-
13-10-2011, 02:59 AM #11Guest
Xuất hiện cầu bắt đáy vào cuối phiên,Vn-Index ngược dòng thành công</font></font>
Tuy nhiên lực mua chỉ tập trung tại một nhóm cổ phiếu nhỏ. VN-Index hồi phục nhờ bộ ba BVH, MSN và VIC. HNX-Index giảm nhẹ.
Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay (13/10), VN-Index bất ngờ tăng nhẹ trở lại, mức tăng 1,68 điểm lên 412,59 điểm. VN-Index hồi phục khi lực mua bắt đáy bắt đầu xuất hiện từ thời điểm 9h30 và 3 cổ phiếu lớn là VIC, MSN, BVH đều tăng nhẹ cuối phiên.
KLGD tiếp tục ở mức thấp, đạt hơn 29 triệu cổ phiếu, tương đương 438 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đạt hơn 100 tỷ đồng.
Số lượng cổ phiếu tăng giá đã tăng đáng kể vào cuối phiên với 133 mã, số mã giảm giá là 80 mã, số mã đứng giá là 89 mã.
Phiên này, HQC và IJC khớp lệnh nhiều nhất sàn với hơn 2 triệu đơn vị khớp lệnh. HQC đầu phiên có dư bán sàn hơn 800 nghìn cp, sau đó cầu bắt đáy tăng mạnh khiến cuối phiên mã này vẫn còn dư mua sàn hơn 570 nghìn cp. Riêng IJC vẫn còn dư bán sàn cuối phiên.
SSI có thời điểm tăng 200 đồng/cp song cuối phiên vẫn giảm 300 đồng xuống 17.900 đồng/cp.
Một số mã tăng trần là BTP, CTI, TSC…nhưng KLGD tại các mã này rất thấp.
Bên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 0,37 điểm xuống 69,11 điểm (-0,53%). Trong khi VN-Index hồi phục được một phần nhờ bộ 3 “trụ cột”, HNX-Index vẫn giảm nhẹ khi số mã giảm giá vẫn chiếm chủ đạo trên sàn (131 mã giảm/92 mã tăng).
KLS, VND, BVS tiếp tục giảm nhẹ từ 100 – 300 đồng. KLGD các mã này giảm một nửa so với phiên trước. KLS khớp lệnh 3,4 triệu cp, VND khớp lệnh 2,7 triệu cp…
Cổ phiếu WSS đầu giờ có hơn 500 nghìn cp dư bán giá sàn, tuy nhiên cuối phiên đã có dư mua giá sàn gần 36.000 cp, khớp lệnh 1,6 triệu đơn vị. Cổ phiếu ORS giảm sàn xuống 3.000 đồng/cp tuy nhiên vẫn có dư bán sàn hơn 1,5 triệu cp do những thông tin về vụ vỡ nợ OTC.
Các cổ phiếu tăng trần trên sàn Hà Nội sáng nay là DHT (trần 8 phiên), LCS (dư mua trần 258 nghìn cp), …
<font size="2">Phương Mai
<font color="blue">Theo TTVN
-
19-10-2011, 06:33 AM #12Silver member
- Ngày tham gia
- Mar 2018
- Bài viết
- 3
BIDV tiếp tục hạ lãi suất cho vay VND</font></font>
Khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên sẽ được vay với lãi suất tối đa không quá 15,0%-16,0%/năm.
Thông tin vừa được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo là từ ngày 20/10 tới đây ngân hàng này sẽ tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay VND với mức giảm từ 1,0%-2,0%/năm so với mức 18%-19,0%/năm hiện nay. Đây là lần giảm thứ 3 liên tiếp trong vòng 2 tháng của BIDV.
Đối với cho vay thông thường:
Tối đa không quá 17,0%/năm (giảm 1,0%-2,0%/năm so với mức 18%-19,0%/năm hiện nay).
Đối với một số đối tượng ưu tiên:
tối đa không quá 15,0%-16,0%/năm (giảm 1,0%-2,0%/năm so với mức 17%/năm hiện nay). Cụ thể:- Cho vay tài trợ hàng xuất khẩu: Tối đa 15,7%/năm giảm 1,3%/năm so với hiện nay. Áp dụng đối với khách hàng là các doanh nghiệp xếp hạng tín dụng A trở lên, có doanh số xuất khẩu lớn qua BIDV và cam kết bán lại ngoại tệ cho BIDV.
- Cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn, DN nhỏ và vừa: Tối đa 16,0%/năm giảm 1,0%/năm so với hiện nay. Áp dụng đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ khép kín tại BIDV và không có nợ quá hạn từ 365 ngày (1 năm) trở lên.
- Đối với cho vay khắc phục bão lụt: Tối đa 15,0%/năm giảm 2,0%/năm so với mức ưu tiên. Áp dụng đối với các khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV, chắc chắn thu hồi được nợ đầy đủ, đúng hạn.
cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay tiêu dùng:- Lãi suất cho vay ngắn hạn: khoảng 18,5%năm (giảm 0,5% so với mức hiện tại 19%/năm.
- Lãi suất cho vay trung dài hạn: khoảng 19,0%năm (giảm 0,5%/năm) (áp dụng lãi suất thả nổi, theo nguyên tắc bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng (+) tối thiểu 4,0%/năm.
<font size="2">Khánh Linh
- <ul><li><font color="blue">Theo BIDV
</ul>
-
26-10-2011, 11:27 AM #13Guest
Tộ sư cha nóe...bán như đún rồi,bán lấy chết hở mầy./.[IMG]images/smilies/frown.gif[/IMG][IMG]images/smilies/mad.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]
-
28-10-2011, 05:06 AM #14hacdungthi1991 Guest
GGG con này thấy cũng hay
Xem thế nào vào giúp chú Heinz cái nhỉ???
Khà khà...
-
02-11-2011, 12:37 PM #15Silver member
- Ngày tham gia
- Jul 2021
- Bài viết
- 4
Đáy 4k khá vừng
T/báo các Pák e quăng tạm chiếc 3lô lên trước
Còn người từ từ rồi e sẽ lên sau he......
GBS,GGG & API
Hihi....
[IMG]images/vietstock/smilies/1178.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/1178.gif[/IMG][IMG]images/vietstock/smilies/1178.gif[/IMG]
-
06-11-2011, 11:57 AM #16Silver member
- Ngày tham gia
- Jul 2021
- Bài viết
- 4
Kẹt ở Rome một tối thứ bảy [IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]
Một nghệ sĩ hài nổi tiếng người Ý từng nói rằng, nếu người Rome không lái xe hơi, họ sẽ không đi đâu cả.
Đi lòng vòng thủ đô của Ý vào một buổi tối thứ bảy, tôi thấy hàng trăm xe hơi kẹt hàng dài bên hai bờ sông Tiber, hay những chiếc xe ráng chen vào những con đường nhỏ hẹp đằng sau các quảng trường, hay cố tìm một chỗ đậu trước các nhà hàng, quán càphê một cách vô vọng. Không thì lủi đại vào nơi lẽ ra để các thùng rác công cộng bên lề.
Ở Rome không cần phải vào bảo tàng chi cả, vì cả thành phố như một bảo tàng khổng lồ.
Vào ban ngày, giờ làm việc, khi dường như chỉ có du khách trên đường, các loại xe bị cấm lưu thông trong trung tâm thành phố để hạn chế ô nhiễm. Nhưng chỉ cần trời tối, bạn sẽ thấy mọi thứ khác hẳn. Bởi lái xe hơi rất quan trọng với người Rome, việc trở thành cảnh sát giao thông đứng giữa các bùng binh điều khiển xe cộ qua lại trở thành giấc mơ của không ít người ở thành phố với 2,5 triệu dân này, vì điều đó đem lại cho họ một cảm giác có quyền lực và là trung tâm của sự chú ý. Phương tiện giao thông công cộng ở Rome không thể so được với London, Paris hay Berlin. Những người Rome mà tôi nói chuyện đều đổ lỗi cho các di tích La Mã khắp nơi trong thành phố là nguyên nhân gây nên tình trạng kẹt xe này.
Kẹt xe vì “thành phố bất tử”
Xây hệ thống tàu điện ngầm mới? Chỉ mười phút sau khi đào bới, thế nào cũng có người nói họ tìm thấy một cái bình hay một bức tượng, hoặc có khi: một sàn nhà có khảm tranh! Và chỉ trong tích tắc, bộ trưởng bộ Văn hoá mỹ thuật sẽ có mặt, dừng ngay việc xây dựng tàu điện ngầm.
Những di tích vụn vỡ của quá khứ đó hiện diện khắp nơi ở Rome, nhiều đến mức... ngột ngạt. Muốn tham quan Rome, đi bộ là cách tốt nhất. Ở Rome không cần phải vào bảo tàng, vì cả thành phố như một bảo tàng khổng lồ kéo từ con đường này qua con đường khác. Cứ vài mét tôi lại thấy một bảng hướng dẫn: giới thiệu về một cái cột, một bức tường, một cánh cửa, một cái đèn, một cục đá... Chẳng trách mà người ta bảo một đời không đủ để khám phá Rome, khiến cho Rome được mệnh danh là “thành phố bất tử” với lịch sử từ 2.500 năm trước. Đặc biệt là vào những đêm hè, ngày lễ, các tối cuối tuần; các đền thờ cổ, quảng trường, chợ, các ngôi nhà cổ như sống lại, tưng bừng với các hoạt động tụ tập, biểu diễn ca múa nhạc huyên náo. Trước đấu trường La Mã Colosseum, du khách tranh nhau chụp hình với những người trong trang phục đấu sĩ, binh lính thời cổ đại. Tôi xớ rớ gần nửa tiếng mà vẫn chưa được đến phiên mình chụp hình với chàng đấu sĩ điển trai.
Thành phố sinh hoạt thâu đêm
Một trong những khu nhộn nhịp nhất để dừng chân cho một ly bia, hay capucchino, hay kem Ý là Campo de’ Fiori, tên được đặt vậy vì buổi sáng nơi đây là chợ bán hoa (fiori). Các chàng phục vụ viên người Ý ở đây lúc nào cũng líu lo mời khách vào quán bằng đủ mọi thứ ngôn ngữ. Thấy đông người, tôi ghé sang quảng trường Navona, ngờ đâu cũng nhộn nhịp không kém. Quảng trường như một căn phòng dạ tiệc, những căn nhà xung quanh giống bốn bức tường bao quanh, chính giữa mọi người đi đứng trò chuyện ăn uống cười đùa. Người ta bảo rằng, nhiều người dân quanh quảng trường vẫn hay phàn nàn về sự ồn ào khiến họ không ngủ được. Đúng vậy. Hai giờ sáng, tôi thấy một phụ nữ trên bancông toà nhà gần đó nhìn xuống đất với vẻ mặt cau có, rồi ném hai cái chai nhựa không xuống đám đông giữa quảng trường đang hát hò, như một nỗ lực tuyệt vọng cố lấy chút yên ắng cho giấc ngủ.
Rome đã là điểm đến nổi bật của Ý và của châu Âu hàng bao thế kỷ, nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều di tích đền đài đã bị bào mòn vì sự quá tải người tham quan sờ mó, âu cũng là dễ hiểu. Trong lúc mắc kẹt giữa dòng người xe ở Rome một khuya thứ bảy ồn ào tấp nập, tôi cứ miên man tự hỏi: liệu những dấu tích của quá khứ ấy có thể tồn tại được thêm 2.500 năm nữa như chúng đã tồn tại đến ngày nay? Điều đó còn tuỳ thuộc không nhỏ vào ý thức của mỗi du khách biết trân trọng những gì người ta đang được thấy.
Theo Thanh Nga
-
06-11-2011, 12:03 PM #17imported_danseoit Guest
Kính đề nghị các Bác có múc thì múc manh lên nhé,e đang bị kẹp mấy k đây?</font>
<font color="blue">Kẹp 3G tựa kẹt ở Rome.ke ke... ./. [IMG]images/smilies/confused.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]
-
02-02-2012, 11:32 AM #18
- Ngày tham gia
- Jun 2021
- Bài viết
- 0
lắp ráp ô tô xe máy à, năm nay khả năng vẫn ngon. Riêng mảng phụ tùng thì chả bao giờ đói ăn.[IMG]images/smilies/eek.gif[/IMG] Các mảng kia em chưa rõ lắm nhưng có vẻ rất kém nên chú này lỗ triền miên
-
02-02-2012, 11:58 AM #19imported_mymai647 Guest
Ông Marc Djandji: Hầu hết các quỹ nước ngoài sẽ tiếp tục hoạt động tại Việt Nam
<a href="http://.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/2012/02/02/8d0bannerthongtincodong310.png" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a> Việt Nam là một trong số ít các thị trường châu Á thu hút được dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Đang có lo ngại các NĐT gián tiếp nước ngoài sẽ ồ ạt rút vốn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, một số quỹ nước ngoài có thể đóng cửa và rời khỏi thị trường Việt Nam, nhưng con số này khá nhỏ và khả năng rút vốn đồng loạt là không cao.
Dòng vốn tích cực trong năm 2011
Khu vực Đông Nam Á có hiện tượng NĐT nước ngoài rút vốn ồ ạt do lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, tình trạng này không xảy ra với Việt Nam và mặc dù tăng trưởng kinh tế năm 2012 có thể giảm so với 2011 nhưng vẫn khá hơn các nước trong khu vực. Đặc biệt, trong năm 2011, Việt Nam là một trong số ít các thị trường châu Á thu hút được dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (không kể Đài Loan và Hàn Quốc, vì dòng vốn rút ra quá lớn, lần lượt là 9,2 tỷ USD và 8,5 tỷ USD).
Việt Nam là thị trường mới nổi phát triển nhanh
Việt Nam là nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á được xếp vào nhóm thị trường mới nổi phát triển nhanh. Những nước còn lại hoặc không được xếp loại (Campuchia, Lào) hoặc được xếp vào nhóm thị trường mới nổi. Do vậy, dòng tiền “nóng” vào Việt Nam trong năm 2009 và 2010 gần như không có, đồng nghĩa với việc dòng tiền nóng chảy ra cũng không đáng kể.
NĐT nước ngoài sở hữu khoảng 20% vốn hóa thị trường
Chúng tôi nhận thấy, NĐT nước ngoài sở hữu khoảng 5,7 tỷ USD trên TTCK Việt Nam (tỷ giá 21.500 VND/USD). 77% trong số đó tập trung vào 20 mã chứng khoán vốn hóa lớn nhất.
NĐT nước ngoài sẽ hành động gì trong năm 2012?
Hầu hết các quỹ nước ngoài sẽ tiếp tục hoạt động tại Việt Nam. Dưới đây là một số lý do cơ bản:
Thứ nhất, Việt Nam nằm trong kế hoạch đầu tư của khối ngoại. Hầu hết các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là quỹ đầu tư tập trung vào một quốc gia cụ thể, nghĩa là họ sẽ không luân chuyển vốn đầu tư vào các quốc gia khác. Mặc dù khối ngoại có thể đang ưu tiên giữ tiền mặt vào những thời điểm nhất định, nhưng chúng tôi tin rằng, dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường Việt Nam.
Thứ hai, hầu hết quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều là quỹ đóng. Chúng tôi ước tính khoảng 70% các quỹ là quỹ đóng, 20% là quỹ mở và 10% là ETF. Cơ cấu này có thể thay đổi vì một số quỹ đóng có thể chuyển thành quỹ mở trong 18 tháng tới. Mặc dù ngày càng có nhiều quỹ chuyển đổi sang quỹ mở và do đó phải đối mặt với tình trạng nhiều khách hàng đến rút vốn, nhưng chúng tôi nhận thấy mức độ rút vốn chỉ khoảng 10 - 20% tài sản quản lý, vì họ có thể thuyết phục cổ đông rằng, việc bán cổ phiếu gần đáy không phải là hành động khôn ngoan. Chúng tôi cũng đồng tình với ý kiến này.
Vốn đầu tư nước ngoài ròng tích lũy qua các năm
- [IMG]http://******************.vn/images/upload/Image/Thang%202.2012/2012020118bang.jpg[/IMG]Nguồn: Bloomberg, số liệu đến 30/12/2011, tính theo quý, VCSC
Chúng tôi nhận thấy, khoảng 42% (2,2 tỷ USD) vốn sở hữu nước ngoài thuộc về các NĐT chiến lược. Điều này tạo lực hỗ trợ khá tốt cho thị trường, vì đây thường là các NĐT dài hạn có khả năng nâng tỷ lệ sở hữu nếu có cơ hội. Mizuho - đối tác chiến lược của Vietcombank gần đây cho biết, NĐT chiến lược nước ngoài vẫn tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam.<div align="center">Sở hữu nước ngoài ở những cổ phiếuvốn hóa lớn nhất</div><div align="center">Triệu USD</div><div align="center">%/tổng vốn sở hữu nước ngoài</div> Tất cả cổ phiếu niêm yết
<div align="right"> 5.700</div><div align="right">100%</div> 20 CP hàng đầu
<div align="right">4.400</div><div align="right">77%</div> 35 CP hàng đầu
<div align="right">4.800</div><div align="right">84%</div> 50 CP hàng đầu
<div align="right">5.100</div><div align="right">89%</div><div align="right">Nguồn: Bloomberg, VCSC ước tính đến 30/9/2011</div>
Dựa trên số liệu của Bloomberg và VCSC ước tính đến 30/9/2011, các cổ đông chiến lược nước ngoài sở hữu khoảng 2,2 tỷ USD cổ phiếu Việt Nam, chiếm 42% trong tổng vốn sở hữu nước ngoài và có thể phần lớn đều nằm trong 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất. Ước tính trên không bao gồm giao dịch của Mizhuo và ANZ, nhưng tác động ròng của hai giao dịch này sẽ vẫn thúc đẩy tình hình đầu tư của NĐT chiến lược nước ngoài trong cổ phiếu Việt Nam.
Thứ tư, hoạt động rút vốn của khối ngoại sẽ khá thấp. Chúng tôi ước tính lượng vốn rút ra khỏi Việt Nam có thể là 350 - 880 triệu USD. Cơ sở ước tính cho con số này là tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau khi đã loại ra các NĐT chiến lược thường có mục đích đầu tư dài hạn. Chúng tôi giả định tỷ lệ rút vốn trên số còn lại là 10 - 25%.
Tất nhiên, con số này có thể thay đổi đáng kể nếu tất cả các quỹ đóng đều chuyển sang quỹ mở và thu hồi một lượng lớn tài sản quản lý, nhưng khả năng này khó có thể xảy ra, vì chúng tôi tin rằng, thị trường hiện tại đang gần đáy và mức định giá của nhiều cổ phiếu đã đạt mức rẻ nhất.
Nhưng tại sao chưa có nhiều NĐT nước ngoài vào Việt Nam? Trong ngắn hạn, các NĐT nước ngoài đang chờ đợi bức tranh kinh tế vĩ mô cải thiện rõ rệt hơn, đặc biệt là lạm phát.
<div align="center">Ước tính lượng vốn đầu tư gián tiếp có thể rút ra</div><div align="center">Triệu USD</div><div align="center">%/tổng vốn sở hữu nước ngoài</div> Tổng sở hữu nước ngoài (tất cả cổ phiếu)
<div align="right"> 5.700</div><div align="right">100%</div> Trừ: NĐT chiến lược
<div align="right">2.200</div><div align="right">42%</div> Còn lại
<div align="right">3.500</div><div align="right">58%</div> 10% tài sản quản lý
<div align="right">350</div><div align="right">6%</div> 20% tài sản quản lý
<div align="right">880</div><div align="right">12%</div><div align="right">Nguồn: VCSC ước tính đến 30/9/2011</div>
Tuy nhiên, mức độ tập trung vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty niêm yết chỉ chiếm một phần nhỏ là dấu hiệu cho thấy cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam của khối ngoại khá hạn chế. Mặc dù trên thực tế thị trường tăng trưởng về số lượng công ty niêm yết và vốn hóa thị trường, nhưng sự tăng trưởng vốn hóa chủ yếu chỉ đến từ một số công ty và phần lớn quy mô của các đợt IPO đều rất nhỏ. TTCK Việt Nam còn rất nhiều cổ phiếu “bị lãng quên”, đây là những cổ phiếu không được các chuyên viên phân tích chú ý do quá nhỏ hoặc không nằm trong nhóm ngành ưa thích.
Một yếu tố khác hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài và tiềm năng phát triển các quỹ nước ngoài mới vào trong nước là tình trạng thiếu thanh khoản hoặc do số lượng cổ phiếu cho phép sở hữu nước ngoài thấp hoặc do khối lượng cổ phiếu có thể tự do lưu hành tương đối nhỏ vì Nhà nước tiếp tục nắm phần lớn cổ phần.
Quy mô cơ hội đầu tư và những thay đổi về giới hạn đầu tư nước ngoài có thể giúp thu hút dòng vốn nước ngoài chảy vào TTCK tích cực hơn.
Hy vọng những cải cách trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là việc cổ phần hóa các tổ chức kinh tế lớn như Vietnam Airlines, MobiFone và Vinaphone sẽ đem lại quy mô đầu tư hấp dẫn cho NĐT nước ngoài. Đồng thời, NĐT nước ngoài cũng mong muốn Nhà nước có thể bán ra lượng cổ phần lớn hơn trong các công ty này để cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Việt Nam ít biến động về danh mục đầu tư nước ngoài và tỷ lệ rút vốn thấp. Trên thực tế, mặc dù dòng vốn đầu tư nước ngoài ròng vào Việt Nam giảm trong năm 2011, nhưng chúng tôi nhận thấy tình trạng này không nghiêm trọng như các thị trường mới nổi khác. Hầu hết các nước châu Á đều có dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm so với năm trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại Việt Nam khá thấp và NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam. Ngược lại, tại các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Thái Lan và Ấn Độ, dòng vốn vào giảm mạnh, thậm chí một số nước còn bị rút vốn.
Theo Marc Djandji - Giám đốc Khối nghiên cứu, CTCK Bản ViệtĐTCK
-
23-02-2012, 12:01 PM #20imported_thanhcong9xz2@gmail.com Guest
í ẹ...Cái con này.Keke... ./. [IMG]images/smilies/smile.gif[/IMG][IMG]images/smilies/biggrin.gif[/IMG]
http://www.cophieu68.com/news_detail.php?newsid=83438&id=ggg
Các Chủ đề tương tự
-
BĐS Hà Nội: Có giải phóng được hàng tồn kho?
Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 29-03-2013, 04:18 AM -
TPHCM siết tỷ lệ giải phóng mặt bằng các dự án địa ốc
Bởi dienkimt trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 19-02-2013, 07:30 AM -
Doanh nghiệp hết lo giải phóng mặt bằng?
Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 31-10-2012, 04:30 AM -
Tên lửa bắt đầu vào bệ phóng
Bởi benhthan6789 trong diễn đàn Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 31-10-2009, 11:56 AM -
CTCP Thương Mại xi măng (TCC) 348 Giải Phóng lên sàn giá bao nhêu?
Bởi imported_chevroletsg trong diễn đàn Thị trường OTCTrả lời: 4Bài viết cuối: 12-11-2008, 12:58 PM
### 1. **Âm đạo ví thử thật là gì?** Âm đạo giả thử thật là một sản phẩm tương trợ sinh lý được thiết kế để mô phỏng cơ quan sinh dục nữ một cách trung thực nhất. Với chất liệu cao cấp và công nghệ...
Âm Đạo Giả Như Thật: Lựa Chọn Hiện...