Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13
  1. #1
    imported_hoangduy2579 Guest
    Có một ngành mà cả năm qua chúng ta đã bỏ quên, ngành khai thác cao su tự nhiên, chỉ gồm có 5 mã: DPR, TRC, PHR, HRC, TNC. Ngành này năm qua bị sụt giảm lợi nhuận kinh khủng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới:


    http://www.mongabay.com/images/commo...ts/rubber.html

    Giá CSTN từ năm 2009 là 1200usd/tấn sang đến tháng 4 năm 2010 là:



    http://rubberboard.org.in/InterNationalRubberPrice.asp

    Sau đây là những nhận định của các chuyên gia:

    Ngành cao su Việt Nam tận dụng cơ hội giá cao
    Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, xu hướng giá cao su trên thế giới trong tháng 4 này sẽ tiếp tục tăng do kinh tế toàn cầu hồi phục trong khi nguồn cung lại hạn hẹp.
    Với diễn biến của thị trường cao su thế giới đầu năm 2010 và xu hướng cả năm nay, có thể nói ngành cao su xuất khẩu của Việt Nam đang ở giai đoạn thiên thời, địa lợi.
    Cùng thời điểm này năm 2009, do suy thoái kinh tế, các ngành sản xuất nguyên liệu cao su đình đốn, giá mủ cao su xuất khẩu chỉ ở mức 1.200 USD/tấn. Sang đầu năm 2010, giá tăng lên 3.000 USD/tấn và hiện nay tăng lên mức 3.300 USD/tấn, tăng gần 300% so với năm 2009.
    Do giá tăng nên hai tháng đầu năm 2010, tuy xuất khẩu cao su của Việt Nam mới đạt hơn 76.300 tấn, giảm 0,1% về lượng nhưng lại tăng 87% (xấp xỉ 192,7 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ.
    Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, dù biết giá cao su sẽ tiếp tục xu hướng tăng, nếu găm giữ lại có thể được giá mủ cao hơn, nhưng các doanh nghiệp vẫn muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Bởi tháng 5 và 6 tới là mùa khai thác mới của cao su Việt Nam, dự kiến năng suất và sản lượng khai thác năm 2010 đều tăng khá so với năm ngoái.
    Tin từ Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng cho biết do triển khai các chiến lược phát triển bài bản nên ba năm trở lại đây, ngành trồng và khai thác mủ cao su của Việt Nam tăng cả năng suất và sản lượng.
    Nếu như năm 2007, sản lượng khai thác và xuất khẩu đạt 601.700 tấn mủ thì sang năm 2008, sản lượng nâng lên 662.900 tấn và năm 2009 tiếp tục nâng lên 723.700 tấn. Về năng suất, năm 2007 mới đạt 1.612kg mủ/ha, năm 2008 lên 1.661kg mủ/ha. Và năm 2009, năng suất tiếp tục nâng lên 1.717kg mủ/ha.
    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, diện tích cao su của cả nước là 640.000ha, lượng xuất khẩu đạt khoảng 680.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt xấp xỉ 1 tỷ USD. Dự kiến, sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 sẽ tiếp tục tăng từ 10-15% so với năm 2009.
    Như vậy, năm nay, khả năng ngành cao su trúng lớn nằm trong tầm tay. Chính phủ đã ban hành Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 về Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
    Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có 800.000ha cao su và sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 2 tỷ USD.
    Ngay năm 2010 này, dự kiến ngành cao su sẽ phát triển thêm diện tích từ 30.000-40.000ha, sản lượng sẽ đạt khoảng 770.000 tấn mủ và xuất khẩu 750.000 tấn với trị giá xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD./.
    Xuân Hương - Mạnh Minh

    http://www.vietstock.vn/ChannelID/76...i-gia-cao.aspx


    Những nhận định đáng quan tâm


    <font face="Verdana">Tại hội thảo khoa học chủ đề “Canh tác bền vững ngành cao su thiên nhiên” do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su Dầu Tiếng vừa qua, nhiều thông tin hữu ích về canh tác cao su thiên nhiên (CSTN) được các chuyên gia trong và ngoài nước mang đến chia sẻ. Trong đó, có các vấn đề về canh tác cao su bền vững; kinh nghiệm tái lập rừng bằng cây cao su Mã Lai; các kết quả ứng dụng kỹ thuật mới trên vườn cây khai thác... Tuy nhiên, vấn đề mang tính thời sự thu hút sự quan tâm của đa số đại biểu là xu hướng giá CSTN và các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá CSTN và những dự báo...

    Yếu tố nào chi phối giá CSTN?
    Theo ông Don Tham, Tổng Giám đốc Công ty GIM 777, từ năm 2000 đến nay, nhu cầu CSTN liên tục gia tăng với tốc độ tăng bình quân khoảng 2,10%/năm. Nhu cầu tăng chủ yếu do sự gia tăng dân số thế giới cũng như sự cải thiện chung về tiêu chuẩn sống, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Mặc dù nhu cầu luôn tăng liên tục song giá CSTN lại trồi sụt, đặc biệt vào giữa năm 2001, giá CSTN giảm xuống mức thấp kỷ lục và mới đây trong thời gian từ tháng 9-2008 đến tháng 11-2009 giá cao su rơi thẳng đứng (chủ yếu do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu).


    Sau thời gian dài nghiên cứu, ông Don Tham đã đưa ra những yếu tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến sự trồi sụt của giá CSTN. Thuờng thì yếu tố sản xuất, tiêu thụ và dự trữ CSTN có ảnh hưởng đến sự tăng và giảm giá CSTN. Tuy nhiên theo ông Don Tham, trong quãng thời gian từ 2000-2009 dường như yếu tố này không phải chủ đạo. Yếu tố sản xuất, tiêu thụ, dự trữ cao su tổng hợp và yếu tố tỷ giá hối đoái (đồng USD) cũng không phải là yếu tố quyết định. Trong khi đó yếu tố dầu thô; khủng hoảng tài chính; đầu cơ và yếu tố tâm lý là những nguyên nhân thúc đẩy sự biến động giá cả của CSTN.


    Theo các chuyên gia về thị trường cao su, trong 10 năm qua, giá CSTN biến thiên sít sao với giá dầu thô. Tiến sĩ Sivakumaran (Công ty GIM 777) lấy dẫn chứng, vào giữa tháng 11-2006, giá dầu thô tăng đến 64,93 USD/ thùng thì giá cao su SMR20 tăng lên 2,3118 USD/kg. Sau đó giá dầu thô vọt lên 126 USD/thùng thì giá cao su lên 3,18 USD/kg. Tuy nhiên đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho giá dầu thô và giá CSTN rớt xuống thảm hại. Trong quãng thời gian từ tháng 9-2008 đến tháng 1-2009 khi giá dầu thô tụt xuống chỉ còn 31,04 USD/thùng thì giá CSTN SMR20 chỉ còn 1,12 USD/kg. “Rõ ràng giá CSTN bị chi phối rất lớn bởi sự biến động của dầu thô...”, tiến sĩ Sivakumaran kết luận. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, yếu tố tâm lý có thể cũng góp phần đẩy mạnh sự biến động giá CSTN bởi thường người sản xuất có xu hướng dự trữ cao không cần thiết (yếu tố thuận) khi giá cả có xu hướng tăng một cách thuận lợi. Ngược lại, họ cũng có thể có xu hướng bán tháo khi giá CSTN có xu hướng giảm một cách không thuận lợi. Ngoài ra, giá CSTN có thể bị khuynh đảo bởi hoạt động đầu cơ.

    Lời khuyên cho người sản xuất
    Trên cơ sở phân tích kỹ các yếu tố có thể ảnh hưởng và ảnh hưởng nhiều đến giá CSTN, các chuyên gia nhận định giá CSTN sẽ ổn định với xu hướng tăng dần vì những lý do (ngoại trừ có các tình huống làm giảm giá vượt ngoài khả năng kiểm soát) như nhu cầu về xe hơi ngày càng tăng cho đến năm 2020, đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ; sự quan tâm đến môi trường ngày càng tăng lên góp phần thuận lợi cho việc sử dụng CSTN so với cao su tổng hợp và nhu cầu về sản phẩm phổ dụng từ CSTN tăng lên do sự gia tăng liên tục của dân số thế giới.


    Ông Don Tham cũng đưa ra những lời khuyên đối với người sản xuất CSTN trong việc quyết định giữ lại hay bán hàng để khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh doanh đạt mức tối đa. Theo ông Don Tham, người sản xuất CSTN sử dụng bất kỳ phương pháp dự báo giá sẵn có để xác định cho mình các giới hạn quyết định mà có thể tin là đúng đắn; hãy bán khi giá nằm trong khoảng giới hạn quyết định của người sản xuất và hãy tránh không quyết định bán hay giữ hàng lại chỉ vì dựa trên yếu tố “sợ” hay “thích”. Lời khuyên cuối cùng và cũng là quan trọng nhất đối với người sản xuất CSTN đó là hãy quản lý giá thành của mình một cách hữu hiệu bằng cách nâng cao năng suất trên mỗi ha và năng suất của thợ cạo mủ.


    TR.DŨNG
    (Nguồn: Báo Bình Dương)
    </font>
    http://www.vnrubbergroup.com/vn/news_detail.php?id=1727

    Nhận định riêng của cá nhân:
    -Là Ngành xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ lớn nên được Chính Phủ và NHNN tạo điều kiên tối đa.
    -Chênh lệch quá lớn về giá cả trong một thời gian ngắn, chỉ trong 1 năm từ 2009 giá 1200 usd/1 tấn lên 3700 usd/1 tấn, nên sẽ tạo ra Siêu Lợi Nhuận trong năm nay.
    <font size="4">-Các yếu tố Đầu vào hầu như không thay đổi trong khi yếu tố đầu ra, giá cả cũng như sản lượng tăng vọt.

    <font color="blue">-Không những đã có Siêu Lợi Nhuận về giá cả nhảy vọt mà còn được Bonus thêm khoản chênh lệch tỷ giá. Lợi nhuận quy đổi ra VND là Khủng Khiếp.


    Xin chia sẻ với anh em cùng 4room, chúng ta cùng là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, cùng nhau hợp lực lại chống bọn cá mập, cái bọn mà chắc chúng nó cũng chả vào cái 4room này</font></font>

  2. #2
    elinerfood Guest
    Lỗ hay lãi 50% thế bác [IMG]images/vietstock/smilies/thinking.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/thinking.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/thinking.gif[/IMG]

  3. #3
    elinerfood Guest
    Chả lỗ cũng chả lãi . Dao động trong biên độ hẹp . [IMG]images/vietstock/smilies/77.gif[/IMG]

  4. #4
    imported_sang8382 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi AiSeMangToiDi
    Có một ngành mà cả năm qua chúng ta đã bỏ quên, ngành khai thác cao su tự nhiên, chỉ gồm có 5 mã: DPR, TRC, PHR, HRC, TNC. Ngành này năm qua bị sụt giảm lợi nhuận kinh khủng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới:


    http://www.mongabay.com/images/commo...ts/rubber.html

    Giá CSTN từ năm 2009 là 1200usd/tấn sang đến tháng 4 năm 2010 là:



    http://rubberboard.org.in/InterNationalRubberPrice.asp</font>

    Sau đây là những nhận định của các chuyên gia:

    Ngành cao su Việt Nam tận dụng cơ hội giá cao
    Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, xu hướng giá cao su trên thế giới trong tháng 4 này sẽ tiếp tục tăng do kinh tế toàn cầu hồi phục trong khi nguồn cung lại hạn hẹp.
    Với diễn biến của thị trường cao su thế giới đầu năm 2010 và xu hướng cả năm nay, có thể nói ngành cao su xuất khẩu của Việt Nam đang ở giai đoạn thiên thời, địa lợi.
    Cùng thời điểm này năm 2009, do suy thoái kinh tế, các ngành sản xuất nguyên liệu cao su đình đốn, giá mủ cao su xuất khẩu chỉ ở mức 1.200 USD/tấn. Sang đầu năm 2010, giá tăng lên 3.000 USD/tấn và hiện nay tăng lên mức 3.300 USD/tấn, tăng gần 300% so với năm 2009.
    Do giá tăng nên hai tháng đầu năm 2010, tuy xuất khẩu cao su của Việt Nam mới đạt hơn 76.300 tấn, giảm 0,1% về lượng nhưng lại tăng 87% (xấp xỉ 192,7 triệu USD) về trị giá so với cùng kỳ.
    Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, dù biết giá cao su sẽ tiếp tục xu hướng tăng, nếu găm giữ lại có thể được giá mủ cao hơn, nhưng các doanh nghiệp vẫn muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Bởi tháng 5 và 6 tới là mùa khai thác mới của cao su Việt Nam, dự kiến năng suất và sản lượng khai thác năm 2010 đều tăng khá so với năm ngoái.
    Tin từ Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng cho biết do triển khai các chiến lược phát triển bài bản nên ba năm trở lại đây, ngành trồng và khai thác mủ cao su của Việt Nam tăng cả năng suất và sản lượng.
    Nếu như năm 2007, sản lượng khai thác và xuất khẩu đạt 601.700 tấn mủ thì sang năm 2008, sản lượng nâng lên 662.900 tấn và năm 2009 tiếp tục nâng lên 723.700 tấn. Về năng suất, năm 2007 mới đạt 1.612kg mủ/ha, năm 2008 lên 1.661kg mủ/ha. Và năm 2009, năng suất tiếp tục nâng lên 1.717kg mủ/ha.
    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2009, diện tích cao su của cả nước là 640.000ha, lượng xuất khẩu đạt khoảng 680.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt xấp xỉ 1 tỷ USD. Dự kiến, sản lượng khai thác và xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 sẽ tiếp tục tăng từ 10-15% so với năm 2009.
    Như vậy, năm nay, khả năng ngành cao su trúng lớn nằm trong tầm tay. Chính phủ đã ban hành Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 3/6/2009 về Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
    Theo đó, mục tiêu đến năm 2015, cả nước sẽ có 800.000ha cao su và sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 2 tỷ USD.
    Ngay năm 2010 này, dự kiến ngành cao su sẽ phát triển thêm diện tích từ 30.000-40.000ha, sản lượng sẽ đạt khoảng 770.000 tấn mủ và xuất khẩu 750.000 tấn với trị giá xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD./.
    Xuân Hương - Mạnh Minh

    (Nguồn: Báo Bình Dương)
    </font>
    http://www.vnrubbergroup.com/vn/news_detail.php?id=1727

    Nhận định riêng của cá nhân:
    -Là Ngành xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ lớn nên được Chính Phủ và NHNN tạo điều kiên tối đa.</font>
    -Chênh lệch quá lớn về giá cả trong một thời gian ngắn, chỉ trong 1 năm từ 2009 giá 1200 usd/1 tấn lên 3700 usd/1 tấn, nên sẽ tạo ra Siêu Lợi Nhuận trong năm nay.
    <font size="4">-Các yếu tố Đầu vào hầu như không thay đổi trong khi yếu tố đầu ra, giá cả cũng như sản lượng tăng vọt.

    <font color="blue">-Không những đã có Siêu Lợi Nhuận về giá cả nhảy vọt mà còn được Bonus thêm khoản chênh lệch tỷ giá. Lợi nhuận quy đổi ra VND là Khủng Khiếp.


    Xin chia sẻ với anh em cùng 4room, chúng ta cùng là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, cùng nhau hợp lực lại chống bọn cá mập, cái bọn mà chắc chúng nó cũng chả vào cái 4room này

    </div>
    </div>
    </div> Mọi người hãy đọc và cảm nhận, nghiên cứu và quyết định, không nhất thiết phải thêm thắt ý kiến làm gì nếu không thực sự cần thiết.

  5. #5
    htnet2005 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi googleCK
    Lỗ hay lãi 50% thế bác [IMG]images/vietstock/smilies/thinking.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/thinking.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/thinking.gif[/IMG]
    50% là tôi tính ở mức tối thiểu đó[IMG]images/vietstock/smilies/quylao.gif[/IMG]

  6. #6
    Guest
    Thị trường cao su thế giới sẽ còn căng thẳng" (07-04-2010)</font>Từ mấy tháng qua, giá cao su trên thị trường thế giới phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, từ 1USD/kg hồi tháng 12/2008, giờ đây, 1kg cao su được bán với giá gần 3,5USD <font face="Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif">
    <font face="Verdana">Chuyên mục dự báo thị trường nguyên liệu của báo Giải phóng (Pháp) số ra ngày 5/4 đã dẫn nhận định của các chuyên gia kinh tế quốc tế cho rằng giá cao su sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

    Nguyên nhân của sự tăng giá này, theo các chuyên gia, trước hết là do tình hình tăng giá chung của thị trường nguyên liệu. Tuy nhiên, mặt hàng cao su được đánh giá là "leo thang ngoạn mục nhất."

    Các chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân chính làm cho giá cao su tăng là do nhu cầu cho sản xuất săm lốp xe hơi của Trung Quốc tăng mạnh, vượt hẳn nhu cầu của Mỹ và Tây Âu.

    Một minh chứng nhỏ cho thấy, nếu như năm 2000, chỉ có 500.000 xe ôtô mới được bán ra trên thị trường Trung Quốc, thì chín năm sau, con số này đã lên đến 14 triệu chiếc, tương đương với 56 triệu lốp xe được sản xuất.

    Ngoài ra, trong khi nhu cầu mủ cao su tự nhiên tăng, thì diện tích những cánh rừng cao su lại bị thu hẹp. Thời kỳ Brazil "làm mưa, làm gió" trên thị trường cao su đã qua, giờ đây cái tên Manaus chỉ còn được nhắc đến trong truyền thuyết. Ngay cả địa danh Firestone nổi tiếng với những đồn điền cao su rộng lớn ở Liberia, giờ cũng chẳng hơn gì những cánh rừng hoang tàn.

    Trong bối cảnh cung không đáp ứng được cầu như hiện nay, chỉ có một khu vực kiếm lời nhiều nhất, đó là châu Á. Hay nói đúng hơn là ba nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia, nơi tập trung gần 70% các đồn điền cao su trên toàn thế giới.

    Theo dự báo, trong thời gian tới, giá cao su sẽ vẫn tiếp tục căng thẳng do ba yếu tố tạo nên. Trước hết, hầu hết các thương gia hoạt động ở các thị trường tài chính quốc tế đều khẳng định rằng chính nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc sẽ khiến cho giá cao su không thể giảm.

    Tiếp theo, ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới sẽ phải tìm cách đề phòng để cao su không bị rớt giá. Họ đang đề nghị Việt Nam gia nhập vào nhóm những nhà sản xuất cao su hàng đầu này, nhằm kiểm soát gần như 85% thị trường toàn cầu.

    Cuối cùng, hai yếu tố này sẽ được kết hợp với bối cảnh chung, đó là sự biến đổi bất thường của khí hậu khiến cho các thời kỳ hạn hán xảy ra thường xuyên hơn với thời gian dài hơn. Yếu tố cuối cùng này sẽ khiến cho tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn hơn, làm hạn chế sản lượng cao su và từ đó giá cả sẽ cao hơn./.



    (TTXVN/Vietnam+)

    (Nguồn: vietnamplus)
    </font>
    http://www.vnrubbergroup.com/vn/news_detail.php?id=1736

  7. #7
    Ngày tham gia
    Feb 2020
    Bài viết
    0
    Giá cao su Tokyo lên mức cao nhất 19 tháng qua<font face="Verdana">Giá cao su các hợp đồng kỳ hạn đã tăng lên mức cao nhất 19 tháng qua do triển vọng sáng sủa về nhu cầu trước bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi vững chắc.
    Trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo vào phiên sáng ngày 2/4, giá cao su hợp đồng giao tháng 9/2010 đã tăng 5 yen, tức 1,6%, lên 318,3 yen/kg, mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 9/2008 đến nay.
    Theo một cuộc khảo sát do hãng Reuters tiến hành và công bố hôm 1/4, dự kiến, giá cao su trong tháng Tư này sẽ tiếp tục tăng do kinh tế toàn cầu hồi phục trong khi nguồn cung lại hạn hẹp.
    Trong tháng Ba vừa qua, các thị trường ôtô Pháp và Italy đã có bước tăng vọt về doanh số bán xe.
    Các thị trường đang nổi tại châu Á cũng như vậy, bất chấp việc các chính phủ đang loại bỏ dần những chương trình kích thích tiêu dùng.
    Tại Mỹ, doanh số bán xe ôtô trong tháng Ba cũng tăng tới 24,3%, mức tăng mạnh nhất trong nhiều tháng qua, phần nhiều nhờ vào sự phục hồi trong doanh số bán của hãng Toyota Motor Corp, với mức tăng lên đến 41%, sau hai tháng sụt giảm mạnh trước đó./.
    Thùy Chi



    VIETNAM+(Nguồn: vietstock)
    </font>

  8. #8
    htnet2005 Guest
    update giá:


  9. #9
    Ngày tham gia
    Feb 2020
    Bài viết
    0
    Update giá:

  10. #10
    Guest
    update giá:


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Vàng giảm 3 tuần liên tiếp xuống thấp nhất 6 tuần
    Bởi trong diễn đàn Forex và Hàng hóa
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-05-2015, 01:01 PM
  2. Trả lời: 6
    Bài viết cuối: 05-02-2015, 06:37 AM
  3. Trả lời: 8
    Bài viết cuối: 30-01-2015, 06:56 AM
  4. Trả lời: 10
    Bài viết cuối: 06-12-2014, 08:58 AM
  5. Chia sẻ nhận định xu hướng thị trường tuần tới
    Bởi toan102 trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 08-01-2010, 05:36 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •