Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Aug 2020
    Bài viết
    7
    Chưa 'phát' đã 'hành' Cổ đông KSA có tên trong danh sách đăng ký cuối cùng sẽ được (hoặc bị) hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ 1:1,2. Nhưng KSA vẫn chưa thể thanh toán được khoản cổ tức cách đây 2 năm.

    Không phải nhà đầu tư nào cũng thích và cũng có thể mua cổ phiếu của những doanh nghiệp (DN) khó khăn. Vì vậy, việc các DN khó khăn phát hành cổ phiếu tăng vốn có thể khiến cả DN lẫn cổ đông hiện hữu đau đầu. Bên cạnh đó, ngay cả những DN kinh doanh tốt, có ý định phát hành hay tăng vốn cũng gặp những thách thức riêng. Ép người mua
    Tại đại hội cổ đông 2013 của Khoáng sản Bình Thuận (KSA) được tổ chức vào ngày 16/3 vừa qua, phương án phát hành 18,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ công ty từ 154 tỷ đồng lên 339 tỷ đồng đã được thông qua.
    Cổ đông KSA có tên trong danh sách đăng ký cuối cùng sẽ được (hoặc bị) hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ 1:1,2, tức là cứ có 1 cổ phiếu thì được mua thêm 1,2 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. KSA trả cổ tức năm 2011 với tỷ lệ 10% cho cổ đông, nhưng liên tục thay đổi thời gian thực hiện.
    10% cổ tức nếu tính trên vốn điều lệ 154 tỷ đồng sẽ tương đương số tiền chi trả 15,4 tỷ đồng. Năm 2012, Công ty công bố đạt doanh thu 362 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 48,5 tỷ đồng, chỉ tương đương 26% kế hoạch, nhưng cũng lớn hơn nhiều so với số tiền trả cổ tức cho năm 2011.
    Vì vậy mà đến giờ KSA vẫn chưa thể thanh toán được khoản cổ tức cách đây 2 năm thì quả thật là điều đáng lo. Một cổ đông bình thường của KSA, liên tục được (bị) công ty hứa hẹn, để rồi lại thất hứa chắc cũng khó lòng mặn mà với việc bỏ tiền ra mua cổ phiếu phát hành thêm.
    Chưa kể KSA còn công bố phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và thời gian hạn chế chuyển nhượng 2 năm. Mức giá bán cho cán bộ - công nhân viên của KSA tương đương mức giá bán cho cổ đông hiện hữu chưa kể còn bị siết thời gian chuyển nhượng.
    Giả sử người lao động có muốn mua cổ phiếu và tính toán, thì có lẽ mua trên thị trường chứng khoán còn tốt hơn nhiều so với mua "thưởng". Rõ ràng là dù đợt phát hành của KSA chưa diễn ra nhưng điểm qua phương án cũng như hoạt động của Công ty, nhiều người sẽ thấy ngán ngẩm và khả năng thành công có lẽ là... hên xui mà thôi.
    "Phát" và bị "hành"
    Với các DN trong trạng thái đói vốn, việc tìm được người mua đã là rất vui mừng, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ phải chịu những điều kiện kèm theo vô cùng ngặt nghèo, chẳng hạn như yêu cầu phải đạt được mức lợi nhuận cụ thể, có thể chia sẻ thêm một số lợi ích, quyền điều hành...
    Cách đây chưa lâu, việc một DN bất ngờ hạch toán một khoản lãi khủng trong báo cáo tài chính đã gây ra rất nhiều thắc mắc, giả thiết cũng như các đồn đoán. Đáng chú ý là tin đồn về việc DN này buộc phải "đẩy" lợi nhuận lên cao vì đây là thỏa thuận để phát hành cổ phiếu cho một đối tác.
    Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải tính xác thực của tin đồn mà đó là vấn đề thông tin, quyền lợi giữa cổ đông nhỏ, cổ đông lớn và DN.
    Các cổ đông lớn bỏ tiền mua cổ phiếu phát hành để "cứu" DN, tức là cũng giúp cho cả cổ đông nhỏ, vì vậy tất nhiên phải có quyền lợi. Nhưng nếu quyền lợi không được minh bạch thì có thể dẫn đến trục lợi.
    Giả sử cổ đông yêu cầu DN phải công bố lợi nhuận lớn, để đảm bảo thị trường định giá cổ phiếu ổn định hoặc phấn khởi hơn, rồi sau đó cổ đông lớn âm thầm gom mua cổ phiếu, đến khi tin tốt xuất hiện, giá cổ phiếu tăng lại đem bán trong khi các cổ đông nhỏ đã lỡ bán ra trước đó.
    Như vậy, quyền lợi giữa các bên đã có sự chênh lệch, thiên vị không rõ ràng. Không chỉ DN bị hành, mà chính các cổ đông nhỏ cũng bị cổ đông lớn "hành".
    Trường hợp những DN phát hành tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia thưởng cũng sẽ rơi vào những tình huống khó.
    Hiện nay, có những DN quy mô vốn trung bình 200 - 300 tỷ đồng, những năm qua kinh doanh khá ổn định, có thể không cần huy động vốn, nhưng theo sự phát triển của DN, thì vốn điều lệ dần phải tăng lên để củng cố vị thế, quan trọng hơn nữa là để giảm tỷ lệ nợ vay/vốn xuống, nhằm đảm bảo xếp hạng tín dụng.
    Tuy nhiên, do vốn nhỏ, nên khi tăng thường phải tăng với tỷ lệ lớn, điều này rất dễ dẫn đến rủi ro, vì khả năng gia tăng lợi nhuận với tỷ lệ tương ứng là không dễ dàng do tình hình kinh doanh rất khó khăn hiện nay. Còn phát hành với tỷ lệ thấp thì đương nhiên sẽ không thể giảm mạnh tỷ lệ nợ vay/vốn.
    Theo Minh Triệu
    Doanh nhân sài gòn

  2. #2
    Ngày tham gia
    May 2021
    Bài viết
    11
    Trích dẫn Gửi bởi thnntxt
    Chưa 'phát' đã 'hành' <a href="http://.vcmedia.vn/thumb_w/150/Images/Uploaded/Share/15944fdeb6357ea97b8ed6c36bac9100/2013/03/28/financialcrysis/chua-phat-da-hanh.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a> Cổ đông KSA có tên trong danh sách đăng ký cuối cùng sẽ được (hoặc bị) hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ 1:1,2. Nhưng KSA vẫn chưa thể thanh toán được khoản cổ tức cách đây 2 năm.

    Không phải nhà đầu tư nào cũng thích và cũng có thể mua cổ phiếu của những doanh nghiệp (DN) khó khăn. Vì vậy, việc các DN khó khăn phát hành cổ phiếu tăng vốn có thể khiến cả DN lẫn cổ đông hiện hữu đau đầu. Bên cạnh đó, ngay cả những DN kinh doanh tốt, có ý định phát hành hay tăng vốn cũng gặp những thách thức riêng. Ép người mua
    Tại đại hội cổ đông 2013 của Khoáng sản Bình Thuận (KSA) được tổ chức vào ngày 16/3 vừa qua, phương án phát hành 18,5 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ công ty từ 154 tỷ đồng lên 339 tỷ đồng đã được thông qua.
    Cổ đông KSA có tên trong danh sách đăng ký cuối cùng sẽ được (hoặc bị) hưởng quyền mua cổ phiếu phát hành thêm với tỷ lệ 1:1,2, tức là cứ có 1 cổ phiếu thì được mua thêm 1,2 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. KSA trả cổ tức năm 2011 với tỷ lệ 10% cho cổ đông, nhưng liên tục thay đổi thời gian thực hiện.
    10% cổ tức nếu tính trên vốn điều lệ 154 tỷ đồng sẽ tương đương số tiền chi trả 15,4 tỷ đồng. Năm 2012, Công ty công bố đạt doanh thu 362 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 48,5 tỷ đồng, chỉ tương đương 26% kế hoạch, nhưng cũng lớn hơn nhiều so với số tiền trả cổ tức cho năm 2011.
    Vì vậy mà đến giờ KSA vẫn chưa thể thanh toán được khoản cổ tức cách đây 2 năm thì quả thật là điều đáng lo. Một cổ đông bình thường của KSA, liên tục được (bị) công ty hứa hẹn, để rồi lại thất hứa chắc cũng khó lòng mặn mà với việc bỏ tiền ra mua cổ phiếu phát hành thêm.
    Chưa kể KSA còn công bố phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và thời gian hạn chế chuyển nhượng 2 năm. Mức giá bán cho cán bộ - công nhân viên của KSA tương đương mức giá bán cho cổ đông hiện hữu chưa kể còn bị siết thời gian chuyển nhượng.
    Giả sử người lao động có muốn mua cổ phiếu và tính toán, thì có lẽ mua trên thị trường chứng khoán còn tốt hơn nhiều so với mua "thưởng". Rõ ràng là dù đợt phát hành của KSA chưa diễn ra nhưng điểm qua phương án cũng như hoạt động của Công ty, nhiều người sẽ thấy ngán ngẩm và khả năng thành công có lẽ là... hên xui mà thôi.
    "Phát" và bị "hành"
    Với các DN trong trạng thái đói vốn, việc tìm được người mua đã là rất vui mừng, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ phải chịu những điều kiện kèm theo vô cùng ngặt nghèo, chẳng hạn như yêu cầu phải đạt được mức lợi nhuận cụ thể, có thể chia sẻ thêm một số lợi ích, quyền điều hành...
    Cách đây chưa lâu, việc một DN bất ngờ hạch toán một khoản lãi khủng trong báo cáo tài chính đã gây ra rất nhiều thắc mắc, giả thiết cũng như các đồn đoán. Đáng chú ý là tin đồn về việc DN này buộc phải "đẩy" lợi nhuận lên cao vì đây là thỏa thuận để phát hành cổ phiếu cho một đối tác.
    Vấn đề cần quan tâm ở đây không phải tính xác thực của tin đồn mà đó là vấn đề thông tin, quyền lợi giữa cổ đông nhỏ, cổ đông lớn và DN.
    Các cổ đông lớn bỏ tiền mua cổ phiếu phát hành để "cứu" DN, tức là cũng giúp cho cả cổ đông nhỏ, vì vậy tất nhiên phải có quyền lợi. Nhưng nếu quyền lợi không được minh bạch thì có thể dẫn đến trục lợi.
    Giả sử cổ đông yêu cầu DN phải công bố lợi nhuận lớn, để đảm bảo thị trường định giá cổ phiếu ổn định hoặc phấn khởi hơn, rồi sau đó cổ đông lớn âm thầm gom mua cổ phiếu, đến khi tin tốt xuất hiện, giá cổ phiếu tăng lại đem bán trong khi các cổ đông nhỏ đã lỡ bán ra trước đó.
    Như vậy, quyền lợi giữa các bên đã có sự chênh lệch, thiên vị không rõ ràng. Không chỉ DN bị hành, mà chính các cổ đông nhỏ cũng bị cổ đông lớn "hành".
    Trường hợp những DN phát hành tăng vốn bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia thưởng cũng sẽ rơi vào những tình huống khó.
    Hiện nay, có những DN quy mô vốn trung bình 200 - 300 tỷ đồng, những năm qua kinh doanh khá ổn định, có thể không cần huy động vốn, nhưng theo sự phát triển của DN, thì vốn điều lệ dần phải tăng lên để củng cố vị thế, quan trọng hơn nữa là để giảm tỷ lệ nợ vay/vốn xuống, nhằm đảm bảo xếp hạng tín dụng.
    Tuy nhiên, do vốn nhỏ, nên khi tăng thường phải tăng với tỷ lệ lớn, điều này rất dễ dẫn đến rủi ro, vì khả năng gia tăng lợi nhuận với tỷ lệ tương ứng là không dễ dàng do tình hình kinh doanh rất khó khăn hiện nay. Còn phát hành với tỷ lệ thấp thì đương nhiên sẽ không thể giảm mạnh tỷ lệ nợ vay/vốn.
    Theo Minh Triệu

    </div> bài báo nói rat đúng ve chú KSA, lợi nhuan sau thuế luon ngon lành nhung ko hieu sao tiền chia cổ tức cứ khất hết lần này den lần khác, ban lãnh đạo có vẻ quản lý tiền cổ đông ko minh bạch, nếu lần này phát hành thì ko biết tiền co dong se di ve đâu, thằng KSA chỉ duoc cái duoc nhieu cty chung khoan cho vay margin, nhưng cũng nhiều chiến sĩ đã hy sinh khi margin với chú này, trong bối cảnh thi trường ảm đảm, đầu tư giá tri vao nhung co fieu làm an tốt có lẻ là su lua chon đầu tiên..

  3. #3
    zadep Guest
    Công ty CP CN khoáng sản Bình Thuận( KSA) cũng được mua, bán thật. Công ty vừa ký hợp đồng san lắp mặt bằng trị giá hơn 130 tỷ, gói thầu chính thức bắt đầu thực hiện vào ngày 27/1/2013, thời gian hoàn thành trong 6 tháng, kết quả kinh doanh quý I/2013 sẽ khả quan đây, dòng tiền sẽ chuyển vào những công ty có kết quả làm ăn tốt nhiều năm qua. Tàu chuẩn bị khởi hành. Một khi giảm lãi suất cho vay, cộng với kết quả kinh doanh của quý I/2013 tốt, giá tốt đây. Lên tàu mừng 30/4 và ngày quốc tế lao động 01/5 pakon oi!!!

  4. #4
    zadep Guest
    những chien sĩ len tàu lúc 11K giờ chắc banh xác het roi [IMG]images/smilies/frown.gif[/IMG], toàn margin...co tức 2011 giờ chia thành nhieu đợt mới gê,,tiền cổ đông chac bi tụi HDQT xài banh roi...

  5. #5
    Đội lái rất mạnh , vào nhanh ra nhanh không banh xác ( Lời lỗ ngang nhau ) .
    được cái thằng này minh bạch , chiu công bố thông tin chứ như KSS,KTB,BKC, CMI,,,,,,, thông tin chán quá . Thằng này đang cơ cấu để vào quĩ đạo , nhưng vốn liếng chưa nhiều không bằng LCM , Công việc cũng bắt đầu ký được nhiều hợp đồng san lấp và bán cát nhiễm mặn ,

  6. #6
    Trích dẫn Gửi bởi comeo
    Công ty CP CN khoáng sản Bình Thuận( KSA) cũng được mua, bán thật. Công ty vừa ký hợp đồng san lắp mặt bằng trị giá hơn 130 tỷ, gói thầu chính thức bắt đầu thực hiện vào ngày 27/1/2013, thời gian hoàn thành trong 6 tháng, kết quả kinh doanh quý I/2013 sẽ khả quan đây, dòng tiền sẽ chuyển vào những công ty có kết quả làm ăn tốt nhiều năm qua. Tàu chuẩn bị khởi hành. Một khi giảm lãi suất cho vay, cộng với kết quả kinh doanh của quý I/2013 tốt, giá tốt đây. Lên tàu mừng 30/4 và ngày quốc tế lao động 01/5 pakon oi!!!
    dẹp đi pa
    phá sản tới nơi rồi [IMG]images/vietstock/smilies/bash.gif[/IMG]

  7. #7
    imported_phluant Guest
    mấy thằng khoáng sản chỉ có BMC la chơi được, thằng LCM thì càng cao thủ,,,lợi nhuan sau thuế 46 tỷ, trích các quỹ 22 tỷ (cha con chúng nó bùa phép nữa đây), fat hành hơn 100 tỷ đầu tư từa lưa hột dưa, cha con HDQT tranh thủ bán ....cổ tuc nam 2011 giờ này mới chia (ít ra cũng hơn thang KSA) , khoáng sản giờ het thời rồi,,bà con chơi margin nen tránh mấy chú này,,,lựa những chú giá dưới 10K co tức chia on định từ 15% (trong 3 năm qua 2010-2011-2012) mà hốt....để 3 năm sau lời gấp đôi....

  8. #8
    imported_gfjgfxhk76 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi thnntxt
    Itd còn quí lợ nhuận quí 4 1/1-31/3/2013 chưa đưa vô
    chú KSA này than ko tiền mà tiep tuc đầu tư vo cong ty con đây http://s..vn/KSA-107462/ksa-cbtt-vv-...y-lien-ket.chn

    cho bác xem doanh thu qui 4 cua ITD, nguyen nam 2012 chua tới 5 tỷ...13% co tức o dau ra...

  9. #9
    imported_phluant Guest
    nếu muốn cổ tức và đầu tư dài hạn thì mua ITD , năm nào cũng cổ tức 12% giá hiện tại 3300 đ

    LCM EPS - 4444 Đ giá này quá đẹp rồi ; lợi nhuận tăng trưởng đều , Doanh thu & lợi nhuận chủ yếu là bán hàng .là chính

  10. #10
    trantien Guest
    Trích dẫn Gửi bởi thnntxt
    nếu muốn cổ tức và đầu tư dài hạn thì mua ITD , năm nào cũng cổ tức 12% giá hiện tại 3300 đ

    LCM EPS - 4444 Đ giá này quá đẹp rồi ; lợi nhuận tăng trưởng đều , Doanh thu & lợi nhuận chủ yếu là bán hàng .là chính
    thừa nhận thằng LCM kinh doanh ok, nhưng vấn de HDQT đang dùng tien co đông ko chính đáng, trích lap các quỹ 22 tỷ tren 46 tỷ lợi nhuan là có van đề rồi....cổ đông càng góp vốn thì chỉ lợi cho tụi cá mập thôi....thằng ITD mà chơi làm gì...lợi nhuan nguyen năm 2012 chua den 2 tỷ....lấy dau có co tuc 13%..mấy thằng kinh doanh vien thong ngoài FPT ra thì o tren sàn chang có cu nào mạnh...


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 25-08-2017, 11:02 AM
  2. Cổ phiếu rớt mạnh sau ngày chào sàn, báo động chất lượng định giá
    Bởi diespogids trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 7
    Bài viết cuối: 09-08-2016, 10:35 AM
  3. OTC: Cổ phiếu bất động sản được chú ý
    Bởi imported_chinhdel trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-02-2015, 04:16 AM
  4. FPT: “Mua lại trái phiếu để hạn chế pha loãng cổ phiếu”
    Bởi imported_meolamdep trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 04-11-2011, 04:59 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 08-04-2009, 06:19 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •