Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    baoxuyen368 Guest
    Các chuyên gia đánh giá những ngành nào sụp đổ nhanh nhất khi kinh tế khủng hoảng sẽ là những ngành phục hồi nhanh nhất khi kinh tế hồi phục, trong đó bao gồm vật liệu xây dựng, dịch vụ, viễn thông…

    Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Doanh nghiệp hành động như thế nào trong năm 2014?" là nội dung được thảo luận sôi nổi tại hội thảo "Kinh tế VN - Vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp", doThời báo Kinh tế VNtổ chức hôm qua 21.2 tại TP.HCM.

    Dấu hiệu phục hồi



    Tạo mọi điều kiện để DN phát triển bền vững

    Đó là khẳng định của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi tham dự Diễn đàn DN phát triển bền vững VN ngày 21.2, do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Anh đồng tổ chức. Phó thủ tướng cho rằng, những yêu cầu và tiềm năng phát triển của VN vẫn còn khoảng cách so với thực tế phát triển. Vì vậy, cần phải thẳng thắn nhìn vào những hạn chế, bất cập cả ở tầm chính sách vĩ mô lẫn điều hành quản trị DN, quyết tâm khắc phục những việc, công đoạn làm DN mất nhiều thời gian và chi phí hơn mức cần thiết, làm cho các cơ hội kinh doanh có thể bị bỏ qua.

    Theo bà Marie Magimay, Giám đốc phụ trách nguồn lực DN (Tổ chức DN xã hội Anh), phát triển bền vững có tiềm năng giải quyết những thách thức cơ bản của xã hội hiện nay và tương lai. Sự cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, đối phó với biến đổi khí hậu là những yếu tố gắn với phát triển bền vững và gắn với hoạt động của DN.

    Anh Vũ


    Ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh, cho rằng những ngành nào sụp đổ nhanh nhất khi kinh tế khủng hoảng sẽ là những ngành phục hồi nhanh nhất khi kinh tế hồi phục.

    Nhóm ngành sụp đổ nhanh nhất khi kinh tế rơi vào khủng hoảng phần lớn là công nghiệp chế biến và chế tạo, gồm dệt may, giày da, đồ gỗ và các ngành tiêu dùng khác.

    Những ngành này đã bắt đầu phục hồi từ khoảng tháng 9.2013 với chỉ số PMI (chỉ số nhà quản trị mua hàng) đạt 13,5 %, chứng tỏ dấu hiệu phục hồi khá ổn. Vì vậy, các doanh nghiệp (DN) thuộc những ngành hàng này cần chú ý tiếp cận thị trường và tạo được ưu thế dài hạn, gắn kết với thực hiện các hiệp định TPP và Hiệp định thương mại tự do.

    Ngành thứ hai là vật liệu xây dựng, dù chịu sự cạnh tranh rất ác liệt từ bên ngoài. Ông Nghĩa phân tích, vật liệu xây dựng của VN và của Trung Quốc trong tương quan bất lợi cho VN hơn, vì Trung Quốc là quốc gia nổi tiếng về chất lượng hàng vật liệu xây dựng trên toàn cầu. Do vậy phải chú trọng đến vai trò sáng tạo để tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, người tiêu dùng có thể chấp nhận.

    Ngành thứ ba là viễn thông, là ngành nhà nước đang tập trung cổ phần hóa rất mạnh và cũng là ngành nóng trên thị trường chuyển nhượng quốc tế. Đây cũng là ngành được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm, nhất là các nhà đầu tư lớn.

    Cuối cùng là ngành dịch vụ. Trong 3 năm khủng hoảng kinh tế vừa qua, ngành này bị suy giảm ít nhất, mặc dù cũng có tình trạng ế ẩm, khách vắng vẻ ở các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng... nhưng khi nền kinh tế ấm lên, ngành này sẽ phục hồi trở lại khá nhanh.

    Chủ động nắm cơ hội

    Với bối cảnh trên, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng các DN cần phải tỉnh táo lựa chọn lại phân khúc thích hợp với mình. Trong toàn bộ cấu trúc hiện tại, DN phải lựa chọn lại khu vực nào là chủ chốt tạo ra lợi nhuận, tạo ra tính cạnh tranh với đối thủ, tập trung nguồn lực để tái cấu trúc nó, tránh dàn trải nguồn lực ra “sản xuất cả ti vi lẫn cám gà”.

    Dưới góc độ khác, TS Trần Du Lịch nhận định trong hai năm 2014 - 2015 có nhiều nhân tố để tin rằng kinh tế VN sẽ phục hồi dần tốc độ tăng trưởng, niềm tin của thị trường được củng cố và DN có triển vọng để phát triển bền vững hơn. Tất cả những điều này đặt vào kỳ vọng những nỗ lực của Chính phủ trong việc đổi mới mạnh mẽ thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm sự vận hành của cơ chế thị trường và sự lành mạnh trong cạnh tranh như thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ.

    Cùng quan điểm này, ông Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng đây thực sự là thời khắc hệ trọng đối với tiến trình cải cách của VN. Để tạo dựng lại lòng tin xã hội và thị trường, VN cần kiên trì, nhất quán với chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế và tái cấu trúc nền kinh tế một cách thực chất, nhằm đón bắt tốt hơn xu thế phát triển mới của thế giới và thời đại. Cùng với đó, trong một xã hội ngày càng đòi hỏi và đa dạng, thì cách thức tương tác, giao diện giữa nhà nước với người dân, giữa nhà hoạch định chính sách với thị trường càng cần phải đàng hoàng hơn, minh bạch hơn và có khả năng giải trình cao hơn.

    *****.vn

  2. #12
    Guest
    NKG có lợi thế lớn khi VN gia nhập TPP

  3. #13
    Guest
    Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến hết 2013, cả nước có 15.900 lượt dự án FDI, tổng vốn đăng ký 234 tỷ USD, vốn thực hiện 112 tỷ USD.
    Một tín hiệu đáng mừng trong bức tranh toàn cảnh tình hình thu hút vốn FDI của nước ta thời gian gần đây, chính là việc các tập đoàn đa quốc gia không ngừng dốc vốn mở rộng đầu tư, cùng với đó là hàng loạt các dự án tỷ đô vẫn tiếp tục “xếp hàng” chờ được thông qua.

    Câu chuyện về dự án Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên thời gian gần đây liên tục được dư luận nhắc đến như một trong những minh chứng cụ thể cho tác động lan tỏa từ nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia (TNC) thông qua những dự án tỷ đô tới kinh tế nước ta.

    Và câu hỏi: Việt Nam được gì khi các TNC liên tiếp đổ bộ? lại tiếp tục được mang ra tranh luận tại các diễn đàn kinh tế quan trọng trong và ngoài nước liên quan đến việc thu hút FDI vào Việt Nam.

    Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến hết 2013, cả nước có 15.900 lượt dự án FDI, tổng vốn đăng ký 234 tỷ USD, vốn thực hiện 112 tỷ USD.

    Trong đó TNC đầu tư vào 500 dự án, chiếm 3% số dự án, nhưng vốn chiếm 60% với tổng vốn đăng ký đầu tư lên tới 140 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư của TNC tập trung vào chế biến chế tạo, bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống...

    Những hiệu ứng tích cực từ các dự án của Samsung tại Việt Nam (SEV) có thể thấy rõ. Bởi lẽ, ngay tại buổi Lễ tổng kết 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong bài phát biểu dài gần 1 giờ đồng hồ của mình, hơn một lần Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: SEV là một điển hình trong thu hút FDI ở Việt Nam trong suốt 25 năm năm qua không chỉ ở quy mô đầu tư lớn mà còn có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với kinh tế - xã hội Việt Nam.

    Đồng thời, việc SEV đã liên tiếp tăng vốn đầu tư 3 lần chỉ trong vòng 5 năm qua cũng là minh chứng cho thấy Việt Nam có đủ tiềm năng cho việc đầu tư hiệu quả của các dự án FDI.

    Chia sẻ tại buổi Tọa đàm với chủ đề “Việt Nam và cuộc chơi lớn của các tập đoàn đa quốc gia” vừa được báo Diễn đàn đầu tư - BizLIVE tổ chức tại Hà Nội, GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận định: Tác động lan tỏa nên được hiểu theo nhiều góc độ, không chỉ ở việc đóng góp bao nhiêu vào thuế, việc làm, GDP... mà còn phải nhìn nhận tác động lan tỏa đến các doanh nghiệp trong nước cũng khá quan trọng.

    Ông Mại phân tích thêm: Hãy thử quan sát tác động lan tỏa trên một số khía cạnh như sau:

    Thứ nhất, lao động hiện nay đang làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài có khoảng 15% cán bộ có trình độ cao, tiếp cận được trình độ quốc tế. Trong tương lai sẽ hình thành đội ngũ cán bộ cốt cán để xây dựng đất nước. Ví dụ như Thái Lan, đã lợi dụng được điều này khá tốt.

    Thứ hai, tác động về công nghệ, biến công nghệ của nước ngoài thành công nghệ của Việt Nam, tạo ra cú hích lớn về việc hình thành các trung tâm công nghệ lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm

    Thứ ba, tác động về thị trường cả về đối nội, đối ngoại, kim ngạch xuất nhập khẩu của khối FDI đang chiếm đa số, tạo ra năng lực cạnh tranh tốt với các nước.

    Ngoài ra, còn tạo cơ hội cho người tiêu dùng được hưởng thụ những sản phẩm có chất lượng cao; Thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người Việt Nam trong sản xuất và kinh doanh, từng bước hội nhập được với quốc tế.

    Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Nội, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá: Các TNC đầu tư vào Việt Nam đã có tác động lan tỏa, đóng góp lớn đối với việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của Việt Nam.

    Trước hết, khi thu hút được đầu tư của các TNC (ví dụ Intel, Samsung, Nokia, Honda,...) sẽ là cách quảng bá cho thu hút đầu tư các TNC khác và mọi nhà đầu tư nước ngoài. Họ rất tin tưởng vào khả năng đánh giá, nghiên cứu của các TNC về môi trường đầu tư Việt Nam.

    Các dự án của TNC thường có quy mô vốn lớn, đóng góp về giá trị xuất khẩu, tạo việc làm, đào tạo lao động quản lý, chuyên gia kỹ thuật, chuyển giao công nghệ...; đóng góp nộp ngân sách.

    Tuy nhiên, đóng góp của các TNC đã đầu tư tại Việt Nam vẫn cần chú ý làm sao trong thời gian tới phải tạo được giá trị gia tăng, đóng góp cho ngân sách nhiều hơn nữa, là đầu tàu thúc đẩy sản xuất phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.

    Ngoài ra, cũng cần đẩy nhanh quá trình chuyển giao công nghệ qua các dự án của TNC cho phía Việt Nam.

    Từ thực tiễn hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian qua, việc lôi kéo được các TNC đầu tư vào Việt Nam đã mang lại những bước đột phá mới.

    Đồng thời, đó sẽ là “gạch nối” quan trọng cho làn sóng các dự án đầu tư FDI có quy mô lớn, thậm chí lên tới nhiều tỷ USD sẽ đổ bộ vào Việt Nam trong tương lai.
    Những dự án này không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng trên bình diện con số mà còn đang dần tạo nên các xu hướng mới trong thu hút FDI ở nước ta.

    Theo Vũ Minh

    Bizlive/Diễn đàn đầu tư

  4. #14
    Guest
    Không hiểu có liên quan giè tới NKG ?

  5. #15
    supercry Guest
    HSG tăng mạnh roài, NkG sẽ theo thoai

  6. #16
    supercry Guest
    Hôm nay e vào 100 k NKG đầu tư theo bác jalbizman, có tin gì báo a e nhé bác

  7. #17
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    1
    Trích dẫn Gửi bởi fangxetrang
    Không hiểu có liên quan giè tới NKG ?
    Đầu tư FDI tăng => đầu ra cho NKG tăng.[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

  8. #18
    imported_Edison-opto-denled Guest
    Thép "thoát hiểm"

    Hoạt động kinh doanh

    06/03/2014 | 15:51

    Với những chuẩn bị kịp thời về đầu tư, thay đổi sản phẩm, mở rộng thị trường... một số doanh nghiệp (DN) ngành thép đã "thoát hiểm".

    Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nhu cầu tiêu thụ sắt thép xây dựng năm 2013 giảm gần 10% so với năm trước, nhập siêu thép khoảng 5 tỷ USD, nhiều nhà máy thép chỉ còn hoạt động ở mức 40 - 50% tổng công suất do cung vượt cầu... Bất chấp những con số "u ám" này, theo ghi nhận của ông Phạm Chí Cường, nguyên Chủ tịch VSA, vẫn có khoảng 30% DN ngành thép "trụ được" và ăn nên làm ra.

    Ông Vũ Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen (HSG) xác nhận, trong năm tài chính 2012-2013, HSG đạt 11.760 tỷ đồng doanh thu, 581 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (LNST), lần lượt tăng 17% về doanh thu và 58% về lợi nhuận so với niên độ trước.

    Với Hòa Phát (HPG), doanh thu năm 2013 là 19.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tức tăng gần gấp đôi năm ngoái. Nam Kim Group (NKG) gây bất ngờ khi công bố doanh thu năm 2013 tăng hơn 59% và lợi nhuận vượt kế hoạch. Một số như Công ty Đầu tư Thương mại SMC (SMC) tuy lợi nhuận không như mong đợi nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng doanh thu.

    "Tấn công" thép nhập khẩu

    "Thực ra khó khăn hiện tại của ngành thép là khó trong lĩnh vực thép xây dựng. Còn với những sản phẩm thép mà lâu nay ta phải nhập khẩu sức cầu vẫn nhiều", ông Nguyễn Ngọc Anh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty CP TMĐT SMC (SMC) cho biết. Theo thống kê từ VSA, trong năm 2013, dù sản lượng tiêu thụ thép xây dựng giảm thì ở mảng thép mạ kim loại, tôn lại tăng 36%, hay ống thép tăng 20%.

    Đặc biệt, nhiều mặt hàng thuộc thép dẹt như thép tấm cán nóng, thép lá cán nguội vẫn phải nhập khẩu. Thấy được cơ hội từ thị trường thép dẹt, từ chỗ thuần túy thương mại, năm 2009 SMC chuyển dần sang vừa phân phối vừa sản xuất gia công các loại thép dẹt gồm thép lá, cắt tấm, xả băng thép cán nguội theo yêu cầu khách hàng.

    Đến nay, SMC đã có 4 nhà máy đặt tại TP.HCM, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng sản lượng hơn 200.000 tấn/năm. Thép dẹt tuy chỉ chiếm 1/3 sản lượng tiêu thụ nhưng lại đóng góp chính vào lợi nhuận của SMC. Ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh: "Nếu không có hệ thống nhà máy này, SMC khó lòng tồn tại và phát triển trong 5 năm gần đây".

    Trong các năm tới, SMC sẽ tùy theo nhu cầu thị trường để điều chỉnh linh hoạt giữa hai mảng thép xây dựng và thép dẹt. Mục tiêu trước mắt của SMC là gia tăng lượng tiêu thụ thép dẹt lên 40% tổng tiêu thụ thép. Công ty sẽ tạm dừng đầu tư nhà máy để tập trung vào công tác nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn và đạt giá trị gia tăng cao hơn.

    Về phía Công ty CP Thép Pomina (POM), ông Đỗ Duy Thái, Thành viên HĐQT của POM cho biết, POM sẵn sàng đầu tư 300 triệu USD xây Nhà máy Pomina 3 vì chiến lược hội nhập. Nhà máy Pomina 3 hiện là nhà máy luyện thép hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á.

    Nhà máy này cho công suất 1 triệu tấn thép/năm, 1 triệu tấn phôi/năm sẽ giúp POM tạo uy thế và nâng cao cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Tương tự, từ khi có Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, sản lượng tiêu thụ của HSG trong 4 niên độ gần đây (từ 2009 - 2013) đều tăng lần lượt 64%, 45%, 29% và 32%.

    Doanh thu tăng lần lượt 73%, 67%, 23,5% và 17%. Thị phần tôn mạ của HSG luôn ở vị trí dẫn đầu. Trong năm 2013 - 2014, khi các dây chuyền thuộc giai đoạn 2 của nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ đều đưa vào vận hành. Ông Vũ Văn Thanh cho biết, doanh thu của HSG dự kiến sẽ tăng thêm 19% lên 14.000 tỷ đồng. Hoa Sen phấn đấu đạt doanh thu 1 tỷ USD giai đoạn 2015-2016.

    Nhờ đưa vào vận hành Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát giai đoạn 2 (10/2013) mà sản lượng thép của Hòa Phát đã tăng trưởng mạnh, vượt Pomina để dẫn đầu toàn ngành. Thị phần của Hòa Phát cũng liên tục tăng, từ 14,5% (9/2013) lên 14.8% (10/2013) và 15,2% (cuối 2013).

    Các chuyên gia dự báo, với năng lực sản xuất 1,15 triệu tấn thép/năm, 1,1 triệu tấn phối/năm cộng thêm hệ thống đại lý được phát triển mạnh, thị phần của Hòa Phát có thể sẽ tăng lên 18-20% trong năm 2014.

    Thực tế, với quy trình khép kín, với công nghệ sản xuất lò cao, giá đầu vào thấp, Hòa Phát rất có lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm. Theo ước tính, giá của thép Hòa Phát đang thấp hơn 5-10% so với các đối thủ.

    Nam Kim Group, Thép Tiến Lên (TLH) cũng đang bước vào năm 2014 với nhiều triển vọng. Năm ngoái, nhà máy Nam Kim 2 đã giúp NKG gia tăng chuỗi giá trị từ thương mại sang sản xuất tôn mạ. Thị phần tôn mạ của NKG đã tăng mạnh từ 6,2% năm 2012 lên 10,1% hiện tại.

    Riêng nhà máy thép hình Bắc Nam sẽ giúp TLH cung cấp trực tiếp các sản phẩm thép hình cỡ lớn mà không phải nhập khẩu như trước, từ đó rút ngắn thời gian sản xuất, tăng tỷ trọng doanh thu sản xuất và cải thiện lợi nhuận gộp.

    Gia tăng xuất khẩu

    Đẩy mạnh xuất khẩu là cách để các DN thép giảm rủi ro từ cạnh tranh thị trường nội địa và duy trì đà tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Thực tế trong niên độ 2012-2013, xuất khẩu đã là động lực tăng trưởng chính của HSG khi góp 45% tổng doanh thu.

    Ông Vũ Văn Thanh cho biết, mục tiêu xuất khẩu trong niên độ 2013 - 2014 là đóng góp 40 - 50%tổng doanh thu, với sản lượng xuất khẩu khoảng 310.400 tấn, tương đương doanh thu 289 triệu USD.

    HSG vẫn sẽ tìm kiếm thị trường mới ngoài 40 thị trường mà HSG đã đặt chân đến nhưng trọng tâm của HSG vẫn là đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống Đông Nam Á.

    Với POM, ông Đỗ Duy Thái cho biết, sẽ tăng tỷ trọng xuất khẩu từ 15% doanh thu năm 2013 lên khoảng 30% năm 2014. Thị trường nhắm đến của POM vẫn là Đông Nam Á trong đó sẽ chú ý đến thị trường Philippines, Malaysia.

    Ở các thị trường khó tính hơn như Mỹ, châu Âu... ông Thái thừa nhận, do yêu cầu khắt khe về chất lượng, thuế nhập khẩu, các rào cản kiện chống bán phá giá, chi phí vận chuyển tốn kém đã khiến sản phẩm thép của Việt Nam chưa thể tiến xa hơn.

    Nếu DN thép được hưởng lãi suất vay dài hạn dưới 5%/năm, khả năng cạnh tranh và tiến công xuất khẩu sang các nước phát triển của DN thép sẽ cao hơn. Ngoài ra, một khi Việt Nam gia nhập vào Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), cơ hội xuất khẩu thép sang thị trường sang Mỹ, Canada, Chile, Mexico sẽ cao hơn do hưởng thuế suất bằng 0.

  9. #19
    Trích dẫn Gửi bởi huynh minh
    Mai NKG tăng trần [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]
    Bia đi bác [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG], kiểu này NKG cứ 2x thẳng tiến [IMG]images/smilies/redface.gif[/IMG]

  10. #20
    imported_Edison-opto-denled Guest
    Mai NKG tăng trần [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Điều chỉnh kế hoạch 2014: Chờ đợi nhân tố bí ẩn trong quý 4/2014
    Bởi imported_bevoll trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 12-01-2015, 03:14 AM
  2. HAG: Quý 1, tiền mặt giảm nghìn tỷ, nợ tăng, lãi cao nhất trong 13 quý
    Bởi imported_NguyenThi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 15-05-2014, 12:21 PM
  3. Những chính sách nổi bật trên TTCK Campuchia trong quý 1/2014
    Bởi hoangvan359 trong diễn đàn TTCK LÀO & Cambodia
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-05-2014, 02:29 AM
  4. PXA: Sau 5 quý thua lỗ, quý 1/2014 lãi gần 8 triệu đồng
    Bởi kuwaitiaddicted trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 22-04-2014, 10:23 AM
  5. HSBC, Standard Chartered: Việt Nam sẽ hạ lãi suất trong quý 1 hoặc đầu quý 2
    Bởi gahocseo trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 24-02-2012, 05:18 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •