Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2017
    Bài viết
    0
    Trước hết , tôi có thể khẳng định những quan điểm này hoàn toàn là do tôi tự đánh giá về nền kinh tế và TTCK và ko phải là copy từ 1 cuốn sách nào đó và tôi cũng ko biết chúng có thuộc 1 cuốn sách nào đó hay không . Thực tế từ trước đến nay , ngoài những cuốn sách học ở phổ thông , cơ sở , tiểu học , mẫu giáo , ngoài những sách học môn kế toán hệ cao đẳng của trường ĐHKTKTCN ra thì chỉ có mấy cuốn đầu tư chứng khoán của ông William J.O'Neil với "Binh pháp Tôn Tử và 36 mưu kế" . Có lẽ quan điểm này sẽ khác rất nhiều với lý luận của những thế hệ đi trước .

    1 vài khái niệm cơ bản (tôi tự định nghĩa) :

    CP làm giá (đầu cơ) - penny : là những cp có biến động giá phụ thuộc vào 1 BBS hoặc 1 nhóm BBS hoạt động thống nhất và trực tiếp giao dịch hàng ngày . Những BBS khác ít giao dịch hơn (kiểu như cắm tiền 1 chỗ , chờ đủ kỳ vọng thì bán ra hàng loạt) hoặc vai trò của họ trên thị trường quá thấp . Những cp này có biến dộng giá mạnh theo cả 2 chiều lên và xuống . Cp penny thường nằm trong số những cp của DN hoạt động kinh doanh hiệu quả thấp , ngành nghề ko được ưa chuộng và số cp trực tiếp giao dịch trên thị trường nhỏ và giá cả của chúng có thể đc thổi phồng lên cao hơn rất nhiều với giá trị thực . Ngay cả SSI , STB , PVX đối với tôi đôi khi cũng là cp làm giá .

    Cp đầu tư - bluechips : là những cp có biến động giá phụ thuộc vào nhiều BBS khác nhau hoạt động ko thống nhất nhưng thường xuyên giao dịch trên thị trường với tư cách là những nhà tạo lập . Những cp này có biến động giá phức tạp , tăng chậm và giảm cũng chậm hơn những penny .

    Theo cách giải thích này , ko nhất thiết BCS phải là những cp lớn có vốn điều lệ lên tới hàng nghìn tỷ , thậm chí số cp trôi nổi trên TT (số cp này được tính = tổng số cp niêm yết - CP quỹ - số cp của ban lãnh đạo - số cp của cổ đông lớn , những người phải công bố thông tin trước khi mua hoặc bán) chỉ có vài triệu , thậm chí còn ít hơn cả cp làm giá (ví dụ LCG năm 2009 với PVA , SHN hiện nay) . Hầu hết những cp đầu tư được bắt đầu từ những cp đầu cơ . .



    1 chu kỳ của nền kinh tế chung và TTCK được chia làm 2 thời kỳ tăng trưởng và suy thoái cùng với qui luật cung cầu cơ bản. Thường thì các nước trên thế giới có mối quan hệ tương quan phụ thuộc lẫn nhau vào sự tăng trưởng cũng như suy thoái kinh tế nhưng biến động ko đồng nhất , phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau . Giữa các nền kinh tế càng có ít mối liên hệ về lợi ích hợp tác đầu tư càng ít chịu ảnh hưởng của nhau ; mà tiêu biểu là nhà nước quan lieu bao cấp .

    <font size="4">
    Tôi phân chia 1 chu kỳ của nền kinh tế thành 5 giai đoan và cuối của giai đoạn này chính là điểm khởi đầu của giai đoạn kế tiếp . TTCK tôi cũng chia làm 5 giai đoạn và cuối mỗi giai đoạn này , trước khi tới giai đoạn kia sẽ có sự điều chỉnh và sự điều chỉnh này phụ thuộc nhiều vào cung cầu giá cả cổ phiếu và tâm lý đắt rẻ của các NDT hơn là là sự điều chỉnh bình thường của nền kinh tế và những chính sách vĩ mô của nhà nước (nếu ko wa bất hợp lý) . Thường thấy 1 chu kỳ kinh tế nói chung và TTCK nói riêng diễn ra từ 3-4 năm ; sau vài chục năm sẽ có 1 thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất cũng như suy thoái tồi tệ nhất khi bong bóng phình rất to và nổ tung . Chính sách vĩ mô và yếu tố khác chỉ có tác động kiềm hãm hay hỗ trợ sự phát triển hoặc suy thoái của nền kinh tế và TTCK ; trừ phi những chính sách và yếu tố này wa bất hợp lý . Ví dụ : NN tăng thuế TNDN cơ bản từ 25% lên 99% - kinh tế đang tăng trưởng bất ngờ suy thoái , bạo loạn chính trị bất ổn xã hội ; chiến tranh thế giới nổ ra ; thảm hoạ tự nhiên gây hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu ... tất cả những yếu tố bất thường này mới có khả năng quyết định đến chu kỳ kinh tế .




    <font color="Blue">
    </font></font>

  2. #2
    Ngày tham gia
    Jun 2018
    Bài viết
    0

    1> Giai đoạn 1 :
    </font></font>
    a> Nền kinh tế : ngay sau khủng hoảng

    Giai đoạn này được bắt đầu khi có hàng loạt thông tin vi mô và vĩ mô ko tốt điễn ra : Thất nghiệp leo thang , DN phá sản hàng loạt ; NHNN cắt giảm LSCB tới mức thấp nhất trong vài năm trở lại ... Giải thích vấn đề này ko ji khác ngoài qui luật cung cầu quen thuộc : Đó là do trong thời kỳ tăng trưởng trước nguồn cung hàng hoá dịch vụ được đẩy lên cao đã phát sinh nhiều chi phí , trong khi lực cầu và khả năng chi tiêu đã đến mức tối thượng . Khi cơn bão suy thoái nổ ra , nhiều DN chậm phản ứng , chậm cắt giảm các loại chi phí ko cần thiết , cắt giảm qui mô sản xuất lẫn loại hàng hoá đặc biệt nhất (nguồn lao động) , cả cung và cầu đều giảm sút , đặc biệt là cầu và người lao động cũng đồng thời chính là lực cầu , DN làm ăn kém hiệu wa sẽ ko có tiền để trả lương cho công nhân kéo theo công nhân ko có tiền để đảm bảo đời sống dù là những yếu tố cơ bản nhất : ăn , mặc ở . Những khoản lợi tức tích luỹ được trong nhiều năm wa của DN nhanh chóng biến mất và đẩy DN đến bờ vực lỗ nặng , nợ nần và ... phá sản . Sự phá sản hàng loạt của DN cũng đồng nghĩa với sự giảm sút đột ngột của nguồn cung hàng hoá , dịch vụ nhân công trên thị trường . Nguồn cung ấy có thể tụt xuống 0 , nhưng lực cầu thì ko như vậy . Người ta có thể ko đi ô tô riêng , taxi nhưng vẫn phải đi bộ , xe đạp hoặc xe buýt ; có thể ko ăn sơn hào hải vị nhưng 1 ngày vẫn phải có it nhất 2 bữa cơm , áo rách tả tơi vẫn cần có cái mới để mặc ... Khi ấy , thay vì khủng hoảng thừa thì thị trường lại rơi vào khủng hoảng thiếu . Đó chính là cơ hội dành cho những DN vượt qua bão táp dần dần phát triển thành những DN lớn hơn khi nền kinh tế hồi phục . Ngoài ra đó cũng là cơ hội để nhiều DN nhỏ mới hình thành , cách tân và tiến bộ hơn tham gia vào các hoạt động kinh tế . Vào thời kỳ đầu của giai đoạn này , tâm lý của mọi người vẫn rất bi quan , ngay cả với những chuyên gia kinh tế hàng đầu , và cuối giai đoạn này mọi người mới thực sự tin tưởng rằng : nền kinh tế đang đi lên sau khủng hoảng . Cuối giai đoạn này và đầu giai đoạn sau , các DN thường có tâm lý mở rộng qui mô kinh doanh : tăng vốn , vay NH nhiều hơn để đón đầu cơ hội mới .


    b> Đối với TTCK .

    Tương tự như nền kinh tế thì TTCK đi lên trong ngờ vực của mọi người . Đại đa số mọi người lúc này đã bị kẹp nặng và giá trị trương mục đầu tư của họ đã giảm sút nghiêm trọng , đặc biệt là mất trắng khi DN phá sản hoặc huỷ niêm yết ; những người dung đòn ẩy tài chính cao chắc chắn đang nợ nần chồng chất , ko ăn đc cơm tù thì … ra sông Hồng . Bất kể một dấu hiệu tăng điểm nào của TT cũng đc coi là cơ hội để thoát hàng và sau khi thoát hàng , sẽ còn rất lâu người ta mới quay trở lại thị trường . Cơn bão tài chính nổ ra , nó sẽ cuốn phăng tất cả , mà bắt đầu là những DN làm ăn kém hiệu quả trong giai đoạn tăng trưởng trước , cp của họ trên sàn niêm yết về mo . TTCK bắt đầu hồi phục khi những DN còn tồn tại đột ngột báo cáo lợi tức tăng trưởng so với nhiều quí trước đó và so với cùng kỳ của năm ngoái . Nhiều khi TTCK hồi phục trước khi những báo cáo xuất hiên do những BBS đc lợi thế có thể thăm dò đc những thông tin nội gián từ các DN . Có thể họ ko chắc kinh tế đang phục hồi nhưng với những thong tin doanh nghiệp tốt đẹp như vậy thì có thể nói đó là cơ hội để kiếm chút tiền , hay ít nhất là đẩy giá lên và thoát hàng trước khi tin xấu ra . Cùng lúc đó thì những chính sách vĩ mô tích cực của NN xuất hiện : cắt giảm LSCB để kiềm chế lạm phát , cắt giảm thuế TNDN , gói kích cầu .. mặc dù những chính sách này thường có độ trễ nhất định và ko phản ứng kịp thời với diễn biến thị trường .

    <font size="4"> Đầu và giữa của giai đoạn này , dòng tiền sẽ tập trung vào những mã cp siêu phòng thủ (ngân hàng , chứng khoán , lương thực , y tế …) , và đặc biệt là cp của những DN có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng , thường thuộc khối nguyên vật liệu : cao su , sắt thép , nhựa … Những cp này sẽ tăng mạnh nhất khi TT hồi phục và với kết quả kinh doanh tốt , nó nhanh chóng đc quan tâm bởi nhiều cá nhân tổ chức và trở thành BCS , dù số cp trôi nổi chỉ có vài triệu . Những cp khác thuộc ngành nghề ít được ưa chuộng và kết quả kinh doanh tầm thường sẽ xếp sau về khả năng tăng giá cũng như tính thanh khoản . Đây cũng là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ và BDKT đc thể hiện bởi đường xu thế dốc cao .


    <font color="Blue"> Cuối giai đoạn này , dòng tiền bắt đầu có sự chuyển hướng từ những BCs sang PNs khi các nhà đầu tư nhận thấy những BCs đã tăng giá mạnh và đã xuất hiện ngày cang nhiều BBS tham gia . Cạnh tranh về miếng ăn - lợi ích đã khiến cho những cp này ko còn giữ mức tăng mạnh như trước dù kế quả kinh doanh của DN vẫn rất triển vọng . Điều này càng đúng đối với những DN đồ sộ , tiêu biểu là ngân hang , chứng khoán , bảo hiểm . Dòng tiền mới chuyển sang những cp của DN bé hơn , có mức giá rẻ mạt , bắt đầu từ những DN có kết quả kinh doanh tương đối tốt , sau cùng kể cả những DN làm ăn kém hiệu quả , thua lỗ . Biến động giá của các penny phụ thuộc vào 1 số ít BBS hoặc nhiều BBS hoạt động thống nhất và giao dịch trực tiếp hàng ngày nên nó có biến động lớn theo cả 2 chiều lên và xuống . Hầu hết trong số đó là lợi dụng lòng tham của bộ phận NDT cá nhân ham rẻ , ham lợi tức đột biến dù rằng rủi ro rất cao và kẻ thao túng có thể lướt lát sóng ngắn rồi thoát hang , đưa cục than hồng tới tay nhỏ lẻ lao vào đúng đỉnh ; giá cp sẽ giảm mạnh kèm theo thanh khoản kém . Tôi gọi đó là làm giá ko thanh khoản và thường áp dụng với cp có số cổ phần trôi nổi trên thị trường dưới 1 triệu .. 1 kiểu làm giá khác đc mọi người ưa thích hơn là làm giá thanh khoản . Vẫn là số BBS hoạt động thống nhất , giao dịch hang ngày và duy trì thanh khoản (kể cả thanh khoản ảo do mua tay trái - phải) , thường áp dụng với DN có số cp khá lớn . Nếu như ở cp làm giá ko thanh khoản , BBS ko nhất thiết phải quan tâm đến chỉ số cơ bản , đến triển vọng của DN ; thì ở cp làm giá thanh khoản , BBS phải xem xét đủ . vì 1 khi đã bỏ tiền vào những DN này họ sẽ xác định trở thành CD chiến lược và đầu tư dài hạn . Nếu họ đúng , DN làm ăn tốt sẽ liên tục cho ra những thong tin hỗ trợ , kích thích ko chỉ nhỏ lẻ mà cả nhiều cá lớn khác tham gia . Khi ấy họ mới có thể thoát toàn bộ số cp mình nắm giữ . Trường hợp này giống y chang với những cp làm ăn tốt nhất thời kỳ hậu khủng hoảng - thời kỳ đầu giai đoạn 1 mà tôi đã nói ở trên . Biến động giá của cp làm giá thanh khoản vẫn có thể mạnh như cp làm giá ko thanh khoản nhưng thanh khoản đc duy trì nên cá nhỏ ko bị rơi vào tình trạng ôm bom (lúc mua thì mua được và lúc bán thì vẫn bán được) . Phần cuối của giai đoạn này thị trường vẫn đi lên nhưng ko mạnh bằng giai đoạn trước . Kết thúc của giai đoạn này TT sẽ rơi vào điều chỉnh theo qui luật cung cầu khi có nhiều BBs chốt lãi .

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jun 2018
    Bài viết
    0
    1> Giai đoạn 2 : giai đoạn đi lên ổn định và có điều chỉnh bình thường . </font></font>

    a> Đối với nền kinh tế chung :

    Như tôi đã nói ở trên thì cuối giai đoạn 1 và đầu giai đoạn 2 , khi sự hồi phục của nền kinh tế trở lên rõ rang và các DN lại thi nhau tăng vốn , mở rộng kinh doanh . Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt từ các DN ; thị phần liên tục đc chia nhỏ ra . Nguồn cung tăng lên nhưng tăng mạnh hơn lực cầu kết hợp với khả năng chi tiêu đã khiến cho nhiều DN gặp khó khăn . 1 số người bi quan còn cho rằng : nền kinh tế có thể rơi vào 1 cuộc suy thoái mới . Trên thực tế nền kinh tế vẫn đi lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với thời kỳ trước , và các DN sau khi tăng vốn mở rộng kinh doanh sẽ vội vàng cắt giảm phần nào để tránh rơi vào vòng xoáy thừa sản phẩm lúc trước (tâm lý là vậy) ; tỷ lệ thất nghiệp có thể gia tăng nhưng mức tăng ko lớn và chỉ là tạm thời . LSCB cũng có thể được cắt giảm đôi chút , … nhưng nhìn chung chính sách vĩ mô thường chậm hơn so với thị trường . Cuối giai đoạn này , nền kinh tế sẽ bắt đầu 1 quá trình leo thang mạnh mẽ nhất của lực cầu , và nguồn cung cũng dần đc đẩy lên cao .

    b> Đối với thị trường chứng khoán :

    <font size="4">Thời kỳ đầu , cả thị trường sẽ hồi phục từ đáy điều chỉnh , nhưng ko phải sẽ vượt đỉnh cũ nhanh chóng . Sau khi cả penny lẫn BCs cùng hồi phục 1 thời gian , cũng có điều chỉnh ngắn thì dòng tiền sẽ có sự chuyển hướng tập trung vào PNs . Lúc này so với PNs thì những BCs đã có giá quá cao , và với tình hình nền kinh tế chung thì tốc độ gia tăng lợi doanh thu và lợi nhuận đã giảm , thậm chí là giảm mạnh đối với những DN mà trước đc hưởng lợi từ hang tồn kho giá rẻ hoặc những gói hỗ trợ kinh doanh của Nhà Nước đã kết thúc . Hơn nữa các BCs được quá nhiều BBS hoạt động riêng rẽ , cạnh tranh nhau từng bước giá nên biến động giá ko lớn , trừ phi có khoản lợi nhuận và doanh thu đột biến nào đó phát sinh . Khi ấy , dòng tiền thông minh sẽ chuyển đến những cp đầu cơ – làm giá có biến động giá cụ thể hơn , tất nhiên là cả 2 chiều lên và xuống , nhưng nếu DN ko làm ăn lỗ thì chiều lên vẫn áp đảo chiều xuống ; Thị trường tiếp bước cuối giai đoạn 1 . Trên BDKT thì giai đoạn này đường xu hướng của TT có dạng gần như 1 đường thẳng đi lên , có lên , có xuống nhưng lên ko nhiều hơn xuống là bao .


    <font color="Blue"> Thời kỳ cuối , khi các PNs đã có giá cao (nhưng thường ko bằng BCs) trong khi kết quả kinh doanh ko phù hợp với giá cả , người ta lại nghĩ đến những BCs trước kia ít đc quan tâm . Dòng tiền lại có chuyển hướng vào BCs (kể cả BCs mà lúc mới đây còn là penny làm giá) đang có giá thấp hơn giá trị thực có so sánh với các PNs và tình hình kinh doanh dần sang sủa hơn . Thị trường vì thế mà đi lên mạnh mẽ hơn về cả giá trị số liệu lẫn tính thanh khoản (BDKT có dạng đường chéo đi lên) . Lúc này song Penny xảy ra ko thường xuyên hơn và phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ như : song sách vở trước và ngay khi bắt đầu năm học mới , sóng bánh kẹo cuối năm trước tết … Kết thúc giai đoạn này là thời kỳ điều chỉnh giá của cả thị trường . Nguyên nhân của nó ko ji khác ngoài tương quan cung cầu cổ phiếu khi giá cả lên cao và nhiêu BBS có xu hướng chốt lời hang loạt .

  4. #4
    Ngày tham gia
    Jan 2024
    Bài viết
    18

    1> Giai đoạn 3 : Giai đoạn tăng trưởng thần kỳ và những mầm mống của suy thoái xuất hiện </font></font>

    a> Đối với nền kinh tế chung :

    Đầu của giai đoạn này , nền kinh tế có sự tăng trưởng thần kỳ , tăng vọt về cả chất lẫn lượng của hàng hoá , nhu cầu và khả tăng chi tiêu . Có thể thấy trong thời kỳ này : LSCB liên tục được đẩy lên cao , kèm theo tỷ lệ thất nghiệp giảm dần , DN ko cần thiết nhiều đến những chính sách vĩ mô của NN mà vẫn đi lên . Liên tục xuất hiện những báo cáo quí ấn tượng . Sự lạc quan dần bao trùm . Khi ấy , để đáp ứng nhu cầu của nhân dân các DN sẽ ồ ạt tăng vốn mở rộng kinh doanh tạo ra nguồn cung ngày càng lớn trên thị trường .

    Giữa của giai đoạn này : tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại và khoản tiền đầu tư để mở rộng kinh doanh đã sẵn sang cho ra những lô sản phẩm đầu tiên . Tỷ lệ thất nghiệp giảm tới mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại ; LSCB cũng cao nhất (có thể có độ trễ nhất định tới thị trường) . Đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dung có khả năng chi trả , lực cầu đạt đến tối thượng .

    Cuối của giai đoạn này , TT bắt đầu đi xuống khi nguồn cung ồ ạt xuất hiện trở lên thừa mứa . Đây cũng là điểm khởi đầu khủng hoảng thừa của nền kinh tế với tỷ lệ lạm phát cao trong khi tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm . Tuy nhiên các DN sẽ ko cắt giảm qui mô ngay lập tức . Nguyên nhân vẫn như cũ : ảnh hưởng từ quá khứ , từ giai đoạn 2 . Cũng thật khó khi vừa mới mở mang chưa đc bao lâu đã phải thu hẹp qui mô , kèm theo sự lãng phí quá mức . Các DN có chiều hướng chấp nhận khoản chi phí này và chờ đợi sự hồi phục mạnh hơn của nền kinh tế (như hồi cuối giai đoan 2 , đầu giai đoạn 3)

    b> Đối với thị trường chứng khoán :

    <font size="4"><font color="Blue">Cũng như nền kinh tế chung , sau điều chỉnh giá cả các loại cổ phiếu hồi phục và có thể đi ngang 1 thời gian , sau đó sẽ tới quá trình leo thang mạnh mẽ nhất , những khoảng trống kiệt sức liên tục xuất hiện hang ngày , hang tuần liên tiếp mà bắt đầu là từ những BCs , sau lan rộng ra nhiều PNs , kể cả những cp kém chất lượng (các chỉ số gần như tăng hết biên độ) ; BDKT là những đường đốc đứng lên xuống . Tâm lý của các NDT trong giai đoạn này trở lên hưng phấn cao độ . Chủ đề đầu tư chứng khoán như 1 kênh đầu tư “an toàn” và sinh lợi lớn lan toả nhà nhà , người người , bất kể là đại gia , tri thức , hay bà bán nước , ông bảo vệ … Nhiều người khi chứng kiến khoản đầu tư của mình liên tục sinh lời , sau 1 tháng , 2 tháng … giá đã tăng gấp đôi , gấp ba … đã tự phụ cho rằng bản than mình là người tài giỏi và hô hào toàn thể mọi người tham gia cùng kiếm lời . Khi tới 1 ngưỡng giá cao chót vót nào đó chắc chắn sẽ có hoạt động chốt lời hang loạt . Nhiều NDT lớn - những con bạc lớn đầu tư dài hạn ắt hẳn sẽ nghĩ đến hoạt động chốt lời toàn tập . Thời kỳ này TT biến động rất mạnh theo cả 2 chiều lên và xuống , bất kể penny hay blue ; nhưng với blue thì có lực đỡ hơn từ nhiều BBS khác nhau nên có thể xuất hiên từ 1-2 biến động hồi phục rõ rang , và tạo nên cấu trúc kỹ thuật “Song Đỉnh” hoặc “Đỉnh - Đầu – Vai” (hoặc Vai - Đầu – Vai tuỳ theo cách hiểu của mỗi người) . Tuy nhiên khi nền kinh tế vĩ mô hay vi mô cấp từng doanh nghiệp đi xuống thì TTCK cũng ko thoát khỏi nguy cơ đi xuống trầm trọng , hồi phục kém và áp lực bán ra ngày 1 lớn .


  5. #5
    imported_vncharles02 Guest

    1> Giai đoạn 4 ; Nền kinh tế đi vào suy thoái trong ngờ vực và người ta liên tưởng đến 1 sự điều chỉnh bình thường (thay vì bất thường) của thị trường . </font></font>

    a> Đối với nền kinh tế chung :

    <font size="4">Nền kinh tế chung đi xuống trong sự nghi ngờ của mọi người cũng như các DN về 1 sự điều chỉnh bình thường của TT . Đầu giai đoạn này , các DN chưa vội cắt giảm đủ loại những chi phí ko cần thiết và khoản lợi nhuận tích luỹ từ nhiều năm trước đc dùng để bù lỗ . Thậm chí 1 vài DN còn tính đến chuyện tăng vốn để “đón đầu cơ hội trong tương lai” . Cuối giai đoạn này , tình hình trở lên khó khăn hơn và người ta bắt đầu cắt giảm những chi phí ko cần thiết rồi đến cắt giảm qui mô sản xuất cũng như qui mô hàng tồn kho … và dần dần người ta cũng nhận thấy điều ji đang xảy ra .


    <font color="Blue">b> Đối với TTCK :


    Thời kỳ đầu nhiều NDT vẫn cho rằng nền kinh tế vẫn rất ổn và khoản lợi nhuận từ các DN giảm xuống cũng giống như giai đoạn 2 từng có . TT sẽ đi lên , hồi phục trở lại . Thời gian trôi wa , khi vĩ mô và vi mô tích cực ngày càng ít ; tiêu cực ngày càng nhiều ; từ tâm lý nghi ngờ , lo lắng rồi sợ hãi và hoảng loạn , lệnh bán như mưa chất ngày càng nhiều từng ngày , dòng tiền lúc này hầu hết là đứng ngoài thị trường , số ít là với tới những cp phòng thủ cơ bản : lương thực , thực phẩm , dược phẩm , y tế . Cuối giai đoạn này TT có thể có sự hồi phục nhưng ko phải hồi phục từ kinh tế vĩ mô , mà là từ tâm lý bắt cá chỗ cạn từ những kẻ thao túng thị trường đang đứng ngoài cũng như nhứng BBS vẫn đang kẹt hàng mong muốn đẩy lên để tháo chạy . Tâm lý cá nhân vẫn ngự trị và hầu hết NDT nhỏ lẻ sẽ bán sạch cp vào tay BBS ; đứng ngoài TT ít lâu rồi mới lại lao vào (thường lao vào đúng đỉnh) với hi vọng cp sẽ vượt lên đỉnh cũ và người ta có thể bán lại với mức giá hoà vốn .

  6. #6
    imported_vncharles02 Guest
    1> Giai đoạn 5 : Suy thoái đã rõ rang , mọi người chạy loạn , thất nghiệp gia tăng , …</font></font>

    a> Đối với nền kinh tế chung .

    <font size="4">Tâm lý hoảng loạn bao trùm và người ta giờ đã hiểu nền kinh tế đang đi xuống , đang suy thoái chứ ko phải sự điều chỉnh bình thường . Ngoài việc cắt giảm những chi phí ko cần thiết , cắt giảm qui mô sản xuất … thì cuối cùng là cắt giảm đến nhân tố quan trọng nhất : nguôn lao động với mong muốn thoát khỏi cơn bão khủng hoảng . Những DN làm ăn kém hiệu quả trong giai đoạn trước sẽ là những nạn nhân đầu tiên của suy thoái kinh tế . Hàng loạt những DN phá sản (hoặc giải thể) liên tục đc công bố và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao . LSCB cũng đc điều chỉnh giảm xuống mức thấp nhất để kiềm chế lạm phát và khôi phục kinh tế .


    <font color="Blue">b> Đối với TTCK


    Sau thời kỳ điều chỉnh tăng , TTCK tiếp tục đi xuống mạnh mẽ với tính thanh khoản thấp dần . Cuối thời kỳ này cũng là lúc tính thanh khoản đc cải thiện khi bắt đầu có những BBS lao vào bắt đáy những cp tốt nhất , có kết quả kinh doanh tốt . 1 chu kỳ mới bắt đầu . Và với những NDT sau khi đã thoát hang thì đây dường như là cơ hội để giữ lại phần tiền rất nhỏ nhoi và sẽ rất rất lâu sau họ mới trở lại thị trường .

  7. #7
    Guest
    1 vài quan điểm khác : </font></font>

    Thao túng giá cổ phiếu , cần có cái nhìn khách quan :

    Những cp lớn hiện nay thường có xuất phát điểm là những cp nhỏ , đầu cơ , dễ thao túng giá . Nhờ hoạt động kinh doanh tốt , nhờ mọi ngươi quan tâm đến cp của mình , nhờ TTCK mà DN có thể huy động vốn để mở mang SXKD . Từ đó những cp nhỏ trở thành cp lớn .

    Cp đầu cơ khác cp đầu tư chẳng qua chỉ là : Cp đầu cơ là những cp có 1 hoặc 1 số BBS hoạt động thống nhất và trực tiếp giao dịch , điều khiển giá cả hàng ngày . Cp đầu tư là cp có nhiều BBS hoạt động riêng biệt và điều hành giá cả từng ngày ; nên bọn này có xu hướng thanh khoản hơn ; giá cả có thể vì thế mà tăng giảm ổn định . Do vậy , nếu ko có BBS đầu tiên nhảy vào đt/đc cp nhỏ thì sao có người thứ 2 , 3 ; cũng như ko có gốc thì sao có ngọn .

    <font size="4"> Quyền mua bán cp là của mỗi người , chả ai ép đc . Rủi ro thua lỗ ư ? Chơi cổ cánh nào mà chả thua lỗ đc . Blue hay penny cũng vậy cả . Người ta chơi penny rủi ro cao nhưng cơ hội LN lớn (cá nhân tôi h chơi penny suốt )

    <font color="Blue"> Vì thế , việc ngăn cấm hoạt động làm giá là đi ngược lại với sự phát triển của TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung . Những ji mà các cấp có thẩm quyền nên và chỉ nên làm là minh bạch hoá thông tin , tránh hoạt động thông tin nội gián và trừng trị nghiệm khắc thông tin nội gián và giao dịch chui .

  8. #8
    Guest
    Nhận định chiều hướng thị trường hiện nay : </font>

    <font color="Blue">Hiện nay dòng tiền tiếp tục tập trung vào các PNs . Đó là cơ hội cho mọi người nếu biết lao vào đúng sóng ; nhưng rủi ro rất lớn khi vào ko đúng lúc . Vì vậy tôi khuyến nghị mọi người nên tham gia vào những cp làm giá có thanh khoản , có kết quả kinh doanh ko quá tệ (ko bị thua lỗ) , đặc biệt là lỗ trên 2 năm liên tiếp vì cp của những DN này có chiều hướng tăng rất mạnh trước khi bị huỷ niêm yết rủi ro mất trắng tài khoản . Giai đoạn này diễn ra trong bao lâu thì tôi ko biết , nhưng có điều mà tôi chắc chắn là kết thúc giai đoạn này , PNs rơi vào thoái trào và BCs lên ngôi và diễn biến thị trường ko phải phụ thuộc vào hành động của một số ít những BBS nào đó . Khi BCs cũng đảo chiều thì đó là lúc 1 chu kỳ tăng giá kết thúc(sóng 3 sơ cấp của thời bull market ) ; chứ ko phải nhận định của ông Nguyễn Duy Hưng : “ khi những PNs đảo chiều cũng là lúc 1 chu kỳ tăng giá kết thúc” . Xét cho cùng thì thời điểm này có TSC đã hành động đúng với thị trường chung và đã gia tăng giá trị trương mục đầu tư , những BBS khác ko nhìn nhận đúng xu hướng sẽ thua lỗ , hay ít nhất là chôn vốn lâu ngày . Đè thị trường xuống chỉ tổ thiệt người , hại mình chứ chẳng giải quyết được ji cả . [IMG]images/smilies/mad.gif[/IMG][IMG]images/smilies/mad.gif[/IMG][IMG]images/smilies/mad.gif[/IMG][IMG]images/smilies/mad.gif[/IMG]

  9. #9
    ohknkjdi94 Guest
    Bài dài lắm ! Hi vọng mọi người đọc kỹ . Chắc cũng vêu mồm ấy chứ ! [IMG]images/vietstock/smilies/p.gif[/IMG]p[IMG]images/smilies/tongue.gif[/IMG]

  10. #10
    Guest
    Tàu khựa hôm nay lao dốc 5%, Nhật lùn giảm hơn 2%. Tây lông mới mở mắt mất máu trên 1%.....lết ba chân hết...mệ.....vni 450 là cái chắc...


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 07-01-2014, 10:56 AM
  2. Quan hệ ngân hàng - địa ốc: Chung một xuồng
    Bởi imported_chinh92 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 07-05-2012, 03:34 AM
  3. Đại biểu - doanh nhân lạc quan hay bi quan về kinh tế?
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 30-10-2011, 10:53 AM
  4. Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn tới TTCK Việt Nam
    Bởi imported_kysybongdemictu trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 30-07-2010, 12:54 PM
  5. Quan điểm của nhà nước về TTCK - Các nhà đầu tư an tâm nhé.
    Bởi khiemnv.iart trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 31-03-2007, 11:33 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •