-
15-07-2015, 07:57 AM #1Guest
SCD chỉ vào bắt khi Lê tuấn bán ra 20k thoả thuận (chỉ bán thoả thuận ngầm chứ không khớp lệnh trên sàn) gọi điện đến cty nhứt khoát không bán ra ngoài[IMG]images/smilies/smile.gif[/IMG]]
theo thông tin ngày bán là 17/7 cho cty X
SCD sẽ bị đánh xuống để gom vì
1- Xây dựng cao ốc căn hộ cao cấp tại đại lộ võ văn kiệt- Dự án khoảng gần 10 nghìn tỷ. SCD góp đất sở hữu 26%
2- Xây nhà máy 100 triệu lít
3- Thông tin sabeco thoái vốn công ty con
Chỉ bắt đáy khi xuống 30
Khả năng Msx sẽ xơi
SCD mua giá 30 bán giá 250kView more random threads:
- UDEC: CTCP XD&PT Do thi BRVT duoc chap thuan nien yet
- DPM bluechip bị sao vậy?
- SVC - Tốt nhất thị trường hiện tại xét về mọi khía cạnh
- DIC - hàng đi lên trong bão lửa
- SCD: Viên ngọc quý ẩn mình
- [B]BVH một nhân tố mới trong tháng 11 này[/B]
- HOSE: 27/01/2014 triển khai Bộ chỉ số HOSE index
- TCM sẽ là cổ phiếu tăng trưởng trong vài năm tới
- POM - Thep Pomina
- Cả 2 sàn chẳng con nào bằng con này
-
15-07-2015, 07:58 AM #2imported_nguyenphuong113377 Guest
Lê tuấn - tv hdqt SCD đơn vị tham gia siêu dự án tại 606 võ văn kiệt
http://s.*****.vn/scd-160685/scd-bao...u-nam-2015.chn
http://s.*****.vn/scd-160722/scd-ctc...n-20000-cp.chn
sabeco thoái vốn bao bì bình tây giá 87k/cp
http://www.sabeco.com.vn/newscontent...contentID=1360
-
15-07-2015, 07:59 AM #3imported_nguyenphuong113377 Guest
để ý con này 3 tháng nay chuyên kéo giá xuống khi bán ATC và trong phiên
quỹ mạo hiểm bán thoả thuận cho đối tác X
động thái sẽ gom nên chúng ta không mua giá này chờ 30
vì khả năng nó ép quỹ ngoại thoái. Khi giá xuống vùng này cứ đặt lệnh to có khi ăn được
kịch bản sabeco bán scd
1- Khi có thư chào mua
2- Bán đấu giá
Tỷ lệ % Sabeco bán SCD
1- Thoái hết 62%
2- giữ lại 35%
-
15-07-2015, 08:00 AM #4
- Ngày tham gia
- Mar 2024
- Bài viết
- 0
msn to thế mà vp đi thuê
nó cần nhiều đất để làm kho ...
scd thương hiệu 70 năm của Pháp
quá khứ msn mua vĩnh hảo , cám con cò đều liên quan đến thương hiệu pháp
giờ mua không bán nhưng cứ 3 tháng nay chuyên bán p3
SCD vè với Msn giá không dưới 300k
Le tuan bán cho cty X 20k thỏa thuận
chắc lại đè gom đây
-
15-07-2015, 11:44 AM #5yenhong0286 Guest
Thị giá 5.400 đồng, SCIC rao bán VKD giá gần 127.000 đồng/cp
[IMG]
Năm 2014, Vikoda đạt gần 140 tỷ đồng doanh thu thuần và 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. EPS đạt 4.615 đồng.
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thông báo bán thỏa thuận cổ phần của SCIC tại CTCP Nước khoáng Khánh Hòa (Vikoda, mã: VKD) với giá khởi điểm 126.600 đồng/cp.
Tuy nhiên, trên thị trường Upcom, thị giá của VKD chỉ có 5.400 đồng.
Vikoda có vốn điều lệ 21,6 tỷ đồng, số lượng cổ phiếu lưu hành là 2,16 triệu đơn vị trong đó SCIC nắm 481.120 cổ phiếu tương đương 22,27%.
Đây là công ty hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng nước khoáng thiên nhiên; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng; bán buôn thực phẩm; bán buôn đồ uống; bán buôn đồ dùng khác cho gia đình; vận tải hàng hóa bằng đường bộ; dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Năm 2014, Vikoda đạt gần 140 tỷ đồng doanh thu thuần và 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. EPS đạt 4.615 đồng. Năm 2015, công ty đặt kế hoạch 150 tỷ đồng doanh thu (chưa tính VAT) và 13 tỷ lợi nhuận trước thuế.
Theo thông báo của SCIC, thời gian bán thỏa thuận lượng cổ phiếu này là từ ngày 6/7/2015 đến ngày 15/7/2015. Nhà đầu tư đăng ký mua thỏa thuận phải đăng ký mua toàn bộ cổ phần chào bán của SCIC và đặt cọc bằng 15% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm vào tài khoản SCIC.
Mai Linh
-
17-07-2015, 10:55 AM #6yenhong0286 Guest
scd gias 300k[IMG]images/smilies/wink.gif[/IMG]
-
18-07-2015, 03:51 AM #7Silver member
- Ngày tham gia
- Nov 2018
- Bài viết
- 0
đúng như phán đoán Lê tuấn đã bán 20k cp thỏa thuận
theo giao dịch là tk nước ngoài
ko loại trừ là cty ck nhé
chờ động thái tiếp theo nếu mang hàng ra đập xuống cướp sạch
SCD có giá gấp 2 VCF
-
18-07-2015, 10:58 AM #8Silver member
- Ngày tham gia
- Nov 2018
- Bài viết
- 0
SCD ai đó có bỏ 2000 tỷ ra thâu tóm cũng lãi nhờ mảnh đất vàng
những công trình giao thông hiện đại nhất Sài Gòn
Đại lộ Đông Tây, Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ, hầm vượt sông Sài Gòn... là những công trình giao thông hiện đại, làm thay đổi diện mạo của thành phố sau 40 năm thống nhất.
Video
Các công trình giao thông nổi bật của Sài Gòn nhìn từ trên cao
[IMG]
Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ: Toàn tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ (trước đây gọi là đại lộ Đông Tây) với tổng kinh phí hơn 16.000 tỷ đồng, là một trong những con đường hiện đại bậc nhất TP HCM và cả nước. Con đường có tổng chiều dài gần 22 km, bắt đầu từ xa lộ Hà Nội (quận 2) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh), đi qua quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
[IMG]
Đoạn từ đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 1) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) được đặt tên là đại lộ Võ Văn Kiệt vào ngày 29/4/2011. Với chiều dài 13,4 km, đại lộ Võ Văn Kiệt gồm 10 làn đường, rộng 70 m (từ nút giao quốc lộ 1A đến cầu Lò Gốm), 50 m (từ cầu Lò Gốm đến trước cửa hầm vượt sông Sài Gòn ở quận 1). Đại lộ Mai Chí Thọ (từ Xa lộ Hà Nội về đến hầm vượt sông Sài Gòn, phía quận 2) dài 9 km, mặt đường rộng 140 m. Ngoài việc rút ngắn chiều dài từ Đông sang Tây, đại lộ này còn có những đường nối dẫn vào cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ... giúp cho việc lưu thông qua đây dễ dàng hơn.
[IMG]
Hầm vượt sông Sài Gòn: Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông - Tây của TP HCM. Công trình này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra, hầm còn có hai làn đường thoát hiểm, tốc độ thiết kế đạt 60 km/h.
[IMG]
Dự án hầm Thủ Thiêm được chính thức khởi công vào tháng 2/2005. Công đoạn quan trọng nhất là việc lai dắt, dìm và lắp đặt bốn đốt hầm, mỗi đốt có chiều dài 93 m, cao 9 m, nặng 27.000 tấn ở độ sâu 23 - 27 m dưới đáy sông Sài Gòn được thực hiện trong điều kiện khí tượng thủy văn phức tạp. Mỗi sơ suất nhỏ trong quá trình lai dắt có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường. Hầm được thông xe ngày 20/11/2011, hơn một tháng sau nơi đây được đổi tên thành đường hầm sông Sài Gòn.
[IMG]
Cầu Phú Mỹ: Cầu dây văng Phú Mỹ lớn nhất TP HCM bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7, quận 9 (thuộc đường vành đai ngoài của TP HCM), được xem là biểu tượng của thành phố. Cầu được khởi công ngày 9/9/2005 và khánh thành vào ngày 2/9/2009, kết nối quận 7 với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng Cát Lái, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, quận 9. Cầu cũng giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai ngắn hơn.
[IMG]
Cầu có tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, dài hơn 2.000 m, không kể đường dẫn, rộng 27,5 m, có 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ. Một khoang thông thuyền rộng 200 m, tĩnh không 45 m. Cầu có thể cho phép 100.000 lượt xe lưu thông mỗi ngày.
[IMG]
Đại lộ Nguyễn Văn Linh: Bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 đến quốc lộ 1A huyện Bình Chánh. Chiều dài toàn tuyến là 17,8 km, lộ giới 120 m gồm 10 làn xe, trong đó 6 làn xe nhanh, 4 làn xe hỗn hợp và 10 cây cầu. Đại lộ là xương sống của toàn bộ khu đô thị phía Nam thành phố kết nối với những công trình trọng điểm như khu chế xuất Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, nhà máy điện Hiệp Phước.
[IMG]
Đại lộ băng qua hàng loạt sông rạch đầm lầy, được thông với các tuyến giao thông nội thành từ Nam thành phố đến các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ cùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Được khởi công từ tháng 12/1996, vốn đầu tư 100 triệu USD, con đường được mệnh danh huyền thoại thời mở cửa, với trục giao thông đô thị huyết mạch dài và bề thế nhất TP HCM này chính thức đưa vào sử dụng, từ 2007 sau 11 năm xây dựng.
[IMG]
Đường Phạm Văn Đồng: Dự án xây dựng đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài) có tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD, khởi công vào tháng 6/2008. Sau nhiều lần thông xe từng đoạn, đến nay, gần 11 km đường trong tổng số 13,6 km của toàn tuyến được đưa vào sử dụng từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến Linh Xuân. Đoạn còn lại khoảng 1,6 km, từ đường Trường Sơn (trước sân bay Tân Sơn Nhất) đến nút giao Nguyễn Thái Sơn dự kiến sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán 2016. Riêng đoạn cầu Gò Dưa (khoảng 1,3 km) sẽ hoàn thành tháng 8/2015.
[IMG]
Đường Phạm Văn Đồng là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1A và quốc lộ 1K, tạo ra hướng giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và kết nối với Bình Dương, Đồng Nai. Tuyến đường hoàn thành không chỉ giúp người dân đi lại thuận tiện hơn, mà còn giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở các cửa ngõ của thành phố.
[IMG]
Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây: Cao tốc dài 55 km bắt đầu từ nút giao An Phú (quận 2, TP HCM) đến nút giao Dầu Giây (quốc lộ 1A, Đồng Nai), có tổng vốn đầu tư gần 21.000 tỷ đồng theo hình thức BOT. Đây là dự án thuộc bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối với Tây Nguyên và miền Trung. Cao tốc có vận tốc thiết kế 120km/h với 4 làn xe, chiều rộng nền đường là 27,5 m, phần mặt đường rộng 2x7,5 m và 2 làn đường dừng xe khẩn cấp 2x3 m. Đoạn từ đường vành đai 2 (TP HCM) đến quốc lộ 51 (Đồng Nai) rút ngắn lộ trình từ TP HCM đi Vũng Tàu còn 95 km với thời gian khoảng 80 phút thay vì 120 km và 150 phút như trước.
[IMG]
Đoạn từ thị trấn Long Thành (nút giao quốc lộ 51) đến Dầu Giây (quốc lộ 1) dài hơn 31 km đi qua tỉnh Đồng Nai được thông xe vào ngày 8/2 vừa qua. Sau khi thông xe, đoạn từ TP HCM đi ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian 60 phút thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc trên hướng quốc lộ 1.
[IMG]
Đường Trường Sa - Hoàng Sa bên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: Từng được mệnh danh là dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn với những khu nhà ổ chuột hai bên bờ, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã được "hồi sinh" sau gần 20 năm cải tạo. Để làm sạch dòng kênh từ năm 1993, thành phố đã giải tỏa hàng nghìn căn nhà lụp xụp hai bên bờ cùng với việc xây dựng hai tuyến đường ven.
[IMG]
Bên cạnh việc cải tạo cảnh quan cho dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, mục tiêu của dự án còn nâng cao năng lực giao thông, tạo thành hướng lưu thông theo trục Bắc - Nam, giảm bớt ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Lê Văn Sỹ, Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bằng 2 tuyến đường mới Trường Sa và Hoàng Sa, mỗi đường dài 9 km chạy song song hai bên kênh.
[IMG]
Cầu Sài Gòn 2 đồng bộ với Xa lộ Hà Nội: Với việc mở rộng xa lộ Hà Nội, cửa ngõ Đông Bắc TP HCM trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên việc giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến đường này sẽ kém hiệu quả nếu không có sự xuất hiện của cầu Sài Gòn 2. Công trình này một mặt giải tỏa áp lực cho cầu Sài Gòn cũ, mặt khác góp phần nâng cao năng lực giao thông cho cửa ngõ Đông Bắc TP HCM.
[IMG]
Cầu Sài Gòn 2 hoàn thành ngày 15/10/2013, được xây dựng song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, dài gần 1 km gồm 30 nhịp được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Dự án có tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. Việc đưa vào sử dụng cầu Sài Gòn 2 đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội đã và đang được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
[IMG]
Cầu và nút giao Thủ Thiêm là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối trung tâm thành phố, quận Bình Thạnh với khu đô thị mới Thủ Thiêm và đại lộ Mai Chí Thọ. Cầu Thủ Thiêm được xây dựng với tổng vốn đầu tư 1.473 tỷ đồng và thông xe từ ngày 25/12/2010.
[IMG]
Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe; phần cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe. Nút giao phía quận Bình Thạnh gồm một hầm chui trực thông dài 460 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, rộng 4 làn xe. Đường dẫn phía quận 2 dài 280 m, mặt cắt ngang 47 m. Đường gom có tổng chiều dài 1.460 m, phía quận Bình Thạnh rộng 10,5 m, phía quận 2 rộng 9,5 m.
4 nút giao thông thay đổi diện mạo cửa ngõ Sài Gòn
Đại lộ Đông Tây, Ngã Ba Cát Lái, Vành đai 2 và Cầu vượt Trạm 2 là những nút giao thông hiện đại đem đến cho TP HCM bộ mặt khác hẳn sau 40 năm giải phóng.
Lê Quân - Trương Khởi
-
18-07-2015, 10:59 AM #9Guest
Thị trường mua bán - sáp nhập: Đón chờ sự bùng nổ
Đối với một thị trường mới nổi như Việt Nam, những gì thuộc về tiềm năng của tầng lớp trung lưu sẽ trở thành đích nhắm để bùng nổ các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) trong tương lai. Nhưng làm thế nào để các bên tìm thấy khẩu vị của nhau?
TIN LIÊN QUAN
Sáp nhập Sacombank, cổ đông Southern Bank sẽ có lợi
Góp 1.000 tỷ đồng, Kinh Đô trở thành cổ đông lớn nhất của DongA Bank
Tập đoàn bảo hiểm y tế Aetna mua lại đối thủ Humana với giá 37 tỷ USD
13/07/2015 08:04
đầu tư nước ngoài không qua thị trường chứng khoán, chủ yếu nhà đầu tư Nhật Bản. Riêng trong năm 2014, LCT thực hiện tới 6 thương vụ.
Bước sang năm 2015, M&A có dấu hiệu chững lại, song theo TS. Lê Nết, Giám đốc LCT Lawyers, số vụ M&A sẽ tăng lên khi hàng loạt tín hiệu mới được thông qua, như việc nới tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán, Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua, việc thành lập Cộng đồng Kinh tếASEAN (AEC) vào cuối năm nay, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang dần đến hồi kết…
[IMG]
Bán lẻ luôn là đích ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Hà Thanh
Ông Lê Nết cho rằng, khẩu vị M&A có thay đổi, nhưng về cơ bản, sẽ không đi vào cơ sở hạ tầng nhiều, mà chủ yếu liên quan đến lĩnh vực sản xuất thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, bất động sản, dịch vụ phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của tầng lớp trung lưu.
Ngân hàng HSBC dự báo, dân số thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam có thể tăng từ 12 triệu người trong năm 2014 lên 30 triệu người vào năm 2020. Khi đó, Việt Nam trở thành cơ sở tiêu dùng tuyệt vời cho sản phẩm của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài.
“Tầng lớp trung lưu tăng lên, kéo theo nhu cầu mua sắm, khám chữa bệnh, dịch vụ cao cấp tăng cao. Những gì thuộc về tiềm năng của tầng lớp trung lưu sẽ trở thành đích nhắm của các thương vụ M&A trong thời gian tới”, TS. Lê Nết nhận định.
Đánh vào tâm lý chuộng hàng tiêu dùng và dịch vụ của người dân, nhà đầu tư Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc đang đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Điều này tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội đối với DN trong nước.
Một số lượng lớn DN Thái Lan đang di chuyển vào Việt Nam thông qua các vụ M&A, do gần vị trí địa lý và văn hóa tương hợp.
Thống kê của HSBC Thái Lan cho thấy, các công ty Thái Lan đã tham gia ít nhất 377 dự án tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 6,7 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư đứng thứ 10 tại đây và đang cải thiện thứ hạng nhanh chóng. Đặc biệt, hai nước đang đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020.
Người Việt yêu hàng hóa Thái Lan, hàng Nhật Bản, vì sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, mà không quá đắt như sản phẩm phương Tây. Ngoài ra, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng mua bán nhiều hơn ở cửa hàng bán lẻ hiện đại, siêu thị mini, cửa hàng tiện ích.
Cũng theo HSBC, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch chi khoảng 80 tỷ USD trong vòng 10 năm tiếp theo để phát triển hệ thống tàu điện ngầm, cầu, các dự án đường bộ, đường cao tốc, tạo nhu cầu rất cao cho vật liệu xây dựng.
“AEC sẽ đi kèm với tự do hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam, dẫn đến đầu tư nhiều hơn. Trong khi chờ đợi điều đó diễn ra, các công ty Thái Lan đang cố gắng thâm nhập thị trường Việt Nam sớm hơn", Pitipong Matitanaviroon, Giám đốc Công ty AWR Lloyd (chuyên về tư vấn tài chính, đầu tư và chiến lược trong các ngành công nghiệp khoáng sản và năng lượng) phân tích.
Bằng chứng là, nhiều DN hàng đầu Thái Lan trong các lĩnh vực bán lẻ và sản xuất vật liệu xây dựng, khí đốt đã đầu tư vào Việt Nam, cả đầu tư trực tiếp lẫn thông qua các thương vụ M&A, như Tập đoàn Charoen Pokphand, TCC Group, PTT, Tập đoàn Xi măng Siam, BJC, Central Group…
Ngay cả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kinh nghiệm từ quá khứ cho thấy, M&A bùng nổ chủ yếu trong những lĩnh vực tiềm năng đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu, như viễn thông, xây dựng, bán lẻ, du lịch...
Cơ hội ẩn chứa trong thách thức
Khi có làn sóng đổ bộ từ nước ngoài, với danh tiếng và tiềm lực tài chính mạnh thì việc nhiều công ty Việt Nam lo mất thị phần là hiển nhiên. Song trải qua quá trình vật lộn sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thách thức trong cạnh tranh rất rõ ràng, nhưng cũng ẩn chứa nhiều cơ hội lớn.
Nếu như trước đây, các nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam để M&A vì muốn sản xuất, chế biến với giá rẻ, rồi xuất khẩu thì nay họ đã chuyển sang các ngành dịch vụ, sản xuất hàng chất lượng cao cho nhu cầu nội địa.
Do đó, việc chuyển từ đối đầu sang hợp tác sẽ mang lại cho DN Việt Nam cơ hội học hỏi bí quyết, phong cách làm việc chuyên nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Có ưu thế về sản phẩm, nhưng hàng Nhật, Thái, Hàn lại yếu về hệ thống phân phối ở Việt Nam, trong khi đây là thế mạnh của các công ty trong nước. Các nhà đầu tư ngoại muốn bành trướng tại Việt Nam sẽ tìm kiếm và sẵn sàng bắt tay với đối tác nội, miễn là các doanh nghiệp này đủ tiêu chuẩn. Vì vậy, trong tương lai, thị trường sẽ còn chứng kiến thêm nhiều "cái bắt tay" giữa tên tuổi ngoại với đối tác nội.
Cơ hội M&A là có thật, các công ty Việt Nam sẽ biến thành viên ngọc quý như thế nào để các đối tác săn lùng?
Theo ông Koichi Hori, Chủ tịch Dream Incubator Nhật Bản (thành viên hợp danh Quỹ đầu tư DIAIF - Việt Nam), để các thương vụ M&A theo kiểu đôi bên cùng có lợi, không kẻ trên - người dưới như nhiều thương vụ trước đây, thì trước hết, hai bên cần hiểu văn hóa làm việc của nhau.
Thứ hai, củng cố sự chuyên nghiệp về tính minh bạch, rõ ràng trong hệ thống quản trị tài chính, nhân sự. Sự chuyên nghiệp chính là nền tảng đầu tiên để xây dựng lòng tin hai bên. Bên cạnh đó, cần có tầm nhìn dài hạn và chiến lược đồng nhất. Nhà đầu tư Nhật luôn có kế hoạch dài hạn, 10 - 15 năm. Để hiện thực hóa các kế hoạch này, việc xây dựng các bước đi chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể trong từng giai đoạn rất quan trọng. Nếu hiểu rõ mục tiêu của mình, DN Việt Nam có thể dễ dàng hơn trong việc xác định ai là đối tác chiến lược và cần làm gì để khai thác hiệu quả mối quan hệ đó.
Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn còn tình trạng vẽ kế hoạch với tầm nhìn lớn lao, nhưng lại chung chung, chưa sát với thực tế và có thói quen làm đến đâu tính đến đó.
Theo quan điểm chung của các quỹ đầu tư nước ngoài, DN Việt Nam phải bước qua thời kỳ của mô hình kinh doanh gia đình và vươn lên tầm cao mới của tiêu chuẩn công ty đa quốc gia để trở thành đối tác ngang hàng với các công ty Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc và một số nước khác trong khu vực.
TS. Lê Nết cho rằng, DN Việt Nam nào đủ sức cạnh tranh với DN lớn của nước ngoài ngay tại thị trường trong nước thì sẽ đủ tầm cạnh tranh ở khu vực và quốc tế. Điều này đã được chứng mình đối với các DN ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan…
Chẳng hạn tại Thái Lan, hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế được chi phối bởi 3 - 5 gia đình lớn thuộc hàng tỷ phú và khoảng 10 tập đoàn lớn của nhà nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tham gia vào chuỗi cung ứng của những đại gia đó.
“DN lớn, hoạt động theo mô hình đa ngành trong M&A giống như thỏi nam châm hút dần DNNVV theo. Các DNNVV cũng tự nguyện gia nhập để mất đi, chứ không phải cùng quản trị, để mạnh hơn, để đối đầu và nảy sinh mâu thuẫn hậu M&A. Dĩ nhiên, nếu DN Việt Nam có kỹ năng quản trị tốt, có tầm nhìn dài hạn thì sẽ mạnh ngang bằng các DN lớn”, ông Lê Nết cho biết.
Riêng với các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa mà muốn có vị thế tốt, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước thì cần để nhà đầu tư chiến lược sở hữu số cổ phần đủ để họ ra quyết định thay đổi quy mô, hiệu quả kinh doanh; đưa ra lĩnh vực kinh doanh cốt lõi…
Ngày 16/7/2015, tại Khách sạn Fortuna Hà Nội (6B Láng Hạ, Hà Nội), Ban tổ chức Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum 2015) dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức họp báo cung cấp các thông tin chính thức về Diễn đàn M&A Việt Nam 2015.
Diễn đàn M&A lần thứ 7 - 2015 do Báo Đầu tư và Công ty AVM phối hợp tổ chức sẽ diễn ra tại TP.HCM vào ngày 6/8/2015, với chủ đề Chờ đón sự bùng nổ - Countdown to the Next Market Boom.
Những sự kiện chính của Diễn đàn bao gồm:
- Hội thảo chuyên đề diễn ra trong thời gian 1 ngày, với các chủ đề chính: Việt Nam cần làm gì để tìm kiếm và đón dòng vốn mới; Cơ hội từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết; Kinh nghiệm thu hút vốn và sử dụng vốn M&A của các tập đoàn hàng đầu;
- Chương trình Kết nối đối tác và giới thiệu doanh nghiệp, dự án, mời gọi đầu tư và hợp tác chiến lược;
- Tôn vinh các doanh nghiệp và trao Kỷ niệm chương cho các thương vụ M&A tiêu biểu 2014 - 2015;
- Đặc san “Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam”, ấn phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam bằng ngôn ngữ Việt - Anh, cập nhật đầy đủ kiến thức, tình hình, xu hướng M&A tại Việt Nam, các cơ hội đầu tư…, được phát hành rộng rãi ở trong nước và ngoài nước;
- Khoá đào tạo sau Diễn đàn có chủ đề “M&A với nhà đầu tư Nhật Bản”, do GS. Nigel Denscombe, chuyên gia chiến lược quốc tế giảng dạy.
-
18-07-2015, 11:04 AM #10thienthu123 Guest
http://news.********/Thuong-hieu-nao...ost408971.html
Các Chủ đề tương tự
-
Có phải Vinachem sẽ thoái vốn SFG hay không?
Bởi imported_hongson1992 trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 5Bài viết cuối: 09-06-2016, 09:25 AM -
Góc nhìn 10/01: Thoát thế giằng co, VN-Index sẽ tìm lại đỉnh 533 điểm?
Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 09-01-2014, 10:03 AM -
VIC: Công ty con NHN sẽ thoái hết hơn 8 triệu cp
Bởi artdeco113 trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 26-11-2012, 11:07 AM -
25.000 tỷ đồng vốn ngoại sẽ thoái trong năm 2012?
Bởi imported_inoviss trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 14-12-2011, 04:42 AM -
Tỷ phú Warren Buffett không tin kinh tế Mỹ sẽ suy thoái
Bởi kuwaitiaddicted trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 3Bài viết cuối: 03-10-2011, 11:25 AM
Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn xe nâng người Bình Dương Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Xe nâng người khác nhau. Mỗi loại xe lại phù hợp với đặc tính công việc khác nhau. Nếu đầu tư...
Dịch Vụ Cho Thuê Xe Nâng Người...