Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Ngày tham gia
    Jun 2019
    Bài viết
    0


    Sau khi phát hành cổ phiếu thưởng, FMC giảm liên tục là do xu hướng thị trường, bây giờ đã là giá đáy rồi. Các chỉ số tài chính ROE. ROA đều rất tốt, công ty lại có nhiều dự án tốt trong năm 2007.
    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nhằm mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta - Fimex (mã chứng khoán FMC) sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu ngay tại Sóc Trăng với vốn đầu tư 40 tỷ đồng, dự kiến công trình sẽ khởi công vào tháng 8- 2007.Dự kiến quí 1 năm 2008 sẽ đi vào hoạt động.


    Bên cạnh đó, Công ty sẽ tập trung vào các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là chiến lược thị trường, khách hàng nhằm hạn chế việc quá phụ thuộc vào thị trường chính là Nhật Bản. Fimex cũng sẽ nỗ lực thâm nhập và mở rộng các thị trường mới như Nga, Hàn Quốc và coi trọng việc thâm nhập các kênh tiêu thụ lớn là các chuỗi siêu thị.


    Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt hơn 20 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước.


    Hôm qua mình vừa 2k thằng này. Hy vọng anh em có ý kiến tư vấn giúp vì mình đang định mua thêm số lượng lớn vào ngày mai, vì hôm nay mới nạp tiền vào TK được.

  2. #2
    Guest


    Số lượng cổ phiếu quỹ muađợt này là 497k tương đương 7,2% cộng thêm lượng cổ phiếu quỹ đang có là 300k (4,4%). Như vậy lượng cổ phiếu FMC thu về là 11,6% treê tổng số cổ phiếu lưu hành. Với 1 doanh nghiệp tiềm năng như FMC ( 1trong 7 doanh nghiệp thuỷ sản hàng đầu Việt Nam, bác Hồ Quốc Lực trước đây là người tiên phong trong xuất khẩu tôm Việt Nam, từng là Chủ tịch VASEP). Theo các bác đợt này FMC tăng lên được bao nhie. 2x???????

  3. #3
    Guest
    [quote user="VNS"]


    Số lượng cổ phiếu quỹ muađợt này là 497k tương đương 7,2% cộng thêm lượng cổ phiếu quỹ đang có là 300k (4,4%). Như vậy lượng cổ phiếu FMC thu về là 11,6% treê tổng số cổ phiếu lưu hành. Với 1 doanh nghiệp tiềm năng như FMC ( 1trong 7 doanh nghiệp thuỷ sản hàng đầu Việt Nam, bác Hồ Quốc Lực trước đây là người tiên phong trong xuất khẩu tôm Việt Nam, từng là Chủ tịch VASEP). Theo các bác đợt này FMC tăng lên được bao nhie. 2x???????




    [/quote]


    Thằng này năm qua duy trì được doanh số nhưng lợi nhuận đang trên đà xuống dốc. Suốt mấy tháng nay sử dụng nguyên liệu nhập khẩunên lợi nhuận sẽ càng xuống mạnh. Đến giai đoạn này đành tung ra chiêu bài đỡ giá trước khi báo cáo quí 1 được công bố.


    Vốn lưu động thì không đủ, suốt năm qua than vãn về chi phí lãi vay. Giờ thì tiền đâu để mua đỡ giá ?


    Có đỡ thì cũng chỉ được vài ngày cho người nhà chạy. Vốn lưu động càng hao mòn, vay mượn càng nhiều, càng chết sớm.

  4. #4
    luhan9x Guest
    [quote user="VNS"]


    Số lượng cổ phiếu quỹ muađợt này là 497k tương đương 7,2% cộng thêm lượng cổ phiếu quỹ đang có là 300k (4,4%). Như vậy lượng cổ phiếu FMC thu về là 11,6% treê tổng số cổ phiếu lưu hành. Với 1 doanh nghiệp tiềm năng như FMC ( 1trong 7 doanh nghiệp thuỷ sản hàng đầu Việt Nam, bác Hồ Quốc Lực trước đây là người tiên phong trong xuất khẩu tôm Việt Nam, từng là Chủ tịch VASEP). Theo các bác đợt này FMC tăng lên được bao nhie. 2x???????




    [/quote]


    Thằng này năm qua duy trì được doanh số nhưng lợi nhuận đang trên đà xuống dốc. Suốt mấy tháng nay sử dụng nguyên liệu nhập khẩunên lợi nhuận sẽ càng xuống mạnh. Đến giai đoạn này đành tung ra chiêu bài đỡ giá trước khi báo cáo quí 1 được công bố.


    Vốn lưu động thì không đủ, suốt năm qua than vãn về chi phí lãi vay. Giờ thì tiền đâu để mua đỡ giá ?


    Có đỡ thì cũng chỉ được vài ngày cho người nhà chạy. Vốn lưu động càng hao mòn, vay mượn càng nhiều, càng chết sớm.

  5. #5
    luhan9x Guest


    Toàn bộ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đều đang nhập nguyên liệu. Tuy vậy việc nhâậ nguyên liệu hầu như không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận (Theo báo cáo tài chính FMC với các quý dùng tôm nuôi giá vốn bán hàng là 91% doanh thu , dùng nguyên liệu nhập khẩu giá vốn bán hàng thậm chí còn thấp hơn, chiếm 90,5% doanh thu). năm 2008 lợi nhuận FMC sụt giảm chủ yếu do chi phí tài chính tăng cao ( tăng gấp đôi so với 2007, và bằng 167% lợi nhuận). Năm 2009 ngành thuỷ sản được hỗ trợ tích cực từ gói -4% của chính phủ nên chi phí tài chính sẽ thấp hơn cả năm 2007, nghĩa là lợi nhuận sẽ tăng thêm >10tỷ đồng từ khoản tiết giảm chí phí tài chín. Ngoài ra hiện nay FMC là 1 trong 2 công ty duy nhất ở Việt Nam được xuất tôm và thị trường Ng. Với lợi thế như vậy khả năng FMC đạt bằng hoặc hơn mức lợi nhuận 2007 ( EPS=4238đ/c) là điều hoàn toàn khả thi[Y]

  6. #6
    Ngày tham gia
    Feb 2021
    Bài viết
    1
    Bé bé xinh xinh, hàng không khủng không thể lủng [Y]

  7. #7
    lethinguyen Guest


    Hic, hồi trước mình mua OTC thằng này 4x, lên sàn bán được 8x. Giờ chừng ấy tiền mua được 8K, thôi tuần tới mua ủng hộ cố nhân vậy.

    Mà này, nhà máy rau quả đi vào hoạt động chưa được 1/10 công suất mà tính khấu hao đủ thì có sao không các bác???

  8. #8
    benhthan6789 Guest


    FMC và câu chuyện tìm hướng đi mới
    Ngày đăng tin:18/03/2009





    [h1]Chuyện một công
    ty chuyên xuất khẩu tôm mở thêm nhà máy chế biến ớt, khoai lang… xuất
    khẩu hồi tháng 12-2008 là điều gây bất ngờ cho nhiều doanh nghiệp.[/h1]





    Chuyện Công ty cổ phần Thực phẩm Sao
    Ta (Fimex VN), tỉnh Sóc Trăng, một trong những công ty chuyên xuất khẩu
    tôm lâu nay, mở thêm Nhà máy Nông sản An San để chế biến ớt, khoai
    lang… xuất khẩu hồi tháng 12-2008 là điều gây bất ngờ cho nhiều doanh
    nghiệp.



    Vạn sự khởi đầu nan!







    Từng đống ớt, khoai lang… chất đầy
    trên những chiếc bàn dài, cạnh đó là hàng trăm công nhân đang thoăn
    thoắt cắt, gọt khoai thành từng miếng nhỏ đều đặn để đưa vào chế biến.





    Dẫn khách tham quan một lượt nhà
    máy, trong lúc khách vẫn còn ngỡ ngàng về dây chuyền chế biến khá
    chuyên nghiệp cùng sự lành nghề của đội ngũ công nhân có chưa đầy ba
    tháng kinh nghiệm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex VN, cho biết:
    “Vẫn phải vừa làm, vừa học, nói chung là đang tập dượt. Chúng tôi bắt
    đầu từ “tay trắng” mà! Từ quy trình chế biến, tiêu chí sản phẩm… phải
    đi học mỗi chỗ một ít, góp nhặt lại. Lúc thì ra nước ngoài tìm hiểu,
    khi thì nhờ mấy doanh nghiệp bạn mách nước… mà chọn lọc để đưa ra quy
    trình chế biến tốt nhất”.





    Trong những phân xưởng hơi lạnh tỏa
    không ngừng nghỉ, công nhân cắt, gọt luôn tay. Nhà máy hiện chỉ mới có
    khoảng 11 mặt hàng chế biến chủ lực như gừng, khoai lang, ớt, cà… nhưng
    đó đều là những sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất sang Nhật. “Cái gì bán được
    cho thị trường Nhật thì có thể tự tin bán cho toàn thế giới”, ông Lực
    khẳng định.





    Năm 2009 này, nhà máy nhận hợp đồng
    cung ứng 1.000 tấn sản phẩm cho một đối tác Nhật. “Ít, nhưng được như
    vậy là tốt rồi, bởi nguyên liệu hiện không đủ”, ông Lực nói. Nguyên
    liệu!





    Đó cũng chính là chuyện mà giới kinh
    doanh ở Sóc Trăng gần đây thì thầm bàn tán, khi nói về nhà máy chế biến
    nông sản của ông Lực. Họ nói chẳng hiểu ông nghĩ gì khi xây nhà máy
    công suất ban đầu 5.000 tấn/năm, nhưng lại không có… vùng nguyên liệu?
    Mà thiệt.







    Ông Đinh Văn Thới, Phó giám đốc nhà
    máy, cho biết mấy tháng nay phải muanguyên liệuở các tỉnh khác, chấp
    nhận tốn thêm chi phí vận chuyển bình quân 600 đồng/ki lô gam nguyên
    liệu.





    Thực ra ông Lực đã tính hết, chỉ có
    điều không gặp… may. Số là hồi tháng 7-2008, ông đã cho nhập từ Nhật 2
    tấn khoai lang giống, tính đem trồng trong khoảng bốn tháng có thể thu
    hoạch, cùng lúc nhà máy khánh thành, vậy là ổn!







    Bàn bạc, thỏa thuận đâu đó xong
    xuôi, dè đâu gặp lúc lúa có giá, nông dân dẹp hết mớ khoai giống nhà
    máy đưa, ào ạt trồng lúa tiếp. Ông Lực ngớ người. Nhưng chẳng lẽ để
    công nhân rỗi việc, đơn hàng của khách dẹp xó? Vậy là chỉ có cách chịu
    khóđi các tỉnh khácđểmuanguyên liệu.





    “Nhưng giờ thì tạm ổn rồi. Hiện nhà
    máy đã xây dựng được vùng nguyên liệu 80 héc ta khoai lang, 40 héc ta
    đậu bắp ở huyện Vĩnh Châu và Cù lao Dung. Chỉ thêm mỗi việc làm sao
    nâng lên được 600 héc ta khoai, cộng thêm 100 héc ta đậu bắp là khỏe”,
    ông Lực hớn hở.





    Ông tin rằng, chuyện này sẽ không
    khó, bởi nhà máy đã có, hoạt động tấp nập, nông dân sẽ tin tưởng mà
    trồng theo hợp đồng bao tiêu. Nhà máy đưa giống, hỗ trợ thêm 5 triệu
    đồng/héc ta, cộng thêm ngân hàng cũng hợp lực “bơm” vốn, nông dân chắc
    chẳng quay lưng.







    Mà ông Lực tính, giá bao tiêu mỗi ki
    lô gam khoai là 4.000 đồng, tương đương giá lúa, thời gian trồng như
    nhau, nhưng trồng khoai năng suất được gấp đôi, nông dân nào cũng có
    thể tính được…





    “Nhưng nói thiệt, bây giờ chúng tôi
    không dám nghĩ đến chuyện lời lỗ, bởi đây vẫn là thời điểm tạo dựng
    lòng tin với khách hàng”, ông Lực nói. Từ lúc hoạt động đến nay, nhà
    máy mới xuất được khoảng 300 tấn sản phẩm, chủ yếu sang Nhật, nhưng cốt
    là để chào hàng.







    Bởi theo tính toán của ông, giá bán
    quy ra chỉ khoảng 16.000 đồng/ki lô gam sản phẩm, trong khi trừ công
    chế biến, chi phí vận chuyển… thì chỉ cònmấy ngànđồng - không cách
    nào đủ mua 2 ki lô gam khoai nguyên liệu để chế biến.





    “Khi khách hàng tin, thị trường
    phong phú, lúc đó tính đến chuyện xây dựng lại giá bán cũng chưa muộn”,
    ông Lực nghĩ vậy. Ngoài một số khách hàng ở Nhật, Hàn Quốc, ông Lực
    đang lập kế hoạch xuất sản phẩm vào các nước châu Âu.



    Tự tin với bước chuyển mới







    Chưa thu được đồng lời nào từ 2,5
    triệu đô la Mỹ đầu tư vào nhà máy, nhưng đến thời điểm này, ông Lực vẫn
    cho rằng mình đã tính đúng. Lợi thế cạnh tranh của con tôm Việt Nam
    ngày càng giảm, cứ “ôm” nó thì doanh nghiệp lấy gì “sống”, công nhân
    lấy đâu việc để làm.





    Trong khi đó, trong ba nhóm sản phẩm
    là đạm, béo và chất xơ, nhóm sản phẩm chất xơ có xu hướng tiêu thụ ngày
    càng ổn định do nguồn cung ít dần. Và nhà máy An San ra đời không nằm
    ngoài mục đích cung ứng nguồn hàng có chất xơ cho các nước có nhu cầu.





    Thực tế cho thấy, ít nhất là tại
    thời điểm này, ông Lực đã đúng. Từ những tháng cuối năm 2008, hàng thủy
    sản xuất khẩu Việt Nam lao đao, đơn hàng ít dần. Những tháng đầu năm
    2009, nhiều nhà máy ở Cà Mau chỉ hoạt động 30% công suất, hàng ngàn
    công nhân phải nghỉ chờ việc…







    Tính toán sơ bộ, đến thời điểm này
    toàn vùng ĐBSCL đã có khoảng 20.000 công nhân thủy sản mất việc. Ngay
    nhà máy chế biến tôm của Fimex VN cũng gặp khó. Nhưng chẳng hề gì! Cứ
    thiếu việc bên thủy sản, Ban tổng giám đốc Fimex VN lại “điều” công
    nhân sang nhận việc ở nhà máy nông sản.





    “Khoảng 300 công nhân đang có việc
    làm ổn định tại An San”, ông Đinh Văn Thới cho biết. Rồi nhà máy chế
    biến thủy sản có ba máy nén, nhưng do thiếu đơn hàng nên hoạt động
    không hết công suất, vậy là cho gỡ ngay một máy lắp cho nhà máy chế
    biến nông sản, vừa tận dụng tối đa máy móc, vừa tiết kiệm chi phí đầu
    tư cho nhà máy mới…





    “Thương trường như chiến trường, mà
    chiến trường này ngày càng ác liệt. Phải có sự chuẩn bị, đón đầu cho
    tốt”, ông Lực nói. Ông kể, thực ra ông có ý định đầu tư nhà máy chế
    biến nông sản từ năm 1997.







    Nhưng lúc đó phong trào xây nhà máy
    chế biến tôm đang rộ, vậy là Fimex VN phải tạm quên lĩnh vực nông sản.
    Nhưng từ năm 2005, dự đoán sớm muộn gì con tôm cũng gặp khó, ông Lực đã
    âm thầm tìm hiểu, quay trở lại ý tưởng cũ.





    “Lúc đó cũng đắn đo lắm. Phải xác
    định mặt hàng. Cái gì cũng bán được, nhưng phải tìm thứ có lợi thế về
    năng suất, chất lượng. Rồi phải tính tới thị trường, rằng nên làm hàng
    thô, hàng sấy khô hay hàng tinh?”, ông Lực kể.







    Tính toán lại, thấy rằng nếu làm
    hàng thô thì không thể cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc, vậy là
    ông chọn cách đi vào lĩnh vực chế biến hàng sấy khô và tinh, nhắm vào
    thị trường chính là Nhật và Hàn Quốc. Theo ông, chỉ riêng thị trường
    Nhật mỗi năm nhập khoảng 100.000 tấn nông sản chế biến các loại.





    Nhưng hễ Fimex VN gợi ý chào hàng,
    khách hàng lại hỏi: “Nhà máy đâu?”. Khách hàng Nhật vốn thế, không hứa
    hẹn gì cụ thể mà họ muốn phải mắt thấy, tai nghe. Mất gần cả năm như
    vậy.







    Thời may, do có quan hệ hợp tác với
    một doanh nghiệp chế biến cà ở TPHCM, vậy là Fimex VN “xin theo”, tiếp
    cận, làm quen khách hàng, dần dà rồi biết họ cần mua khoai lang nên dọ
    ý thử. Thế là nhà máy ra đời, rồi cũng vừa xây vừa sửa sao cho phù hợp
    dòng sản phẩm mà khách yêu cầu…





    Ông Lực kể: “Lúc đầu cũng sợ thiệt,
    nhưng nếu không làm nhà máy chế biến nông sản thì làm gì?”. Sóc Trăng
    và nhiều vùng ở ĐBSCL lại có đất đai trù phú, rất thích hợp phát triển
    diện tích nông sản.







    Vậy là ý tưởng gặp thiên thời, địa
    lợi, và ông Lực hy vọng sắp tới sẽ có thêm yếu tố nhân hòa - tức nông
    dân sẽ hưởng ứng cộng tác để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.
    Theo Hồ Hùng

    TBKTSG

  9. #9
    benhthan6789 Guest





  10. #10
    Guest


    25, mai mới bắt đầu mua cp quĩ. Mai cũng là ngày gần 100K khớp giá 9.7 hôm 19/3 về. Không biết mai sao nhỉ.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-05-2008, 03:53 AM
  2. Fimex da duoc chap nhan niem yet
    Bởi LucretiaBe trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-10-2006, 02:44 AM
  3. Đấu giá FIMEX (Sao Ta)
    Bởi myphamsacdepvn trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-06-2006, 05:24 AM
  4. Đấu giá cp Fimex VN
    Bởi luantct trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 30-05-2006, 06:45 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •