Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    WalterGox Guest
    Triển vọng TLH

    Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Cty CP Tập đoàn thép Tiến Lên khẳng định: “Việc Tập đoàn chính thức giao dịch trên HoSE với mã giao dịch TLH vào ngày 16/3 với 54 triệu cổ phần (tương đương giá trị niêm yết 540 tỷ đồng) là một dấu ấn đặc biệt trong lộ trình phát triển”. Nhân dịp này, PV Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Hà.

    Ông Hà cũng cho biết, năm 2009, dấu ấn của Tiến Lên chính là việc tiến hành chuyển đổi và sáp nhập hai Cty Tây Nguyên và Đại Phúc thành Cty Cổ Phần Tập Đoàn Thép Tiến Lên với số vốn góp của các cổ đông lên đến 540 tỷ đồng.
    - Việc “có tên” trên HoSE của Tiến Lên vào ngày 16/3 tới đây đã được Hội đồng quản trị lên kế hoạch trong bao lâu, thưa ông?
    Ngay sau khi chuyển đổi thành Cty CP, việc đưa cổ phiếu lên niêm yết là một kế hoạch đã được các Cty đặt ra, cũng giống như việc hoạch định các chiến lược phát triển về thị trường, quy mô vốn... cho nhiều năm tiếp theo cũng đã được Tiến Lên xây dựng một cách quy mô, bài bản.

    Ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Cty CP Tập đoàn thép Tiến Lên
    Hơn nữa, định hướng kinh doanh của Tiến Lên cũng đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua với việc sẽ tăng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng trong năm 2010 và 1.000 tỷ đồng vào năm 2011. Tương ứng theo từng năm, mục tiêu lợi nhuận sau thuế là 187,5 tỷ đồng, 324,8 tỷ đồng và 568,5 tỷ đồng. Hiện nay, Tiến Lên đang tập trung đầu tư vào các nhà máy thép, cảng biển, kho bãi ở Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, đồng thời đầu tư vào các dự án bất động sản khác. Năm 2010 Tiến Lên dự kiến chi trả cổ tức 30,32%/ năm và 39,8%/ năm 2011. Chính vì vậy, việc góp mặt trên HoSE chính là một phần để những kế hoạch của Tiến Lên thành hiện thực.- Nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, năm 2010 sẽ là năm các DN “đua” nhau niêm yết (đặc biệt là những DN ngành thép). Liệu điều này có ảnh hưởng tới mục tiêu của Cty khi “lên sàn”?
    Đúng vậy! Theo ước lượng của tôi, số lượng cổ phiếu của các DN ngành thép niêm yết tại hai sàn TP HCM và HNX cũng sẽ lên tới hàng chục mã. Theo nhiều nhận định, năm 2010, hoạt động kinh doanh của các DN ngành thép được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2009. Nhưng tôi lại nghĩ khác hơn, theo tôi, thị trường xây dựng VN năm 2010 sẽ có nhiều công trình hơn, một phần là do chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – HN, rồi thị trường bất động sản khởi sắc hơn. Đây sẽ là yếu tố tốt hỗ trợ cho nguồn cầu về thép. Hiện nay giá thép thế giới tăng trung bình 10% - 20% /tấn theo từng mặt hàng, và sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, giá đầu vào tăng cao nhưng dự kiến vẫn thấp hơn đà tăng của giá thế giới, điều này sẽ giúp các DN thép duy trì được đà tăng trưởng. Chính vì vậy, tôi nhận định năm 2010 sẽ là mốc quan trọng của các DN ngành thép VN. Và việc Tiến Lên niêm yết trên sàn chứng khoán là để đón đầu xu hướng này, giúp Cty đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để sớm bứt phá và tăng tốc.
    Theo tôi, có 2 lý do quan trọng để khẳng định chủ trương lên sàn ở thời điểm này của Tiến Lên là hoàn toàn đúng đắn. Thứ nhất, chúng tôi đang sản xuất được một số loại sản phẩm thép đặc biệt mà nhiều DN thép trong nước chưa sản xuất được. Vì thế đây là lợi thế lớn của Tiến Lên, nếu có lượng vốn theo dự kiến, chúng tôi sẽ có những đầu tư thích đáng cho các công nghệ tiên tiến. Thứ hai, “lên sàn” sẽ tạo cho Tiến Lên một áp lực kinh doanh nhất định, nhưng Cty lại có cơ hội tăng vốn huy động và khẳng định thương hiệu. Thực tế, sự canh tranh giữa các DN, Tập đoàn thép trong và ngoài nước đang ngày càng diễn ra gay gắt, nhanh và quyết liệt hơn. Nếu Tiến Lên không có sự phát triển mạnh và vươn xa thì sẽ có nguy cơ bị “tụt hậu”.
    - Đối với các DN lên sàn chứng khoán thì việc áp dụng một hệ thống thông tin quản lý để có được các số liệu minh bạch là một phần rất quan trọng. Với Tiến Lên, với Cty con như vậy thì việc quản lý sẽ được thực hiện ra sao, thưa ông?
    Ngay từ những ngày đầu thành lập, mọi hoạt động tài chính của chúng tôi đều minh bạch, công khai ở từng khâu, từng bộ phận. Tiến Lên thực hiện việc quản lý thông qua mạng nội bộ và có gắn trách nhiệm tới từng thành viên. Bên cạnh đó, Tiến Lên có một đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao nên mặc dù hoạt động ở nhiều lĩnh vực, SP thép đa chủng loại nhưng mọi vấn đề về tài chính đều chính xác 100%. Chính vì vậy, khi Tiến Lên tiến hành cổ phần hoá và lên sàn mọi thủ tục kiểm toán đều tiến hành nhanh chóng và thuận lợi.
    - Thương hiệu Tiến Lên cũng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Tuy nhiên khi trở thành công ty đại chúng việc xây dựng và phát triển thương hiệu cũng phải có những chiến lược khác hơn, thưa ông?
    Đối với DN, xây dựng thương hiệu là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Song song với việc xây dựng hình ảnh với công chúng, Tiến Lên luôn chú trọng xây dựng thương hiệu ngay tại chính nội bộ trong Tập đoàn.

    Tiến Lên luôn tạo điều kiện, môi trường thoải mái nhất cho CBCNV để họ hứng khởi, phát huy sáng kiến trong công việc, từ đó họ có mong muốn gắn bó lâu dài thực sự coi Tập đoàn như chính ngôi nhà thứ hai của mình vậy. Tiến Lên xác định, nhân viên là đối tác hết sức quan trọng trong quá trình tạo dựng thương hiệu. Một thương hiệu tốt phải được bắt nguồn từ việc thỏa mãn từ trong nội bộ nhân viên, ngược lại khi nhân viên hài lòng, họ sẽ cống hiến để xây dựng một thương hiệu mạnh. Ba vấn đề chính Tiến Lên luôn chú trọng đó là: thu nhập, phát triển năng lực và cuộc sống ngoài công việc. Đây là ba vấn đề có sức ảnh hưởng, chi phối đến cuộc sống và khả năng cống hiến của mỗi nhân viên. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, Tiến Lên luôn luôn “lắng nghe và thấu hiểu” nguyện vọng của nhân viên để thỏa mãn trên mức mong đợi của họ.
    Giống như đối với nhân viên, Tiến Lên xác định khách hàng là một trong hai yếu tố quyết định sức sống của thương hiệu. Xây dựng thương hiệu mà không chú ý đến đối tượng này là một sai lầm không thể tha thứ. Phương châm hoạt động hàng đầu của Công ty là luôn tôn trọng khách hàng, phục vụ khách hàng trong mọi lĩnh vực với điều kiện tốt nhất và uy tín nhất. Chinh phục được khách hàng, nhất là những khách hàng khó tính không phải là điều đơn giản. Ý thức được điều này, Tiến Lên đã xây dựng những chiến lược cạnh tranh khôn ngoan. Đây cũng chính là vấn đề mấu chốt của mối tương quan giữa chiến lược và thương hiệu trong xây dựng thương hiệu. Để trở thành đối tác tin cậy yếu tố thiết lập, duy trì và nuôi dưỡng niềm tin cho khách hàng để họ thực sự đặt niềm tin vào Tiến Lên. Minh chứng thực tế là trong suốt 20 năm xây dựng và phát triển, Tiến Lên luôn được các khách hàng trong và ngoài nước ủng hộ nhiệt tình.
    - Nằm trong TOP 100 thương hiệu mạnh VN, giá trị cổ phiếu của Tiến Lên sau khi lên sàn chắc hẳn sẽ sôi động. Ông dự kiến giá trị của phiếu của Tiến Lên sẽ được các nhà đầu tư định giá bao nhiêu?
    Nói về mình không khéo lại bị cho là… PR không đúng chỗ. Theo tôi, giá trị cổ phiếu của Cty được định giá bởi tiềm năng, năng lực, lợi nhuận, thương hiệu, chỉ số tài chính, lợi nhuận… đã được khẳng định và minh chứng cho sự tăng trưởng của Tiến Lên, còn về định giá thì hãy chờ đến 16/3 chúng ta sẽ biết nhà đầu tư đánh giá ở mức độ nào.
    Tuy vậy, tôi cũng xin cung cấp một số thông tin, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 30 nghìn đồng/CP và biên độ dao động là +/- 20%. Tổng giá trị tài sản Tiến Lên hiện là 1.588 tỷ đồng. Năm 2009, doanh thu thuần đạt 2.342,7 tỷ đồng tăng 87% so với năm 2008; lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 135,7 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với năm 2008; tỷ lệ trả cổ tức/vốn điều lệ là 20%. Theo Cty CP Chứng khoán Beta (BSI) thông qua 2 phương pháp định giá P/E và phương pháp DDM, nếu năm 2010 TLH hoàn thành kế hoạch kinh doanh và TTCK hoạt động ổn định, VN – Index giao động ở mức từ 500 – 520 điểm thì mức giá TLH vào khoảng 40.000 – 51.000 đồng/CP.
    - Vậy ông có thể công bố một số hoạt động kinh doanh chủ chốt của Tiến Lên trong năm 2010?
    Một trong những lợi nhuận hoạt động của Tiến Lên trong năm 2010 là dựa trên khả năng tăng doanh thu từ việc tận dụng lợi thế của dòng sản phẩm độc quyền mà trong nước chưa cán được như các doanh mục thép hình cỡ lớn, thép tấm các loại theo tiêu chuẩn quốc tế.
    Một yếu tố khác nữa là các dự án của Tiến Lên, năm 2010 sẽ bắt đầu hoạt động và đi vào khai thác, điều này làm tăng doanh thu và lợi nhuận thêm cho Tập đoàn. Từ tháng 6/2010, dự án nhà máy thép Bắc Nam sẽ đi vào hoạt động, nâng công suất các thép của cả Tiến Lên lên gần gấp đôi. Ngoài ra, Tiến Lên còn có nguồn thu từ việc bán căn hộ trong dự án xây dựng khu dân cư Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai (diện tích 8,36 ha tại Huyện Long Thành, Đồng Nai, dự kiến khởi công trong tháng 04 năm 2010).
    Xin cảm ơn ông!
    Khắc Lãng thực hiện

  2. #2
    imported_ledangkhoa123 Guest
    TLH là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng thép công nghiệp và xây dựng. Sản phẩm của công ty đa dạng và luôn được tiêu thụ khá mạnh. Sảm phẩm chính đóng góp đến 75% doanh thu của công ty là thép dân dụng công nghiệp với mức lợi nhuận 24-48%. Ngoài ra, sản phẩm thép gia công của TLH mang lại tỷ suất lợi nhuận khá lớn từ 49-72%...
    Kết quả kinh doanh năm 2009 của tập đoàn rất khả quan. Cụ thể, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt 2.342,8 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp là 261,7 tỷ đồng. Trong năm 2009, chi phí tài chính của công ty là 93,2 tỷ đồng trong đó chi phí lãi vay là 19,9 tỷ đồng, chiếm 21,4%. Chi phí quản lý doanh nghiệp là 11,26 tỷ đồng.
    Lợi nhuận sau thuế của TLH đạt 142,25 tỷ đồng, sau khi điều chỉnh lợi ích dành cho cổ đông thiểu số; lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông của công ty mẹ đạt 135,7 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu, EPS là 2.513 đồng/cp.
    Lãnh đạo công ty cho biết, lợi thế mang tính chiến lược và dài hạn của TLH là khả năng gia tăng doanh thu và lợi nhuận cao từ quyết định mở rộng lĩnh vực kinh doanh trong đó có các dự án bất động sản. Một số các dự án bất động sản tiềm năng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2010-2012 có thể kể đến: Dự án 8,36 ha khu dân cư và trung tâm thương mại tại xã An Phước, Đồng Nai; 2,2 ha nhà xưởng và khu nhà ở cho công nhân tại Khu Công nghiệp Tam phước, Đồng Nai; dự án 766 ha Nhà máy luyện cán thép, hệ thống cảng Cái Mép Hạ, dự án 610 m2 xây dựng cao ốc văn phòng 10 tầng tại G4A Đồng Khởi, Biên Hòa, Đồng Nai…
    Được biết, năm 2010, TLH đặt mục tiêu hơn 10.000 tỷ đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế là 324 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức đạt 30%.

  3. #3
    Ngày tham gia
    Dec 2023
    Bài viết
    19
    Cổ phiếu mới TLH (Thép tiến lên): mức giá hợp lý trên 40.000 đồng

    Vào ngày 16/3/2010 tới đây CTCP Tập đoàn Thép tiến lên sẽ chính thức giao dịch đầu tiên tại sàn HOSE, dự kiến niêm yết 54 triệu cổ phiếu.
    Theo CTCP Chứng khoán Beta (BSI), thông qua 2 phương pháp định giá P/E và phương pháp DDM với giả định là TLH hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2009-2010 theo dự kiến và TTCK hoạt động ổn định, không có sự biến động mạnh bởi các yếu tố bất thường, VN-Index giao động ở mức từ 500-520 điểm; mức giá hợp lý của cổ phiếu TLH vào khoảng 40.000 đồng - 51.000 đồng.
    Kế hoạch lợi nhuận của Công ty dựa trên khả năng tăng doanh thu từ việc tận dụng lợi thế của dòng sản phẩm độc quyền mà trong nước chưa cán được như các danh mục thép hình cỡ to, thép tấm các loại theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, sự phục hồi của kinh tế thế giới và tăng trưởng của nền kinh tế trong nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của TLH và ngành thép nói chung.
    Ngoài ra, từ năm 2010, thêm các dự án của Công ty bắt đầu đi vào hoạt động và khai thác, sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Từ tháng 6/2010, dự án nhà máy Thép Bắc Nam sẽ đi vào hoạt động, nâng công suất cán thép của cả Công ty lên gần gấp đôi. Bên cạnh đó, TLH sẽ có nguồn thu từ việc bán căn hộ trong dự án xây dựng khu dân cư Tam Phước, Long Thành, Đồng Nai (khu đất 8,36 ha tại Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, dự kiến khởi công năm 2010)

  4. #4
    TLH: Năm 2010 đặt kế hoạch gấp hơn 4 lần doanh thu và gấp đôi LNST so với năm 2009


    Năm 2010, CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (MCK: TLH) đặt kế hoạch 10.356 tỷ đồng doanh thu thuần và 324 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

    Dòng sản phẩm chính chỉ phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập

    Sản phẩm chính của TLH là thép dẹp, thép hình (U, I, H…) kích thước lớn. Ngoài ra, 2 công ty con của TLH là Đại Phúc và Thép Tây Nguyên gia công chỉnh phảng thép tấm có độ dày từ 0,2mm đến 40mm.

    Lợi nhuận cảu TLH chủ yếu từ 2 hoạt động chính là thép dân dụng công nghiệp và thép qua gia công. Hai nhóm này luôn chiếm trên 96% tỷ trọng lợi nhuận của TLH. Lợi nhuận biên của sản phẩm thép qua gia công ngày càng tăng và cao hơn rất nhiều so với sản phẩm thép dân dụng và công nghiệp tại thời điểm hiện tại.

    Về thị phần TLH chiếm khoảng khoảng 3,5% cả nước, riêng trong phân đoạn thị trường nhập và gia công thép cuộn từ 10% - 15%. Thị trường chính TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh lân cận khác chiếm đến 60% doanh thu của TLH, khu vực miền Trung Tây Nguyên chiếm khoảng 20%, còn lại các khu vực khác.

    Một trong những mối e ngại của nhà đầu tư về cung cầu sản phẩm thép trong nước và khả năng cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập từ Trung Quốc, Nga.

    Ông Nguyễn Mạnh Hà, chủ tịch HĐQT cho biết tại buổi roadshow ngày 15/12/2009 tại Khách sạn New World, và lễ niêm yết HOSE ngày16/03/2010: “Sản phẩm của TLH chủ yếu chỉ cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên so với hàng ngoại, TLH có một lợi thế giá cạnh tranh, giảm chi phí vận chuyển, có thể giao ngay dẫn đến giảm rủi ro về biến động giá và tỷ giá ngoại tệ cho khách hàng”.

    Kế hoạch 2010 là khả quan

    Năm 2010, TLH đặt kế hoạch 10.356 tỷ đồng doanh thu thuần và 324 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. (Năm 2009, TLH đạt 2.382,45 tỷ đồng tổng doanh thu và 132,7 tỷ đồng LNST).

    Định hướng cơ bản của Công ty vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh truyền thống của công ty là: xuất nhập khẩu, sản xuất, cung ứng các mặt hàng thép cuộn, thép tấm, thép hình, tôn mạ màu và phụ kiện, kết cấu thép, các sản phẩm thép qua gia công cho thị trường. Các khách hàng lâu năm của TLH gồm: Ô tô Trường Hải, SMC, HMC, Lilama, Hữu liên Á Châu…

    Thêm vào đó, TLH quản lý hàng tồn kho khá chặt chẽ. Ông Hà cho biết: công ty đang có khoảng 100.000 tấn với giá nhập bình quân 490~520 USD/tấn.

    Với mức giá này công ty đã có mức chênh lệch so với giá thị trường lên đến 150 tỷ đồng. Vào thời điểm giá thép thế giới có nhiều biến động, cộng với cầu trong nước giảm, TLH đã trữ hàng và không đẩy mạnh bán.

    Nhà máy cán thép hình tại Khu Công Nghiệp Tam Phước – Huyện Long Thành (Công ty Cổ phần Thép Bắc Nam) sản xuất các loại thép hình chữ U, quy cách U 140 -> U 300 (mm); hình chữ V, quy cách V 100 -> V 180 (mm); hình chữ I, quy cách I 120 -> I 250 (mm); đường ray P24, thép tròn chế tạo thép thanh dùng cho đóng tàu dự kiến từ quý III/2010 sẽ cung ứng sản phẩm ra thị trường. (Giá trị dây chuyền nhà máy này chỉ 11 tỷ USD, rẽ hơn một nữa so với mức giá hiện nay – TLH).

    Ngoài ra, TLH còn có các dự án khác đang thực hiện: Dự án khu dân cư 8,36 ha tại xã Tam An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai và dự án xây dựng cao ốc văn phòng 10 tầng tại địa chỉ G4A Đồng Khởi, KP4, P. Tân Hiệp, Biến Hòa, Đồng Nai khởi công trong quý II/2010; dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép; hệ thống cảng, kho bãi, nhà xưởng tại xã Tân Phước, Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    Theo đánh giá của BVSC, dự án KDC và Cao Ốc văn phòng sẽ đóng góp vào doanh thu lợi nhuận của TLH trong trung hạn. Dự án nhà máy cán thép tạo ra giá trị dài hạn. Dự án nhà máy thép cán hình Bắc nam sẽ đóng góp doanh thu và lợi nhuận trước mắt.


    Q. Nguyễn
    Theo TLH, BVSC

  5. #5
    Guest
    Thân chào anh em
    đại gia bạc liêu mới nhảy con CMT,tính vô con TLH,các bác có thông tin gỉ cho tôi biết với...........Vì thấy con này mới chào sàn mà đo ván liên tục,muốn múc khoảng vài chục nghan cổ thôi....[IMG]images/smilies/cool.gif[/IMG]

  6. #6
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi daigiabaclieu
    Thân chào anh em
    đại gia bạc liêu mới nhảy con CMT,tính vô con TLH,các bác có thông tin gỉ cho tôi biết với...........Vì thấy con này mới chào sàn mà đo ván liên tục,muốn múc khoảng vài chục nghan cổ thôi....[IMG]images/smilies/cool.gif[/IMG]
    CHEN CHÂN LÊN TÀU MAU BÀ CON. ĐOÀN TÀU TLH SẼ BẮT ĐẦU TĂNG TỐC TỚI BẾN 4X & SAU ĐÓ LÀ 5X, 6X TRONG TƯƠNG LAI GẦN. AI CHẬM CHÂN THÌ HÃY NÓI LỜI TẠM BIỆT NGƯỜI THÂN [IMG]images/vietstock/smilies/flagfrance.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/flagfrance.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/flagfrance.gif[/IMG]

  7. #7
    LinhLP Guest
    Trích dẫn Gửi bởi KDCKHOAN
    CHEN CHÂN LÊN TÀU MAU BÀ CON. ĐOÀN TÀU TLH SẼ BẮT ĐẦU TĂNG TỐC TỚI BẾN 4X & SAU ĐÓ LÀ 5X, 6X TRONG TƯƠNG LAI GẦN. AI CHẬM CHÂN THÌ HÃY NÓI LỜI TẠM BIỆT NGƯỜI THÂN [IMG]images/vietstock/smilies/flagfrance.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/flagfrance.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/flagfrance.gif[/IMG]
    Em này OTC gd tầm 20K. Bán bây giờ còn lời chán. Cẩn thận

  8. #8
    LinhLP Guest
    Trích dẫn Gửi bởi rohto
    <font face="Arial"> <font size="5">TLH: Năm 2010 đặt kế hoạch gấp hơn 4 lần doanh thu và gấp đôi LNST so với năm 2009



    Năm 2010, CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (MCK: TLH) đặt kế hoạch 10.356 tỷ đồng doanh thu thuần và 324 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

    Dòng sản phẩm chính chỉ phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập

    Sản phẩm chính của TLH là thép dẹp, thép hình (U, I, H…) kích thước lớn. Ngoài ra, 2 công ty con của TLH là Đại Phúc và Thép Tây Nguyên gia công chỉnh phảng thép tấm có độ dày từ 0,2mm đến 40mm.

    Lợi nhuận cảu TLH chủ yếu từ 2 hoạt động chính là thép dân dụng công nghiệp và thép qua gia công. Hai nhóm này luôn chiếm trên 96% tỷ trọng lợi nhuận của TLH. Lợi nhuận biên của sản phẩm thép qua gia công ngày càng tăng và cao hơn rất nhiều so với sản phẩm thép dân dụng và công nghiệp tại thời điểm hiện tại.

    Về thị phần TLH chiếm khoảng khoảng 3,5% cả nước, riêng trong phân đoạn thị trường nhập và gia công thép cuộn từ 10% - 15%. Thị trường chính TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh lân cận khác chiếm đến 60% doanh thu của TLH, khu vực miền Trung Tây Nguyên chiếm khoảng 20%, còn lại các khu vực khác.

    Một trong những mối e ngại của nhà đầu tư về cung cầu sản phẩm thép trong nước và khả năng cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập từ Trung Quốc, Nga.

    Ông Nguyễn Mạnh Hà, chủ tịch HĐQT cho biết tại buổi roadshow ngày 15/12/2009 tại Khách sạn New World, và lễ niêm yết HOSE ngày16/03/2010: “Sản phẩm của TLH chủ yếu chỉ cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên so với hàng ngoại, TLH có một lợi thế giá cạnh tranh, giảm chi phí vận chuyển, có thể giao ngay dẫn đến giảm rủi ro về biến động giá và tỷ giá ngoại tệ cho khách hàng”.

    Kế hoạch 2010 là khả quan

    Năm 2010, TLH đặt kế hoạch 10.356 tỷ đồng doanh thu thuần và 324 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. (Năm 2009, TLH đạt 2.382,45 tỷ đồng tổng doanh thu và 132,7 tỷ đồng LNST).

    Định hướng cơ bản của Công ty vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh truyền thống của công ty là: xuất nhập khẩu, sản xuất, cung ứng các mặt hàng thép cuộn, thép tấm, thép hình, tôn mạ màu và phụ kiện, kết cấu thép, các sản phẩm thép qua gia công cho thị trường. Các khách hàng lâu năm của TLH gồm: Ô tô Trường Hải, SMC, HMC, Lilama, Hữu liên Á Châu…

    Thêm vào đó, TLH quản lý hàng tồn kho khá chặt chẽ. Ông Hà cho biết: công ty đang có khoảng 100.000 tấn với giá nhập bình quân 490~520 USD/tấn.

    Với mức giá này công ty đã có mức chênh lệch so với giá thị trường lên đến 150 tỷ đồng. Vào thời điểm giá thép thế giới có nhiều biến động, cộng với cầu trong nước giảm, TLH đã trữ hàng và không đẩy mạnh bán.

    Nhà máy cán thép hình tại Khu Công Nghiệp Tam Phước – Huyện Long Thành (Công ty Cổ phần Thép Bắc Nam) sản xuất các loại thép hình chữ U, quy cách U 140 -> U 300 (mm); hình chữ V, quy cách V 100 -> V 180 (mm); hình chữ I, quy cách I 120 -> I 250 (mm); đường ray P24, thép tròn chế tạo thép thanh dùng cho đóng tàu dự kiến từ quý III/2010 sẽ cung ứng sản phẩm ra thị trường. (Giá trị dây chuyền nhà máy này chỉ 11 tỷ USD, rẽ hơn một nữa so với mức giá hiện nay – TLH).

    Ngoài ra, TLH còn có các dự án khác đang thực hiện: Dự án khu dân cư 8,36 ha tại xã Tam An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai và dự án xây dựng cao ốc văn phòng 10 tầng tại địa chỉ G4A Đồng Khởi, KP4, P. Tân Hiệp, Biến Hòa, Đồng Nai khởi công trong quý II/2010; dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép; hệ thống cảng, kho bãi, nhà xưởng tại xã Tân Phước, Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    Theo đánh giá của BVSC, dự án KDC và Cao Ốc văn phòng sẽ đóng góp vào doanh thu lợi nhuận của TLH trong trung hạn. Dự án nhà máy cán thép tạo ra giá trị dài hạn. Dự án nhà máy thép cán hình Bắc nam sẽ đóng góp doanh thu và lợi nhuận trước mắt.


    Q. Nguyễn
    Theo TLH, BVSC

    Doanh thu gấp 4 lần????????????????? Nổ như sâm panh ấy nhỉ?

  9. #9
    imported_thanhcong.vingroup.88 Guest
    gia otc co 22. hom nay em no tang tran. cac bac can than khong an co xa[IMG]images/smilies/smile.gif[/IMG] vao mat do.

  10. #10
    imported_phukiensamsung Guest
    Hôm nay tối có muốn tăng trần thế đâu, dự tính là sàn mà. Thế nào mà hơn 1 triệu cổ nó è ra, làm không kịp trở tay.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 12
    Bài viết cuối: 05-05-2015, 12:50 PM
  2. HQC lên tiếng về 3 dự án bị thu hồi tại Cần Thơ
    Bởi c957116 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 17-08-2014, 10:18 AM
  3. SD5 _ Kình ngư Sông Đà bắt đầu lên tiếng....
    Bởi trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 20-07-2010, 06:36 AM
  4. TLH- Tập đoàn thép Tiến Lên (tiến lên 7x)
    Bởi imported_truong coi trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 06-05-2010, 01:30 PM
  5. TAS tiến lên 2X
    Bởi tuanpham trong diễn đàn Công ty chiến ở HNX
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 22-02-2010, 05:37 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •