-
28-12-2012, 11:52 AM #1imported_dieuhoahn1306 Guest<div align="center">BÀN VỀ LÝ THUYẾT DOW</div> Thân chào tất cả các bạn!
Ngày hôm nay, mình muốn nói chuyện với các bạn về lý thuyết Dow, bất kỳ ai học phân tích kỹ thuật đều học qua lý thuyết Dow, nhưng hầu như không có nhiều chuyên gia (hay chiêm gia) đánh giá đúng tầm quan trọng của nó. Bài viết hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn về Lý thuyết Dow và xác định đúng vị trí vốn có của nó.
Nguồn gốc của lý thuyết Dow:
Lý thuyết Dow khởi nguồn từ 1 nhân vật nổi tiếng của chứng khoán Mỹ - Ông Charles Dow. Ông Dow chính là người sáng lập ra chỉ số Dow – Jones (cùng với cộng sự Jones).
Lý thuyết Dow không có sách hay tài liệu thống nhất mà đó là quan điểm của Ông Dow được các nhà phân tích và bình luận về sau tổng hợp từ các bài viết, phát biểu của ông mà hình thành nên.
Thời gian xuất hiện của Lý thuyết Dow có từ cuối thế kỷ 19, và như vậy thời gian tồn tại của nó là hơn 1 thế kỷ.
Nội dung của Lý thuyết Dow:
Lý thuyết có thể tóm gọn trong các nội dung:
1. Giá cả phản ánh mọi thứ trên thị trường
- Giá cả hay hiểu đúng hơn là sự biến động giá cả chứng khoán có thể phản ánh mọi thứ liên quan đến hoạt động của công ty có chứng khoán đó.
- Công ty hoạt động tốt thì có giá cao và ngược lại.
- Công ty có tiềm năng tăng trưởng thì giá cả có xu hướng tăng và ngược lại.
2. Thị trường có ba xu hướng chính
- Xu hướng:
o Xu hướng tăng khi mức giá đỉnh cao hơn mức giá đỉnh trước;
o Xu hướng giảm khi mức giá đáy thấp hơn mức giá đáy trước.
- Thị trường có các xu hướng được phân cấp
o Xu hướng chính: Kéo dài vài năm;
o Xu hướng trung gian: 6 tháng đến 1 năm;
o Xu hướng ngắn hạn: vài tuần.
- Xu hướng chính có 3 giai đoạn:
o Giai đoạn tích lũy: diễn ra khi các nhà đầu tư có hiểu biết, chủ động mua các cổ phiếu của Công ty, trái ngược với các ý kiến của thị trường. Nếu xu hướng trước đó đang giảm thì trong giai đoạn này các nhà đầu tư nhanh trí sẽ nhận ra rằng thị trường đã “tiếp nhận” hết tất cả các tin tức tồi tệ rồi. Giai đoạn này giá cổ phiếu tăng không đáng kể do số lượng người mua ít trong khi cung ra thị trường còn khá nhiều.
o Giai đoạn thâm nhập vào công chúng: Khi công chúng nhận thấy các nhà đầu tư trên đã đúng, người ta đổ xô đi mua các cổ phiếu này dẫn tới sự tăng đột biến về giá trong giai đoạn 2. Xu hướng này sẽ kéo dài cho đến khi nhu cầu đầu cơ trên thị trường đạt mức cực đại. Lúc này, khi báo chí bắt đầu đưa tin về sự tăng giá của cổ phiếu và sự tích cực của nền kinh tế cũng như sự gia tăng về khối lượng đầu cơ và các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ bán cổ phiếu của họ ra thị trường, và bắt đầu giai đoạn 3 của thị trường – Giai đoạn phân phối.
o Giai đoạn phân phối: Những nhà đầu tư vốn đã tích lũy ở thời điểm thị trường chạm đáy (là lúc không ai muốn mua vào) bắt đầu phân phối ra bên ngoài trước khi có người khác khởi động việc đó.
3. Các chỉ số trung bình phải củng cố lẫn nhau
Để xác định xu hướng thì các chỉ số trung bình phải biến động theo cùng chiều của xu hướng đó. Ở Việt Nam, ta có thể hiểu là chỉ số VN – Index, HNX – Index, Upcom, Vn- Index 30, HNX – Index 30 phải biến động cùng chiều với nhau, thì mới có thể dự đoán xu hướng bắt đầu hình thành.
4. Khối lượng giao dịch phải xác nhận xu hướng
Dow công nhận khối lượng giao dịch là một yếu tố đứng thứ hai nhưng không kém phần quan trọng trong việc xác nhận tín hiệu giá. Có thể nói đơn giản rằng, khối lượng giao dịch sẽ gia tăng theo hướng phát triển của xu hướng chính. Trong một xu hướng tăng, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng lên, và giảm khi giá giảm.Trong một xu hướng giảm, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá giảm và giảm khi giá phục hồi mức tăng.
5. Một xu hướng được cho là sẽ tiếp diễn cho đến khi được cho là có tín hiệu đảo chiều
Câu này hơi khó hiểu, nhưng theo tôi nó ám chỉ, xu hướng luôn có quán tính, thị trường không bao giờ sập ngay hoặc đảo chiều tăng ngay trong 1 ngày, nó cần thời gian để tích lũy sự đảo chiều xu hướng. Nếu có thời gian theo dõi kỹ, bạn có thể nhận ra quá trình đảo chiều này.
//Không bao giờ có chuyện chậm 1 giây, 1 ngày mà không kịp tháo chạy hoặc mua vào nếu đã xác định nương theo xu hướng dài hạn//
6. Chứng khoán là những chỉ báo cho nền kinh tế
Thị trường chứng khoán luôn biến động trước sự biến động của nền kinh tế 1 khoảng thời gian nhất định.
Tầm quan trọng của Lý thuyết Dow
Đương nhiên ai cũng nói lý thuyết Dow rất quan trọng, nhưng nó quan trọng đến mức nào? Tôi xin đưa ra một số lý do sau để các bạn thấy được tầm quan trọng của nó:
- Lý thuyết Dow là nền tảng cho tất cả các loại phân tích kỹ thuật khác, nắm được lý thuyết Dow là bạn nắm được linh hồn của phân tích kỹ thuật (và có thể chém gió với bất kỳ chuyên gia phân tích kỹ thuật nào). Bàn về xu hướng là nó mang tính triết lý sống chứ không hẳn là 1 lý thuyết trên thị trường chứng khoán.
- Lý thuyết Dow có tính chính xác cao và đưa cho bạn 1 cái nhìn dài hạn.
- Nó rất ngắn (nội dung lý thuyết Dow không nằm ngoài những kiến thức ở trên). Trong 1 cuốn sách về phân tích kỹ thuật tôi có, lý thuyết Dow chỉ có 15 trang trong tổng số 600 trang của cuốn sách. Mà theo tôi nó đã bao hàm 60% giá trị của cuốn sách. Bạn có thể dễ dàng đọc, học, thuộc kỹ lý thuyết Dow.
Tóm lại, Lý thuyết Dow là cơ bản cho các phân tích chứng khoán, có tính chính xác cao mà lại dễ học, dễ thuộc do vậy tôi đánh giá nó rất quan trọng.
Sau khi đọc bài viết này, tôi mong tất cả các bạn nắm vững lý thuyết Dow, ứng dụng nó vào phân tích thị trường. Tôi tin rằng tất cả sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả của nó mang lại. Chúc tất cả các bạn thành công trong đầu tư và trong cuộc sống.
Chân thành cảm ơn mọi người đã đọc bài viết!
Ý kiến đóng góp gửi về hòm thư com">hatrung2811@gmail.com
Người viết Trần Hà Trung.View more random threads:
- Các chỉ số kỹ thuật cơ bản (P3)
- PTKT-Nến Nhật
- Các chỉ số kỹ thuật cơ bản (P2)
- Các chỉ số kỹ thuật cơ bản (P1)
- Thị trường rung lắc mạnh có thể coi là cơ hội!
- Lam the nao de ve duoc bieu do phan anh ve chi so VN index va khoi luong gia dich co phieu tu nam 2007-2016
- Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán
- Những chỉ báo bí truyền của PTKT - Cs. Fractal Indicator
- Sử Dụng Chart giờ trong Ami
- Dữ liệu EOD và Intraday
-
06-06-2013, 12:13 PM #2imported_vomaiduyphuong Guest
- Lúc giá rẻ lại không mua (vì lo sợ nghi ngờ thanh khoản thấp, sợ bull trap, sợ đủ thứ nên không dám mua)
- Lúc CE lại đi đua (thanh khoản tăng vọt khi lực cầu đổ vào , CE 1 cây chưa mua, 2 cây chưa mua, cây thứ 3 thì chịu không nổi nên thôi . . . đua)
- Mua xong về sao thấy búa xua (thị trường vùng đỉnh thì phải giựt lên giựt xuống do có người lời chốt có người chậm chân nhảy vào)
- Dến khi cổ vè đến tài khoản thì lại lỗ te tua (T3 về thì hết con sóng rồi sao chẳng lỗ)
- Hic ngồi than khóc sao em chơi chứng toàn thua (vì ra vô sai nhịp không thua mới lạ)
-
13-06-2013, 06:56 AM #3imported_vomaiduyphuong Guest
Lòng tham và nỗi sợ luôn luôn đi kèm.
Tâm lý thì thường phải đợi có tín hiệu chắc chắn mới mua.
chẳng hạn sau 3 phiên CE, đồng nghĩa đã tăng 21-30% thì mới tự tin nhảy vào chứ. [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]
Gửi bởi tradingpro8x
-
16-06-2013, 10:39 AM #4Silver member
- Ngày tham gia
- Oct 2017
- Bài viết
- 0
em ma mới nên chưa hiểu lắm chỗ này.
Bác có thể giải thích rõ hơn giúp e?
Mong tin bác.
Gửi bởi datphat191
-
25-06-2013, 09:57 AM #5nguyenxuanthu73 Guest
Ý nghĩa lớn nhất của các luận điểm trên là nhà đầu tư phải chủ động trên thị trường, chứ nếu bị đậng thì sẽ bị các con sóng của thị trường cuốn trôi đi và nhấn chìm thôi
-
25-06-2013, 10:33 AM #6nguyenxuanthu73 GuestGửi bởi tradingpro8x
Nhưng để được level này, bác cũng cần đánh đổi một số thứ như thời gian, tiền bạc, công sức tự khám phá tìm hiểu...v.v...!
-
25-07-2013, 02:16 AM #7Silver member
- Ngày tham gia
- Feb 2021
- Bài viết
- 1
"Những bài học “xương máu” trên thị trường đã giúp NĐT trưởng thành đáng kể so với những ngày đầu mở cửa thị trường".
Đó là đánh giá của ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) khi trao đổi với ĐTCK.
[IMG]images/vietstock/smilies/goku.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/goku.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/goku.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/goku.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/goku.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/goku.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/goku.gif[/IMG]
Sau 13 năm đồng hành cùng TTCK, NĐT, nhất là NĐT cá nhân, nhỏ lẻ trong nước đã bớt tâm tính của “tuổi mới lớn”, thưa ông?
Sự kém hiểu biết, thiếu chuyên nghiệp của NĐT, nhất là NĐT nhỏ lẻ nội địa đã bớt dần sau những lần vấp ngã trong quá trình đầu tư. Những bài học từ việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, đầu tư theo tin đồn của các “đội lái”, mạo hiểm ném tiền vào những DN thua lỗ… đã giúp NĐT trưởng thành đáng kể so với những ngày đầu mở cửa thị trường.
Từ những bài học “xương máu” trên thị trường, các hiện tượng đầu tư không lành mạnh đang giảm dần. Nói cách khác, do chính sách quản lý, cũng như bối cảnh thị trường thay đổi, NĐT nhận thấy thực hiện các chiêu thức giao dịch không lành mạnh có nguy cơ mất nhiều hơn được, nên họ dần tránh xa. Điều này giải thích tại sao gần, đây xu hướng đầu tư giá trị dần rõ nét. Nếu kinh tế vĩ mô ổn định hơn, cùng với hoạt động của DN thêm bền vững, sẽ tiếp sức cho xu hướng đầu tư giá trị, một diễn biến được coi là không thể thiếu nếu muốn TTCK vận hành ổn định và lành mạnh hơn.
Nhưng đó chỉ là những chuyển biến tích cực ban đầu, bởi cơ cấu NĐT nhỏ lẻ hiện chiếm đa số trong tổng cơ cấu NĐT tham gia thị trường?
So với những TTCK có lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới, rõ ràng TTCK Việt Nam vẫn mới chỉ ở giai đoạn đang lớn, còn khá xa mới tiệm cận giai đoạn trưởng thành. Trong bối cảnh các chuẩn hoạt động của thị trường vẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh ở giai đoạn nền tảng như vậy, việc nâng cao tính chuyên nghiệp của NĐT, gia tăng số lượng NĐT tổ chức mới vượt qua vạch xuất phát.
Với lượng NĐT cá nhân, nhỏ lẻ chiếm khoảng 80% tổng cơ cấu NĐT tham gia thị trường, một cơ cấu trái ngược với các TTCK phát triển trên thế giới, không chỉ phản ánh trình độ phát triển của TTCK Việt Nam còn non trẻ, mà còn thể hiện chất lượng của NĐT còn thấp. Thị trường thiếu vắng nhiều NĐT tổ chức, chuyên nghiệp, NĐT chiến lược, làm cho kênh huy động vốn qua TTCK chưa được phát huy, bởi mức độ tham gia của NĐT nhỏ lẻ vào các đợt huy động vốn của DN thường không ổn định, nhất là trong bối cảnh TTCK đối mặt với nhiều khó khăn hiện tại. Lượng NĐT cá nhân nhỏ lẻ chiếm áp đảo, khiến chất lượng quản trị đối với các DN niêm yết chậm được cải thiện. Tình trạng này sẽ dần được khắc phục nếu cấu trúc NĐT được đảo ngược so với hiện tại.
[IMG]images/vietstock/smilies/taz.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/taz.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/taz.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/taz.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/taz.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/taz.gif[/IMG]
Đó là nhìn ở khía cạnh đòi hỏi NĐT tham gia thị trường cần nâng cao tính chuyên nghiệp. Nhưng trước khi nghĩ tới điều này, không thể không sớm hoàn thiện cơ chế, cũng như các giải pháp để bảo vệ hiệu quả NĐT nhỏ lẻ, bởi thực tế trong nhiều trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của họ chưa được bảo vệ kịp thời và hiệu quả, thưa ông?
Đây là thực tế khá nhức nhối đang tồn tại. Chuyện NĐT bị một vài công ty chứng khoán chiếm đoạt tiền; bị DN niêm yết, công ty kiểm toán “qua mặt” khiến ôm phải mớ cổ phiếu “lởm”… đang đòi hỏi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), cũng như các cơ quan liên quan sớm hoàn chỉnh cơ chế bảo vệ NĐT nhỏ. Muốn vậy, cần khẩn trương cụ thể hóa quy định của Luật Chứng khoán, để quỹ bảo vệ NĐT sớm được thành lập, thay vì “nằm trên giấy” suốt nhiều năm nay. Qua thực tế nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của VAFI, Bộ Tài chính, UBCK cũng nên xem xét thành lập tổ chức bảo vệ NĐT như VAFI đã từng kiến nghị cách đây vài năm.
Cũng cần có quy định khuyến khích NĐT tham gia phát hiện và tố cáo vi phạm. Theo đó, nên trích một phần kinh phí từ việc xử lý các vụ vi phạm mà NĐT phát hiện và tố cáo để thưởng cho chính NĐT, nhằm khuyến khích các thành viên thị trường tham gia đấu tranh với các hành vi tiêu cực trên TTCK.
[IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/heo3.gif[/IMG]
Để gia tăng tính chuyên nghiệp cho NĐT, cũng như tăng số lượng NĐT tổ chức cho thị trường, ý tưởng sử dụng công cụ thuế đã được tính đến. Tuy nhiên, ông có cho rằng, việc triển khai ý tưởng này trên thực tế còn quá chậm?
Chẳng phải riêng Việt Nam, mà thông lệ quốc tế cho thấy, muốn phát triển lực lượng NĐT tổ chức, chuyên nghiệp, cần khuyến khích các tổ chức là các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường. Tuy nhiên, các giải pháp để tạo động lực thu hút đối tượng này tham gia TTCK nhiều hơn hiện quá mờ nhạt, chưa đủ liều lượng. Việc giảm, thậm chí miễn thuế cho NĐT tổ chức khi tham gia thị trường đã được Bộ Tài chính, UBCK bàn thảo nhiều lần, nhưng chưa mang lại kết quả do phải đợi sửa đổi các luật liên quan. Để làm được việc này phải mất khá nhiều thời gian, nên đến nay chưa có nhân tố đột biến thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ NĐT tổ chức, chuyên nghiệp như chính mục tiêu tái cơ cấu TTCK mà Bộ Tài chính, UBCK đặt ra. Chừng nào “điểm nghẽn” này chưa được giải tỏa, thì việc phát triển thêm lượng NĐT tổ chức cho thị trường sẽ còn khó.
-
06-08-2013, 06:45 AM #8imported_SuperQA Guest
Cá nhân em nghĩ rằng CK là một cuộc chiến khốc liệt giữa NĐT tổ chức và NĐT cá nhân.
Cuộc chiến tranh giành lãnh thổ quanh vùng đất tham chiếu, hỗ trợ, kháng cự...
nhưng khốc liệt và tàn nhẫn nhất ở những vùng đất mà Stop-loss được đặt(NĐT cá nhân không còn sức chịu đựng & bị buộc bán giải chấp ....)
=== > Tất cả là vì vùng đất Stop-loss đầy màu mỡ.
-
07-08-2013, 09:14 AM #9imported_SuperQA Guest
Vâng, em nghĩ điểm yếu của những người mới tìm hiểu phân tích kỹ thuật là họ thường đặt stop los là một ngưỡng thay vì một vùng nên dễ gặp trường hợp vừa cut los là giá quay đầu lên ngay [IMG]images/vietstock/smilies/big_grin.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/big_grin.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/big_grin.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/big_grin.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/big_grin.gif[/IMG]
-
09-08-2013, 04:46 AM #10MyronSneed Guest
Vài kinh nghiệm về phân tích kỹ thuật, chọn cổ phiếu và tâm lý đầu tư cho bác đây
Các Chủ đề tương tự
-
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/07/2016: Hồi kỹ thuật sắp kết thúc?
Bởi quytv trong diễn đàn BlogTrả lời: 0Bài viết cuối: 28-07-2016, 12:28 PM -
Phân tích kỹ thuật phiên chiều 21/10/2015: Có hiện tượng Pullback kỹ thuật
Bởi trong diễn đàn BlogTrả lời: 1Bài viết cuối: 21-10-2015, 12:48 PM -
Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: FCN - CTCP Kỹ Thuật Nền Móng & Công Trình Ngầm FECON
Bởi thoroti trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 02-07-2014, 09:20 AM -
Chính thức áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông 22%
Bởi GKxyouio trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 22-03-2014, 03:23 AM -
MV có thay đổi khi lợi nhuận sau thuế giảm do quyết toán thuế
Bởi imported_seluoncocach trong diễn đàn Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 14-11-2013, 02:10 AM
Khu dự án Phú Đông Smart City chủ đầu tư Phú Đông Group tòa nhà đẳng cấp nhất khu vực thuận tiện kết nối. Phú Đông Smart City giagocchudautu.com tòa nhà đẳng cấp đón ánh sáng chuẩn mực sống mới....
Phú Đông Smart City Căn hộ thanh...