-
25-03-2011, 09:06 AM #11Guest
Thứ Sáu, 25/03/2011 | 16:57
Phản hồi: 0 | A A A
REE tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến
Ảnh minh họa
Đại hội cổ đông Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE (HOSE: REE) vào ngày 31/3 tới tổ chức ở 2 đầu cầu TP HCM và Hà Nội - như một giải pháp tránh tình trạng không đạt tỷ lệ 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, ở lần tổ chức đầu tiên.
Giám đốc đầu tư Công ty REE Nguyễn Quang Quyền cho biết khoảng một nửa số lượng cổ đông của doanh nghiệp tập trung ở Hà Nội. Với những người sở hữu ít cổ phiếu thì khả năng để họ bay vào TP HCM tham dự đại hội sẽ khó xảy ra. Và để tránh tình trạng như năm ngoái, tới giờ đại hội vẫn chưa đủ cổ đông đại diện cho 65% cổ phần có quyền biểu quyết và phải chuyển sang hội nghị các nhà đầu tư để chữa cháy, năm nay REE quyết định tổ chức trực tuyến ở cả 2 đầu cầu.
Hình thức này, theo ông Quyền, còn giúp cho nhà đầu tư phía Bắc có cơ hội chất vấn Ban lãnh đạo, nêu ý kiến trước đại hội, chứ không hẳn để đạt đủ tỷ lệ cần thiết 65%. Phía doanh nghiệp đã chạy thử chương trình, kiểm tra kỹ thuật cách đây cả tuần để đảm bảo đại hội diễn ra suôn sẻ trong ngày 31/3.
Việc kiểm tra tư cách cổ đông tham dự sẽ diễn ra đồng thời ở 2 đầu cầu, sau đó chuyển dữ liệu vào TP HCM tổng hợp và báo cáo trước toàn thể đại hội. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng chia nhau có mặt ở cả 2 nơi.
Tình trạng doanh nghiệp không có đủ số cổ đông cần thiết để đại hội diễn ra ở ngay lần tổ chức đầu tiên đã xuất hiện từ nhiều năm qua và tiếp tục tái diễn trong mùa đại hội năm nay, như trường hợp của KLS, SAM... Đây là năm thứ 2 liên tiếp, SAM phải dời đại hội sang lần 2. Trước khi đại hội diễn ra vào ngày 22/3, Tổng giám đốc Đỗ Văn Trắc đã ước đoán khó có thể triệu tập đủ cổ đông để đạt tỷ lệ đại diện và ủy quyền tham dự 65%, khi cổ đông của SAM chủ yếu là cá nhân nhỏ lẻ và rải rác ở khắp mọi nơi.
Việc tổ chức các đầu cầu trực tuyến ở những nơi cổ đông tập trung nhiều được coi là giải pháp hữu hiệu để gia tăng tỷ lệ cổ đông tham dự và đại hội diễn ra ngay lần triệu tập đầu tiên. Điều này càng có ý nghĩa trong việc giúp công ty tiết kiệm chi phí trong thời bão giá, thời gian, cũng như nhanh chóng gút được các hạng mục quan trọng với toàn thể cổ đông... để tập trung cho phương án kinh doanh năm nay.
Bạch Hường
-
25-03-2011, 10:50 AM #12GuestGửi bởi lkm77
Nhiều cty sẽ học tập REE tổ chức ĐHCĐ trực tuyến. 2 đầu cầu HCM & HN tập trung lực lượng CĐ đông đảo, bà con có điều kiện nên tham dự.
-
26-03-2011, 04:50 AM #13imported_kothemyeuz GuestGửi bởi VN_BUFFET
-
26-03-2011, 08:51 AM #14chienluockinhdoanh Guest
REE già rồi. Hy vọng gì nữa?
-
28-03-2011, 02:15 AM #15imported_tuannguyenvar24 GuestGửi bởi we love ITA
Đất ngoại thành Hà Nội lên cơn "sốt ảo"
Thứ hai, 28/3/2011, 11:11 GMT+7
Nhiều khu vực ngoại thành hoặc giáp thành phố như: Đông Anh, Sóc Sơn, Văn Điển, Chương Mỹ… giá đất đều đang tăng đến chóng mặt.
Mỗi lời giới thiệu đều đi kèm với việc đất chỗ này, chỗ kia đã được quy hoạch các dự án khu đô thị mới, trung tâm thương mại, di dời các trường đại học, cao đẳng…
Cơn sốt Ba Vì vừa tạm lắng xuống, bài học nhãn tiền với các nhà đầu cơ bất động sản vẫn còn đang nóng hôi hổi thì một số khu vực ngoại thành Hà Nội như: Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì… lại lên cơn sốt mới. Vẫn là kịch bản cũ với việc tin đồn về quy hoạch nhiều dự án ở những khu vực này. Trong thực tế là quy hoạch vẫn chưa được duyệt, các "cò", các đối tượng đầu cơ đã nhanh chóng lợi dụng những tin đồn này để đua nhau "thổi" giá.
Đặt chân đến đầu thôn Xuân Canh, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, vừa chầm chậm đi xe máy tiến qua cổng làng, ngay lập tức chúng tôi được một "cò" đất đi xe máy vè vè áp sát hỏi han để đưa đi tìm đất. Theo như lời giới thiệu thì "cò" này là người làng Xuân Canh nên biết hết tất cả ngõ ngách, đất cát trong làng.
Theo lời anh ta thì đất ở làng Xuân Canh này còn rất ít mà ngày nào cũng có nhiều người từ bên thành phố sang tìm mua. Nếu do dự thì chỉ vài hôm nữa dù muốn cũng không còn nữa mà mua. Cách đây một tuần đất trong làng là khoảng 25 triệu/m2 nhưng nay đã xấp xỉ 30 triệu, đất ngoài mặt đường đê rộng thì giá cao hơn khoảng 15 triệu/m2.
Vừa nói, tay "cò" vừa chỉ tay ra miếng đất vuông vắn chừng 70m2 đã được xây tường bao gọn gàng dưới chân dốc cho hay, miếng đó là của một người bên thành phố vừa mới được "cò" này giới thiệu mua tuần trước với giá 35 triệu/m2, thế mà giờ lên đến 45 triệu/m2 mà người ta chưa muốn bán vì giá sẽ còn lên nữa.
Anh ta liến thoắng: Sở dĩ giá đất ở đây tăng chóng mặt từng ngày là do theo quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng, khu vực làng Xuân Canh này nằm giáp quy hoạch một khu đô thị mới với đầy đủ trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí…
Tuy nhiên, khi được hỏi một cán bộ xã Xuân Canh cho chúng tôi biết, giá đất ở khu vực này cũng như các xã lân cận từ khi triển khai dự án cầu Nhật Tân có tăng lên nhưng không đến mức như thế. Nói về quy hoạch ngay đến cán bộ xã còn chưa rõ, trong khi không hiểu dân tình nghe ở đâu mà giá đất thấy cứ kháo nhau tăng chóng mặt. Cá biệt có những điểm như ở mặt đường lớn giá đất đã lên đến 70 triệu đồng/m2. Giá đất sốt "xình xịch" như thế nhưng thực tế có mấy người mua được đâu.
Theo khảo sát của chúng tôi thì hiện tại nhiều khu vực ngoại thành hoặc giáp thành phố như: Đông Anh, Sóc Sơn, Văn Điển, Chương Mỹ… giá đất đều đang tăng đến chóng mặt. Mỗi lời giới thiệu đều đi kèm với việc đất chỗ này, chỗ kia đã được quy hoạch các dự án khu đô thị mới, trung tâm thương mại, thành phố mở rộng về phía Bắc, phía Nam, di dời các trường đại học, cao đẳng…
Đặc biệt cơn sốt đã tạo ra sóng là ở khu vực Sóc Sơn khi có thông tin mà người dân Sóc Sơn nào cũng truyền tai nhau là thành phố sẽ di dời 25 bệnh viện, 12 viện nghiên cứu, 13 trường đại học, cao đẳng ra khu vực này. Chỉ trong khoảng 1 tháng trở lại đây, giá đất tuỳ vị trí ở nhiều xã của huyện Sóc Sơn như: Phú Minh, Minh Phú, Quang Tiến… đã tăng lên gấp 3, 4 lần. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội mới chỉ đề xuất di dời trường học, bệnh viện như thế, đồng thời cũng không ấn định vị trí cụ thể nhưng ở Sóc Sơn, đất chỗ nào cũng tăng.
Ông Tống Văn Nga, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng thì cho rằng những diễn biến của giá bất động sản hiện nay ở các khu vực ngoại thành vẫn chủ yếu đang vận hành theo kiểu "tin đồn", rỉ tai nhau.
Dựa trên cơ sở đồ án quy hoạch Thủ đô vẫn chưa được phê duyệt mà nhiều nhà đầu tư tung tiền tích trữ đất ở các khu vực này, đẩy giá đất lên cao. Giá đột ngột tăng cao, phần lớn do những nhà đầu tư dùng chiêu giả vờ mua bán làm nhiễu thị trường. Thực chất, dân cư trong xã bán đất rất ít. Còn thông tin quy hoạch chỉ là cái cớ để dân đầu cơ bất động sản thổi giá kiếm lời.
Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thì những quy hoạch xây dựng ở các khu vực ngoại thành hiện mới là chủ trương. Chẳng hạn như việc di dời các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu ra ngoại thành ở một số xã thuộc huyện Sóc Sơn mới chỉ là đề xuất của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội.
Ông Tuấn cho biết thêm, đến thời điểm hiện tại, chính các sở còn chưa nắm rõ là sẽ di dời về xã nào, không hiểu người dân lấy đâu ra thông tin về quy hoạch để mà đẩy giá đất lên như thế. Đơn cử như quy hoạch thành phố chung TP Hà Nội đến giờ vẫn chưa được phê duyệt thì làm sao đã có các quy hoạch liên quan khác.
Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng Cường Phát, cho hay, CLB Bất động sản đến giờ chưa thấy bất kỳ hội viên nào giao dịch đất ở khu vực Sóc Sơn lên đến giá 35 triệu đồng/m2.
Ngay như dự án của Công ty Cường Phát tại xã Minh Phú, là khu đất đồi đã san lấp, đã làm xong đường nội bộ 5m xung quanh, cách mặt đường quốc lộ 5m trên đường vào sân golf, gần bến xe buýt, sát khu đô thị Phú Thịnh, đã chia lô từ 70-90m2 mà giá chỉ trên dưới 3 triệu đồng/m2, thì làm sao giá đất ở nhiều xã xa hơn, không có hạ tầng lại có giá lên đến 30, 40 triệu/m2 như vậy được.
Bà Tống Thị Lan Anh, Giám đốc Sàn bất động sản Hà Nội Mới thì cho rằng, việc sốt đất ở một số khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay đang có vẻ giống như cơn sốt đất ở Ba Vì theo tin đồn về việc di dời trung tâm hành chính quốc gia cách đây chưa lâu. Việc giá đất tăng chóng mặt ở một số khu vực ngoại thành như thời gian vừa qua đều do các "cò" đất tung tin, làm giá. Thực tế giá được đẩy lên quá cao vẫn chủ yếu là do những người "lướt sóng" mua đi bán lại.(Nguồn: CAND, 28/3)
-
28-03-2011, 05:47 AM #16ShannonPra Guest
Có tin gì mà REE múc TBC như phá mả?
REE đăng ký mua 853.550 cổ phiếu TBC từ 1/4
Thứ hai, 28/3/2011, 15:38 GMT+7
(ATPvietnam.com) -CTCP Cơ điện lạnh (mã chứng khoán: REE) thông báo kết quả và đăng ký giao dịch tiếp cổ phiếu TBC của CTCP Thuỷ điện Thác Bà.
Cụ thể, REE sẽ mua thêm 853.550 cổ phiếu TBC từ ngày 1/4-1/6/2011 với mục đích nâng tỷ lệ sở hữu.
Hiện tại REE đang nắm giữ 14.953.358 cổ phiếu.
Trong lần đăng ký mua trước đó, REE đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu TBC nhưng hết thời hạn giao dịch vào 28/3/2011 chỉ mua được 146.450 cổ phiếu. Như vậy, lần giao dịch này REE đăng ký mua thêm để tròn 1 triệu cổ phiếu như mục tiêu đầu tư đề ra.
-
28-03-2011, 08:20 AM #17GuestGửi bởi VNINDEX500
-
28-03-2011, 12:28 PM #18chienluockinhdoanh GuestGửi bởi VN_BUFFET
-
29-03-2011, 09:58 AM #19imported_trihoinachantoan Guest
Thứ Hai, 28/03/2011 | 15:24
Phản hồi: 0 | A A A
REE sẽ tăng vốn lên 2,527 tỷ đồng từ trái phiếu chuyển đổi
(Vietstock) – Ngày 31/03 tới, CTCP Cơ điện lạnh (HOSE: REE) trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2011 về việc chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 2,527.47 tỷ đồng.
Theo tờ trình vừa công bố, REE cho biết đã phát hành 810,418 trái phiếu chuyển đổi với mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu. Tổng số tiền thu được là 810.41 tỷ đồng.
Trái phiếu được chuyển đổi trong thời gian 12 tháng kể từ ngày phát hành (2/8/2010) với lãi suất 8%/năm. Giá chuyển đổi dự kiến là 13,810 đồng/cp, tương ứng 1 trái phiếu được nhận 72 cổ phiếu.
Ngày 17/02 vừa qua, REE đã chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức cho cổ phiếu với tỷ lệ 16%. Do vậy, HĐQT đề nghị giá chuyển đổi trái phiếu được điều chỉnh theo tỷ lệ cổ tức đã chi trả là 16%.
Như vậy, giá chuyển đổi trái phiếu sẽ là 12,210 đồng/cp, tương ứng 1 trái phiếu được nhận 82 cổ phiếu.
Nếu được thông qua, HĐQT sẽ quyết định thời điểm thích hợp để chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, và tăng vốn điều lệ từ 1,862.93 tỷ đồng lên 2,527.47 tỷ đồng. Đồng thời công ty cũng đăng niêm yết toàn bộ 66,454,276 cp được chuyển đổi.
REE cũng trình cổ đông chấp thuận việc bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ TGĐ nhóm CTCP Cơ điện lạnh cho năm tài chính 2011.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất 2010, REE đạt 1,807.85 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 54% so với năm trước, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 362.31 tỷ đồng, giảm đến 16%. REE đề xuất mức cổ tức năm 2010 là 16% bằng tiền mặt.
Kết quả 2010 và kế hoạch hoạt động của REE 2011
Đvt: Tỷ đồng
Như Ý
-
29-03-2011, 12:42 PM #20haninhtu2653 GuestGửi bởi thoigiacophieu
Gửi bởi lkm77
Các Chủ đề tương tự
-
AGX: 1.Công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn (UpCOM.
Bởi trong diễn đàn Phân tích Cty Đại chúng tại UPCOMTrả lời: 4Bài viết cuối: 27-07-2017, 10:17 AM -
Cần bán cổ phần công ty cổ phần Lumi Việt Nam - chuyên kinh doanh về lĩnh vực công tắc cảm ứng - nhà thông minh
Bởi AlisaXrw trong diễn đàn Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 28-11-2015, 06:37 AM -
MetaStock chỉ là một phần mềm ảo hoạt động độc lập, không liên quan gì đến TTCK thật phải không?
Bởi thienthu123 trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 4Bài viết cuối: 07-05-2012, 01:38 PM -
ICA: CTCP Công nghệ Sinh học-Dược phẩm ICA - Hòn đá to ngành dược phẩm
Bởi Satoshi trong diễn đàn Thị trường OTCTrả lời: 1Bài viết cuối: 11-04-2009, 11:07 AM -
công ty cổ phần dược phẩm TW3 (hay công ty cổ phần dược phẩm TW FORIPHARM) tiên dược còn bỏ ngỏ!
Bởi Lê Thị Dung trong diễn đàn Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 29-09-2007, 10:18 AM
### 1. **Âm đạo ví thử thật là gì?** Âm đạo giả thử thật là một sản phẩm tương trợ sinh lý được thiết kế để mô phỏng cơ quan sinh dục nữ một cách trung thực nhất. Với chất liệu cao cấp và công nghệ...
Âm Đạo Giả Như Thật: Lựa Chọn Hiện...