Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Stevencot Guest

  2. #2
    hoadoquyen1124 Guest
    60% về anh V
    40% về anh Q[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]

  3. #3
    hoadoquyen1124 Guest
    'Mốt' làm nông dân - Bài 1: Khi ông Vượng trồng rau
    Văn Nguyễn | 11/05/2015 09:43
    1

    'Mốt' làm nông dân - Bài 1: Khi ông Vượng trồng rau
    Khi bất động sản gặp khó, nhiều đại gia đã tìm đến nông nghiệp như một giải pháp để đa dạng hóa nguồn thu cũng như giảm thiểu rủi ro.
    Vingroup có bao nhiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng?
    Nhân viên của Vingroup được nhận lương bao nhiêu?
    Lộ “mỏ vàng” giúp tỷ phú Phạm Nhật Vượng đem về doanh thu “khủng”
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 'Không thể làm mãi một nghề'
    Cánh đồng rau sạch 500 ha của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
    Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 21/3, Tập đoàn Vingroup - doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản đã chính thức công bố thông tin về Dự án nông nghiệp VinEco với số vốn đầu tư ban đầu 2.000 tỷ đồng.
    Việc tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm rau quả hữu cơ sẽ giúp Vingroup có sức cạnh tranh trên thị trường bán lẻ với thương hiệu VinMart mới ra mắt.
    Là “đại gia” giàu có nhất Việt Nam với tổng tài sản 1,7 tỷ USD, đứng thứ 1.118 theo bảng xếp hạng của Forbes năm 2015, ông Phạm Nhật Vượng đang đặt nhiều kì vọng vào lĩnh vực được coi là “sân mới” của tập đoàn Vingroup.
    Theo đó, 3 mục tiêu đầu tư của Vingroup khi tham gia vào nông nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm rau, quả sạch cho thị trường; áp dụng công nghệ cao trên các cánh đồng lớn để giảm chi phí sản xuất và sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.
    - Ảnh 1
    Ông chủ Vingroup đã quyết tâm "đặt chân" vào lĩnh vực nông nghiệp
    Từng chia sẻ về “ngã rẽ” này, tỷ phú Vượng cho biết: “Khát vọng của tôi là muốn để người Việt được dùng rau, quả sạch thường xuyên.
    Hy vọng những chương trình tương tự như thế này sẽ đem lại cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm nông nghiệp sạch với giá không đắt đỏ như bây giờ”.
    Được biết, ý tưởng “chuyển hướng” sang nông nghiệp xuất phát từ một cuộc gặp gỡ cùng các chuyên gia nông nghiệp của Israel.
    Ông chủ Vingroup vô cùng kinh ngạc trước những thành quả mà quốc gia này đạt được khi áp dụng công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực nông nghiệp.
    Ví dụ như cà chua, ở Việt Nam bình thường sản lượng chỉ đạt khoảng 30 tấn/ha, nếu được mùa cũng chỉ 50-60 tấn, nhưng ở Israel, bình thường là 300 tấn/ha, nếu được mùa có thể lên đến 700 tấn, hơn thế lại hoàn toàn là cà chua sạch.
    Đây cũng chính là nguyên nhân tỷ phú Vượng dự kiến sẽ đầu tư những trang trại trồng rau, củ, quả sạch với công nghệ của Israel với hi vọng cho năng suất cao gấp vài chục lần so với các hình thức canh tác hiện nay.
    Các khu đất nông nghiệp đó sẽ được áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất cùng sự giúp đỡ từ những chuyên gia giỏi nhất.
    Về quy mô nông nghiệp, ông chủ Vingroup cho biết, doanh nghiệp sẽ trồng khoảng vài chục nghìn ha rau.
    Trong đó, tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp đã “gom” được vài chục héc-ta đất nông nghiệp để thực hiện dự định này.
    Gần đây nhất, trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh, tập đoàn Vingroup đã đề xuất đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh này.
    Mục tiêu nhằm góp phần cải thiện tính cạnh tranh của nông nghiệp Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới .
    Sản phẩm nông nghiệp sau khi được sản xuất không chỉ phục vụ gần 1,2 triệu dân cư mà còn phục vụ hơn 7 triệu du khách hàng năm đến với tỉnh và hàng chục ngàn công nhân tại các khu công nghiệp.
    Ngoài ra, ông Lê Khắc Hiệp - Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup cũng từng tiết lộ về dự án sản xuất rau quả công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với quy mô 500 ha, ngay lập tức gây chú ý cho toàn bộ thị trường.
    Cụ thể, Vingroup sẽ đầu tư vào dự án này từ 500-700 tỷ đồng bao gồm tối thiểu 100 chủng loại giống chất lượng cao của thế giới và các giống truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, cùng công nghệ nhà kính được mua 100% theo hình thức "chìa khóa trao tay" từ công ty hàng đầu của Israel với diện tích dự tính 20 ha.
    Ngoài ra, dự án sẽ sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới của Nhật Bản cho khoảng 80 ha. Phần diện tích còn lại là các cánh đồng mẫu lớn ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa.
    Từng phát biểu về “chiến dịch” nông nghiệp của Vingroup, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã rất hoan nghênh với quyết định của tập đoàn này khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tin tưởng trong tương lai gần, lĩnh vực đầu tư nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam sẽ rất phát triển.
    Đồng thời, Bộ cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

  4. #4
    Ngày tham gia
    Dec 2022
    Bài viết
    2
    KHI ‘ÔNG LỚN’ ĐỂ MẮT TỚI NÔNG NGHIỆP

    06/04/2016 7:02 Sáng

    (DĐDN) – Ngày càng có thêm nhiều “đại gia” mới nhảy vào đầu tư nông nghiệp. Điều này khiến bức tranh ngành nông nghiệp đang dần trở nên đa dạng, nhiều khả nãng mang lại những đổi thay cho lĩnh vực đầy tiềm năng này của Việt Nam.

    khi-ong-lon-45aCác doanh nghiệp nối bước những doanh nghiệp lớn đi trước đã đầu tư vào nông nghiệp vì thị trường này còn rất tiềm năng.

    Trồng rau, nuôi *** số lượng khủng

    Giữa tháng 4/2015, Tập đoàn Vingroup chính thức công bố tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp với thương hiệu VinEco có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Bước đầu, VinEco tập trung sản xuất rau quả hữu cơ và rau quả sạch theo mô hình tập trung khép kín và nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật, Israel, Hà Lan… Điều khác biệt đầu tiên là những bó rau VinEco được sản xuất theo một qui trình khép kín từ trồng trọt đến thu hoạch và bán lẻ đến người tiêu dùng, thông qua hệ thống siêu thị VinMart và chuỗi cửa hàng tiện lợi VinMart+. Đặc biệt, những sản phẩm này cũng chỉ có mức giá tương đương với những cửa hàng rau sạch nhỏ lẻ khác trên thị trường.

    Thị trường rau sạch được đánh giá là có tiềm năng vô cùng to lớn bởi an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả gia đình người Việt Nam. Nhưng cho đến hiện nay, vẫn chủ yếu là những hộ nông dân cá thể, những hợp tác xã đơn lẻ… cung cấp loại thực phẩm này, trong khi chưa có một đơn vị nào đầu tư sản xuất rau sạch qui mô đủ lớn. Thị trường cung cấp rau sạch gần như bỏ trống.

    Tương tự, một cái tên vốn nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép là Tập đoàn Hòa Phát (HPG), trong những ngày đầu năm 2016 cũng công bố thành lập công ty nông nghiệp quản lý hoạt động chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi với tên: Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp Hòa Phát. Công ty mới có vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng và sẽ “gom” lại toàn bộ vốn của Hòa Phát tại 5 công ty con đang hoạt động trong lĩnh vực liên quan. Thực tế ngay từ đầu năm 2015, Hòa Phát đã chi 300 tỷ đồng để thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hưng Yên, có công suất 300.000 tấn/năm và mục tiêu hướng tới doanh thu 3.000 tỷ đồng trong 3 năm.

    Trong thông điệp gửi đến cổ đông đầu năm 2015, Chủ tịch Hội đồng quản trị HPG Trần Đình Long cho biết: “Năm 2015 sẽ là bước ngoặt đổi mới quan trọng của Hòa Phát. Công ty sẽ mở ra một nhánh kinh doanh hoàn toàn mới – hoạt động thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Lĩnh vực mới không dễ dàng, áp lực cạnh tranh thậm chí lớn hơn ngành thép. Nhưng tôi tin tưởng với kinh nghiệm áp dụng qui trình sản xuất khép kín qui mô lớn, Hòa Phát sẽ tiếp tục thành công”. Ngoài sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông chủ Hòa Phát cũng chia sẻ với các cổ đông là trước mắt sẽ tập trung vào chăn nuôi gia súc và xem đây là ngành kinh tế mũi nhọn mới của công ty với mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt sản lượng 1 triệu tấn thức ăn gia súc và 1 triệu con lợn.

    Sự tham gia của Hòa Phát vào lĩnh vực này bị một số cổ đông cho là liều lĩnh. Bởi thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam được đánh giá là tiềm năng với doanh số khoảng 6 tỷ USD. Nhưng bên cạnh lượng nhập khẩu lớn, thị trường này hầu như vẫn do các doanh nghiệp ngoại thống lĩnh. Báo cáo từ Hiệp hội Chăn nuôi cho thấy, các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 60% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất ra. Các doanh nghiệp trong nước dù “quân số” đông, nhưng chỉ chiếm khoảng 40% thị phần. Để chiếm lĩnh và lọt được vào danh sách Top 10 công ty dẫn đầu thị trường thức ăn gia súc không phải là chuyện chỉ 1-2 năm…

    Ưu thế qui mô và công nghệ

    Bản thân các doanh nghiệp phải là trung tâm trong cuộc tái cấu trúc nông nghiệp Việt NamSự tham gia của các doanh nghiệp lớn vào lĩnh vực nông nghiệp đến nay không còn là chuyện lạ. Những đơn vị đi trước như Hoàng Anh Gia Lai, Đức Long Gia Lai, Masan Group… đều đã thu được thành quả đáng kể từ việc chăn nuôi bò, sản xuất cám… Điểm mấu chốt của các đơn vị nêu trên đều là đầu tư lớn, bài bản từ khâu giống đến chế biến, phân phối hay sẵn sàng mua công nghệ hiện đại từ các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Vì vậy, với lợi thế là đại gia trong lĩnh vực công nghệ, FPT cũng tự tin sẽ thành công với mô hình của mình khi cuối năm 2015 chính thức công bố hoàn thành xây dựng Trung tâm Hợp tác nông nghiệp thông minh FPT – Fujitsu, hợp tác cùng Tập đoàn Fujitsu của Nhật. Với diện tích hơn 400m2, trung tâm này là nơi ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong ngành thực phẩm và nông nghiệp cũng như toàn bộ những kỹ thuật tối tân, những kiến thức và bí quyết dành cho lĩnh vực nông nghiệp mà Fujitsu đã đúc rút được từ trước đến nay. Hai mô hình sản xuất nhà kính (Green house) và nhà máy rau (Vegetable factory) được vận hành để trồng thử nghiệm và giới thiệu những loại rau có giá trị gia tăng cao…
    khi-ong-lon-45a1
    Sau thành công tại Nhật, Việt Nam là quốc gia đầu tiên được Tập đoàn Fujitsu đầu tư mở rộng phát triển mô hình nông nghiệp thông minh ra nước ngoài. Trong mô hình này, ví dụ thông qua “SaaS ứng dụng trong nhà kính” là dịch vụ dành cho nhà sản xuất ứng dụng công nghệ Akisai, hệ thống cảm biến sẽ thu thập mọi thông tin về môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, CO2, lượng ánh sáng, lượng mưa, hướng gió, tốc độ gió…) từ đó tự động điều khiển mành che, cửa sổ, quạt để cho ra đời những trái cà chua cỡ vừa, có hàm lượng dinh dưỡng và độ ngọt tự nhiên rất cao. Hay mô hình nhà máy trồng trọt hoàn toàn khép kín được vận hành tại “Nhà máy rau”, hệ thống cảm biến sẽ có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển của cây trồng…

    Theo ông Trần Tuấn Dương, Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, dù đi sau có thiệt thòi vì ít kinh nghiệm, nhưng doanh nghiệp lại có thuận lợi là áp dụng công nghệ hiện đại ngay từ đầu. Hơn nữa, công ty có tiềm lực tài chính mạnh, thương hiệu doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm quản trị sản xuất lớn…

    Vì sao nông nghiệp Việt Nam chậm phát triển?
    Tổng đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp: 5-6% tổng chi ngân sách hàng năm Tổng đầu tư cho lĩnh vựcR&D trong nông nghiệp:300 tỷ đồng/năm
    “Doanh nghiệp trong nước đông, nhưng lại lép vế về thị phần, một phần do nội lực không đủ sức cạnh tranh. Chúng ta cần thêm những doanh nghiệp nội đủ lực tham gia sâu vào thị trường nông nghiệp, giúp cân bằng trở lại. Nếu có nhiều doanh nghiệp như Hòa Phát hay toàn xã hội tham gia thì nông nghiệp Việt Nam mới tiến lên quy mô sản xuất lớn được”, ông Trần Tuấn Dương chia sẻ. Còn theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, hiện nay năng suất lao động, an toàn thực phẩm, quy mô mặt hàng, ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết ngành cũng đang là vấn đề nóng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Do đó, việc áp dụng công nghệ sẽ là hướng giải quyết các vấn đề của ngành nông nghiệp. Ngoài ra, phải tạo được chuỗi liên kết ngay từ đầu, giữa người cấp giống, người trồng cây, người phân phối, người mua hàng nhằm tránh trường hợp dư thừa nhân lực, sản phẩm như đã xảy ra. Trong đó, bản thân các doanh nghiệp phải là trung tâm trong cuộc tái cấu trúc nông nghiệp Việt Nam, đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, liên kết chuỗi sản xuất và góp phần giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm.


    Hòa Phát đã chi 300 tỷ đồng để thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Hưng Yên và mục tiêu hướng tới doanh thu 3.000 tỷ đồng trong 3 năm.Ông Trương Gia Bình nhấn mạnh: để mô hình nông nghiệp thông minh lan tỏa trên quy mô cả nước, cần phải cải cách cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh trong nông nghiệp để tăng tính hấp dẫn và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. “Tôi tin rằng khi có môi trường tốt thì nông nghiệp sẽ là cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Bình nói.
    Trong khi đó, đánh giá cao sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp, TS. Nguyễn Văn Ngãi, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM nhận xét, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới đủ sức đầu tư sản xuất qui mô lớn và tạo ra được qui trình khép kín, xây dựng được thương hiệu và tìm đầu ra cho nông sản Việt. Từ đó thay thế dần kiểu sản xuất nhỏ lẻ của nông dân bao đời nay. Nếu tìm hiểu kỹ, đi sâu các doanh nghiệp sẽ thấy khi đầu tư có bài bản, sản xuất qui mô lớn thì đây là ngành có tiềm năng, tỷ suất sinh lời cao và bền vững.

    Tổ chức lại sản xuất

    Bản thân các doanh nghiệp phải là trung tâm trong cuộc tái cấu trúc nông nghiệp Việt NamỞ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Tuấn Dương của Tập đoàn Hòa Phát cho rằng, trên thực tế, các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiện vẫn gặp nhiều vướng mắc về đất đai, thuế, tài nguyên môi trường… Việc tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại gần đây, nhất là việc tham gia Hiệp định TPP được cho là sẽ đem lại nhiều cơ hội và thách thức với kinh tế Việt Nam, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Do đó, vai trò kiến tạo, xây dựng chính sách của Nhà nước là rất quan trọng để thu hút mạnh hơn cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian tới.
    Theo phân tích của GS.TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, hiện nay, Việt Nam chỉ mới đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp khoảng 5 – 6% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. Riêng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, mức chi đầu tư từ ngân sách còn thấp hơn, chỉ từ 2 – 4%. Trong khi tại các nước phát triển, dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao trong GDP, nhưng chi đầu tư cho lĩnh vực này lại cao hơn, từ 15 – 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Việc tham gia đầu tư của các doanh nghiệp lớn vào nông nghiệp là cơ hội để tạo ra được chuỗi giá trị cao hơn, song, bên cạnh việc tạo ra các chính sách khuyến khích để nhiều doanh nghiệp tham gia, Nhà nước cũng phải gia tăng đầu tư hơn nữa để thúc đẩy sự thay đổi của lĩnh vực quan trọng này. Điều quan trọng nhất, theo GS.TS Bùi Chí Bửu là phải tổ chức lại sản xuất. Trong đó khuyến khích người nông dân liên kết, hợp tác với nhau để họ được hưởng lợi nhiều hơn. Đồng thời gia tăng việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp.

    “Ở các nước phát triển như Hà Lan, Israel khoa học kỹ thuật đóng góp đến 80 – 90% vào tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp, trong khi tỷ lệ đó của Việt Nam chỉ khoảng 30%. Sản xuất trong nông nghiệp rất rủi ro, từ thời tiết đến giá cả đều biến động nhanh và khó lường. Vì vậy, việc các doanh nghiệp đầu tư sau này phải áp dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất là tất yếu để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm… Ngoài ra, Nhà nước cũng phải xem xét tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu của ngành nông nghiệp, bởi khoản đầu tư 300 tỷ đồng một năm cho hoạt động này là quá thấp, chỉ bằng ngân sách cho một trung tâm nghiên cứu của nước ngoài. Như thế rất khó tạo ra được nhiều dự án nghiên cứu có giá trị cao”, ông Bửu kiến nghị.

  5. #5
    nguyenthingat2190 Guest
    anh V anh Q anh nào tớ cũng thích
    MTA nhặt dần thành phiên bản VEF trên upcom

  6. #6
    numberoneworld Guest
    Cái MSN cần thì VIN không có

    Cái MSN có thì VIN không cần.

    Topic này phân tích cổ phiếu MTA – Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh một cổ phiếu hội đủ mọi yếu tố cần và đủ cho các đại gia Việt Nam và nước ngoài.

    MTA hội đủ mọi yếu tố để trở thành một siêu blue như VNM cách đấy 10 năm khi đó giá chỉ có 9000 một cp không ai mua. Sau 10 năm đó tính giá cổ phiếu chưa chia thì hiện tại VNM ở mức 600usd bằng mức giá cổ phiếu của apple. Một bác nông dân nghèo nếu như bán một bớt đi một con bò lúc đó mua được 2000 cp VNM thì sau 10 năm bác có một đàn bò 10 nghìn con bằng đúng trang trại bò sữa của VNM đang có. Một công chức quèn hệ số lương 4,26 nếu như chục năm trước mỗi năm bớt chút tiền lương mua VNM thì bây giờ có biệt thự xe hơi chứ không phải trông chờ vào đồng lương hưu 3 cọc 2 hào chưa kể trượt giá mất giá sống cuộc đời vá víu không có ngày mai. Một người chân chỉ hạt bột cả đời tích cóp gửi 1 tỷ đồng trong tiết kiệm sau 10 năm rút ra được 1.5 tỷ chưa kể tiền mất giá mỗi năm 5% coi như lỗ. Nếu mua VNM thì giờ có hơn 200 tỷ VND. Ôi đệch cái định mệnh của đời… nếu như từ điển không có chữ “Nếu” thì đâu có cảnh đêm về chổng mông lên trần hận nghèo vô đối… Vâng tất cả bài học được rút ra cũng bắt đầu bằng chữ Nếu và Nếu ngay ngày hôm nay chúng ta không mua MTA- Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà tĩnh trên sàn upcom thì vài năm nữa cái đệnh mệnh ngửa mặt lên trời hận nghèo vô đối lại in ngay giữa trán mà thôi. Giờ thì phân tích tại sao MTA có đầy đủ yếu tố cần và đủ mà bất kỳ ông lớn nào cũng thèm muốn.. Trước hết Anh V anh Q cho phép em xin hỏi các anh một câu hỏi rất dễ: các anh quan tâm đến MTA không??? Các anh đã từng vào gặp UBND Hà tính chưa? Vâng câu trả lời này chỉ mình em biết là đủ?

    MTA có gì hấp dẫn các đại gia từ trong nước đến nước ngoài???.

    1- Về nông nghiệp

    Cha ông ta nói không sai: tấc đất tấc vàng. Vâng có đất là có vàng. MTA sở hữu hàng triệu m2 đất màu mỡ cho phép phát triển nông nghiệp sạch rau củ quả các loại. Nếu như dân hà nội mỗi tháng bỏ ra 1000 tỷ đồng cho rau mà vẫn phải ăn rau bẩn thì HCM cần 2000 tỷ mỗi tháng chưa kể các thành phố xung quanh. Vingroup đã có trồng rau sạch Long biên nhưng xin thưa chỉ mới đáp ứng chưa nổi 0,0001% nhu cầu hàng ngày của người dân. Đây là một thị trường quá lớn đang bị bỏ ngỏ. Diện tích đất rộng lớn trù phú cho phép MTA phát triển các trang trại chăn nuôi lợn bò gà hươu. MSN bỏ ra 126k/cp để mua một công ty visan vdl gần 1000 tỷ để giữ 14% cổ phần Visan nhưng MTA có trang trại lợn sạch bò sạch mà ông lớn CP Thái land đối thủ của Masan hằng ao ước. Nếu nói về nông nghiệp thì MTA là bản mix-up 5 trong một. Một mình MTA thi đấu với phần còn lại của thế giới. với các ông lớn trong nước. Nuôi lợn có nuôi lợn như đại gia vissan và CP Thailand ; nuôi bò có nuôi bò như HAG, gia cầm có gia cầm như Ba huân (có dạo báo đài nói Masan định thâu tóm); rau sạch có rau sạch như vingroup đang làm và siêu thị có 12 siêu thị cái mà Masan vừa mua hụt BIg C đang rất cần MTA ví như bản hợp xướng Mùa xuân.

    Bên cạnh đó Vũng áng rất gần biển cho phép những đại gia như MSN có thể sx nước mắm, về nhung hươu có thể phát triển các thức uống bổ dưỡng…

    2- Về khoáng sản

    MTA đang khai thác cảng mỏ thạch cao rất lớn bên lào cho LN 20 tỷ mỗi năm (xem bc)

    3- Về cảng biển: nếu như ở miền bắc có cảng hải phòng to nhất thì ở miền trung MTA sở hữu cảng nước sâu không kém, tương lai khi khu công nghiệp Vũng áng đưa vào khai thác thì hàng hóa thông quan bằng cả tất cả cảng miền bắc. Thời gian tới MTA xây tiếp cảng container hợp tác với đại gia logistic, Vâng xin thưa cái mắt xích này Masan còn thiếu trong chuỗi mắt xích gia tăng lợi nhuận đột biến cho Masan. Masan vừa qua ký biên bản hợp tác 1.2 tỷ $ với shinghai Thaisland, hàng hóa kiểu gì chẳng phải thông quan sang Lào thaisland campuchia. Cảng vũng áng năm 2015 lãi gần 100 tỷ. Sắp tới MTA còn mở rộng đưa tiếp các cảng tiếp theo vào

    4- MTA sở hữu 17 công ty con và 4 công ty liên kết với khối tài sản khổng lồ không thể đong đo đếm được, tiềm năng quá lớn.

    Nếu cho tôi MTA tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới lợi nhuận dư sức vượt VNM hay tập đoàn ô tô thaco trong tương lai gần

    Chắc chắn một điều MTA sẽ giảm sở hữu của UBND tỉnh hà tĩnh xuống quá bán khi tìm được đối tác chiến lược

    Đại gia nào sẽ có MTA trong nước hay nước ngoài???

    Giá cổ phiếu MTA sexy định giá không dưới 500k/cp trong các năm tới. MTA đầu tư công nghệ máy móc hiện đại đang trong giai đoạn khấu hao, lợi nhuận sẽ đột biến khi có đại gia vào bắt tay. Hãy biến một cổ phiếu hủi thành một siêu blue mới trên TTCK VN

  7. #7
    Guest
    Mitraco tham gia Tuần lễ “Nông sản an toàn 2016”
    [​IMG]
    [​IMG]
    Chi tiết

    Được đăng ngày Thứ hai, 09 Tháng 5 2016 00:14
    Viết bởi Mr Hai
    Được đầu tư bài bản và kiểm soát chặt chẽ, Mitraco Hà Tĩnh là một trong số ít doanh nghiệp có nhiều nông sản an toàn được trưng bày, giới thiệu trong tại Tuần lễ giới thiệu “Nông sản an toàn 2016”.

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cùng đại diện ban tổ chức cắt băng khai mạc Tuần lễ “Nông sản an toàn 2016”.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cùng đại diện ban tổ chức cắt băng khai mạc Tuần lễ “Nông sản an toàn 2016”.

    Nhằm giới thiệu đến người dân thủ đô và các tỉnh khu vực phía Bắc các sản phẩm rau, củ, quả an toàn, Tổng Công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) phối hợp với Nhà phân phối - Công ty CP Đầu tư VietRAP tổ chức gian hàng "RAUNHATA" trong Tuần lễ “Nông sản an toàn 2016” diễn ra từ ngày 6-12/5/2016 tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức tại địa chỉ 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

    [​IMG]

    Nông sản an toàn của Mitraco Hà Tĩnh trưng bày tại chương trình

    Tuần lễ “Nông sản an toàn” và chương trình “Địa chỉ xanh - Nông sản sạch” được tổ chức nhằm mục tiêu gắn kết các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng, nâng cao nhận thức và cách phân biệt sản phẩm nông sản an toàn cho người dân. Với mục tiêu đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hàng hóa trưng bày đã được Bộ NN&PTNT lựa chọn, kiểm duyệt chặt chẽ, chỉ những sản phẩm nào đảm bảo tuyệt đối về ATVSTP mới được tham gia.

    [​IMG]

    Chương trình “Nông sản sạch cho mọi gia đình” của Công ty Mitraco được triển khai đồng loạt trên toàn hệ thống siêu thị Metro khu vực phía Bắc.

    Các loại rau, củ, quả… của Mitraco Hà Tĩnh được Sở NN&PTNT định kỳ lấy mẫu phân tích từng thời điểm phát triển. Chỉ những sản phẩm đảm bảo không tồn dư kim loại nặng, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân mới được cấp chứng nhận để đưa đến tay người tiêu dùng. Được đầu tư bài bản và được kiểm soát chặt chẽ nên Mitraco Hà Tĩnh là một trong số ít doanh nghiệp có nhiều nông sản an toàn trưng bày giới thiệu trong tại tuần lễ lần này.

    Cũng nằm trong khuôn khổ của chương trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm ra thị trường miền Bắc, Mitraco Hà Tĩnh còn phối hợp với đối tác Công ty METRO Cash&Carry Việt Nam thực hiện chương trình “Nông sản sạch cho mọi gia đình” đồng loạt trên toàn hệ thống siêu thị Metro khu vực phía Bắc. Chương trình được thực hiện vào dịp cuối tuần của tuần đầu tiên hàng tháng, người tiêu dùng sẽ được sử dụng nhiều sản phẩm an toàn với mức giá ưu đãi.

  8. #8
    phiên bản VEF, ck HSC làm deal chăng
    chăn nuôi nông sản rau củ quả nông nghiệp chất lượng cao,
    cái MSN và VIC đang rất cần
    vô web xem

  9. #9
    Trích dẫn Gửi bởi hailuabuonchung
    MTA hội đủ mọi yếu tố để trở thành một siêu blue như VNM cách đấy 10 năm khi đó giá chỉ có 9000 một cp không ai mua.
    Biết coi lịch sử giá của CP không pa??? VNM lúc nào có giá 9000 chỉ coi, hay là chỉ coi trên đồ thị vậy???

  10. #10
    nguyenthiha7879 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi lazzyvn
    Biết coi lịch sử giá của CP không pa??? VNM lúc nào có giá 9000 chỉ coi, hay là chỉ coi trên đồ thị vậy???
    bác ko chơi ck hay sao mà coi đồ thị VNM
    VNM có lúc 9000 đấy


 

Các Chủ đề tương tự

  1. DCF Công ty Cổ phần Xây dựng và Thiết kế số 1 (UpCOM)
    Bởi Penni6994 trong diễn đàn Phân tích Cty Đại chúng tại UPCOM
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 22-09-2017, 10:31 AM
  2. Tổng công ty Phong Phú lên sàn UpCom với giá 25.000 đồng/cổ phần
    Bởi imported_ngaSG1 trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 06-09-2017, 12:00 PM
  3. AGX: 1.Công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn (UpCOM.
    Bởi trong diễn đàn Phân tích Cty Đại chúng tại UPCOM
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 27-07-2017, 10:17 AM
  4. ACE - Siêu cổ phiếu đầu tư giá trị 2016 trên sàn Upcom
    Bởi cuzing trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 06-04-2016, 01:05 PM
  5. Cao Su Phú Riềng - Siêu phẩm trong ngành Cao Su
    Bởi lebichvan888 trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 22-11-2007, 04:14 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •