Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    saxagifts Guest
    Giá cổ phiếu Vietcombank đắt hơn cổ phiếu Citigroup?

    Sự so sánh này là khiên cưỡng bởi quy mô hai ngân hàng khác nhau, vị thế đối với quốc gia và thế giới cũng khác nhau. Nhưng con số vẫn nói lên điều gì đó về sự rẻ đắt.

    Một lần, trong một hội thảo, một nhà đầu tư tham dự hỏi ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, có nên mua cổ phiếu vào thời điểm hiện tại. Ông Nghĩa nói: “Tôi đầu tư bốn lần, có một lần thất bại, đấy là lần đấu giá mua cổ phiếu Vietcombank. Với kinh nghiệm 25% thất bại đó, tôi e không dám khuyên gì nhà đầu tư”.

    Cũng như ông Nghĩa, tất cả các nhà đầu tư đã bỏ tiền vào IPO Vietcombank đều đang “tạm thời thất bại”, khi giá cổ phiếu VCB trên thị trường OTC chỉ còn 33.000 đồng, trong khi giá đấu giá bình quân là 107.000 đồng. Cổ phiếu VCB không tránh khỏi sự sụt giảm chung của thị trường chứng khoán.

    Với giá này, giá trị vốn hóa thị trường của Vietcombank còn 39.930 tỉ đồng (vốn điều lệ là 12.100 tỉ đồng), tương đương 2,35 tỉ đô la Mỹ. So với mức vốn hóa thị trường khi IPO là 12.947 tỉ đồng, xấp xỉ 7,62 tỉ đô la Mỹ, mức vốn hóa hiện tại giảm 2,25 lần. Xem ra quá lớn!

    Thế nhưng một số nhà đầu tư nước ngoài lại bảo giá cổ phiếu VCB vẫn còn quá đắt. Họ so sánh thế này: Citigroup cách đây một năm có giá thị trường 246 tỉ đô la Mỹ, song vào ngày 22-11-2008 mức vốn hóa của tập đoàn này chỉ còn 20,5 tỉ đô la Mỹ, giảm 12 lần.

    Cùng ngày đó Vietcombank có giá 2,35 tỉ đô la Mỹ, so với 20,5 tỉ đô la Mỹ của Citigroup, thì giá Citigroup liệu có rẻ hơn? Tất nhiên sự so sánh này là khiên cưỡng bởi quy mô của cả hai khác nhau, vị thế đối với quốc gia và thế giới cũng khác nhau. Nhưng các con số thì vẫn nói lên một điều gì đó về sự rẻ, đắt.

    Đánh giá cổ phiếu đắt rẻ, dù muốn hay không cũng phải nhìn vào triển vọng tương lai. Mới đây, Vietcombank đã xin ý kiến cổ đông điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh năm 2009. Theo đó, tổng tài sản của Ngân hàng Ngoại thương sẽ giảm 9.000 tỉ đồng (từ 209.000 tỉ đồng tính đến 30-9-2008 còn 200.000 tỉ đồng); tăng trưởng tín dụng là 15%, tăng trưởng vốn huy động 0%, nợ xấu dưới 5,8% (nợ xấu đến 30-9-2008 là 5,55% tổng dư nợ).

    Năm nay tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, nợ xấu của VCB cũng không đạt chỉ tiêu đề ra. Nhưng chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận thì VCB vượt.

    Lợi nhuận trước thuế chín tháng đầu năm của ngân hàng lên đến 3.424 tỉ đồng, tăng 176% so với cùng kỳ. Dự đoán lợi nhuận cả năm của VCB không dưới 4.000 tỉ đồng. Nhưng khi xây dựng lợi nhuận năm 2009, ngân hàng dự báo chỉ 3.400 tỉ đồng. Vậy VCB có quá “khiêm tốn”, đưa ra các chỉ tiêu cho năm sau thấp để dễ đạt?

    Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc VCB, giải thích: “Không phải chúng tôi xây dựng kế hoạch thấp để dễ đạt, mà chủ yếu trong điều kiện chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quy mô càng nhỏ, bộ máy càng gọn càng dễ thoát khỏi khó khăn và thoát nhanh”. Nhưng “thoát” như thế nào mới là điều đáng nói. Nếu lợi nhuận thực tế năm 2009 giảm đi, lúc bấy giờ cổ phiếu Vietcombank có trở nên đắt hơn so với bây giờ?

    [quote user="vninvestor"]FRANKLIN TEMPLETON (MỸ) MUA 49% CỔ PHẦN CỦA VCBF
    Cty đầu tư Franklin Templeton của Mỹ vừa thông báo chính thức tiến vào thị trường tài chính Việt Nam thông qua liên doanh với một Cty thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

    Franklin Templeton đã thế chân Viet Capital Holdings (Sinhgapore) để nắm giữ 49% cổ phần trong Cty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF), 51% vốn còn lại vẫn do Vietcombank nắm giữ.

    Giám đốc Điều hành khu vực châu Á của Franklin Templeton, ông Mark Browning, nhận định với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% được duy trì trong 10 năm qua, Việt Nam là tương lai tươi sáng trong quyết định mở rộng thị trường của Cty này.

    Hàng loạt tờ báo và hãng thông tấn của Mỹ đã đưa tin về liên doanh Franklin Templeton với Vietcombank. Nhật báo Phố Uôn nêu bật sự kiện quỹ đầu tư khổng lồ Franklin Templeton mua 49% cổ phần VCBF để khởi động đầu tư vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.

    Theo bài báo, sự thâm nhập của Franklin Templeton vào thị trường tài chính Việt Nam diễn ra chỉ vài ngày sau khi một Cty tài chính khổng lồ khác của Mỹ là Morgan Stanley dàn xếp xong một liên doanh với Cty chứng khoán Việt Nam Hướng Việt, đặt trụ sở tại Hà Nội. Một số Cty khác, như Merill Lynch và Credit Suisse Group, cũng đã có giấy phép hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường Việt Nam.

    Bài báo khẳng định liên doanh giữa Franklin Templeton và Vietcombank sẽ cho phép 2 Cty này tập trung mua cổ phiếu của các Cty Việt Nam chưa lên sàn chứng khoán. Về lâu dài, liên doanh này sẽ khai triển hình thức "quỹ tương hỗ", một trong những phương thức huy động vốn còn phôi thai tại Việt Nam.

    Theo TTXVN[/quote]

  2. #12
    saxagifts Guest
    VIETCOMBANK - NGÂN HÀNG ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC BÌNH CHỌN LÀ NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC TỐT NHẤT 2008
    Đây là giải thưởng thường niên được bình chọn bởi Asiamoney - tạp chí chuyên trách đưa tin, bài về thị trường tài chính ngân hàng khu vực châu Á. Đây cũng là năm thứ 10, tạp chí tổ chức bình chọn các giải thưởng Ngân hàng trong nước tốt nhất và cũng là năm đầu tiên Việt Nam được tạp chí đưa vào danh sách bình chọn (bao gồm: Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam) với một giải thưởng duy nhất cho danh hiệu "Ngân hàng trong nước tốt nhất tại Việt Nam". Vietcombank xuất sắc và vinh dự được nhận danh hiệu này. Và cũng là lần đầu tiên một ngân hàng của Việt Nam được nhận danh hiệu này.

    Để được nhận danh hiệu, Ngân hàng được đón nhận phải hội đủ các yếu tố: Nội trội hơn hẳn so với các ngân hàng khác về kết quả hoạt động, tăng trưởng và mục tiêu chiến lược, hình ảnh thương hiệu. Một số thế mạnh klhác như: thế mạnh về tài chính (bao gồm khả năng sinh lời, tăng trưởng bảng tổng kết tài sản, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn và lãi cận biên ròng); thế mạnh về khả năng lãnh đạo, những thay đổi về chiến lược kinh doanh, tình hình tài chính của ngân hàng (bao gồm thế mạnh và sự tăng trưởng về bảng tổng kết tài sản bao gồm những thay đổi về khả năng sinh lời ròng và quy mô bảng tổng kết tài sản, lãi cạn biên ròng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn).

    Với yếu tố sự lãnh đạo và thương hiệu được xem xét dựa vào tiêu chí: sự tăng trưởng về mạng lưới (văn phòng và chi nhánh mới), xây dựng lại thương hiệu, các loại sản phẩm và công cụ mới, mức độ xâm nhập thị trường và thị phần trong các hoạt động tài chính (VD như cho vay DN, cho vay tiêu dùng, cầm cố, thẻ TD…), các kế hoạch và sáng kiến mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ NH và kế hoạch mở rộng, tăng trưởng…

    Ngoài ra, các yếu tố khác như thế mạnh thương hiệu, mức độ đa dạng hoá nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp và sự minh bạch cũng là những tiêu chí để đánh giá bình chọn./

    [quote user="vninvestor"]Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Vietcombank (5/12/2008)

    Ngày 21/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1697/QĐ-TTg tặng Bằng khen cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vì đã có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội.

    VCB News

    [quote user="vninvestor"]Vietcombank được trao tặng Giải thưởng - Cúp vàng “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam”

    Sáng ngày 19/10/2008, tại Ks Melia - Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng - Cúp Vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín và công ty CP hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán VN (VASB) và Trung tâm Thông tin tín dụng NH Nhà nước Việt Nam cùng Tạp chí chứng khoán Việt Nam; Cty CP chứng khoán Thương mại & Công nghiệp Việt Nam; Cty CP Văn hoá - Thông tin Thăng Long đồng phối hợp tổ chức. Tới dự có Ts Vũ Viết Ngoạn - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Ts Lê Văn Châu, nguyên Phó Thống đốc NH Nhà nước, Chủ tịch VASB cùng nhiều đại diện của các Bộ, Ban, Ngành...

    Sau hơn 20 năm đổi mới, phát triển kinh tế (KT) thị trường theo định hướng XHCN đã mang đến sự đổi thay to lớn cho nền KT đất nước. KT Việt Nam đã dần hội nhập với nền KT thế giới. Hệ thống các Cty CP nhanh chóng trở thành một thành phần KT tiên phong của đất nước. Từ nền tảng đó, thị trường chứng khoán (TTCK) VN được hình thành và phát triển nhanh chóng. Sau hơn 8 năm hoạt động, với những bước phát triển to lớn cả về quy mô lẫn chất lượng, được ****, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đánh giá cao, được giới đầu tư trong và ngoài nước gửi gắm niềm tin, TTCK VN đã khẳng định là một kênh tạo vốn quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất và hỗ trợ đắc lực cho hệ thống Tài chính - NH trong việc huy động nguồn vốn, phục vụ cho chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia và phát triển KT – XH của đất nước…

    Năm nay, 142 doanh nghiệp (DN) trên khắp cả nước đã được Hội đồng bình chọn tuyển lựa từ rất nhiều DN hàng đầu và phải qua nhiều vòng sơ loại mới có được kết quả bình bầu cuối cùng (142 DN trong đó có 107 DN đã niêm yết và 35 DN chưa niêm yết). Đây cũng chính là những DN đi đầu trong công khai minh bạch hoạt động kinh doanh (KD) và tài chính, tích cực đổi mới và hoàn thiện kỹ năng quản trị DN, chuyên nghiệp hoá trong điều hành, nỗ lực cao trong sản xuất KD, đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận cho DN cũng như cho cổ đông và đóng góp thuế ngày càng cao cho Nhà nước. Các DN trên đã nỗ lực tạo dựng uy tín để nâng cao thương hiệu của mình trên TTCK, vừa tạo nguồn hàng phong phú cho thị trường, vừa tích cực cung cấp sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, nguồn vốn cho TTCK VN; góp phần quyết định vào sự phát triển lành mạnh, bền vững, ổn định của nền KT quốc gia và công cuộc phát triển KT của đất nước. Với những thành quả và đóng góp hết sức to lớn, việc tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh, ghi nhận sự đóng góp của TTCK VN nói chung cũng như của các DN thành viên thị trường nói riêng là rất cần thiết để đông đảo các NĐT trong và ngoài nước nhìn nhận một cách khách quan đồng thời động viên, khích lệ một cách tích cực các DN, kích thích TTCK VN phát triển vững chắc…

    Hơn 20 năm đổi mới, Chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng diện mạo của nền KT từ sự chuyển mình mạnh mẽ của các thành phần KT mà đi đầu là các DN, Cty CP, nhất là những Cty được hình thành từ chủ trương CPH của Chính phủ, Nhà nước đã chuyển mình rất mạnh mẽ từ cơ chế bao cấp, phụ thuộc sang tự chủ, tự lực KD. Đây thực sự là một thành phần không thể thiếu trong sự phát triển và đổi mới đất nước, tạo nên một thị trường vốn chủ đạo, huy động được các nguồn lực to lớn của toàn xã hội, phục vụ đầu tư phát triển; đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước, tạo ra hàng trăm ngàn công việc cho xã hội; đã khẳng định vai trò và có những đóng góp quan trọng vào sự ổn định của hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia cũng như sự phát triển và hội nhập của đất nước nói chung. Hoà chung những đóng góp và thành quả đó, có sự “góp mặt” của Vietcombank trong suốt tiến trình xây dựng và phát triển 45 năm của mình.

    Thay mặt Ban lãnh đạo Vietcombank, Tổng giám đốc Nguyễn Phước Thanh đã vinh dự đón nhận Giải thưởng và Cúp Vàng “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” từ tay Ts. Vũ Viết Ngoạn - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, nguyên Tổng giám đốc Vietcombank./.[/quote][/quote]

  3. #13
    imported_dichvuseotop1 Guest


    [quote user="dau_dat"]

    Mấy cha nội có biết xấu hổ hay dị là gì không?

    Mới nộp hồ sơ cái là ti toe hóng hớt trên mục này, về mục OTC mà bàn luận cho đến khi nào giao dịch chính thức trên Hó Sè hẵng hay


    [/quote]

    CỤ NÀY GÓP Ý ĐÚNG ĐÓ, ANH EM BÌNH TĨNH...[Y]

  4. #14
    Ngày tham gia
    May 2019
    Bài viết
    0
    10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2008
    Ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam 2008 gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, nhà đầu tư nước ngoài vẫn “đặt trọn niềm tin” về một sự phát triển bền vững, tạo ra nhiều giá trị gia tăng tại mảnh đất hình chữ S này.
    Năm cũ đã qua, một năm mới đang hứa hẹn thách thức và nhiều cơ hội, hãy cũng Dân trí điểm lại 10 sự kiện kinh tế nổi bật của Việt Nam trong năm 2008.

    1. Lạm phát chạm ngưỡng 20%, Chính phủ giảm mục tiêu tăng trưởng
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng gần 4%, nâng CPI 5 tháng đầu năm lên mức cao nhất trong vòng 12 năm qua, đạt 15,96%. Lạm phát tăng cao, Quốc hội đã nhất trí hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,5 - 9% xuống còn 7%.
    Và cũng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và những khó khăn trong nước, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp, đến nay đã đạt kết quả bước đầu quan trọng.
    Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,23%, GDP bình quân đầu người lần đầu tiên vượt mốc 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 65 tỷ USD, cao nhất trong 10 năm qua.
    Lạm phát được kiềm chế nhưng vẫn ở mức cao. Giá tiêu dùng tháng 12/2008 so với tháng 12/2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%. Nhìn lại năm qua, giá tiêu dùng diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu cùng các năm trước.

    2. Nhật tạm ngừng cấp mới ODA cho Việt Nam
    Cuộc điều tra về vụ tham nhũng xảy ra tại Dự án đại lộ Đông - Tây (PCI) có thêm những bằng chứng mới là nguyên nhân khiến Nhật Bản quyết định tạm ngừng cấp mới các dự án ODA cho Việt Nam với tổng giá trị lên đến 65,3 tỷ Yên (700 triệu USD) đối với các dự án hạ tầng giao thông và thoát nước.
    Dự án đại lộ Đông - Tây bắt đầu từ năm 2001, là một trong những dự án lớn từ vốn ODA của Nhật Bản, nhưng mới phát hiện ra tiêu cực trong năm 2008 này.
    Ngược lại với việc Nhật tạm ngừng cấp mới ODA cho Việt Nam, trong năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng kỷ lục với hơn 64 tỷ USD (tăng gấp 3 lần so với năm 2007, gấp hơn hai lần so với con số của hai năm 2006 và 2007 cộng lại).
    Con số này đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm qua kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, nâng tổng vốn FDI vào Việt Nam tiến gần đến con số 150 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt trên 11 tỷ USD.

    3. Lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có
    Năm 2008 ghi nhận những biến động chưa từng có của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt, trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra rất nhiều biện pháp can thiệp hành chính đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
    Đã có lúc lãi suất ngân hàng lên mức đỉnh 24 - 25%/năm, lãi suất huy động cũng đạt đỉnh 20%/năm. Nhiều ngân hàng thương mại cho vay cầm chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).
    Từ cuối tháng 7 đến nay, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào, lãi suất cho vay tối đa về còn 12,75%/năm và lãi suất huy động rút về quanh mốc 8%/năm.

    4. Giá xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường
    Kể từ ngày 16/9, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự quyền quyết định giá bán lẻ đối với mặt hàng xăng dầu; tính chung cho cả năm, giá xăng trong nước đã 2 lần tăng và 10 lần giảm.
    Vào hồi tháng 7, giá dầu thế giới lên tới 147 USD/thùng đã khiến giá xăng trong nước tăng lên mức kỷ lục 19.000 đồng/lít, thuế nhập khẩu mặt hàng này còn 0% (trước đó tăng từ 13.000 đồng/lít năm 2007 lên 14.500 đồng/lít vào tháng 2/2008).
    Về sau này, giá dầu thế giới giảm dần và hiện còn dưới 40 USD/thùng. Giá xăng do đó trong nước được điều chỉnh giảm theo, còn 11.000 đồng/lít, thuế nhập khẩu tăng lên kịch trần 40%.

    5. Công bố gói 1 tỷ USD kích cầu đầu tư
    Vào cuối năm nay, kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn doanh nghiệp đối mặt khó khăn, sức mua của người dân chững lại, Chính phủ đã công bố gói kích cầu 1 tỷ USD (khoảng dưới 1,2% GDP).
    Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, 17.000 tỷ đồng kích cầu này được tập trung vào những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc khủng hoảng tài chính. Công nhân, học sinh, sinh viên, ký túc xá, trường học, nhà ở dành cho công nhân, sân bay, cầu đường sẽ là những đối tượng, lĩnh vực chính được rót vốn từ gói kích cầu này.
    Gói kích cầu 1 tỷ USD cũng sẽ dùng để hỗ trợ 4% lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dự tính, khi gói kích cầu có hiệu lực thực hiện sẽ có khoảng 420.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cung cấp cho nền kinh tế; tương tự, nếu hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp, nguồn vốn cần huy động có thể lên đến 400.000 tỷ đồng.

    6. Lần đầu tiên chỉ số giá chứng khoán giảm gần 70% trong một năm
    Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua những diễn biến xấu nhất trong suốt hơn 8 năm đi vào hoạt động. Chỉ số giá chứng khoán của cả hai sàn giảm mạnh, đặc biệt, HaSTC -Index có thời điểm xuống dưới mức 100 điểm (ngày 27/11).
    So với thời điểm đầu năm 2008, HaSTC-Index và Vn-Index giảm tương ứng 67,2% và 66,9%. Trước đó, vào năm 2003, chỉ số chứng khoán từng giảm xuống mức thấp nhất 139 điểm nhưng mức giảm của Vn-Index trong năm này thấp hơn nhiều so với năm 2008.
    Việc huy động vốn qua TTCK giảm tới 75 - 80% và cả 3 kênh: phát hành tăng vốn của doanh nghiệp, cổ phần hóa, phát hành trái phiếu đều sụt giảm mạnh so với năm trước; tính thanh khoản - khối lượng giao dịch giảm khoảng 70% so với năm trước…

    7. Thị trường bất động sản đóng băng
    Sau một thời gian dài phát triển quá nóng, thị trường bất động sản đóng băng và trải qua đợt sụt giảm về giá nhanh chóng. Chỉ chưa đầy 3 tháng (bắt đầu từ tháng 4/2008), sau khi Bộ Xây dựng dự kiến đánh thuế lũy tiến vào nhà đất và các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, giá nhiều phân khúc bất động sản đã tuột dốc không phanh.
    Sự suy giảm nhanh nhất là ở các phân khúc nhà ở, đặc biệt là nhà cao cấp, với mức giảm từ 20 - 40%, thậm chí có nơi lên đến 60 - 70% (nhà biệt thự).
    Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy giá giảm, nhưng so với thu nhập đầu người, giá bất động sản tại Hà Nội, TPHCM vẫn quá đắt đỏ.

    8. “Bão giá” gạo bùng lên vào giữa năm
    Chưa bao giờ kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều tin đồn thất thiệt như năm nay, đặc biệt là tin đồn “ảo” gây nên “cơn sốt” giá gạo thật tại TPHCM, Hà Nội và các địa phương lân cận.
    Những thông tin về thị trường gạo thế giới dự báo giá sẽ tăng cao và có nguy cơ thiếu đói ở một số quốc gia, giới đầu cơ lợi dụng găm hàng tạo hiện tượng khan hàng ... gây tâm lý lo lắng, khiến người dân đua nhau đi tích trữ lúa, gạo.
    Sau cơn sốt giá này, thị trường gạo lại rơi vào tình trạng ứ đọng một lượng hàng hóa lớn vào những tháng giữa và cuối năm 2008, gây thiệt hại cho người nông dân. Sự kiện này được nhìn nhận như là một bất cập trong việc điều tiết thị trường lúa gạo, cảnh báo về năng lực dự báo giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

    9. Các tập đoàn kinh tế chịu nhiều chỉ trích
    Đầu tư tràn lan ra ngoài ngành,vào những ngành nhiều rủi ro của các tập đoàn kinh tế với tổng mức huy động vốn quá lớn là nguyên do khiến Bộ Tài chính trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. Theo đó, các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngành ngoài không được vượt quá 30% tổng vốn.
    Đặc biệt, việc Tập đoàn Điện lực (EVN) xin trích thưởng hơn 1.000 tỷ đồng, sau khi vừa đề nghị tăng giá điện lên 20% và trả lại 13 dự án điện cũng đã nhận nhiều lời chỉ trích của dư luận.

    10. Thiên tai gây hại nặng nề đến kinh tế
    Tổng thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, rét mướt mà các vùng miền trên cả nước phải chịu trong năm 2008 lên tới hơn 13,3 nghìn tỷ đồng, hàng trăm người thiệt mạng. Tính riêng đợt mưa lũ lịch sử kỷ lục kéo dài từ 30/10 - 7/11 tại các tỉnh phía Bắc, thiên tai đã gây thiệt hại hơn 6.300 tỷ đồng, trong đó Hà Nội chiếm tới 3.000 tỷ đồng.
    Cũng trong đợt mưa lũ lịch sử, Hà Nội bị cô lập giữa mênh mông biển nước, lần đầu tiên các doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả khoản tiền bảo hiểm cho xe ô tô ngập nước lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
    Mặc dù chịu thiệt hại nặng nề từ thiên tai, kết thúc năm 2008, tổng sản lượng lương thực của cả nước vẫn tăng 2,7 triệu tấn, đạt 38,6 triệu tấn; xuất khẩu hơn 4,6 triệu tấn gạo.

  5. #15
    Ngày tham gia
    Apr 2019
    Bài viết
    2
    Vietcombank chọn giá nào để niêm yết năm nay?

    Ngày 26/4/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ tổ chức đại hội cổ đông lần thứ nhất, sau gần 4 tháng thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

    Một trong những nội dung quan trọng được đưa ra lấy ý kiến tại Đại hội cổ đông lần này là việc niêm yết cổ phiếu Vietcombank tại sàn Tp.HCM trong năm 2008 và chọn cổ đông chiến lược.

    Trong cuộc trao đổi với báo giới vào ngày 22/4, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank đã một lần nữa khẳng định rằng, niêm yết cổ phiếu và chọn cổ đông chiến lược sẽ không bắt buộc việc nào trước, việc nào sau.

    Thưa ông, đến thời điểm này, câu chuyện đối tác chiến lược của Vietcombank đang ở giai đoạn nào?

    Về cổ đông chiến lược, hiện nay chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm. Một số tổ chức nước ngoài vẫn tiếp tục quan tâm, vẫn đàm phàn theo các mức giá và điều kiện hợp lý.

    Niêm yết và đối tác chiến lược là hai vấn đề mà chúng tôi không đặt thành cái nào trước, cái nào sau. Việc nào xong trước thì làm trước, chứ không phải có cổ đông chiến lược rồi mới niêm yết hay niêm yết rồi mới có cổ đông chiến lược.

    "Niêm yết cổ phiếu và chọn cổ đông chiến lược sẽ không bắt buộc việc nào trước, việc nào sau"

    Các tiêu chí về cổ đông chiến lược hiện nay vẫn không thay đổi, tức là cổ đông chiến lược phải có uy tín, phải hỗ trợ và gắn bó với Vietcombank... Mặc dù quá trình lựa chọn kéo dài và có những khó khăn nhất định, nhưng không vì thế mà hạ thấp giá trị, tiêu chí của cổ đông chiến lược xuống.

    Chính phủ cho phép Vietcombank có tối đa là 2 cổ đông chiến lược và bây giờ chúng tôi đang tiến hành đàm phán nhưng những thông tin cụ thể thì xin chưa thể tiết lộ được vào lúc này.

    Hiện nay giá cổ phiếu Vietcombank trên tự do đang giảm xuống mức thấp hơn nhiều so với giá đấu, liệu điều đó có gây khó khăn trong quá trình đàm phán với đối tác chiến lược, thưa ông?

    Thật ra đối với các đối tác nước ngoài, người ta cũng căn cứ vào một số yếu tố, trong đó quan trọng nhất là giá trị nội tại của doanh nghiệp. Tôi không phủ nhận điều đó, giá cổ phiếu Vietcombank trên thị trường tự do hiện nay cũng có những tác động không lợi. Nhưng theo tôi thì nhà đầu tư chân chính mà biết thì người ta sẽ căn cứ nhiều hơn vào giá trị nội tại, vào giá trị thực chất mà họ đánh giá hơn là giá trị trên thị trường.

    Việc chưa có cổ đông chiến lược có ảnh hưởng gì đến kế hoạch đại hội cổ đông vào ngày 26/4 tới, thưa ông?

    Theo tôi, vấn đề ở đây không phải là có hay không mà là khi nào. Có thể một số người sẽ kém vui hơn, nhưng tôi cho rằng sự quan trọng không phải ở chỗ chưa có cổ đông chiến lược, mà vấn đề là có hay không? cổ đông đó là ai? Và khi có được thì giá trị của doanh nghiệp sẽ như thế nào? Đấy là điều quan trọng hơn. Còn có chỉ để mà có, chỉ để không thiếu thì tôi nghĩ không quan trọng. Những cổ đông chân chính và bền lòng cũng nên hiểu điều đó.

    Với chúng tôi, trách nhiệm của chúng tôi là tìm những đối tác chiến lược nào đó thật tốt, tôi không dám nói là xứng tầm, nhưng là tốt, có lợi cho Vietcombank, lợi cho quốc gia và cho các cổ đông nữa. Còn nếu vì một nguồn lợi tài chính ngắn hạn thì không nên, vì đây nên là nguồn tài chính dài hạn.

    Theo tờ trình xin ý kiến cổ đông tại Đại hội cổ đông lần thứ nhất, kế hoạch niêm yết cổ phiếu Vietcombank sẽ được ủy quyền cho Hội đồng Quản trị. Vậy việc niêm yết của Vietcombank có đúng hẹn vào tháng 6/2008 như dự kiến không thưa ông?

    Cái khó nhất là mình không làm chủ được tất cả các quy trình, tất cả các yêu cầu cần phải có trong quá trình niêm yết. Nhưng tôi cho rằng cũng không phải là quá khó khăn. Chuẩn bị hồ sơ của Vietcombank hiện nay đang theo hướng là có thể niêm yết được. Dự thảo điều lệ hiện nay cũng được xây dựng theo hướng là có thể niêm yết được ngay. Còn về những yếu tố hàng rào kỹ thuật với điều không thể được thì tôi không cho là như vậy.

    Việc niêm yết sẽ được cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất, có thể vẫn có thể kịp trong tháng 6/2008, điều đó không loại trừ, nhưng tôi không dám nói rằng quyết định tháng 6 là xong, vì đó là câu chuyện tế nhị. Ngoài ra, niêm yết được hay không cũng còn phải chờ thông qua đại hội cổ đông, chờ cơ quan quản lý xét duyệt.

    Vietcombank sẽ chọn mức giá nào để niêm yết, thưa ông?

    Đúng là trong bối cảnh hiện nay khi mà chứng khoán trên toàn thế giới và Việt Nam đi xuống thì việc giá chứng khoán của các công ty, dù niêm yết hay chưa niêm yết hạ xuống là điều dễ hiểu. Còn vấn đề niêm yết với giá bao nhiêu, chúng tôi sẽ phải cân nhắc, bàn thêm kỹ lưỡng, không thể nóng vội được.

    Và tôi cho rằng một trong những nguyên lý đó là mình là một phần của thị trường thì mình không thể tách rời thị trường, mà do thị trường quyết định. Vấn đề niêm yết hiện nay là chủ trương, đại hội cổ đông chưa tiến hành, chưa thông qua thì mình không thể nói trước được. Nhưng tôi hy vọng là các cổ đông sẽ thông qua nội dung này. Khi được thông qua, Ban lãnh đạo sẽ chuẩn bị các điều kiện, yếu tố, trao đổi với Ủy ban chứng khoán để đưa ra mức giá phù hợp.

    Thông điệp của Vietcombank tại Đại hội cổ đông sắp tới?

    Một là đổi mới và hiện đại hóa toàn diện. Hai là tranh thủ lợi thế đưa Vietcombank phát triển theo các lĩnh vực mà Vietcombank có điều kiện, nền kinh tế Việt Nam có điều kiện. Nhưng nhiều khi định hướng phát triển chiến lược nói mạnh quá, nhiều quá có khi lại không phải là cái hay, cái hành xử mới quan trọng hơn.

    Về kế hoạch niêm yết ở nước ngoài, liệu có những gì thay đổi không?

    Niêm yết nước ngoài là câu chuyện của năm 2009. Năm nay đang là 2008, tình hình thị trường đang như thế này, nói trước có thể bước không qua.

    Câu chuyện đó chưa được đặt ra gắt gao bằng chuyện chọn đối tác chiến lược, bằng việc niêm yết trong nước, nhưng không phải như thế mà không có sự chuẩn bị. Không phải nước chảy đến đâu thì bèo trôi đến đấy mà mình làm được đến đâu thì nói đến đấy, cái gì nóng hơn thì mình làm.

  6. #16
    imported_phannguyentuananh2 Guest
    Vietcombank đăng ký niêm yết - chọn giá nào?

    (LĐ) - Ngày 31.12.2008, Sở GDCK TPHCM (HoSE) đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết CP của NH Ngoại thương (Vietcombank - VCB). Theo đó, VCB chỉ niêm yết 112.285.426 CP, tương đương 9,28% vốn điều lệ.

    Đơn vị tư vấn niêm yết là CTCK NH Ngoại thương.

    Đây là sự kiện thu hút sự chú ý của thị trường không chỉ bởi VCB đã liên tục lỗi hẹn với cổ đông khi lùi thời hạn niêm yết trong năm 2008 mà còn ở mức giá nào sẽ được chọn là giá tham chiếu. Hiện tại có 2 mốc giá có thể tham chiếu: Giá đấu bình quân 105.000đ/CP và giá giao dịch trên thị trường OTC gần nhất trong khoảng 30.500đ/CP theo báo giá ngày 31.12.2008 của CTCK VNDS.

    Việc cân đối chọn giá chào sàn (với khoảng dao động +/-20%) sẽ tác động lớn đến nhiều nhóm NĐT. Thứ nhất, nếu giá VCB cao hơn giá đang chuyển nhượng trên OTC, chắc chắn sẽ có một lượng lớn NĐT hưởng lợi nếu thu gom được ở mức giá rẻ. Nếu mức giá gần sát giá đấu thành công bình quân, nhóm này càng được lợi lớn hơn. Nhóm thiệt hại nhất sẽ là những NĐT tham gia đấu giá.

    Thứ hai, giá tham chiếu cũng như biến động giá của VCB sau đó trên sàn niêm yết sẽ ảnh hưởng đến mức giá chào đối tác chiến lược - vấn đề đang rất được cổ đông và thị trường quan tâm. Rõ ràng việc lựa chọn đối tác chiến lược nước ngoài không khó mà vướng mắc chính vẫn chỉ là giá nào.

    Đặt trong bối cảnh thị trường gần đây, việc lựa chọn giá cho VCB sẽ có nhiều "tiền lệ": Cuộc đấu giá Vietinbank vừa qua thành công cũng là nhờ lựa chọn mức giá hợp lý (20.000đ/CP). Tuy nhiên việc NĐTNN mua không hết số lượng đăng ký cho thấy một tỉ lệ nhất định đã đặt giá bằng với giá khởi điểm và không quá mặn mà mua bằng được.

    Lật lại quá khứ, hai trường hợp chọn giá niêm yết khởi điểm được chú ý nhất là TCty Tài chính Dầu khí (mã CK: PVF) và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG). PVF đấu giá bình quân ở mức "đầu 7" nhưng giá khởi điểm cũng chỉ "đầu 3" và giảm liên tục sau đó. HAG trước khi lên sàn giao dịch trên OTC với giá 55.000đ-58.000đ/CP nhưng mức khởi điểm là 40.000đ/CP.

    Theo thông tin từ HAG, CTCK SSI đã tư vấn giá khởi điểm lên tới 88.000đ/CP. Điều đó cho thấy thị trường sẽ là yếu tố cuối cùng quyết định giá trị của Cty và thị trường luôn có quyết định đúng nhất. Lịch sử đã cho thấy nhiều CP được xác định giá không hợp lý - quá cao hoặc quá thấp - đều được thị trường trả lại giá trị ở mức cân bằng. Mặc dù chỉ niêm yết một phần vốn rất nhỏ nhưng VCB sẽ trở thành CP dẫn dắt thị trường thời gian tới.
    N.Hoàng

  7. #17
    imported_phannguyentuananh2 Guest
    [quote user="vninvestor"]Đối tác khách hàng chiến lược của VCB đều là những thương hiệu hàng đầu ở VN và nước ngoài và sẽ giúp cho VCB phát triển bền vững trong giai đoạn khó khăn này.

    VIETCOMBANK VÀ HOÀNG ANH GIA LAI KÝ HỢP ĐỒNG HỢP TÁC TOÀN DIỆN

    Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chính thức ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện ngày 29/02/2008 tại TP HCM. Theo đó, hai bên sẽ thoả thuận tài trợ vốn và đầu tư chéo lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực hoạt động. Trước mắt, Vietcombank sẽ tài trợ cho khách hàng mua trả góp căn hộ cao cấp thuộc hai dự án Phú Hoàng Anh (Phước Kiển - Nhà Bè) và dự án Thảo Điền (37 Nguyễn Văn Hưởng, Q2, TPHCM) cũng như tại các dự án bất động sản khác của HAGL về sau, mức vay tới 60 - 70% giá trị căn hộ, thời gian vay từ 10 - 20 năm với việc HAGL đứng ra bảo lãnh toàn bộ khoản vay của khách hàng. Trong trường hợp người mua căn hộ không có khả năng trả nợ, HAGL sẽ đứng ra trả thay đồng thời mua lại căn hộ đã bán.

    Với hàng loạt các dự án bất động sản tại các thị trường lớn trong nước như Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ, TP HCM… sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2012, HAGL đang nhắm đến vị trí trở thành nhà đầu tư bất động sản lớn nhất Việt Nam với doanh thu có thể đạt trên 3,7 tỷ USD.

    Tại thời điểm này, chỉ tính riêng 3 dự án là New Sài Gòn, Phú Hoàng Anh, Hoàng Anh River View đã mang về cho HAGL khoản lãi 9.000 tỷ đồng với số lượng khách hàng đăng ký gấp hàng chục lần số căn hộ thực có. Tài sản ròng của HAGL đến 30.01.2008 là 25.576 tỷ đồng.

    [quote user="vninvestor"]VCB sau khi chào sàn sẽ thay thế ACB và STB làm kim chỉ nam của 2 sàn. VCB ngân hàng của mọi nhà. ;D

    [quote user="quangngo30"]

    [quote user="doankyanh"]

    [quote user="quangngo30"]


    [quote user="cop rung"]





    ACB không điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận 2500 tỷ
    Để có thể hoàn tất được kế hoạch lợi nhuận 2.500 tỷ đồng như chỉ tiêu đưa ra đầu năm, ACB đang nỗ lực đẩy mạnh vốn vào nền kinh tế.


    Với tổng ngân khoản 15.000 tỷ đồng và cho vay vào tất cả các lĩnh vực khác nhau trên cơ sở kiểm soát chặt điều kiện cho vay, lãi suất


    từ 18%/năm trở xuống, tùy từng đối tượng khách hàng khác nhau, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho biết, Ngân hàng sẽ nỗ lực


    hoàn thành kế hoạch trên và ACB chưa có sự điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận. Tăng trưởng tín dụng tuy có sụt giảm so với những tháng


    đầu năm, nhưng theo đánh giá của ông Hải, nhu cầu thị trường là rất lớn.




    [/quote]


    Đây quả là điều tuyệt vời nhất ! ACB vẫn có khả năng đạt kế hoạch



    Năm nay hầu hết các NHTM khác phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận xuống , STB đang nhăn mặt vì thằng con Sacomreal ...


    ACB là biểu tượng đỉnh cao các lĩnh vực : CK , Vàng và trúng lớn với thương vụ mua trái phiếu ...Bây giờ LSCB sắp hạ xuống 10% rồi ! Ăn đủ quả này vài trăm tỷ chứ chả đùa đâu...


    Dự đoán ACB sẽ lên 50 ...



    [/quote]


    Vậy thì xúc khẩn trương thoai...

    [/quote]

    ACB là đã xuống liên tục trong thời gian gần đây vì quả tạ 200 triệu cổ đè .Cho nên những người muốn chạy họ đã chạy sạch sẽ trước đây rồi . Người Vịt mình hay khôn lõi là vậy đó . Khi hàng về chính là đáy của nó rồi .

    Năm nay ACB trúng lớn với phi vụ trái phiếu .LSCB đã hạ dần xuống 12% sắp tới là 10%, 8% . Vụ này ACB kiếm vài trăm tỷ roài . Đối với mảng kinh doanh vàng ACB đang dẫn đầu cho lợi nhuận khủng trong năm . Vì thế rất tự tin không điều chỉnh giảm KH lợi nhuận , trong các BCs mức cổ tức bằng tiền tươi cũng phản ánh chính xác điều đó .

    Trong các NHTM ACB ít dính chưởng BDS nhất , ACB quản lý rũi ro theo tiêu chuẩn quốc tế , nên chơi ACB sẽ tưpng đối an toàn . So với Sacombank thì ACB vượt trội hơn 1 **** cấp , năm nay STB chữa bệnh cho thằng con Sacomreal cũng đủ ngất rồi .

    ACB đang hình thành con sóng lên sau chuổi ngày rớt giá...

    [/quote][/quote][/quote]

    Cổ phần hóa BIDV ngay trong năm 2009

    Hôm nay, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chấp thuận đề nghị của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) về việc chọn 31/12/2008 là thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

    Theo yêu cầu của Phó thủ tướng, Hội đồng Quản trị BIDV phải thực hiện việc cổ phần hóa ngay trong năm 2009.

    Chỉ đạo của Chính phủ với BIDV được đưa ra vài ngày sau phiên chào bán cổ phần lần đầu của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank). BIDV sẽ là ngân hàng quốc doanh thứ ba tiến hành cổ phần hóa, sau Vietcombank và Vietinbank.

    Tháng 7 năm ngoái, BIDV đã ký hợp đồng tư vấn với đối tác Morgan Stanley. Theo kế hoạch ban đầu, BIDV tiến hành IPO cuối năm ngoái và lên sàn đầu năm nay. Tuy nhiên, do diễn biến bất lợi của thị trường, kế hoạch này phải hoãn lại

  8. #18
    MyronSneed Guest
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...edetails.shtml ................




    NGUYễN TẤN DŨNG bán thác Bản Giốc của tổ tiên cho Trung Quốc !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

  9. #19


    [quote user="heartbreaker"]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090102_border_moredetails.shtml ................




    NGUYễN TẤN DŨNG bán thác Bản Giốc của tổ tiên cho Trung Quốc !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!![/quote]

    Hồ hố, KT yếu kém, quận sự lạc hậu thì biết làm thế nào được với 1 tiểu nhược quốc.


    [[IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]]

  10. #20
    MyronSneed Guest


    E này làm cho ko biết bao nhiêu người phải ôm hận.

    Tôi dính e nó ở mức 100k, giờ sống dở chết dở. Bỏ thì... đau, giữ thì lo ngay ngáy. Chả biết phải làm sao. Không khéo giữ làm của hồi môn cho... cháu nội. Pótay. [:hucdau]


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Maritimebank, Vietcombank bị nghi "đạo" logo DN ngoại
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 15-05-2013, 01:01 PM
  2. VIETCOMBANK
    Bởi trong diễn đàn SÀN OTC CỔ PHIẾU
    Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 17-01-2008, 04:20 AM
  3. Đấu giá Vietcombank thôi!!!
    Bởi Danielkit trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-12-2007, 03:46 AM
  4. IPO Vietcombank mại dô
    Bởi trantien trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 19-09-2007, 05:22 AM
  5. Vietcombank - Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
    Bởi manhkenvma trong diễn đàn Thị trường OTC
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 24-07-2007, 09:48 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •