với tuần trước khi khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 25,29 triệu đơn vị, trị giá 505 tỷ đồng.

    Tại sàn HNX, tổng giá trị mua ròng của NĐTNN đạt 23,29 tỷ đồng, giảm 41,48% so với tuần mua ròng trước đó, với 1.944.074 đơn vị mua vào và 1.307.774 đơn vị bán ra.

    TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI:

    * Mỹ:


    - Các nhà điều hành Mỹ vừa đóng cửa thêm 6 ngân hàng (2 tại bang Florida, 2 tại Georgia, 1 tại Illinois và 1 tại Kansas), nâng tổng số ngân hàng bị phá sản từ đầu năm đến nay lên 138 do nợ xấu ngày càng tăng cao trong khi đà phục hồi kinh tế vẫn còn ngập ngừng.

    - Các chỉ số kinh tế chính của Mỹ tháng 9/2010 tăng tháng thứ 3 liên tiếp, đà phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ kéo dài sang năm 2011. Trong một báo cáo khác cho thấy sản xuất khu vực Philadelphia tháng 10/2010 tăng trưởng thấp hơn dự báo của các chuyên gia, số lượng các đơn đặt hàng đi xuống đến tháng thứ 4 liên tiếp.

    - Bộ Lao động Mỹ công bố số lượng người thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 15/10/2010 hạ 23 nghìn xuống 452 nghìn. Tổng số lượng người nhận trợ cấp thất nghiệp giảm còn số người nhận trợ cấp bổ sung tăng lên.

    - Sản lượng công nghiệp tháng 9 giảm 0.2%, trái với dự báo tăng 0.2% của các nhà kinh tế.

    - Theo Hiệp hội các nhà bất động sản Mỹ chỉ số thị trường nhà, tăng 3 điểm trong tháng 10. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm nay, chỉ số này gia tăng trở lại ngay sau khi chương trình tín thuế dành cho người mua nhà lần đầu kết thúc.

    * Châu Âu:

    - Lĩnh vực dịch vụ và sản xuất của châu Âu tháng 10/2010 tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong 1 năm. Markit Economics công bố chỉ số của lĩnh vực sản xuất và dịch vụ giảm xuống mức 53,4 từ mức 54,1 của tháng 9/2010.

    - Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết tất cả 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đều thâm hụt ngân sách trong năm 2009 do nguồn tài chính công bị ảnh hưởng nặng nền từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trong đó, Ireland là nước có thâm hụt cao nhất EU do chi phí giải cứu hệ thống ngân hàng, chiếm 14.4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

    - Đức: Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (IFO), chỉ số niềm tin kinh doanh tăng từ 106.8 điểm trong tháng 9 lên 107.6 điểm trong tháng 10, đi ngược dự báo giảm xuống 106.5 điểm của các nhà kinh tế.

    - Anh: Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm của Anh giảm xuống 1.43%, mức thấp nhất kể từ thập niên 1980 đồng thời thấp hơn cả của Đức và những nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất châu Âu. Điều này cho thấy nhà đầu tư tin tưởng rằng Chính phủ Anh có thể hạ thấp thâm hụt ngân sách về mức nằm trong tầm kiểm soát. Trong một động thái khác thì khoảng nửa triệu lao động trong lĩnh vực công tại Anh có thể sẽ bị mất việc. Và từ năm 2013, khoảng 1,2 triệu gia đình Anh sẽ mất trợ cấp nuôi con.

    - Nga: Chính phủ Nga đã chấp thuận một chương trình tư nhân hóa lên tới 58,4 tỉ USD trong năm năm khi quyết định bán cổ phần của 900 doanh nghiệp nhà nước.

    * Châu Á:

    - Nhật Bản: Tài sản tài chính trung bình năm 2010 của các hộ gia đình Nhật Bản ở vào khoảng 11.69 triệu JPY (tương đương 140,000 USD), tăng 450,000 JPY so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên trong 3 năm qua, tài sản tài chính của người Nhật tăng nhờ hoạt động tiết kiệm tăng cao do những bất ổn của nền kinh tế.

    - Trung Quốc: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 của Trung Quốc tăng trưởng 9.6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 10.3% trong quý 2 và 11.9% trong quý 1/2010. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 3.6% so với cùng kỳ 2009, cao hơn mức 3.5% trong tháng 8. Trong khi đó NHTW Trung Quốc (PBOC) cũng đã bất ngờ tăng lãi suất cho vay và huy động thêm 0.25%, đây là lần đầu tiền PBOC tăng lãi suất trong vòng 3 qua.

    * Thông tin vĩ mô trong nước:

    - Ngân hàng Sacombank cho biết doanh số kiều hối chín tháng đầu năm đạt 935 triệu USD, tăng 40% so cùng kỳ năm ngoái, cả năm dự kiến đạt 1,2 tỉ USD. Tuy nhiên tỷ giá trên thị trường tự do tăng vọt lên mức 20,200 VND/USD, cao hơn tỷ giá trần tới 700 đồng. Hoạt động đầu tư tỷ giá diễn ra sôi động, do không ít người "dự báo" NHNN buộc phải phá giá đồng nội tệ thêm một lần nữa.

    - Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng 1.22% và Tp.HCM tăng 0.45% khiến không ít nhà dầu tư lo ngại về mốc mục tiêu 8% trong năm nay sẽ bị phá vỡ. Hiện tại, giá hàng hóa đang tăng lên mạnh mẽ khắp mọi nơi do tỷ giá tăng vọt.

    - Theo ghi nhận, mặc dù nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống 11%/năm nhưng vẫn áp dụng khuyến mãi đẩy LS huy động thực tế lên trên 12%/năm.

    - Theo kiểm toán nhà nước thì kết quả xử lý tài chính thông qua hoạt động kiểm tóan trong 5 năm qua là hơn 63 nghìn tỷ đồng, bằng 94,6% tổng số kiến nghị xử lý tài chính trong cả 16 năm.

    - Khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều đạt mức tăng trưởng tới 4,4% so tháng trước.

    - GDP Việt Nam năm 2010 theo giá thực tế khoảng 102,2 tỷ USD : Các con số được đưa ra trong Báo cáo của Ủy ban Kinh tế trình bày trong phiên họp Quốc hội lần thứ 8 diễn ra tại Hà Nội sáng nay (20/10).

    - Tổng cục thống kê đã thông báo chỉ số CPI tháng 10 toàn quốc đã tăng 1.05%, bình quân 10 tháng năm 2010 CPI đã tăng 7.58%.

    - Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB đã giảm dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2010 về mức 6,5%.

    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ:

    * Nhận định:


    Mặc cho TTCK Thế giới vẫn tiếp tục khẳng định đà đi lên, mặc cho giá cổ phiếu đã ở mức rẻ nhất trong năm 2010. Tâm lý cẩn trọng của các nhà đầu tư trước những quyết định giải ngân thể hiện rõ ngay ở sức mua yếu ớt, vì NĐT vẫn đang kỳ vọng mua vào ở mức giá thấp hơn nữa khiến giao dịch của TTCKVN trong cả tuần qua gần như không có những biến đổi gì đáng kể. Diễn biến này kéo dài suốt một thời gian dài đã dẫn đến niềm tin vào thị trường giảm xuống mức rất thấp. Điều này dường như không chỉ có ở NĐT cá nhân mà còn lan sang cả các NĐT lớn. Chỉ số VN-Index vẫn đang loay hoay đi tìm "chân lý" và hệ quả tất yếu là thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng và thật khó cho thị trường bật ngược trở lại vào lúc này vì tâm lý e sợ của NĐT khiến sự đẩy giá khó có thể xảy ra vào thời điểm hiện tại. Thậm chí các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn luôn coi mỗi phiên tăng điểm đột biến lại là cơ hội để họ chốt lời, hoặc thoát bớt hàng ra thì thực sự đây là rào cản rất lớn đối với thị trường trước những nỗ lực không biết mệt mỏi của các BCs và khối ngoại trong suốt thời gian vừa qua.

    Mới đây Tổng cục thống kê đã thông báo chỉ số CPI tháng 10 toàn quốc đã tăng 1.05% (mức tăng cao nhất của tháng 10 trong vòng 15 năm qua), như vậy bình quân 10 tháng năm 2010 CPI đã tăng 7.58%, qua đó xóa bỏ luôn kỳ vọng mong manh khống chế lạm phát dưới 8% của Chính phủ. Và điều này sẽ càng khẳng định Chỉ thị ban hành ngày 12/10 của Chính Phủ là ưu tiên "rút nhanh khỏi lưu thông" sẽ được thực thi và lãi xuất huy động cũng như cho vay thật khó có thể kỳ vọng giảm hơn.

    Về cung cầu trong suốt 5 phiên tuần qua thì một là giữ ở trạng thái cân bằng, hai là bên cung lấn áp bên cầu cả về số lượng và giá trị cho thấy bên bán đang nhiệt tình hơn bên mua rất nhiều, nhất là khi những tin xấu cả về vi mô và vĩ mô đều đang lần lượt xuất hiện. Những số liệu trồi sụt về cung cầu trong cả tuần đã qua càng khẳng định quan điểm thị trường hiện tại khó có thể bứt ra khỏi chu kỳ ảm đạm kéo dài.

    * Khuyến nghị:

    Quan điểm của CPLS trong nhận định thị trường vẫn được khẳng định trong những phân tích kéo dài suốt từ hơn 1 tháng nay. Chính vì vậy khuyến nghị cho các NĐT đến giờ vẫn không thay đổi. Thông tin về chỉ số CPI khá cao đã xuất hiện, đi kèm với đó là sự thua lỗ của đa số các CTCK cùng những tin ngoài lề không mấy tích cực thì khả năng đầu tuần tới thị trường sẽ có những phiên sụt giảm khá, tuy nhiên càng về cuối tuần thị trường sẽ càng bình ổn hơn do sự hợp lý trong việc đầu tư trung dài hạn đến từ các tổ chức và cả lực đỡ của khối ngoại.

    Khuyến nghị cho các NĐT lướt sóng mạo hiểm là trong 3 phiên đầu tuần nếu thị trường sụt giảm mạnh về 42x-430 có thể xem xét mua vào trên nền 20-30% số cổ có sẵn để có thể bán ra ngay khi thị trường bật lại. Việc mua vào nên được thực hiện trên nguyên tắc cách ngày và giải ngân từng phần theo hình kim tự tháp. Tỷ lệ nắm giữ tối đa được nâng lên 50% khi VN-Index sụt giảm về đáy ngắn hạn 42x.

    Dự đoán: Tuần giao dịch từ ngày 25-29.10.2010 VN-Index giao động trong biên độ từ 430-455 điểm.

    Chúc mọi người một tuần giao dịch mới may mắn và thành công.

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=345



    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: AGD, BTT, CTG, DLG, ELC, GIL, HBC, HRC, PTC, PVD, TYA.

    * SÀN HNX: BVG, HBS, HNM, OCH, ORS, PVR, VFR.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:

    * SÀN HOSE: CSG, DTA, HTV, IJC, KDH, LGL, SMA, STG, TLG, VKP.

    * SÀN HNX: AVS, CTA, PPG, PVC, SD9, SDP, TNG, VNC, XMC.

    DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: GIL, TCM.

    * SÀN HNX: N/A.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:

    - Sàn HOSE: NHS.

    - Sàn HNX: N/A.

    * Đảo chiều tăng:

    - Sàn HOSE: KHP, KSA.

    - Sàn HNX: KSD.



    Nguyễn Trung Kiên

  6. #16
    Ngày tham gia
    Sep 2019
    Bài viết
    0
    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ NGÀY GIAO DỊCH 26.10.2010:

    TTCK thế giới tiếp tục chuyển biến tích cực nhờ thông tin kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp. Trong khi đó ở TTCKVN mặc cho các thông tin vĩ mô không mấy tốt đẹp, khối ngoại vẫn cần mẫn mua ròng tới phiên thứ 21 liên tiếp và đang hướng đến chuỗi ngày mua ròng dài nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam. Phiên giao dịch ngày hôm nay cũng đã diễn ra khá bất ngờ khi thị trường chỉ giảm nhẹ trong khoảng 1/3 phiên giao dịch, rồi đã bất ngờ đảo chiều tăng điểm vào cuối phiên trên cả 2 sàn.

    Khi thị trường được đẩy lên vào cuối phiên 2 thì lực mua và lượng mua được đẩy vào hệ thống tương đối lớn, chiếm ưu thế so với bên cung, khiến khá nhiều cổ phiếu đã đảo chiều đi lên. Có thể thấy hôm nay lực cầu và lượng cầu đều chiếm ưu thế so với bên cung khi khá nhiều NĐT tin rằng giá cổ phiếu đã rẻ kỷ lục và ko muốn bán ra nữa, thay vào đó là mua vào để chờ đợi và lướt sóng khi những thông tin bất lợi đã xuất hiện khá nhiều và có vẻ dần bị bão hòa. Tuy nhiên cái chúng ta chờ đợi không phải là hành động của các NĐT nhỏ lẻ mà là động thái của NĐT lớn thì chưa thấy họ có nhiều sự thể hiện.

    Kỳ vọng vào một phiên giảm điểm mạnh để mua hàng lướt sóng không thành, nhưng CPLS vẫn tin rằng sẽ có lúc NĐT mua được giá rẻ hơn hôm nay trong thời gian tới. Chính vì vậy các NĐT dài hạn không việc gì phải vội vàng. Trước mắt thị trường sẽ có thêm 1,2 phiên đi lên sau những gì thể hiện vào hôm nay. Và chúng ta - những NĐT lướt sóng hãy cùng xem VN-Index thể hiện như thế nào vào phiên giao dịch ngày mai rồi sẽ đưa ra phương án là bất động, mua thêm 1 ít để lướt hay căn bán nốt ít hàng có sẵn khi giá cố phiếu đi lên rồi sẽ cover lại khi VNI giảm điểm trở lại.

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=347

    Chúc mọi người phiên giao dịch ngày cuối tuần thuận lợi và may mắn.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: DIC, NTL, PTC, PTL, TCM, TIE, TYA, VFC, VHG, VIC, VMD.

    * SÀN HNX: AGC, AVS, BVG, DAD, SCL, SDH, VDS.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:

    * SÀN HOSE: DTT, HTV, KDH, L10, MAFPF1, MHC, MSN, NNC, SC5, TMS.

    * SÀN HNX: CMC, PVI, SD9, V15.

    DANH MỤC CỔ PHIẾU CẦN THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: DRH, HAP, KDC, KSS, NTL, TDH.

    * SÀN HNX: VE9.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:

    - Sàn HOSE: PAC, SHI.

    - Sàn HNX: HTB.

    * Đảo chiều tăng:

    - Sàn HOSE: DIC, DQC, HVX, NVN, SPM, VNE.

    - Sàn HNX: L43, PJC, PSC.



    Nguyễn Trung Kiên

  7. #17
    Ngày tham gia
    Sep 2019
    Bài viết
    0
    Em xin giới thiệu thêm các bác tổng hợp nhận định của các công ty chứng khoán.

    Xem chi tiết


  8. #18
    imported_dulichnguyenhung03 Guest
    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ NGÀY 28.10.2010:

    Đúng như nhận định của CPLS vào ngày hôm qua, với sự đẩy lên nhanh chóng của VN-Index đã khiến chỉ số này nhanh chóng chạm vùng kháng cự trên, trong khi đó đa phần giá cổ phiếu thì lại chỉ hơn giá đáy có 1 phiên trần. Điều này khiến các NĐT nhỏ lẻ muốn thoát hàng cũ để cutloss cũng không dám mạnh tay. Chính vì vậy lượng bán tiếp tục bung ra thì có thể tin rằng chúng đa phần đến từ các NĐT lớn, còn một phần nhỏ sẽ đến từ các NĐT lướt sóng bắt đáy. Và hôm nay TTCKVN đã lại quay đầu mất điểm khá mạnh, đánh mất gần như hết thành quả có được vào phiên giao dịch khởi sắc vào hôm qua. Cả 2 sàn đều đã ghi nhận mức điểm gần như thấp nhất trong ngày với khối lượng sụt giảm khá mạnh khiến phiên giao dịch ngày mai chắc chắn không yên bình.

    Về cung cầu ngày hôm nay có thể thấy lượng cầu đã sụt giảm rất mạnh khi VN-Index dù mới tăng nhưng lại sớm chạm cận trên của khoảng giao động trong suốt hơn 1 tháng nay. Trong khi đó lượng cung lại tăng lên tương đối lớn khiến thị trường đã không thể trụ vững và bảo vệ thành quả có được vào đầu phiên. Tuy nhiên dù lượng cầu sụt giảm và lượng cung tăng mạnh nhưng lực cầu lại chưa sụt giảm và vẫn cân bằng với cung cho thấy thị trường chung trong ngắn hạn 1,2 tuần cũng khó tồi tệ nhiều hơn nữa.

    CPLS cho rằng Đại hội **** bộ đang diễn ra với những chính sách chưa rõ ràng, mùa báo cáo KQKD đang đến thời kỳ nở rộ cũng chưa có gì đột biến, chính vì vậy sự thận trọng có lẽ vẫn không thừa trong thời điểm hiện tại. Lúc này những ai theo khuyến nghị của CPLS thì đã hết hàng hoặc cùng lắm là 10-20% hàng. Và khuyến nghị với các NĐT lướt sóng lúc này là chỉ nên xem xét để khởi đầu cho một chu kỳ mua lướt sóng mới khi thị trường lại sụt giảm ngược về vùng 440 điểm.

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=349

    Chúc mọi người ngày giao dịch thứ 5 thuận lợi và may mắn.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: AGD, LHG, NKD, PVD, SAV, SRF, TCR, TTP, VFG.

    * SÀN HNX: BVG, HHC, LIG, SCL, SD7, TNG, V15, VE9.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:

    * SÀN HOSE: DHA, DMC, DSN, HLG, KDH, L10, LIX, SMA, SSC, TLG, TMS, TRI, VFMVF4.

    * SÀN HNX: PSI.

    DANH MỤC CỔ PHIẾU CẦN THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: DIC, PTC, VIS.

    * SÀN HNX: BCC, IDJ, SHN, SRB, TNG.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:

    - Sàn HOSE: DPR, HAX.

    - Sàn HNX: N/A.

    * Đảo chiều tăng:

    - Sàn HOSE: HVG.

    - Sàn HNX: N/A.



    Nguyễn Trung Kiên

  9. #19
    imported_dulichnguyenhung03 Guest
    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ NGÀY 29.10.2010:

    Với phiên mua ròng thứ 24 liên tiếp trên sàn HOSE tính về giá trị của khối ngoại đã giúp cho chỉ số VN-Index trụ vững trên mức 450 điểm và có một phiên tăng điểm nhẹ nhàng. Tuy vậy thanh khỏan của thị trường vẫn còn ở mức quá thấp, điều này cho thấy tâm lý thận trọng vẫn bao trùm toàn bộ thị trường bất kể là NĐT lớn hay nhỏ.

    Hôm nay Ngân hàng Nhà nước cũng đã ra thông báo là giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%, như vậy đây là tháng thứ 10 liên tiếp LSCB được giữ nguyên. Thông thường đây là thông tin tích cực với TTCK bởi dòng tiền vẫn không bị hút khỏi lưu thông. Tuy nhiên trong thực tế thì ngay từ đầu năm LSCB đã không còn nhiều ý nghĩa khi nó không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường vốn mà chỉ là một con số mang tính tham khảo nhiều hơn. Với việc chỉ số CPI 10 tháng đã gần chạm mức 8%, đi kèm với đó là việc giá vàng, giá đô la liên tục tăng giá, thì việc tiền đồng bị hút về ngân hàng theo đúng Chỉ thị của chính phủ ngày 12/10 là điều không khó đoán định. Chính vì thế dù giá cổ phiếu đã ở mức quá hợp lý trong dài hạn nhưng cũng không khiến các tổ chức mạnh tay giải ngân nữa. Thị trường bây giờ chỉ còn 1 lực đỡ đáng kể duy nhất là khối ngoại với dòng vốn được đoán định là khá dồi dào.

    Về cung cầu ngày hôm nay có thể thấy sau khi lượng cầu đã sụt giảm mạnh mẽ vào hôm qua thì hôm nay vẫn chưa có tín hiệu gia tăng trở lại. Lượng cung cũng đã sụt giảm mạnh khi VN-Index đi xuống trở lại, nhưng lực cung thì không hề thay đổi, trong khi đó lực cầu lại sụt giảm nhẹ nhàng, và duy trì ở mức cân bằng so với bên cung. Có thể thấy thường thì ngay sau khi thị trường có 1 phiên bứt phá về cầu thì sang phiên tiếp theo cung lập tức đáp ứng đủ. Điều này cho thấy thị trường chung trong ngắn hạn khó có thể có đột biến. Và như vậy cơ hội cho các NĐT ngắn hạn rõ ràng là chưa nhiều.

    Với diễn biến của TTCKVN trong suốt tháng 9 và tháng 10 đã qua có thể khẳng định tình trạng lình xình và giao dịch nhàm chán sẽ còn tiếp diễn. Những kỳ vọng vào con đường đi tìm chân lý của VN-Index sẽ lại được các NĐT dồn vào tháng 11, nhưng điều đó theo tôi khó trở thành hiện thực. CPLS tin rằng cơ hội nếu có sẽ chỉ xuất hiện trong tháng 12 nếu không có gì quá đột biến trong thời gian tới đây. Chính vì thế khuyến nghị với các NĐT lướt sóng lúc này là chỉ nên xem xét khởi đầu cho một chu kỳ mua lướt sóng mới khi và chỉ khi thị trường lại sụt giảm ngược về vùng 440 điểm. Khi ấy giá cổ phiếu penny từng loại sẽ rẻ hơn được cỡ tầm 10%, đó là thời điểm được coi là an toàn hơn để có thể giải ngân lướt sóng ngắn hạn.

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=350

    Chúc mọi người phiên giao dịch cuối tuần thuận lợi và may mắn.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: AGD, BTT, EIB, FPT, GIL, PRUBF1, STB.

    * SÀN HNX: APG, HBS, HHC, SD5, SIC, SPP.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:

    * SÀN HOSE: DMC, DSN, FMC, HSG, QCG.

    * SÀN HNX: API.

    DANH MỤC CỔ PHIẾU CẦN THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: EIB, GTT, VTO.

    * SÀN HNX: VE9.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:

    - Sàn HOSE: BCI, QCG, VSH.

    - Sàn HNX: HTB, QNC.

    * Đảo chiều tăng:

    - Sàn HOSE: PHT, TPC.

    - Sàn HNX: N/A.



    Nguyễn Trung Kiên

  10. #20
    Guest
    TỔNG HỢP GIAO DỊCH TUẦN 25-29.10.2010

    Tuần qua, thị trường chứng khoán tiếp tục phải "đối mặt" với vấn đề thanh khoản khi VN-Index và HNX-Index cùng tăng, nhưng dòng tiền sụt giảm so với tuần trước. Và sự dẫn dắt bởi dòng tiền đầu cơ vào nhóm cổ phiếu penny-stocks tái diễn. Còn trong cả tháng 10, VN-Index đã ghi nhận mức tăng nhẹ 0,92 điểm, tương đương 0,2%, giá trị giao dịch chỉ tăng hơn 8% so với đầu tháng; trong khi đó, HNX-Index giảm đến 12,95 điểm, tương đương 10,29%, với tâm lý bắt đáy, thanh khoản trên sàn này tăng trên 36,75%.

    HOSE: Thanh khoản lại đi xuống nhưng VN-Index vẫn tăng gần 2%

    Đây là tuần giao dịch khá thành công của VN-Index, nếu so với mức giảm hơn 13 điểm trong tuần trước. Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm điểm trong tuần này, tổng số điểm chỉ số này có được là 7,42 điểm, tương đương 1,66% so với mức đóng cửa phiên thứ sáu tuần trước và dừng ở mức 452,63 điểm. Thanh khoản giảm nhẹ so với tuần trước, khối lượng giao dịch chỉ đạt 29,8 triệu đơn vị, tương đương giá trị 776 tỷ đồng.

    Tuần qua, khối ngoại trên sàn Tp.HCM đã mua vào hơn 25 triệu đơn vị, trị giá 1.053 tỷ đồng và bán ra 18 triệu đơn vị, trị giá 770 tỷ đồng. Như vậy, NĐTNN đã có tuần mua ròng thứ 12 liên tiếp, với gần 7 triệu đơn vị, trị giá trên 283 tỷ đồng. Còn tính tổng giá trị mua ròng của khối ngoại trong cả tháng 10 trên HoSE thì đạt mức khá cao là 1,470 tỷ đồng

    HNX: HNX-Index chấm dứt chuỗi 5 tuần giảm dù thanh khoản giảm kỷ lục

    Chốt tuần giao dịch đã qua, HNX-Index đã tăng 1,54 điểm, tương đương 1,38%, đứng ở mức 112,86 điểm. Khối lượng giao dịch tiếp tục đi xuống khi chỉ đạt 22,26 đơn vị, trị giá 443 tỷ đồng.

    Tính trong cả tháng 10, sàn HNX đã mất đi 14,43 điểm, tương ứng với mức giảm 11,34% so với tháng 9, và dừng tại mức 112,86 điểm. Khối lượng giao dịch toàn thị trường giảm 34,54% so với tháng trước, còn 506,62 triệu CP, giá trị giao dịch tương ứng đạt 10.814 tỷ đồng, cũng đã giảm tới 43%) so với tháng 9.

    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 10 cũng giảm 27% so với tháng trước, đạt 11,8 triệu CP, giá trị giao dịch tương ứng đạt 269,06 tỷ đồng, trong đó NĐTNN thực hiện mua vào là chủ yếu với 7,75 triệu CP trong khi chỉ bán ra 4,05 triệu CP.

    TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI:

    * Mỹ:


    - Người dân Mỹ đang kỳ vọng FED sẽ tung ra ít nhất 500 tỷ USD mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ trong 5 tháng tới để kích thích tín dụng tăng trưởng và hỗ trợ cho đà phục hồi kinh tế hiện vẫn còn quá yếu. Theo Wall Street Journal, trong tuần sau, nhiều khả năng FED sẽ công bố chương trình mua trái phiếu Bộ Tài chính trị giá khoảng vài trăm tỷ USD áp dụng trong vài tháng tới.

    - Số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần giảm mạnh 21,000 người so với tuần trước đó xuống còn 434,000 người, mức thấp trong vòng 3 tháng gần đây.

    - Bộ Thương mại Mỹ cho biết số đơn đặt hàng lâu bền tháng 9/2010 tăng 6.3 tỷ USD, tương đương 3.3%. Doanh số bán nhà mới tháng 9/2010 cũng tăng 6.6% lên 307,000 đơn vị, cao hơn dự báo 299,000 đơn vị của các nhà kinh tế và mức 288,000 đơn vị trong tháng trước.

    * Châu Âu:

    - Số đơn đặt hàng công nghiệp tháng 8/2010 của 16 quốc gia Eurozone tăng 5.3% so với tháng trước và 24.4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    - Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết tất cả 27 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đều thâm hụt ngân sách trong năm 2009 do nguồn tài chính công bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính. Các biện pháp thắt chặt chi tiêu công được thực hiện đồng loạt trên khu vực này cũng gây ra nhiều tranh cãi.

    - Anh: GDP quý 3/2010 của Anh tăng trưởng 0.8%, cao gấp hai lần so với mức dự báo 0.4%. Kết quả này giúp xoa dịu mối quan ngại về đà phục hồi yếu ớt và làm hạ thấp khả năng NHTW Anh (BOE) sẽ thực hiện thêm các biện pháp nới lỏng tín dụng.

    * Châu Á:

    - Nhật Bản: Ngân hàng Trung ương cho biết, nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu cân bằng nhưng tốc độ đã chậm lại bởi tăng trưởng xuất khẩu và sản xuất đang giảm tốc, có khả năng giảm hơn nữa bởi sự giảm sút của các nền kinh tề nước ngoài. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm tài khóa 2010 này xuống còn 2,1 % so với dự báo trước đó là 2,6%.

    - Ấn độ: Chính phủ Ấn Độ kỳ vọng kinh tế nước này sẽ tăng trưởng với tốc độ từ 8.25 đến 8.75% trong năm 2010 và sớm tăng tốc lên 9% nhờ sự phục hồi của các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

    - Hàn Quốc: Kinh tế Hàn Quốc quý 3/2010 tăng trưởng chậm lại bởi đồng won tăng giá quá nhanh ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chững lại. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã công bố GDP quý 3/2010 tăng trưởng 0,7% so với quý trước đó khi GDP tăng trưởng 1,4%. Mức tăng trưởng này thấp hơn dự báo 0,8% của các chuyên gia. (So với cùng kỳ năm trước, GDP tăng trưởng 4,5%.)

    * Thông tin vĩ mô trong nước:

    - Ngày 27/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết số 2561/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2010. Quyết định này thay thế Quyết định số 2281/QĐ-NHNN ngày 27/9/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

    - 28/10, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ công bố Thông tư 22/TT-NHNN về quản lý huy động và cho vay bằng vàng đối với tổ chức tín dụng theo hướng thu hẹp đối tượng và hoạt động kinh doanh. Thông tư quy định tổ chức tín dụng được huy động vốn bằng vàng dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, được cho vay vốn bằng vàng để sản xuất, chế tác, kinh doanh vàng trang sức, không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng.

    - Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước tính đạt 6.25 tỷ USD, tăng 23.2% so với cùng kỳ 2009, trong khi đó nhập khẩu đạt 7.35 tỷ USD, tăng 8.7%. Tính tổng cộng trong 10 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 57.65 tỷ USD tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, còn nhập khẩu đạt 67.26 tỷ USD tăng 20.73%.

    - Đối với vốn đầu tư FDI, vốn đăng ký chỉ đạt 604 triệu USD, trong khi đó vốn giải ngân lại đạt 950 triệu USD, đưa số vốn giải ngân 10 tháng lên mức 8.95 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo lĩnh vực đầu tư, khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 4.06 tỷ USD đăng ký. Tiếp theo là sản xuất, phân phối điện, nước, điều hòa với tổng vốn đăng ký đạt 2.94 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng vị trí thứ ba với 2.85 tỷ USD vốn đăng ký.

    NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ:

    * Nhận định:

    Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục khép lại một tuần giao dịch trầm lắng, khi khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp và biến động của cả 2 chỉ số cũng không nhiều. Nếu tính trong cả tháng 10 thì VN-Index đã giảm 0.42%, trong khi đó chỉ số HNX-Index lại mất tới hơn 11%. Đây thực sự là một sự chênh lệch khá lớn. Điều này khẳng quan điểm của CPLS cách đây 1 tháng là các nhà tạo lập sẽ thay nhau giữ trụ trên HOSE để đỡ chỉ số VN-Index, qua đó xả ra cổ phiếu pennys vốn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro qua các lần đẩy giá (Bên HNX tập trung chủ yếu các cổ phiếu tầm nhỏ và trung nên thời gian qua chỉ số này đã bị sụt giá khá nhiều.)

    Chúng ta có thể thấy rằng giá các cổ phiếu Bluechips từ cuối năm 2009 đến thời điểm đầu tháng 10 gần như chỉ có xuống và xuống. Vì vậy việc đỡ các Bluechips với các nhà tạo lập thời điểm này có thể nói rủi ro là không lớn. Chính vì thế nếu NĐT nhìn vào chỉ số VN-Index trong tháng 10 này để đưa ra quyết định đầu tư thì không còn tính chính xác nữa khi trong tháng 10 này đã có đến 90% mã giảm giá, và cũng đã có rất nhiều mã đã giảm quá mức đáy cách đây 1 năm, mặc dù chỉ số chung lại gần như không hề giảm.

    Trong tuần qua Ngân hàng Nhà nước cũng đã ra thông báo là giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%, như vậy đây là tháng thứ 11 liên tiếp LSCB được giữ nguyên. Thông thường đây là thông tin tích cực với TTCK bởi dòng tiền vẫn không bị hút khỏi lưu thông. Tuy nhiên trong thực tế thì ngay từ đầu năm LSCB đã không còn nhiều ý nghĩa khi nó không phản ánh đúng quan hệ cung cầu trên thị trường vốn mà chỉ là một con số mang tính tham khảo nhiều hơn. Với việc chỉ số CPI 10 tháng đã gần chạm mức 8%, đi kèm với đó là việc giá vàng, đô la liên tục tăng giá, thì việc tiền đồng bị hút về ngân hàng theo đúng Chỉ thị của chính phủ ngày 12/10 là điều không khó đoán định, nhất là khi mục tiêu GDP 2010 đã gần như được hoàn thành. Chính vì thế dù giá các cổ phiếu penny đã ở mức khá hợp lý nhưng cũng không khiến các tổ chức mạnh tay giải ngân nữa, vì điều TTCKVN thời điểm này đang thực sự cần là được khơi thông dòng tiền rồi mới có thể nghĩ đến xu hướng tăng điểm của các chỉ số chứng khoán trong tương lai.

    * Khuyến nghị:

    Với diễn biến của TTCKVN trong suốt tháng 9 và tháng 10 đã qua, cùng những thông tin vĩ mô đã xuất hiện có thể khẳng định tình trạng lình xình và giao dịch nhàm chán sẽ còn tiếp diễn. Những kỳ vọng vào con đường đi tìm chân lý của VN-Index sẽ lại được các NĐT dồn vào tháng 11, nhưng điều đó theo tôi khó trở thành hiện thực. CPLS tin rằng cơ hội nếu có sẽ chỉ xuất hiện trong tháng 12 nếu không có gì quá đột biến trong thời gian tới đây. Và một sự khởi đầu tăng trong thời gian tới đây có lẽ cũng sẽ lại bắt đầu từ các Pennys chứ không phải là Bluechips như nhiều người kỳ vọng.

    Chính vì thế khuyến nghị với các NĐT lướt sóng lúc này là giữ nguyên trạng thái (nếu có nắm giữ cũng chỉ là 1 phần nhỏ) và chỉ xem xét khởi đầu cho một chu kỳ mua lướt sóng mới khi và chỉ khi thị trường sụt giảm ngược về vùng 440 điểm. Khi ấy giá cổ phiếu penny từng loại sẽ rẻ hơn thời điểm hiện tại được cỡ tầm 10%, đó là thời điểm được coi là an toàn hơn để có thể giải ngân lướt sóng.

    Dự đoán: Tuần giao dịch từ ngày 01-05.11.2010 VN-Index giao động trong biên độ từ 440-460 điểm.

    Link gốc: http://cophieuluotsong.com/nhandinh....&maDM=1&ID=353

    Chúc mọi người một tuần giao dịch mới may mắn và thành công.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC CẦU MẠNH:

    * SÀN HOSE: AGD, CTG, FPT, KAC, PGD, PTC, VNG.

    * SÀN HNX: BVG, PHH, PSI, SCL, SD5.

    CỔ PHIẾU CÓ LỰC BÁN MẠNH:

    * SÀN HOSE: AGF, CLG, DCT, DHG, DSN, KDH, LIX.

    * SÀN HNX: SDH, SHN.

    DANH SÁCH CỔ PHIẾU THEO DÕI:

    * SÀN HOSE: ASM, CTG, DRH, PTC, QCG.

    * SÀN HNX: ACB, PHH, PSI.

    CỔ PHIẾU CÓ KHẢ NĂNG ĐẢO CHIỀU NGẮN HẠN:

    * Đảo chiều giảm:

    - Sàn HOSE: FDC, VFC.

    - Sàn HNX: N/A.

    * Đảo chiều tăng:

    - Sàn HOSE: DRH, SAM, VHG.

    - Sàn HNX: NET, PSI, QNC, SHS.



    Nguyễn Trung Kiên


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-12-2016, 10:47 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 31-05-2016, 11:31 AM
  3. Trả lời: 9
    Bài viết cuối: 02-04-2015, 09:32 AM
  4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 6 năm
    Bởi vedepkieusa trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 04-07-2014, 11:23 AM
  5. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 14-10-2013, 05:23 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •