Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    imported_thaitrinh0520 Guest


    [:nhaynhot][[IMG]images/smilies/redface.gif[/IMG]t]PHR: VDSC dự báo đạt 239 tỷ đồng lợi nhuận




    Tính theo giá ngày 19/8 thì P/E và P/B forward 2009 của PHR ở mức khá cao, đạt lần lượt 15,3 lần và 3,54 lần.






    CTCP
    Cao su Phước Hòa (PHR) là một trong 5 doanh nghiệp lớn nhất của ngành
    cao su tự nhiên và là doanh nghiệp lớn nhất trong số các doanh nghiệp
    cao su đã cổ phần hóa. Quy mô của PHR vượt trội so với các doanh nghiệp
    đang niêm yết như DPR hay TRC.


    Doanh nghiệp lớn trong ngành cao su


    Diện tích khai thác của công ty khoảng trên 15.000ha, đứng sau các
    công ty Cao su Đồng Nai, Dầu Tiếng, Phú Riềng và Bình Long. Năng suất
    khai thác vườn cây tương đối ổn định và ở mức cao của ngành (2 tấn/ha).
    Công ty hiện có 3 nhà máy chế biến với tổng công suất chế biến là
    30.000 tấn/năm.




    Tuy nhiên, đất trồng cao su của công ty là loại đất ít mà mỡ, trong
    đó diện tích đất xấu khoảng 20%. Đây là một bất lợi lớn cho PHR vì công
    ty cần nhiều chi phí để cải tạo đất. Hơn nữa diện tích vườn cây trải
    rộng qua nhiều huyện khiến công tác quản lý khó khăn. Tỷ lệ mất mủ tại
    vườn của công ty lên tới 20% trong khi trung bình ngành là 10%.


    Diện tích vườn cây ở mức khá vẫn sẽ là lợi thế riêng của PHR trong
    bối cảnh nguồn đất thích hợp để trồng cây cao su ngày càng hạn hẹp.
    Trong những năm tới, công ty chú trọng phát triển hoạt động khai thác –
    chế biến cây cao su, trong đó, việc cơ cấu lại vườn cây là ưu tiên hàng
    đầu.
    Hiện nay, các sản phẩm của PHR chủ yếu được xuất khẩu và bán cho
    các đối tác chiến lược, trong đó xuất khẩu chiếm khoảng 55% doanh thu.
    Thị trường xuất khẩu là Hàn Quốc, Đức, Nhật… Các đối tác lớn ở thị
    trường nội địa bao gồm : Casumina, Công ty thực phẩm miền Nam, hợp tác
    xã cao su Tấn Thành, Công ty Đức Việt…


    Đầu tư tài chính


    Tuy diện tích khai thác trong những năm tiếp theo giảm nhưng nguồn
    mủ thu mua ngoài sẽ giúp công ty duy trì được sản lượng tiêu thụ không
    sụt giảm mạnh. Về dài hạn, dư án phát triển trồng cao su tại Campuchia
    do PHR trực tiếp đầu tư 100% khi đi vào khai thác từ năm 2015 sẽ là
    nguồn đóng góp lớn cho lợi nhuận của công ty.


    Bên cạnh đó, công ty cũng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thông qua
    đầu tư tài chính với mục tiêu sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi một cách có
    hiệu quả bù đắp cho sự sụt giảm lợi nhuận từ cao su.


    PHR đã tham gia vào khá nhiều dự án trong đó có một số dự án đã đi
    vào hoạt động như Thủy điện Sông Côn, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và
    dự án khu dân cư Phước Hòa sẽ có những đóng góp quan trọng vào lợi
    nhuận trong tương lai gần.


    Khả năng sinh lời
    Đặc điểm xây dựng giá thành sản xuất tại các công ty khai thác và
    chế biến cao su là có khả năng điều chỉnh giá thành theo biến động
    doanh thu. Nhờ đó, hoạt động khai thác cao su của các doanh nghiệp luôn
    có lãi. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp luôn có xu hướng thấp hơn
    những năm trước do sự biến động tăng của các chi phí khác như phân bón,
    hóa chất…
    [img]http://images1.*****.vn/Images/Uploaded/Share/2009/08/19/phr2.gif" style="margin: 5px;" _fl="" width="343" align="center[/img]
    So sánh một số chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp cao su
    (Nguồn: VDSC)


    So với các doanh nghiệp như TRC, DPR, HRC thì tỷ suất lợi nhuận gộp
    trên doanh thu của PHR thấp hơn do phải chịu chi phí chăm sóc vườn cây
    cao. Tuy nhiên, nhờ có quy mô lớn hơn nên tỷ lệ các chi phí như bán
    hàng và quản lý trên doanh thu lại tốt hơn ba doanh nghiệp trên.
    Không được hưởng ưu đãi về thuế sau cổ phần hóa làm cho tỷ suất LNST/doanh thu của PHR thấp hơn hẳn 3 doanh nghiệp trên.


    Nguồn: *****, báo cáo tài chính các doanh nghiệp

    Năm 2009, PHR
    đặt kế hoạch sản lượng 23.000 tấn mủ quy khô với giá bán trung bình 22
    triệu đồng/tấn. Dự kiến công ty sẽ đạt mức lợi nhuận trước thuế là 225
    tỷ đồng, sau thuế là 174,5 tỷ đồng và trả cổ tức năm 2009 là 12%.


    Theo ước tính của CTCP Chứng khoán Rồng Việt, năm 2009, PHR có thể
    đạt được 239 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 37% kế hoạch PHR đặt ra,
    tương ứng với EPS ước đạt 2.957 đồng. Vốn chủ sở hữu ước đạt 1035 tỷ
    đồng, tương ứng với giá trị sổ sách đạt 12.805 đồng (hiện PHR có gần
    472 nghìn cổ phiếu quỹ).

    Tính theo giá ngày 19/8 thì P/E và P/B forward của PHR ở mức khá cao, đạt lần lượt 15,3 lần và 3,54 lần.


    K.A.L
    Theo VDSC, SSI

  2. #2
    lethutra82 Guest


    ba con nhanh chan muc vao, 6x vao tuan sau.[[IMG]images/smilies/redface.gif[/IMG]t][:donca]

  3. #3
    PHR: 8 tháng hoàn thành gần 75% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2009
    Cả hoạt động kinh doanh cao su lẫn hoạt động khác đã mang lại cho công ty 41,29 tỷ đồng trong tháng 8 và 151,40 tỷ đồng cho 8 tháng đầu năm.

    Công ty CP Cao su Phước Hòa (mã CK: PHR) thông báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doah tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2009.



    Trong tháng 8, hoạt động kinh doanh cao su mang lại cho công ty 40,58 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 8, công ty đã đạt được lợi nhuận 94,65 tỷ đồng tương ứng hoàn thành 72,81% kế hoạch năm 2009 (kế hoạch lợi nhuận năm 2009 công ty đã đặt ra là 130 tỷ đồng).



    Việc kinh doanh ngoài cao su khác mang lại cho công ty 710 triệu đồng trong tháng 8. Tính tổng 8 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh khác mang lại cho công ty 56,75 tỷ đồng tương ứng hoàn thành 78,82% so với kế hoạch 72 tỷ đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khác của cả năm 2009.



    Như vậy, cả hoạt động kinh doanh cao su lẫn hoạt động khác đã mang lại cho công ty 41,29 tỷ đồng trong tháng 8 và 151,40 tỷ đồng cho 8 tháng đầu năm. Công ty đã hoàn thành 74,95% so với chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm 2009 là 202 tỷ đồng.



    Chỉ tiêu


    Thực hiện tháng 8


    Lũy kế 8 tháng


    Tỷ lệ 8t/KH

    Lợi nhuận KD Cao su


    40,58 tỷ đồng


    94,65 tỷ đồng


    72,81%

    Lợi nhuận KD khác


    710 triệu đồng


    56,75 tỷ đồng


    78,82%


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Quy mô và dòng vốn ngoại sẽ luân chuyển trên TTCK Việt Nam ra sao?
    Bởi toan102 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 03-03-2014, 05:29 AM
  2. Dòng tiền trên TTCK quốc tế có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
    Bởi Melvinbof trong diễn đàn Nhà Đầu tư nước ngoài và TTCK Quốc tế
    Trả lời: 3
    Bài viết cuối: 16-04-2012, 03:23 AM
  3. Động lực nào kéo dòng tiền đổ vào TTCK?
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 25-03-2012, 01:11 PM
  4. Dòng tiền từ Nhật Bản chực chờ vào TTCK Việt Nam
    Bởi hongluongseo trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 30-07-2011, 11:14 AM
  5. Dòng tiền đổ vào TTCK
    Bởi imported_minhtrietssg112 trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 29-07-2010, 12:18 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •