Một thị trường chứng khoán (TTCK) dạn
dày kinh nghiệm và linh hoạt với những biến động của nền kinh tế sẽ
chịu ảnh hưởng rõ nét đối với sự “thăng trầm” của chỉ số tiêu dùng
(CPI). Tuy nhiên, với TTCK Việt Nam, mọi biến thiên không phải lúc nào
cũng tuân theo quy luật đó.



Theo quy luật: CPI tăng – TTCK tròng trành


Thông
thường, chỉ số tiêu dùng (CPI) ôn hòa, ổn định ở mức khoảng 5% là điều
kiện lý tưởng để TTCK hoạt động bình thường, tránh sốc nóng, lạnh trong
giả định các nhân tố khác liên quan đến TTCK không đổi. Còn khi CPI
tăng gây ảnh hưởng đến TTCK qua 4 cơ chế sau:


1.
CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với
việc phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào
khác,từ đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về
thị trường và nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, các hợp đồng kinh doanh nhiều
hơn.


Điều
này làm giảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, các Báo cáo tài
chính kém sáng sủa và Chứng khoán của các doanh nghiệp cũng trở nên kém
hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sút nhiệt tình đầu tư và sự sôi
động của TTCK…


2.
CPI tăng sẽ làm tăng áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín
dụng thắt chặt, như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng
lãi suất cơ bản và lãi chiết khấu ngân hàng,các điều kiện tín dụng khác
cũng ngặt nghèo hơn, khiến các nhà đầu tư chứng khoán tiếp cận nguồn
tín dụng khó khăn và đắt đỏ hơn, vì vậy làm giảm đầu tư vào TTCK…


3.
CPI tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất
ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc
tăng mức gửi tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu
tư, điều này cũng khiến làm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK…


4.
CPI tăng có thể còn gây 2 tác dụng trái chiều khác là :Tăng bán ra các
chứng khoán “xấu” để rút vốn khỏi TTCK, và tăng mua vào những chứng
khoán “tốt” để “ẩn nấp” lạm phát. Xu hướng bán tháo chứng khoán thường
xảy ra khi trên TTCK có nhiều hàng hoá-chứng khoán chất lượng thấp và
xuất hiện nhiều các tín hiệu làm giảm sút lòng tin của các nhà đầu tư,
nhất là các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, vốn mỏng…


Lạm
phát của Việt Nam 2007 đã đạt mức kỷ lục trong khoảng 15 năm qua, CPI
tăng cao đang và sẽ ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam theo cả 4 cơ chế tác
động nêu trên, nghĩa là về cơ bản sẽ làm giảm sự sôi động mua – bán
trên thị trường này so với tiềm năng và sự mong đợi của nhiều bên có
liên quan.


TTCK Việt Nam đi ngược quy luật?


Tuy
nhiên, có 2 điểm đáng chú ý riêng có của TTCK Việt Nam hiện nay khiến 4
cơ chế tác động nêu trên không hoàn toàn đầy đủ và tuân theo đúng về
lô-gíc.


Một
mặt, dường như các nhà đầu tư không chịu tác động nhiều lắm của các báo
cáo tài chính chính thức của các doanh nghiệp và tổ chức có cổ phiếu
niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK.


Đây
là hiện tượng không bình thường, mà nguyên nhân có thể từ 2 phía: Chất
lượng báo cáo tài chính và uy tín thực tế của doanh nghiệp chưa cao và
tâm lý đầu tư ngắn hạn hoặc tự phát đám đông còn đậm.


Mặt
khác, lãi suất ngân hàng đang “thực âm” và lượng tiền trong dân còn
lớn, khiến nhu cầu đầu tư chứng khoán vẫn khá nóng nếu xuất hiện các cơ
hội đầu tư hấp dẫn. Hơn nữa, ở Việt Nam lạm phát dường như đã ở ngưỡng
đỉnh cao, trong khi TTCK lại đang ở đáy cơn sốt lạnh và đang trên đà
hồi phục, dù chưa vững chắc.


Nói
cách khác, trong giả định CPI không trở thành lạm phát phi mã hay siêu
lạm phát kéo dài (tức từ trên 15% trở lên), thì TTCK vẫn chịu sự tương
tác đồng thời và khá cân bằng bởi cả 2 luồng sức ép nhiều chiều trên.
Vì vậy, TTCK không hoàn toàn đóng băng hay đổ vỡ, nhưng cũng khó sốt
cao hoặc bán tháo như đã từng có vừa qua.





Nếu các bạn muốn quan tâm thêm đến các thông tin về chứng
khoán có thể ghé thăm trang: [:rose]TAM PHAT LOC LOC[/b]

http://www.3866sc.com.



Đặc biệt các
bạn sẽ được biết Dien bien vn-index hàng ngày . Chúc thành công &
hạnh