Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 16
  1. #1
    Guest


    Hiện tại tính thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp hy vọng sau tết âm lịch sẽ có nhưng tín hiệu tốt để nhà đầu tư còn hy vọng vào kênh đầu tư này??? Theo em đầu tư vào Vàng hiện nay là oke nhất.[:chocque].[:chocque].[:chocque].[:chocque]

  2. #2
    imported_danhdang08 Guest


    Bài viết này sử
    dụng những nguồn tư liệu có thật từ trí nhớ của tác giả chính vì vậy không tránh
    khỏi sự trùng khớp với quá trình đầu tư của một cá nhân hoặc một nhóm người nào
    đó, nếu là như vậy tác giả xin cam đoan đây chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên, chắc
    chắn không dùng để phê phán hoặc đả kích bất kỳ ai. Mục đích của bài viết hoàn
    toàn không có chủ ý gì ngoài việc cung cấp cho cộng đồng một nguồn tư liệu thật...



    Tính tới ngày
    hôm nay có thể nói năm 2008 đen đủi đang khép lại và năm 2009 đang mở ra với một
    tương lai vô cùng mờ mịt. Trải qua sự tra tấn liên tục trong hơn một năm qua đa
    số nhà đầu tư chứng khoán đã cảm thấy mệt mỏi vì chán ngán khi ai đó nhắc tới
    hai chữ "chứng khoán". Nhắc lại kỹ niệm cũ là điều mà những người mềm yếu hay đem
    ra để tìm kiếm một sự khiển trách bản thân và tự an ủi mình bằng câu cửa miệng đáng
    thương "thêm một lần kinh nghiệm" Mặc dù không muốn đụng chạm tới nỗi buồn của
    cá nhân ai nhưng để bài viết có "hồn chứng khoán" tôi xin điểm lại chút tình hình
    hai năm về trước nhằm làm nổi bật hình ảnh tương phản của tình hình thị trường
    hiện tại và tâm lý của cộng đồng đầu tư trong quá khứ...



    Hơn một năm về
    trước giới tài chính hào hứng hơn bao giờ hết khi lạc quan bàn luận về thị trường
    chứng khoán bởi khi ấy "chứng khoán" chính là con gà đẻ những quả trứng bằng vàng,
    trong mọi cuộc họp mặt từ công sở hay quán cafe, thậm chí ngoài chợ rau, mọi người
    thường hỏi nhau xem sàn lên xuống bao nhiêu điểm. Trên khắp các mặt báo lá cải
    bắt đầu xuất hiện những bài viết xiêu vẹo về thị trường tài chính, nền kinh tế
    với những diễn biến mới từ sự hội nhập "Opéc" hay Việt Nam là thành viên của "WC"
    được các anh, các chị của đủ loại tầng lớp tri thức đem ra bàn luận và tranh cãi.
    Sự sôi động trên sàn lan toả tới khắp các tầng lớp và thu hút hàng triệu người
    quan tâm rồi tham gia, trên sàn chứng khoán làn sóng người bon chen mang tiền lên
    nạp vào tài khoản và rồi xô đẩy nhau để tranh giành việc đặt lệnh mua bán...



    Giá chứng khoán
    không ngừng tăng lên theo cấp số cộng cùng với sự lên điểm liên tiếp của VnIndex.
    Lúc bấy giờ bác TĐS (Nguyên Chủ tịch UBCKNN) lỡ miệng nói thị trường tăng quá nóng
    thì lập tức bị đám đông công chúng những nhà đầu tư tay to, tay nhỏ chửi đôm đốp
    vào mặt đến nỗi vuốt không hết nước bọt. Trên khắp các mặt báo những tay phóng
    viên chuyên viết về "thú y" cũng đổi nghề chuyển sang chuyên mục "chứng khoán nóng".
    Hàng loạt tờ báo tăng thêm trang viết về thị trường. Đặc biệt cuối năm 2006, tối
    thứ tư hơn 11h đêm mọi người vẫn nườm nượp xếp hàng để đợi mua bằng được tờ báo
    chứng khoán phát hành vào sáng ngày hôm sau. Trên truyền hình từ VTV, VTC,
    VCTV...thời lượng phát sóng các chuyên mục chứng khoán chiếm đáng kể trong các giờ
    vàng. Lúc bấy giờ nhiều anh em có người là bác sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư...tất cả đều
    ngồi trên sàn cho tới lúc quyết định bỏ công việc nhà nước để lên sàn lướt lát
    kiếm tiền bởi họ có cùng suy nghĩ...làm bác sỹ ở Bạch Mai hay làm kỹ sư trưởng công
    trình xây dựng một năm không kiếm bằng một tuần ngồi sàn.



    Giấc mộng chứng
    khoán thật đáng sợ và nếu không có ngày hôm nay thì có lẽ nhiều người vẫn còn lầm
    tưởng mình với thiên tài "bốc phét" hay "li vơ mo" bởi mới năm kia thôi trong mắt
    người chồng họ chỉ là mụ vợ già ăn tàn phá hại thì năm ngoái họ đã là thiên tài
    kiếm tiền như nước hay như mới hôm nào lão
    chồng *** *** của mụ chỉ biết kiếm tiền lẻ từ việc bòn rút từng đồng từ cái nghề
    thu thuế các nhà hàng và động chứa mại dâm thì năm ngoái lão oai phong với bàn
    tay to đập từng tờ giấy lệnh mua bán trên sàn để mỗi ngày kiếm về 5-10%. Các "đại
    da" tay to được tung hô hoành tráng trên khắp các mặt trận, từ báo chí tới truyền
    hình và danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam ra đời, rồi thì tứ đại công tử
    tiêu tiền như đốt rùm beng trên khắp các tờ thời báo Việt Nam...tất cả họ đều giàu
    thêm từ chứng khoán.



    Chứng khoán
    khi ấy đã mang lại cuộc sống hào nhoáng cho biết bao người với đủ loại tầng lớp
    từ trí thức tới con nghiện, trong đó đáng chú ý nhất là phi đội cò. Hai năm về
    trước các cò béo tốt lắm vì mỗi lô môi giới dưới 10 triệu không thèm làm trong
    khi mỗi ngày có thể làm từ 5 tới 20 lô, chính vì vậy nhiều cò con nhanh chóng
    phất lên và trở thành cò mẹ...một phần thiết yếu của giới "đại da" chứng khoán.



    Trở lại tình hình
    hiện tại không cần tác giả phải nói chắc ai chơi chứng khoán đều thuộc lòng "lại
    về cái máng lợn". Mọi người thường an ủi nhau "thôi thì đi lên từ cây mía" đa số
    các anh hào chơi chứng đều đã thất nghiệp, khá nhiều người mất hết nhà cửa, số
    còn lại phân nửa đều trở thành con nợ và các phi đội cò to lớn ngày xưa giờ chỉ
    ăn cháo cầm hơi. Tình hình kinh tế thế giới suy thoái là nguyên nhân nhưng quan
    trọng hơn để đa số nhà đầu cơ Việt Nam cảm thấy run tay và mất đi tự tin trong
    lúc này bởi họ không còn tin vào nhận định của chính mình. Phật đã dạy "kẻ thù
    lớn nhất đời người là chính mình" bao nhiêu lần đứt tay do bắt dao rơi đã ăn mòn
    ý chí và tâm huyết nghèo nàn của những thiên tài. Những thiên tài bắt đầu lầm dầm
    cầu nguyện với câu "quay đầu là bờ". Nhưng hỡi ôi khi nhà đã cầm, tiền vay nợ
    ngân hàng sắp đáo hạn thì bờ là đâu ? sang gần tới bờ sông bên này rồi chẳng nhẽ
    quay lại...VNI đã gầy gò như xác thằng nghiện sắp đem chôn còn gì tương lai nữa.



    Năm cũ sắp đi
    qua và ngài Obama sắp nhậm chức, một số kẻ chai lì nhất lại thì thụi rỉ tai
    nhau "Kinh thế thế giới sẽ hồi phục trong mai kia" và mơ ước ngày mai nắng lên để
    tiền lại đẻ ra tiền. Vậy nhưng với tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh trên toàn thế
    giới, niềm tin tiêu dùng của người Mỹ đang trên đà xuống dốc không phanh khi mới
    năm ngoái các gia đình Mỹ đều có sở thích sử dụng tối thiểu hai ngôi nhà thì
    nay họ đang chờ bán từng ngôi nhà thừa của mình. Theo thống kê mới nhất thì cứ
    54 gia đình thì có một gia đình không nơi nương tựa. Chính bởi sự ảm đạm đó nên
    doanh số bán ôtô của các tập đoàn thấp chưa từng có, doanh số tiêu dùng Mỹ thấp
    kỷ lục vậy nên hàng loạt công ty đang thoi thóp bất lực trong giai đoạn tối tăm
    mờ mịt mà không biết số phận sẽ đi về đâu. Với tình hình bi đát như vậy thì tương
    lai kinh tế toàn cầu còn xa vời vậy chứng khoán Việt Nam thì sẽ ra sao? chắc chắn là chẳng
    thể tốt đẹp hơn trong nữa năm tiếp theo.



    Trong bối cảnh
    nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trên bờ vực suy
    thoái, nhiều người đã và sẽ trở thành nạn nhân của sự phá sản và bị đào thải khỏi
    thị trường khắc nghiệt. Năm 2008 qua đi và năm 2009 đang tới với những khó khăn
    hơn chính vì vậy còn nhiều các tập đoàn chờ phá sản trong trương lai là không
    thể phủ nhận, tuy nhiên nhiều điều không thể lại trở thành có thể. Chứng khoán
    cũng có bốn mùa "Xuân, hạ, thu, đông", quy luật thịnh suy đã có từ muôn đời chính
    vì vậy đông qua thì xuân lại sẽ tới. Tác giả không tin kinh tế thế giới sẽ hồi
    phục ngay trong năm 2009 tuy nhiên khả năng sớm hồi phục là điều hoàn toàn có
    thể bởi kinh nghiệm vượt qua suy thoái thời kỳ 1929-1933 chắc chắn đã dạy người
    Mỹ cách triển khai hợp lý cách giải cứu nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn tối tăm.




    Tết cổ truyền
    của dân tộc đang tới, mẹ đã bắt đầu rục rịch gói bánh trưng, các em nhỏ bắt đầu

    sướng run lên vì sắp được nghỉ học. Mai đào đang bắt đầu nở rộ và đâu đó trên bầu
    trời bầy chim én bắt đầu chao liệng...xuân xuân đã về. Một năm mới với hi vọng mới,
    tất cả chúng ta "hãy quẳng ghánh lo đi mà vui sống". trong ngắn hạn có thể đường
    còn tối tăm nhưng năm mới đến biết đâu tia sáng cuối đường mòn sẽ xuất hiện vào
    lúc không ai ngờ tới... Kính chúc cộng đồng đầu tư một năm nhiều sức khoẻ để sang
    năm tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ.



    Trần Bình Minh
    - Công ty Đại Long

  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2024
    Bài viết
    10
    giờ nhiều người bi quan quá nhỉ, chắc bán hết cổ phiếu rồi! Những người cần bán chẳng nhẽ đợi đến giờ mới bán sao?! [:P]

  4. #4
    imported_danhdang07 Guest


    [quote user="dungtp"]

    Hiện tại tính thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp hy vọng sau tết âm lịch sẽ có nhưng tín hiệu tốt để nhà đầu tư còn hy vọng vào kênh đầu tư này??? Theo em đầu tư vào Vàng hiện nay là oke nhất.[img]http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-99.gif" alt="rouse">...

  5. #5
    imported_danhdang07 Guest


    Tiêu
    đề topic nghe có vẽ buồn cười nhưng suy đi nghĩ lại thì thấy nó hoàn
    toàn đúng, tôi lấy tiêu đề cho bài viết mang tính sẻ chia này là: "PTKT
    giỏi nhưng chơi mãi vẫn lỗ"
    Ở Việt Nam dân đầu tư chứng khoán, đầu
    tư vàng phần lớn mới biết tới PTKT với các công cụ như Metatrader4,
    Amibroker, TradeStation8x, ELW7.x, AlphaOmega, Bestchart, MetaStock,
    Alphabeta+ ..v.v.. có khoảng gần 200 phần mềm PTKT nổi tiếng khác nhau
    và mỗi phần mềm có những nhóm Inđicầytơ với những tính năng đặc biệt
    gọi là chỉ báo sớm, chỉ báo chậm, chỉ báo tương đối, chỉ báo cũng
    cố…v.v..
    Ở Mỹ PTKT là công cụ không thể thiếu của một trader và
    trường phái chuyên ứng dụng PTKT vào đầu tư đã tồn tại hàng trăm năm,
    nhiều người nổi tiếng khắp thế giới với những chiến lược phân tích
    trong đầu tư như: John Murphy, Livermoor, George Soros, Peter Lynch
    v..v. họ là các nhà đầu tư, đầu cơ vĩ đại nhất trong lịch sử loài người
    và được cộng đồng tài chính tôn thờ để từ đó các cuốn sách về Technical
    Analysis of the Financial Markets..v.v.. được ứng dụng vào thực tiễn và
    xây dựng lên các công cụ kỹ thuật nhiều bổ ích. Có tới 40% số nhà đầu
    tư trên thị trường tài chính am hiểu về các công cụ PTKT cơ bản và
    trong số đó có không ít người là những chuyên gia phân tích chuyên sâu.
    Vậy
    nhưng theo thống kê của các “broker Hose” thì số người chiến thắng trên
    Forex Market chỉ là là 9,27%, tại Gold Market là 12.46% và Stock là
    19,3%. Con số này cho thấy ở một thị trường gồm các nhà đầu tư đã trải
    qua nhiều kinh nghiệm hoặc được đào tạo bài bản như thị trường: Anh,
    Mỹ.. dù rất nhiều người phân tích giỏi nhưng có tới 90% là những người
    thua lỗ.
    Đọc tới đây có lẽ nhiều người tự hỏi “Tại sao giỏi mà chơi
    vẫn thua lỗ” bằng một chút kinh nghiệm của bản thân tôi xin đưa ra một
    vài trong số hàng ngàn các nguyên nhân thua lỗ của một trader. Họ thua
    lỗ không phải sách dạy sai hay những chuyên gia hàng đầu truyền đạt
    kinh nghiệm không đúng.
    Nguyên nhân thua lỗ của các trader giỏi
    thì có vô vàn, một trong số đó là rủi ro trong việc lựa chọn “Broker
    Hose” nếu bạn lựa chọn một nhà cái nhỏ không đủ uy tín để thực hiện
    nghiệp vụ hedging tức là bạn sẽ đánh bạc mà đã đánh bạc với nhà cái thì
    cơ hội chiến thắng của bạn gần như không có vì phần mềm do họ cung cấp,
    chỉ cần một mẹo nhỏ là lệnh của bạn bị treo hoặc phạm sai lầm dẫn tới
    việc mất tiền oan hay thậm chí phá sản. Đó là rủi ro thường thấy khi
    trade trên thị trường FX, còn các thị trường khác như thị trường chứng
    khoán thì năm 2008 vừa qua một số công ty chứng khoán vừa môi giới lại
    tự doanh và nhiều vụ lộn xộn, kiện tụng đã xảy ra. Riêng về thị trường
    vàng đặc biệt có sàn A..B tôi chứng kiến những khách hàng cháy tài
    khoản sau một đêm mất vài tỉ mà lỗi thì không phải do họ gây ra.
    Một
    nguyên nhân chính trong các nguyên nhân thua lỗ ở những nhà PTKT giỏi
    đó là việc họ không thể tuân thủ nguyên tắc reward:risk. Có rất nhiều
    người phân tích tốt, dự đoán trendline rất chuẩn nhưng họ thường phá
    nguyên tắc với các điểm profit target, stop loss không hợp lý do lòng
    tham hoặc sự sợ hãi gây nên. Ban đầu có thể họ đọc chuẩn được trend qua
    một số công cụ kỹ thuật nhưng tâm lý thông thường là nếu thấy có lời
    lại lo bị đảo chiều nên thoát sớm, nếu bị lỗ thì cay cú, hi vọng rồi
    dẫn đến khả năng nới rộng mức stoploss. Thói quen này khiến họ không
    thể tuân thủ nguyên tắc reward:risk đã chọn.
    Một thất bại thường
    thấy của trader đó là bị rối khi chọn timeframe khác nhau, đa phần nhà
    đầu tư trên thị trường fx thường chọn timeframe ngắn nhưng ở đây mức
    timeframe càng ngắn thì mức độ rủi ro càng cao. Với thị trường biến
    động theo giây thì không đơn giản để lựa chọn một timeframe dài hạn bởi
    giá cả biến động quá nhanh và ẩn chứa quá nhiều rủi ro mà các tin tức
    bất ngờ mang lại. Gold Market tuy mức độ dịch chuyển ở phạm vi chậm hơn
    nhưng rủi ro gần tương tự như Fx và khi lựa chọn timeframe vẫn là một
    rủi ro thường xuyên diễn ra. Riêng đối với thị trường chứng khoán ở
    Việt Nam với biến động chậm biên độ tối đa là 10%/ngày nên đều dùng
    chart ở dạng daily chart, tuy nhiên rủi ro trên thị trường này lại là
    một rủi ro hết sức kỳ lạ mang bản chất “bất khả kháng” theo nguyên tắc
    “T+3” thậm chí là “T+20” do thị trường mất thanh khoản. Tác giả đã
    chứng kiến một cổ phiếu giảm sàn 20 phiên liên tiếp trong khi nhà đầu
    tư không thể bán do mất thanh khoản do vậy không đơn giản để áp dụng
    thành công một timeframe hay reward:risk dù bạn là trader có nhiều kinh
    nghiệm.
    Trade là một nghề tàn nhẫn nhất trong các loại nghề, tiền
    không tự nhiên sinh ra mà chỉ có thể mất đi qua pips chênh lệch và
    commission ngoài ra còn dùng cho các trader chi phí sinh hoạt, ăn chơi
    nhảy múa. Nhưng sau 10 năm chinh chiến ai đó thắng được trên thị trường
    thì con số đó sẽ không thể cao hơn 1% của số khởi điểm có thể bạn chiến
    thắng suốt 1 thời gian dài nhưng chỉ một lần khát máu thì cái chết sẽ
    đến với bạn bất kỳ lúc nào.
    Trần Bình Minh – Công ty Đại Long: 0904091636

  6. #6
    taimaimaipro Guest


    [quote user="binhminhmuadong"]

    [quote user="dungtp"]

    Hiện tại tính thanh khoản của thị trường đang ở mức rất thấp hy vọng sau tết âm lịch sẽ có nhưng tín hiệu tốt để nhà đầu tư còn hy vọng vào kênh đầu tư này??? Theo em đầu tư vào Vàng hiện nay là oke nhất.[img]http://forum.vietstock.com.vn/emoticons/emotion-99.gif" alt="rouse">...

  7. #7
    imported_altono Guest


    còn ý kiến riêng tôi về TT 2009 này là :

    - khả năng xấu nhất : 250 ----< 300

    -khả năng vừa : 300---360

    khả năng tốt :----400---500

    tôi thiên về khả năng vừa hơn !!

  8. #8
    Ngày tham gia
    Jun 2019
    Bài viết
    0


    [quote user="binhminhmuadong"]Normal
    0


    false
    false
    false







    MicrosoftInternetExplorer4






    st1\:*{behavior:url(#ieooui) }





    /* Style Definitions */
    table.MsoNormalTable
    {mso-style-name:"Table Normal";
    mso-tstyle-rowband-size:0;
    mso-tstyle-colband-size:0;
    mso-style-noshow:yes;
    mso-style-parent:"";
    mso-padding-alt:0pt 5.4pt 0pt 5.4pt;
    mso-para-margin:0pt;
    mso-para-margin-bottom:.0001pt;
    mso-pagination:widow-orphan;
    font-size:10.0pt;
    font-family:"Times New Roman";
    mso-ansi-language:#0400;
    mso-fareast-language:#0400;
    mso-bidi-language:#0400;}

    Bài viết này sử
    dụng những nguồn tư liệu có thật từ trí nhớ của tác giả chính vì vậy không tránh
    khỏi sự trùng khớp với quá trình đầu tư của một cá nhân hoặc một nhóm người nào
    đó, nếu là như vậy tác giả xin cam đoan đây chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên, chắc
    chắn không dùng để phê phán hoặc đả kích bất kỳ ai. Mục đích của bài viết hoàn
    toàn không có chủ ý gì ngoài việc cung cấp cho cộng đồng một nguồn tư liệu thật...



    Tính tới ngày
    hôm nay có thể nói năm 2008 đen đủi đang khép lại và năm 2009 đang mở ra với một
    tương lai vô cùng mờ mịt. Trải qua sự tra tấn liên tục trong hơn một năm qua đa
    số nhà đầu tư chứng khoán đã cảm thấy mệt mỏi vì chán ngán khi ai đó nhắc tới
    hai chữ "chứng khoán". Nhắc lại kỹ niệm cũ là điều mà những người mềm yếu hay đem
    ra để tìm kiếm một sự khiển trách bản thân và tự an ủi mình bằng câu cửa miệng đáng
    thương "thêm một lần kinh nghiệm" Mặc dù không muốn đụng chạm tới nỗi buồn của
    cá nhân ai nhưng để bài viết có "hồn chứng khoán" tôi xin điểm lại chút tình hình
    hai năm về trước nhằm làm nổi bật hình ảnh tương phản của tình hình thị trường
    hiện tại và tâm lý của cộng đồng đầu tư trong quá khứ...



    Hơn một năm về
    trước giới tài chính hào hứng hơn bao giờ hết khi lạc quan bàn luận về thị trường
    chứng khoán bởi khi ấy "chứng khoán" chính là con ... đẻ những quả trứng bằng vàng,
    trong mọi cuộc họp mặt từ công sở hay quán cafe, thậm chí ngoài chợ rau, mọi người
    thường hỏi nhau xem sàn lên xuống bao nhiêu điểm. Trên khắp các mặt báo lá cải
    bắt đầu xuất hiện những bài viết xiêu vẹo về thị trường tài chính, nền kinh tế
    với những diễn biến mới từ sự hội nhập "Opéc" hay Việt Nam là thành viên của "WC"
    được các anh, các chị của đủ loại tầng lớp tri thức đem ra bàn luận và tranh cãi.
    Sự sôi động trên sàn lan toả tới khắp các tầng lớp và thu hút hàng triệu người
    quan tâm rồi tham gia, trên sàn chứng khoán làn sóng người bon chen mang tiền lên
    nạp vào tài khoản và rồi xô đẩy nhau để tranh giành việc đặt lệnh mua bán...



    Giá chứng khoán
    không ngừng tăng lên theo cấp số cộng cùng với sự lên điểm liên tiếp của VnIndex.
    Lúc bấy giờ bác TĐS (Nguyên Chủ tịch UBCKNN) lỡ miệng nói thị trường tăng quá nóng
    thì lập tức bị đám đông công chúng những nhà đầu tư tay to, tay nhỏ chửi đôm đốp
    vào mặt đến nỗi vuốt không hết nước bọt. Trên khắp các mặt báo những tay phóng
    viên chuyên viết về "thú y" cũng đổi nghề chuyển sang chuyên mục "chứng khoán nóng".
    Hàng loạt tờ báo tăng thêm trang viết về thị trường. Đặc biệt cuối năm 2006, tối
    thứ tư hơn 11h đêm mọi người vẫn nườm nượp xếp hàng để đợi mua bằng được tờ báo
    chứng khoán phát hành vào sáng ngày hôm sau. Trên truyền hình từ VTV, VTC,
    VCTV...thời lượng phát sóng các chuyên mục chứng khoán chiếm đáng kể trong các giờ
    vàng. Lúc bấy giờ nhiều anh em có người là bác sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư...tất cả đều
    ngồi trên sàn cho tới lúc quyết định bỏ công việc nhà nước để lên sàn lướt lát
    kiếm tiền bởi họ có cùng suy nghĩ...làm bác sỹ ở Bạch Mai hay làm kỹ sư trưởng công
    trình xây dựng một năm không kiếm bằng một tuần ngồi sàn.



    Giấc mộng chứng
    khoán thật đáng sợ và nếu không có ngày hôm nay thì có lẽ nhiều người vẫn còn lầm
    tưởng mình với thiên tài "bốc phét" hay "li vơ mo" bởi mới năm kia thôi trong mắt
    người chồng họ chỉ là mụ vợ già ăn tàn phá hại thì năm ngoái họ đã là thiên tài
    kiếm tiền như nước hay như mới hôm nào lão
    chồng *** *** của mụ chỉ biết kiếm tiền lẻ từ việc bòn rút từng đồng từ cái nghề
    thu thuế các nhà hàng và động chứa mại dâm thì năm ngoái lão oai phong với bàn
    tay to đập từng tờ giấy lệnh mua bán trên sàn để mỗi ngày kiếm về 5-10%. Các "đại
    da" tay to được tung hô hoành tráng trên khắp các mặt trận, từ báo chí tới truyền
    hình và danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam ra đời, rồi thì tứ đại công tử
    tiêu tiền như đốt rùm beng trên khắp các tờ thời báo Việt Nam...tất cả họ đều giàu
    thêm từ chứng khoán.



    Chứng khoán
    khi ấy đã mang lại cuộc sống hào nhoáng cho biết bao người với đủ loại tầng lớp
    từ trí thức tới con nghiện, trong đó đáng chú ý nhất là phi đội cò. Hai năm về
    trước các cò béo tốt lắm vì mỗi lô môi giới dưới 10 triệu không thèm làm trong
    khi mỗi ngày có thể làm từ 5 tới 20 lô, chính vì vậy nhiều cò con nhanh chóng
    phất lên và trở thành cò mẹ...một phần thiết yếu của giới "đại da" chứng khoán.



    Trở lại tình hình
    hiện tại không cần tác giả phải nói chắc ai chơi chứng khoán đều thuộc lòng "lại
    về cái máng lợn". Mọi người thường an ủi nhau "thôi thì đi lên từ cây mía" đa số
    các anh hào chơi chứng đều đã thất nghiệp, khá nhiều người mất hết nhà cửa, số
    còn lại phân nửa đều trở thành con nợ và các phi đội cò to lớn ngày xưa giờ chỉ
    ăn cháo cầm hơi. Tình hình kinh tế thế giới suy thoái là nguyên nhân nhưng quan
    trọng hơn để đa số nhà đầu cơ Việt Nam cảm thấy run tay và mất đi tự tin trong
    lúc này bởi họ không còn tin vào nhận định của chính mình. Phật đã dạy "kẻ thù
    lớn nhất đời người là chính mình" bao nhiêu lần đứt tay do bắt dao rơi đã ăn mòn
    ý chí và tâm huyết nghèo nàn của những thiên tài. Những thiên tài bắt đầu lầm dầm
    cầu nguyện với câu "quay đầu là bờ". Nhưng hỡi ôi khi nhà đã cầm, tiền vay nợ
    ngân hàng sắp đáo hạn thì bờ là đâu ? sang gần tới bờ sông bên này rồi chẳng nhẽ
    quay lại...VNI đã gầy gò như xác thằng nghiện sắp đem chôn còn gì tương lai nữa.



    Năm cũ sắp đi
    qua và ngài Obama sắp nhậm chức, một số kẻ chai lì nhất lại thì thụi rỉ tai
    nhau "Kinh thế thế giới sẽ hồi phục trong mai kia" và mơ ước ngày mai nắng lên để
    tiền lại đẻ ra tiền. Vậy nhưng với tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh trên toàn thế
    giới, niềm tin tiêu dùng của người Mỹ đang trên đà xuống dốc không phanh khi mới
    năm ngoái các gia đình Mỹ đều có sở thích sử dụng tối thiểu hai ngôi nhà thì
    nay họ đang chờ bán từng ngôi nhà thừa của mình. Theo thống kê mới nhất thì cứ
    54 gia đình thì có một gia đình không nơi nương tựa. Chính bởi sự ảm đạm đó nên
    doanh số bán ôtô của các tập đoàn thấp chưa từng có, doanh số tiêu dùng Mỹ thấp
    kỷ lục vậy nên hàng loạt công ty đang thoi thóp bất lực trong giai đoạn tối tăm
    mờ mịt mà không biết số phận sẽ đi về đâu. Với tình hình bi đát như vậy thì tương
    lai kinh tế toàn cầu còn xa vời vậy chứng khoán Việt Nam thì sẽ ra sao? chắc chắn là chẳng
    thể tốt đẹp hơn trong nữa năm tiếp theo.



    Trong bối cảnh
    nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trên bờ vực suy
    thoái, nhiều người đã và sẽ trở thành nạn nhân của sự phá sản và bị đào thải khỏi
    thị trường khắc nghiệt. Năm 2008 qua đi và năm 2009 đang tới với những khó khăn
    hơn chính vì vậy còn nhiều các tập đoàn chờ phá sản trong trương lai là không
    thể phủ nhận, tuy nhiên nhiều điều không thể lại trở thành có thể. Chứng khoán
    cũng có bốn mùa "Xuân, hạ, thu, đông", quy luật thịnh suy đã có từ muôn đời chính
    vì vậy đông qua thì xuân lại sẽ tới. Tác giả không tin kinh tế thế giới sẽ hồi
    phục ngay trong năm 2009 tuy nhiên khả năng sớm hồi phục là điều hoàn toàn có
    thể bởi kinh nghiệm vượt qua suy thoái thời kỳ 1929-1933 chắc chắn đã dạy người
    Mỹ cách triển khai hợp lý cách giải cứu nền kinh tế thoát khỏi giai đoạn tối tăm.




    Tết cổ truyền
    của dân tộc đang tới, mẹ đã bắt đầu rục rịch gói bánh trưng, các em nhỏ bắt đầu

    sướng run lên vì sắp được nghỉ học. Mai đào đang bắt đầu nở rộ và đâu đó trên bầu
    trời bầy *** én bắt đầu chao liệng...xuân xuân đã về. Một năm mới với hi vọng mới,
    tất cả chúng ta "hãy quẳng ghánh lo đi mà vui sống". trong ngắn hạn có thể đường
    còn tối tăm nhưng năm mới đến biết đâu tia sáng cuối đường mòn sẽ xuất hiện vào
    lúc không ai ngờ tới... Kính chúc cộng đồng đầu tư một năm nhiều sức khoẻ để sang
    năm tiếp tục cuộc kháng chiến trường kỳ.



    Trần Bình Minh
    - Công ty Đại Long

    [/quote]

    cảm ơn bạn đã có 1 message tâm huyết và rất đúng với tâm trạng những ai đang còn nhiều cp . Rieng bản thân tôi thì thấy rất rõ mình thua là do không tuân thủ những nguyen tắc đã đưa ra , vì vậy , tôi không hề oán trách thị trường . nhưng tôi cũng tin là , con đường CK còn dài lắm và tôi sẽ lấy lại được tất cả những gì dã mất , bởi tôi , dù máu mê CK thế nào nhưng bởi rát thiếu lòng tin vào lờ đờ nhà nước các loại , nhất là loại cao tít và rát không tin tưởng vào hệ thống luật p về kinh tế , các loại chế độ kế toán hiẹn hành , sự minh bạch ... nên chưa bao giờ tôi dám tất tay với ck chứ đừng nói đến đi vay .mất thì ai chẳng xót nên tôi rất cảm thông với những ai bị động về tiền vào ck , như thế sẽ rơi vào tình trạng lửa cháy 2 đầu ,,tôi đã từng ở trong hoàn cảnh ấy ở bbất động sản nên giờ sợ lắm rồi , thế nên giờ , NH cho vay ck có đắt đâu , mong các nhà đầu tư cẩn trọng , thường thì , phúc bất trùng lai, họa hay vô đơn chí lắm , ai đã dính rồi chắc nhớ đến già !

  9. #9
    Ngày tham gia
    Jun 2019
    Bài viết
    0
    Đôi điều tâm sự cùng các bạn.


    Mọi thị trường dù xấu đến mấy vẫn luôn có những cơ hội cho những nhà đầu tư tỉnh táo. Điều quan trọng nhất là phải đưa ra được nguyên tắc đầu tư của mình và tuân thu chặt chẽ nguyên tắc đó.


    Tôi không có vinh dự tham gia thị trường vào năm 2006 & 2007 vì phải tập trung tiền để mua đất. Trong thời gian chứng khoán tăng vùn vụt đó, dù không tham gia nhưng tôi luôn quan sát nó và nghiên cứu lý thuyết trong sách vở. Cuốn sách đầu tiên tôi đọc đó là cuốn "Làm giàu qua chứng khoán" với hệ thống CANSLIM, đến bây giờ tôi vẫn thấy đó là cuốn sách hay nhất về chứng khoán, tôi đã áp dụng nó cùng với một số lý thuyết về trọn lựa công ty trong các cuốn sách của những nhà đầu tư dài hạn như warrent, peter lynch.


    Và tôi đã tham gia thị trường vào những tháng đầu năm 2008, cũng như hầu hết mọi người tôi đã phạm phải những sai lầm chết người của những nhà đầu tư cá nhân trong những lần giao dịch đầu tiên và gần như những lý thuyết tôi đọc được đã không được áp dụng. Tôi đã mua vào khi thị trường đang rơi, một điều tối kỵ trong hầu hết lý thuyết về mua bán chứng khoán, và tôi vẫn nhớ CP đầu tiên tôi mua là VHG (một CP có kết quả kinh doanh rất tốt năm 2007) tôi mua nó với giá 28.500, sau đó CP giảm giá và tôi lại mua để cân bằng giá (tôi lại mắc phải một sai lầm lớn khác). Và cổ phiếu đó tiếp tục rơi xuống, tôi đã không đủ dũng cảm để cắt lỗ một điều đáng lẽ phải làm đối với một nhà đầu tư cá nhân muốn sống sót trên thị trường chứng khoán. Nhưng có vẻ như mọi việc đã không quá tồi tệ đối với tôi, thị trường có đợt hồi phục nhẹ và ngắn ngủi, đến lúc này tôi đã quyết định phải tuân theo quy tắc trong CANSLIM là không bao giờ để một CP lỗ trên 10%, tôi đã bán ngay VHG với giá 25.000 trong những ngày lên giá. Đến ngày hôm nay VHG đã có 3 quý liên tiếp thua lỗ và là CP có tốc độ giảm giá nhiều thứ nhì của thị trường (chỉ sau CP DQC). Nếu như tôi để lại thì gần như tôi đã mất trắng tiền với VHG (giá VHG hiện chỉ còn khoảng 6.000). Vấp ngã lần đầu đã cho tôi bài học quý báu là cần tuân thủ chặt chẽ những quy tắc đã học được và áp dụng chúng linh hoạt trên thị trường, tôi đã đề ra quy tắc của mình là:


    - Tuân thủ nguyên tắc CANSLIM của william, đặc biệt là thời điểm mua và bán cổ phiếu.


    - Tuân thủ nguyên tắc của warrent: Chọn lựa công ty trong vòng tròn hiểu biết của mình, công ty có sức mạnh cạnh tranh cao, có tỉ lệ nợ thấp.


    Với số tiền còn lại của mình tôi đã tham gia thị trường vào đúng đợt sóng đi lên giữa năm, và tôi đã thực hiện mua đúng vào ngày thứ tư tính từ ngày thị trường bắt đầu có dấu hiệu đảo chiều. Tôi đã mua VSP, HPG, PVS và điều kỳ diệu đã xảy ra các cổ phiếu vận động rất tốt đặc biệt là VSP với những ngày tăng trần liên tục. Tôi luôn giám sát trạng thái của thị trường và hoàn toàn không có ý định bán cổ phiếu khi chưa có dấu hiệu gì cần phải bán ra, khi lợi nhuận đã tăng lên nhanh (VSP lãiđã lên tới 100%) tôi càng giám sát chặt chẽ mọi động thái của thị trường, và cái ngày cần bán đã xảy ra giá trị giao dịch tăng đột biến sau một chuỗi ngày tăng điểm ấn tượng (rất đúng đỉnh tăng trưởng mà CANSLIM đã nêu ra), tôi đã bán tất tay toàn bộ số CP đang nắm giữ, bán với giá đang khớp lệnh trên sàn mà không cần phải suy nghĩ. Thị trường chỉ giảm nhẹ vài phiên rồi lại lấy lại đà tăng, tôi đã không thể mua lại VSP (VSP sau này tăng lên tới 250 000, thời điểm tôi mua là 43.000) nhưng tôi đã mua được HPG, ACL, SFI và cũng như vậy tôi đã bán chúng đi khi thị trường có phiên xả hàng mạnh.


    Tôi đã may mắn tham dự được 2 đợt sóng lớn nhất của năm, nhưng điều may mắn hơn là từ thời điểm đó đến cuối năm tôi đã tham gia thị trường trong trạng thái nhỏ giọt với biên độ giao dịch cực ngắn (chỉ tham gia khi thị trường có đợt giảm giá kéo dài và mua vào sau những ngày thị trường có những tin cực xấu) với nhiều loại CP khác nhau: BMP, RAL, ACL, SFI, NSC ..., dù giao dịch nhiều nhưng gần 5 tháng trời cuối năm tôi lãi không đáng kể. Tổng kết cả năm tôi đã lãi với tỉ lệ 80% số vốn đầu tư. Tôi biết là mình đã rất may mắn nhưng tôi cũng nhận thấy đắng sau sự may mắn ấy một điều cần phải tuân thủ đó là kỷ luật đầu tư của một nhà đầu tư cá nhân.


    Mọi sự việc luôn vận động không ngừng nhưng như một nhà đầu tư đã nói: Qua năm tháng trên thị trường những nhà đầu tư có thể thay đổi, túi tiền có thể thay đổi nhưng lịch sử luôn luôn lặp lại. Cần phải biết rút kinh nghiệm từ lịch sử. Tôi đã đọc về cuộc khủng hoảng năm 1930 từ khi chưa tham gia thị trường từ lúc mà VN index nằm ở mức trong mơ là 1.000 điểm, diễn biến cuộc đại khủng hoảng kéo dài tới 33 tháng với những ngân hàng phá sản như cơm bữa, nhưng cuối cùng thì mọi thứ tồi tệ đều sẽ phải chấm dứt, sau những mùa đông giá lạnh rồi mùa xuân ấm áp sẽ phải về. Trong những ngày tháng khó khăn này thì điều cần thiết tôi nghĩ là không phải ngồi dự đoán xem khi nào đến đáy mà nên dành thời gian theo rõi các CP tốt, các công ty làm ăn tốt và thời điểm đảo chiều tự khắc do thị trường quyết định lúc đó mua vào cũng không hề muộn.


    Là một nhà đầu tư không chuyên, không thể dành thời gian làm việc trong ngày để theo dõi thị trường nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn có nhiều cách để chiến thắng thị trường.


    Đôi điều tâm sự đầu xuân về những gì đã qua của năm 2008. Chúc các nhà đầu tư thắng lợi trong năm 2009 này.



















  10. #10
    imported_hoangocpro2015 Guest


    Nếu có tiền gửi tiết kiệm, nên suy nghĩ mua vào một vài cổ phiếu tốt"
    Ông
    Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc Sở GDCK TP. HCM gửi tới giới đầu tư thông
    điệp rằng, "Nếu có tiền gửi tiết kiệm, nhà đầu tư nên suy nghĩ mua vào
    một vài loại cổ phiếu tốt".


    Dù 2008 là năm không thuận lợi đối
    với thị trường chứng khoán nhưng cũng đã trôi qua suôn sẻ. HOSE vẫn
    luôn bận rộn và áp lực trong việc chuẩn bị cho tương lai của thị trường
    chứng khoán niêm yết.

    Thưa ông, đưa vào áp dụng hệ thống
    công nghệ giao dịch điện tử là một việc lớn mà HOSE đã làm được trong
    năm qua. Vào lúc này, nhà đầu tư đang kỳ vọng có thể áp dụng các nghiệp
    vụ phái sinh để tăng tính hấp dẫn của thị trường?



    So sánh với hệ thống giao dịch trước
    đây, hệ thống giao dịch điện tử hiện nay quá tốt. Nhà đầu tư có thể đặt
    lệnh vào thẳng hệ thống, hạn chế tình trạng chèn lệnh, tranh lệnh của
    công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán đầu tư công nghệ hiện đại
    sẽ được nhà đầu tư lựa chọn.


    Sở đã mất mấy năm trời để chuẩn bị
    cơ sở hạ tầng cho giao dịch điện tử. Việc duy trì hai hệ thống giao
    dịch điện tử và giao dịch qua sàn làm giảm áp lực với chúng tôi cũng
    như công ty chứng khoán trong trường hợp xảy ra sự cố đường truyền.


    Nhưng năm 2009 chưa thể áp dụng các
    nghiệp vụ phái sinh vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khung pháp
    lý, sự hiểu biết của nhà đầu tư và công nghệ.


    Hiện nay, chúng tôi đang tiếp tục
    xây dựng hệ thống công nghệ mới cho toàn thị trường, bao gồm cả Trung
    tâm Lưu ký và một phần cho HASTC.


    Hệ thống này đáp ứng 20 đến 30 triệu
    nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch điện tử và sử dụng được hết các công
    cụ phái sinh. Dự kiến, năm 2010 sẽ hoàn thành hệ thống công nghệ này.


    Nếu nói về những việc chưa hài lòng trong năm cũ, ông sẽ nói gì?


    Tôi băn khoăn nhất là công tác dự
    báo của thành viên thị trường còn yếu quá và Sở chưa giúp được các công
    ty chứng khoán, công ty niêm yết liên kết công bố thông tin tốt hơn.


    Chúng tôi đang xây dựng phần mềm
    công bố thông tin, chắc chắn sẽ áp dụng công bố thông tin tự động cho
    công ty thành viên trong năm nay.


    Ông có cho rằng, 2008 là năm không thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và của HOSE nói riêng?


    Đúng là năm 2008 không thuận lợi cho thị trường chứng khoán trên nhiều phương diện. Số công ty niêm yết không tăng như dự đoán.


    Giá trị giao dịch toàn thị trường
    giảm, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô thị trường sụt
    giảm. Nhất là vốn huy động từ nước ngoài vào thị trường chững lại.


    Điều này cũng phù hợp với tình hình
    thế giới trong bối cảnh suy thoái. Nhưng mừng nhất là thị trường đã có
    1 năm giao dịch suôn sẻ, không phải đóng cửa thị trường ngày nào như ở
    một số nước khác.


    Sở vẫn kiên trì mục tiêu tăng số
    lượng công ty niêm yết, khuyến khích tính thanh khoản của thị trường
    bằng việc áp dụng giao dịch điện tử.


    Có lẽ đã thành quy luật, đối với
    HOSE, năm sau luôn bận rộn hơn năm trước. Sau năm 2007 tăng đột biến về
    số lượng công ty niêm yết, năm 2008 có nhiều vấn đề phát sinh như hoàn
    thiện cơ sở pháp lý, tăng cường công tác giám sát công ty niêm yết,
    công ty chứng khoán và giao dịch của nhà đầu tư…


    Nói chung, công việc này luôn bận rộn và áp lực, không phải thị trường tăng nóng thì áp lực mới cao.


    Vậy áp lực nhất đối với ông lúc này là gì?


    Là phát triển nguồn nhân lực. Nhân
    lực của Sở hiện nay đang thiếu và yếu, trong khi chúng ta đã hội nhập.
    Chính phủ các nước ASEAN đã ký kết hợp tác về kết nối sở giao dịch
    chứng khoán các nước.


    Cơ sở hạ tầng đang chuẩn bị để kết
    nối vào năm 2015, nhưng đến nay chúng tôi còn thiếu người đủ năng lực
    đảm nhận việc này, sự thông thạo các chuẩn mực quốc tế cũng có mức độ.


    Ông có cho rằng, thị trường Việt
    Nam đang kém hấp dẫn hơn thị trường các nước trong khu vực do chỉ số
    P/E của thị trường cao hơn? Ông dự báo thế nào về thị trường năm 2009?



    Vốn gián tiếp nước ngoài sẽ khó tăng
    trong năm 2009 do các nhà đầu tư nước ngoài đang lo cơ cấu lại đầu tư
    tại thị trường của họ.


    Nhưng trong khó khăn chung của thị
    trường thế giới, thị trường Việt Nam vẫn có được sự hấp dẫn từ yếu tố
    bên trong. Có một số doanh nghiệp lớn sẽ lên niêm yết trong năm 2009,
    như Vietcombank, tiếp theo có thể là Bảo Việt…


    Đúng là P/E bình quân của thị trường
    chứng khoán Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực, nhưng có một số
    công ty có P/E thấp rất hấp dẫn đầu tư. Đối với thị trường chứng khoán,
    chỗ nào rẻ thì vốn chảy vào, chứ không nhất thiết cả thị trường phải rẻ.


    Theo tôi, nửa đầu năm 2009 thị
    trường sẽ tiếp tục khó khăn, vì nhiều công ty niêm yết hoạt động xuất
    khẩu, bất động sản - là những lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh của suy thoái
    kinh tế thế giới.


    Kỳ vọng nửa cuối năm sẽ đỡ hơn, nhờ
    kinh tế thế giới và trong nước hồi phục trở lại. Nhưng tôi vẫn hy vọng
    thị trường sẽ phục hồi trước nền kinh tế một bước.


    Ông có lời khuyên gì với nhà đầu tư cá nhân trong năm mới?


    Nếu có tiền gửi tiết kiệm, nhà đầu tư nên suy nghĩ mua vào một vài loại cổ phiếu tốt.


    (Theo DTCK)[/i]






    lại Trần Đắc Sinh các bác này ! khuyên mua ???? mua cổ phiếu tốt ???????????ai dám chắc cp nào tốt thật ????????? khi TTCK VN đã hết yếu tố đánh bạc , lướt lát thì chỉ còn một đống đt giá trị ,, mà giá trị thì nặc mùi ảo và bố Sinh ợ ! không ai thích làm xiếc với tiền của mình đâu ! đầu năm đã nhận định sai bét nhè rồi , giờ còn tư cách gì mà khuyên ,, ớn quá !



 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-09-2017, 12:35 PM
  2. HAG: Lãi hợp nhất quý 4 bất ngờ thấp nhất trong 6 năm
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 12-02-2015, 06:53 AM
  3. Năm 2014 được dự báo là năm thành công nhất của ông Obama
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 05-01-2014, 11:24 AM
  4. ITA: Năm 2012 lãi hợp nhất gần 18 tỷ đồng, bằng 19% năm trước
    Bởi bacsiquaidi1 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 08-02-2013, 09:04 AM
  5. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-11-2012, 02:15 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •