-
31-08-2010, 06:20 AM #1Silver member
- Ngày tham gia
- Dec 2022
- Bài viết
- 98
Các bạn thân mến,
Bắt đầu từ hôm nay Câu lạc bộ PTKT- Vietstock mở chuyên mục về PTKT với chủ đề “Nhập môn PTKT trong đầu tư chứng khoán” (Câu lạc bộ tài chính)
Chủ đề có nội dung:
Phần 1. Những kiến thức cơ bản trong Phân Tích Kỹ Thuật
Bài 1. Đại cương về PTKT
Bài 2. Vấn đề xu hướng
Bài 3. Chống đỡ và kháng cự
Bài 4. Đại cương về các chỉ số
Bài 5. Đồ thị giá
Bài 6. Hội tụ và phân kỳ
Bài 7. Khối lượng giao dịch
Bài 8. Tích lũy và phân phối
Phần 1 này đã được giới thiệu đầy đủ trong chủ đề “lớp học PTKT” (Chuyên mục Các câu lạc bộ tài chính – Vietstock)
Phần 2. Các chỉ số thông dụng trong PTKT
- Chỉ số xu hướng: MA, MACD, Parabolic SAR
- Chỉ số xung lượng: RSI, Momentum, Williams%R
- Chỉ số về dao động: dải Bollinger
- Chỉ số về cường độ thị trường: IMF, OBV
- Chỉ số theo chu kỳ: Fibonacci
- Chỉ báo hỗ trợ & kháng cự: Andrew, IKH
Do tính thông dụng và mức độ quan trọng, chúng tôi xin giới thiệu 4 chỉ số trước tiên:
- Trung bình động (MA)
- Chỉ số cường độ tương đối (RSI)
- Chỉ số định hướng trung bình (ADX)
- Trung bình động hội tụ phân kỳ ( MACD)
Phần 3. Đồ thị nến Nhật Bản
Phần 4. Sóng Elliot
Phần 5. Các mô hình thông dụng trong PTKT
Phần 6. Phụ lục
- Thuật ngữ PTKT
- Tài liệu tham khảo
Nhằm đảm bảo tiêu chí “Nhập môn”, chúng tôi sẽ giới thiệu các đề mục kể trên theo một trật tự: từ dễ đến khó – từ đơn giản tới phức tạp, đồng thời cố gắng:
- Về nội dung: Đảm bảo xúc tích, đầy đủ và chi tiết trong một chừng mực có thể, bằng cách tận dụng mọi nguồn tư liệu khác nhau , đặc biệt là các tài liệu trong nước vì hầu hết đã được trải qua một quá trình kiểm nghiệm và sử dụng để chuyên luận này thực hiện tốt nhiệm vụ tham khảo của mình.
- Về hình thức: Cố gắng vận dụng một văn phong trong sáng, giản dị và dễ hiểu với bố cục chương, mục,tóm tắt, tổng kết… một cách khoa học, rõ ràng để tập chuyên luận này ít nhiều mang tính giáo khoa , nhằm phục vụ tốt các bạn đọc:
- Nắm được bản chất và nhiệm vụ PTKT
- Áp dụng các chỉ số, mô hình trong PTKT một cách hiệu quả.
Tham vọng như trên là một chuyện và thực hiện được hay không lại là chuyện khác. Hơn nữa, chúng tôi vẫn luôn ý thức được rằng: Chuyển tải những khái niệm khá phức tạp trong PTKT để phục vụ tốt bạn đọc là một việc làm không hề đơn giản và không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất là trình độ có hạn của những người chấp bút.Vì vậy, chúng tôi vô cùng biết ơn những điều chỉ giáo qua các địa chỉ sau:
<div align="right">CHU XUÂN LƯỢNG</div><div align="right">Câu lạc bộ PTKT- Vietstock</div><div align="right">cxluong@gmail.com</div><div align="right">NGUYỄN QUANG MINH</div><div align="right">Trưởng bộ phận phân tích</div><div align="right">minhnq@vietstock.vn</div>View more random threads:
- Hot Technical Topic
- PTKT-Nến Nhật
- Sử Dụng Chart giờ trong Ami
- Cách xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
- Phân tích kỹ thuật - Làm quen với ETF
- Lam the nao de ve duoc bieu do phan anh ve chi so VN index va khoi luong gia dich co phieu tu nam 2007-2016
- Composite index
- Bài 2: Vấn đề xu hướng thị trường
- Volatility Indicators - Các chỉ báo dao động
- Bài 4: Đại cương về chỉ số
-
31-08-2010, 06:23 AM #2Guest
PHẦN HAI
CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
BÀI 1
TRUNG BÌNH ĐỘNG
Chương 1. TỔNG QUAN
I. KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa:
Trung bình động (Moving Average M.A) của giá chứng khoán là giá bình quân của chứng khoán đó trong một khoảng thời gian xác định
Khái niệm “trung bình” diễn đạt bản chất và cách tính toán: Lấy giá trung bình một cổ phiếu nào đó trên số cổ phiếu giao dịch được xét. Ví dụ: Trung bình động 10 ngày là tổng giá cổ phiếu trong 10 phiên gần nhất chia cho 10.
Trung bình động là công cụ PTKT ra đời sớm nhất và phổ biến nhất vì nó là kim chỉ nam để xác định xu thế thị trường.
2. Trung bình động với vai trò giá cả :
• Giá chứng khoán có xu hướng biến động đồng loạt :
Khi thị trường lên, các cổ phiếu tăng giá và khi thị trường xuống, ngược lại. Tất nhiên còn có nhiều yếu tố chi phối khác nữa khiến cho giá cổ phiếu không biến động theo quy luật trên.
• Chỉ số giá chứng khoán là chỉ số phản ảnh sự biến đổi giá tại một thời điểm nhất định so với thời điểm gốc nào đó :
Vì vậy, chúng ta sử dụng giá cổ phiếu như là một thông tin quan trong nhất để tìm hiểu sự biến động giá cả trên thị trường một cách tổng quát. Trong tât cả các chỉ số liên quan mật thiết tới giá cả, người ta sử dụng chỉ số trung bình động ( viết tắt TBĐ) nhiều nhất vì:
- Đơn giản nhưng hiệu quả
- Dễ phát hiện, theo dõi xu hướng thị trường và các tín hiệu giao dịch.
3. Công dụng :
• TBĐ thuộc nhóm phân tích xu hướng, là công cụ xác định xu thế tăng/giảmgiá cổ phiếu. Do đó, sử dụng TBĐ là biện pháp đơn giản nhất để quan sát sự thay đổi giá, qua đó phát hiện ra hướng đi của xu hướng giá
• TBĐ hiển thị giá trung bình cổ phiếu trên số phiên giao dịch được xét, do đó nó đo lường được mức độ tăng/ giảm của giá
• Với tác dụng cân bằng những biến động thị giá không thống nhất, về bản chất, TBĐ giảm bớt sự gập ghềnh của dữ liệu, loại bỏ cái nhiễu của thị trường giúp chúng ta xác định được xu hướng thị trường dễ hơn.
• Ngoài tác dụng cơ bản là theo dõi xu hướng tiến triển của thị trường, TBĐ còn xác định xu hướng cũ đã kết thúc và xu hướng mới đã bắt đầu hay chưa, nghĩa là nó có thể xác nhận được các tín hiệu “đảo chiều” hay “tiếp tục” xu hướng và xác định được các mức “kháng cự” và “chống đỡ” phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.
Với công dụng đa dạng và hữu ích như trên, tuy đã có từ lâu nhưng TBĐ vẫn là một công cụ thông dụng và được sử dụng nhiều nhất.
II. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI TBĐ
1. Thống kê :
1. Trung bình động đơn giản (Simple M.A) SMA
2. Trung bình động hàm mũ (Exponential M.A) EMA
3. Trung bình động có tỷ trọng (Weight M.A) WMA
4. Trung bình động chuỗi thời gian (Time Series M.A) TSMA
5. Trung bình động tam giác (Triangle M.A) TMA
6. Trung bình động biến thiên (Variable M.A) VMA
7. Trung bình động hiệu chỉnh khối lượng ( Volume Ajusted M.A) AMA
2. Đặc điểm :
Phân biệt sự khác nhau giữa các TBĐ bằng tỷ trọng gắn với dữ liệu hiện tại. Ví dụ: SMA : có tỉ trọng bằng nhau theo các mức giá. EMA: các mức giá gần hiện tại có tỷ trọng cao hơn.
Thông dụng: SMA và EMA vì đơn giản, dễ theo dõi và kiểm nghiệm.
III. PHÂN BIỆT SMA & EMA
1. SMA:
• Trung bình động đơn giản (Simple M.A)
• Giá cổ phiếu có tầm quan trọng như nhau trong suốt thời gian đã chọn nghĩa là tỷ trọng giá cho các mức giá là bằng nhau, do đó có nhược điểm:
- Không xét tỷ trọng các mức giá trong khoảng thời gian tính trung bình
- Chỉ xét trong khoảng thời gian nhất định mặc dù với thời gian dài thường cho ta một bức tranh toàn cảnh hoàn thiện hơn.
2. EMA:
• Trung bình động hàm mũ (Exponential M.A)
• Đặt tỷ trọng cao vào các mức giá gần với hiện tại, nghĩa là giá cổ phiếu gần nhất càng được phản ánh nhiều hơn vào EMA.
• Bám sát đồ thị giá và đánh giá sự dao động giá nhanh hơn SMA
• Gồm dữ liệu về lịch sử giá trong suốt quãng đời cổ phiếu
• Có độ trễ nhỏ hơn SMA.
• Xác nhận hiện tượng đảo chiều của đường giá ở những nơi mà SMA cho ta các tín hiệu chậm hoặc chưa chắc chắn.
• Nhiều sai số hơn SMA (dốc hơn SMA)
• Vì EMA đặt độ ảnh hưởng lên giá gần nhất nhiều hơn nên EMA sẽ có phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi giá gần đây so với SMA.
3. Dùng SMA hay EMA :
Việc chọn SMA hay EMA phụ thuộc vào xu hướng giá cả và chiến lược đầu tư
SMA có thể chậm nhưng EMA có thể thiếu chính xác.
Thường chọn EMA với thời gian ngắn hạn để nắm được sự thay đổi giá nhanh hơn
Khi cần một đường TBĐ bằng phẳng với giá cả biến động chậm hơn, nên dùng SMA với thời gian dài là tối ưu để tránh được sai số vì SMA thường được chọn để xác định sự thay đổi trong xu hướng dài hạn. Tất nhiên, rất dễ lỡ cơ hội vì quá muộn.
Vì vậy, SMA có vẻ như phù hợp với các nhà đầu tư không ưa mạo hiểm và EMA, ngược lại.
Để khắc phục các nhược điểm như trên và để có một cái nhìn tổng quát, ta có thể kết hợp vẽ 2 đường đồng thời:
• Vẽ SMA với thời gian dài: tìm xu hướng tổng quát của thị trường
• Vẽ EMA với thời gian ngắn: xác định thời điểm giao dịch tối ưu
CHU XUÂN LƯỢNG
Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
cxluong@gmail.com
-
31-08-2010, 08:42 AM #3tuankim1011 GuestGửi bởi tigeran<div align="right"><div align="right">cxluong@gmail.com</div><div align="right">NGUYỄN QUANG MINH</div><div align="right">Trưởng bộ phận phân tích</div><div align="right">minhnq@vietstock.vn</div></div>
</div>
</div>
</div> Nữa năm mới có một bài mới ! chả thấy ai quan tâm gì hết ,với trình độ của tôi chưa đủ để pót bài ,pot lên chỉ làm mất diện tích diễn đàn ,
Cải tiến hơn nữa đi Vietstock .[IMG]images/smilies/smile.gif[/IMG]
-
14-09-2010, 04:11 AM #4Guest
PHẦN HAI
CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
Chương 2. CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA TBĐ
I. YẾU TỐ THỜI GIAN
1. Chọn số ngày tính TBĐ :
- Cực ngắn: 5 – 10 ngày
- Ngắn ngày: 11 – 15 ngày
- Trung hạn: 20 – 100 ngày
- Dài hạn: 100 – 200 ngày
- Việc chọn số phiên để tính TBĐ phụ thuộc vào chiến lược đầu tư và xu thế của từng thị trường cụ thể.
- Thường chọn số phiên bằng nửa số phiên trong một chu kỳ “lướt sóng”
- Thường phối hợp 2 đường TBĐ: một ngắn hạn và một dài hạn để chúng hỗ trợ và giảm thiểu các nhược điểm về độ nhạy và tăng độ chính xác.
- Còn có thể sử dụng 3 đường TBĐ với các tổ hợp thông dụng (5, 13, 21), (20, 50, 200), (30, 60, 200) để tăng mức độ chính xác hơn nữa.
2. So sánh TBĐ ngắn và dài hạn :
• Đường TBĐ ngắn hạn :
- Theo sát giá nhạy hơn dài hạn do đó cho ta các tín hiệu giao dịch sớm
- Nhạy cảm hơn với sự biến động giá.
- Rất hữu dụng khi thị trường đảo chiều liên tục.
• Đường TBĐ dài hạn :
- Rất hữu dụng khi thị trường bền vững
- Cung cấp ít tín hiệu hơn
- Độ tin cậy cao hơn
3. Chú ý :
Chỉ số MA30 phải được theo dõi chặt chẽ vì khi giá thấp hơn MA30, thường xuất hiện các dấu hiệu suy thoái hoặc tiêu cực một cách nặng nề. Nếu giá cổ phiếu dao động quanh mức MA30: thị trường vẫn bình thường.
II. ĐỘ TRỄ
1. Ý nghĩa :
Trung bình động phản ánh xu thế từng cổ phiếu, từng ngành hoặc toàn bộ thị trường. Nó không mang tính dự báo mà chỉ phản ứng với các dữ liệu giá cập nhật
qua từng phiên giao dịch, nghĩa là TBĐ là một công cụ theo sau và hoàn toàn không phải là một công cụ dẫn dắt thị trường.Vì vậy, khi sử dụng luôn có một khoảng chậm trễ về thời gian.
Mặt khác, TBĐ dựa vào các dữ liệu trong quá khứ mà không đếm xỉa tới giá trị hiện tại. Do đó, nó vạch ra xu thế tăng/giảm muộn hơn, sau khi các sự kiện đã xảy ra, nghĩa là nó không dự đoán được sự thay đổi xu hướng trong tương lai mà chỉ đơn thuần dịch chuyển theo xu thế thị trường hiện tại.
Với các đặc điểm trên, đường TBĐ thường chậm hơn so với các biến động của thị trường. Cụ thể: đường TBĐ cho ta một xu hướng tăng/giảm muộn hơn sau khi sự kiện tăng / giảm đã xảy ra rồi.Khoảng thời gian chậm trễ đó chúng ta gọi là độ trễ.
Phương châm quan trọng của giao dịch chứng khoán là bám sát và theo kịp mọi diễn biến của thị trường. Muốn vậy cần phải tìm cách giảm độ trể bằng các biện pháp hiệu chỉnh như sau.
1. Biện pháp hiệu chỉnh độ trễ :
• Sử dụng EMA thay cho SMA vì EMA có độ trễ nhỏ hơn SMA với cùng một số phiên tính toán.
• Điều chỉnh số phiên tính toán: Nên dùng 2,3 đường cùng một lúc. Ví dụ: ngắn hạn (5, 10 ngày), dài hạn (10,15 ngày)
Chú ý :
Đường TBĐ càng dài , độ trễ càng lớn và ngược lại. Việc hiệu chỉnh độ trễ sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác và độ nhạy của chỉ số. Cụ thể:
• Dùng độ trễ nhỏ (TBĐ ngắn hạn): Nhà đầu tư nắm bắt nhanh sự biến động của thị trường vì nó nhạy cảm hơn với sự biến động của giá cả do đó chúng ta kịp cơ hội giao dịch nhưng phải trả giá vì sai số lớn.
• Dùng độ trễ lớn (TBĐ dài hạn): hạn chế được sai số nhưng thời gian quá lâu, muộn giao dịch.
Tuy nhiên, cần nhớ rằng đường dài hạn thể hiện rất rõ xu hướng dài hạn vì số phiên càng lớn thì sự phân tích càng có tác dụng dài hạn.
III. YẾU TỐ GIÁ CẢ
Có thể sử dụng mọi loại giá để tính TBĐ: giá đóng cửa, giá thấp nhất/ cao nhất, khối lượng giao dịch hoặc bất kỳ một thông số nào.
Giá trung bình: phạm vi giá trong ngày, chia đôi.
Giá đóng cửa: (giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa) chia 3
Thường sử dụng giá đóng cửa để tính vì như ta đã biết giá đóng cửa là mức giá quan trọng nhất trong giao dịch hàng ngày.
Ví dụ: SMA sử dụng giá đóng cửa.
IV. KÌ VỌNG VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
1. Ý nghĩa :
Nếu coi TBĐ là giá trung bình của chứng khoán trong n ngày gần nhất thì TBĐ sẽ thể hiện sự đồng nhất kỳ vọng của nhà đầu tư trong n ngày đó:
• Khi giá cổ phiếu cao hơn mức TBĐ của nó: kỳ vọng hiện tại của nhà đầu tư (chính là giá hiện tại của cổ phiếu) lớn hơn mức kỳ vọng trung bình của họ trong suốt những ngày đó. Điều này khiến cho nhà đầu tư có khuynh hướng đầu cơ giá lên đối với cổ phiếu đó.
• Ngược lại, nếu giá hôm nay thấp hơn mức trung bình thì kỳ vọng hiện tại sẽ thấp hơn kỳ vọng trung bình trong n ngày
Mặt khác, việc giao dịch của các nhà đầu tư thường mang nặng dấu ấn tình cảm và tâm lý như sau:
• Khi một cổ phiếu được giao dịch cao hơn mức TBĐ của nó thì những nhà đầu tư đang giữ cổ phiếu này đã từng mua ở giá thấp hơn, do đó họ sẽ lạc quan, tin tưởng và nghĩ tới việc mua thêm.
• Ngược lại, khi cổ phiếu được giao dịch ở mức thấp hơn TBĐ của nó thì các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu này, đã bị mua ở các giá cao trước đây sẽ bị lỗ. Từ đó, các nhà đầu tư trở nên bi quan và nghĩ tới chuyện bán bớt ra.
2. Hành động của các nhà đầu tư :
Các hiện tượng kể trên đã hình thành một quy luật “Mua khi giá lên và bán khi giá xuống” đồng thời làm cơ sở cho các hành động giao dịch hợp lý như sau:
• Mua vào khi giá cao hơn mức TBĐ của nó và bán ra, ngược lại.
• Mua/ bán quanh mức TBĐ của nó.
Chú ý:
- Ưu: Hành động giao dịch chính xác vì đã dựa vào quan điểm: “Giá cả không tăng quá cao so với mức TBĐ của nó”.
- Nhược: Chậm trễ và nếu xu hướng giá không tồn tại một “khoảng thời gian hợp lý”, chúng ta sẽ bị lỗ. Khoảng thời gian hợp lý thường dài gấp hai lần khoảng thời gian tính TBĐ.
V. TRUNG BÌNH ĐỘNG VỚI CÁC MỨC CHỐNG ĐỠ VÀ KHÁNG CỰ
Khi xét về công dụng của TBĐ, chúng ta đã rõ: “TBĐ xác định được các vùng chống đỡ và kháng cự phù hợp với tình hình thị trường hiện tại “ (Mục I.3).
Cụ thể, TBĐ có tác dụng như sau:
1. TBĐ khẳng định xu thế tăng/ giảm :
- Khi đường giá xuyên phá mức kháng cự: tín hiệu cảnh báo giá sẽ tăng. Nếu TBĐ xuyên phá mức kháng cự: xu thế tăng giá được khẳng định một cách chắc chắn.
- Khi đường giá xuyên phá và hạ thấp hơn mức chống đỡ: tín hiệu cảnh báo giá sẽ giảm. Nếu TBĐ xuyên phá mức này: hiện tượng giảm giá chắc chắn sẽ xảy ra.
2. SMA đóng vai trò như đường chống đỡ - Tín hiệu mua:
Khi đường giá tăng và vẫn đang tồn tại ở xu hướng này thì SMA cũng sẽ có xu thế tăng. Khi đó, SMA có vai trò như một đường chống đỡ sau khi đường giá chạm SMA nhiều lần rồi bật lên.
Nếu tiến hành mua tại các điểm ra chạm kể trên thì sau đó, giá sẽ tăng trở lại.
3. SMA đóng vai trò khách cự - Tín hiệu bán :
Tại các thời điểm đường giá có xu hướng giảm thì SMA cũng giảm. Khi đó SMA có vai trò như một đường kháng cự sau khi đường giá cố vượt lên trên SMA nhiều lần nhưng đều thất bại.
Nếu tiến hành bán tại các điểm kể trên thì sau đó, giá sẽ giảm.
4. Chú ý :
Thường dùng 2,3 đường TBĐ để kiểm nghiệm và xác nhận xu hướng giá hiện tại và các hiện tượng kể trên. Qua đó, chúng ta xác định được các thời điểm giao dịch một cách chính xác.
VI. NHỮNG LIÊN KẾT QUAN TRỌNG
1. Liên kết giữa giá và TBĐ trung hạn (MA50) :
- Nếu xu hướng giá giảm: MA50 nằm phía trên mức giá hiện tại.
- Nếu giá đảo chiều và vượt qua MA50 từ bên dưới kèm theo khối lượng giao dịch lớn: tín hiệu cảnh báo thị trường chuyển sang xu thế tăng – hiện tượng tích cực. Khi đó MA50 cũng tăng nhưng vẫn nằm dưới mức giá hiện tại.
- Nếu giá vượt quá MA50 từ bên trên kèm theo khối lượng giao dịch lớn: tín hiệu cảnh báo sự đảo chiều của xu hướng từ tăng giá dài hạn sang giảm giá – hiện tượng tiêu cực.
2. Liên kết giữa MA50 và MA200 :
Thông thường hai đường MA50 và MA200 cắt nhau sẽ báo hiệu giá thay đổi xu hướng :
- Nếu MA50 cắt MA200 từ bên dưới với khối lượng giao dịch lớn: tín hiệu mua vào vì TBĐ báo hiệu sự đảo chiều từ tiêu cực sang tích cực và giá sẽ tăng.
- Ngược lại, khi MA50 cắt MA200 từ bên trên: tín hiệu bán ra vì TBĐ cảnh báo thị trường chuyển sang xu hướng tiêu cực và giá sẽ giảm.
Chú ý:
• Trong xu hướng giá tăng: MA50 nằm trên MA200. Nếu khoảng cách giữa chúng quá lớn: hiện tượng quá mua.
• Trong xu hướng giá giảm: Ngược lại, MA50 luôn nằm dưới MA200. Nếu khoảng cách quá lớn: hiện tượng quá bán.
<div align="right">CHU XUÂN LƯỢNG</div><div align="right">Câu lạc bộ PTKT- Vietstock</div><div align="right">cxluong@gmail.com</div><div align="right">NGUYỄN QUANG MINH</div><div align="right">Trưởng bộ phận phân tích</div><div align="right">minhnq@vietstock.vn</div>
-
29-09-2010, 05:25 AM #5Guest
PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
BÀI 1 - TRUNG BÌNH ĐỘNG
Chương 3. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM
I. TÍNH CHẤT
Mục đích chính của việc sử dụng TBĐ là để đối chiếu với giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường, đồng thời để xác định xu hướng của chúng. Vì vậy, cần xét kỹ các tính chất và đặc điểm như sau:
1. Cung cấp các tín hiệu về giá cả và xu hướng :
• Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường cao hơn TBĐ: tín hiệu xu hướng giá tăng, ngược lại- giá giảm.
• Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường dao động quanh mức MA30: thị trường bình thường, lành mạnh.
• Cổ phiếu sẽ lên giá khi nó đã và đang được giao dịch trên TBĐ và xuống giá, ngược lại.
• Giá cổ phiếu rất dể bị điều chỉnh khi đã nằm quá lâu trên mức TBĐ
• TBĐ với đường xu hướng:
- Nếu TBĐ bắt đầu giảm nhưng đường xu hướng tăng: giá vẩn còn tăng.
- Nếu cả hai (đường xu hướng và TBĐ) đều giảm: giá cổ phiếu không còn tăng nữa.
2. Cung cấp tín hiệu giao dịch :
• Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường vẫn duy trì ở mức cao hơn MA200: tín hiệu mua vào, ngược lại – bán ra.
Chú ý:
Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường dứt khoát lớn hơn MA200: tín hiệu mua vào mạnh, ngược lại – bán ra mạnh.
• Cổ phiếu có giá thấp hơn TBĐ kèm theo khối lượng giao dịch lớn: giá sẽ tiếp tục giảm hoặc đang có hiện tượng đầu cơ giá xuống.
• Cổ phiếu có giá cao hơn TBĐ kèm theo khối lượng giao dịch lớn cộng với các yếu tố cơ bản tốt: tín hiệu mua vào vì giá sẽ còn tăng.
Chú ý:
Nếu khối lượng giao dịch lớn đi kèm với các yếu tố tiêu cực:
- Chưa vội mua vào
- Theo dõi tổng quát để phân tích toàn diện.
II. ĐẶC ĐIỂM
1. Sự sai biệt giữa các chỉ số thị trường và TBĐ :
Nên đặc biệt chú ý tới sự sai biệt giữa các chỉ số thị trường như Dow Jones, VN Index… với TBĐ của chúng. Cụ thể:
• Nếu chỉ số vẫn cao hơn MA200: giá còn lên nữa.
• Nếu các chỉ số trên đang cao hơn MA200 bỗng có một chỉ số xuống thấp hơn MA200 thì những TBĐ khác cũng rớt theo.
• Nếu có một chỉ số tăng cao hơn TBĐ của nó: tín hiệu giá lên
• Nếu có một chỉ số lên cao hơn TBĐ của nó sau một thời gian dài thấp hơn: tín hiệu đổi chiều, đi lên.
• Nếu một chỉ số xuống thấp hơn TBĐ của nó:
- Tín hiệu đảo chiều, giá giảm
- Tín hiệu bán ra (bi quan) hoặc thận trọng (lạc quan)
• Nếu một chỉ số xuống thấp hơn TBĐ của nó sau một thời gian dài cao hơn: tín hiệu đổi chiều, đi xuống.
• Về độ dốc của TBĐ :
- Nếu TBĐ tăng mạnh mà chỉ số thị trường vẫn nằm trên nó rất xa: xu hướng giá tăng.
- Nếu TBĐ giảm mạnh và chỉ số thị trường vẫn thấp hơn: xu hướng giá giảm.
2. Các đặc điểm khác :
- Giống các chỉ số PTKT khác, TBĐ vẫn còn tồn tại nhiều sai sót.
- TBĐ là một chỉ số chậm trễ vì vậy nếu chỉ căn cứ vào đó để giao dịch sẽ bị chậm. Thường dùng TBĐ để phân tích xu hướng đồng thời kết hợp với các yếu tố khác hoặc các chỉ số khác để khẳng định một xu hướng đã xảy ra.
III. ĐẶC ĐIỂM TRUNG BÌNH ĐỘNG DÀI HẠN (MA200)
1. Ý nghĩa:
MA200 là một chỉ số TBĐ dài hạn được nhiều thị trường chứng khoán Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ nhất.
Ví dụ: Tại Mỹ, tạp chí IBD chuyên theo dõi MA200 của các chỉ số Dow Jones, Nasdaq và S & P 500. Các trang thông tin điện tử của Yahoo, Trading.com…thường xuyên cung cấp các đồ thị MA(30,50,200)
2. Đặc điểm MA200:
• Báo hiệu những thay đổi quan trọng trong xu hướng thị trường.
• MA200 đóng vai trò “chống đỡ” và “kháng cự”:
- Khi thị trường tăng: MA200 có vai trò như giá sàn
- Khi thị trường giảm và chỉ số chứng khoán nhỏ hơn MA200: MA200 đóng vai trò như mức kháng cự.
• Chỉ cần phân tích MA200 của các chỉ số Dow Jones, Nasdaq, S&P 500 có thể phát hiện được động lượng giá.
Ví dụ:
- Khi Dow Jones nhỏ hơn MA200
- S & P xấp xỉ MA200
- Nasdaq lớn hơn MA200
Rõ ràng thị trường cổ phiếu Nasdaq sôi động nhất.
3. Giao dịch với MA200 :
*Theo dõi giá :
- Nếu đa số cổ phiếu có giá lớn hơn MA200: thị trường tăng, ngược lại – thị trường giảm.
- Nếu một cổ phiếu được giao dịch cao hơn MA200: giá đang tăng và nếu duy trì được mức đó: giá còn tăng nữa, ngược lại- giá đang giảm.
- Nếu một cổ phiếu được giao dịch ở mức giá lớn hơn MA200 trên 50%: giá cổ phiếu đã đi quá xa và khi nó đã cao hơn 70%: nên bán ra chốt lời.
- Giao dịch:
• Mua vào: Khi giá cổ phiếu tiếp tục cao hơn MA200 và mức này vẫn đang tăng.
• Bán ra: Khi giá cổ phiếu giảm thấp hơn MA200
* Theo dõi tỷ lệ cổ phiếu giao dịch trên mức MA200 :
Tỷ lệ này tăng cao, thị trường càng phát triển một cách mạnh mẽ và ngược lại. Cụ thể :
- Tỷ lệ này tăng trên 90%: thị trường cực mạnh và giá cổ phiếu còn có khả năng tăng nữa.
- Tỷ lệ lớn hơn 80% và bắt đầu giảm: thị trường đang điều chỉnh
- Tỷ lệ nhỏ hơn 20%: thị trường đã tới đáy.
Chú ý :
- Khi khoảng trống giá nằm dưới mức MA200: Đa số các nhà đầu tư cho rằng đó là tín hiệu tin cậy để bán ra.
Tới đây, chúng ta thấy xuất hiện một khái niệm mới “Khoảng trống giá”. Khái niệm này có những đặc điểm và tính chất khá quan trọng nên cũng cần tìm hiểu và làm quen với nó mặc dù không phải là chủ đề của bài này.
IV. KHOẢNG TRỐNG GIÁ
1. Khái niệm :
Khoảng trống giá (viết tắt KTG) là những vùng giá trên đồ thị thanh hoặc đồ thị nến mà tại đó không hề có giao dịch.
Nếu giá cổ phiếu bỗng dưng tăng vọt hoặc giảm mạnh lúc đóng cửa phiên giao dịch trước thì đầu phiên sau sẽ có một khoảng trống về giá cả gọi là “khoảng trống giá”
2. Đặc điểm :
Có nhiều loại KTG khác nhau xuất hiện trong các giai đoạn khác nhau của một xu hướng thị trường:
1. Khoảng trống thoát (breakaway gaps) :
Xuất hiện khi một mô hình giá quan trọng hoàn chỉnh, có tác dụng hướng dẫn hướng đi của thị trường.
Ví dụ: Xuất hiện khi giá vượt lên trên đường cổ trong mô hình “ đáy-đầu-vai”
2. Khoảng trống vượt (runaway gaps) :
Xuất hiện khi một xu hướng giá đã hình thành nhưng mới đi được nửa đường và còn đi tiếp. Còn gọi là “khoảng trống đo đường” (measuring gaps) vì nó sẽ đo , cho ta biết xu hướng hiện tại còn đi tiếp bao lâu nữa.
Chú ý:
• Trong xu hướng tăng: Hai loại KTG kể trên tạo nên “mức chống đỡ” khi giá giảm vào những ngày sau đó.
• Trong xu hướng giảm: Ngược lại, hai loại KTG kể trên đóng vai trò như “mức kháng cự”, ngăn không cho giá bật lên.
3. Khoảng trống kiệt (exhaustion gaps) :
Xuất hiện khi xu hướng hiện tại kết thúc, là tín hiệu cuối cùng của xu hướng đó.
3. Sử dụng :
Nếu phát hiện, phân biệt và nắm được đặc điểm các loại KTG, chúng ta sẽ tìm được những tín hiệu tiềm ẩn rất có ích của thị trường, giúp ta dự đoán được giá cả.
Ví dụ: Khoảng trống khi lên giá có ý nghĩa:
- Sức cầu của cổ phiếu đó tăng mạnh, đặc biệt khi nó là một cổ phiếu được ưa chuộng và có số cung lớn.
- KTG được coi là “tín hiệu đáng tin cậy” để bán ra khi giá cổ phiếu thấp hơn MA200 sau 2,3 ngày giao dịch.
Vì liên quan tới TBĐ dài hạn (MA200) nên chúng ta phải nắm được những nội dung cơ bản nhất của KTG, đó là một điều cần. Chúng ta sẽ trở lại KTG với một nội dung kỹ càng hơn với các ví dụ minh họa cụ thể vào một dịp khác.
CHU XUÂN LƯỢNG
Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
cxluong@gmail.com
NGUYỄN QUANG MINH
Trưởng bộ phận phân tích
minhnq@vietstock.vn
-
05-10-2010, 05:37 AM #6Guest
PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
BÀI 1 - TRUNG BÌNH ĐỘNG
Chương 4: SỬ DỤNG
I. NGUYÊN LÍ
1. Nguyên lí
Nguyên lí cơ bản của việc sử dụng TBĐ là dựa vào:
• Tương quan về vị trí giữa đường giá và đường TBĐ,
• Tương quan về vị trí và sự giao cắt giữa các đường TBĐ với nhau.
2. Giả định:
Việc sử dụng TBĐ dựa trên các giả định:
• Nếu giá cổ phiếu vượt qua TBĐ thì nó vẫn còn duy trì xu hướng đó thêm một thời gian nữa.
• Nếu giá cổ phiếu vượt lên thì giá còn tiếp tục tăng thêm chứ không giảm ngay.
• Nếu giá giảm thì giá sẽ còn tiếp tục giảm thêm chứ không hồi phục ngay.
3. Tính xu hướng
• Giao dịch theo tín hiệu TBĐ nghĩa là chúng ta đã thực hiện đúng phương châm: “Giao dịch theo xu hướng thị trường” vì chức năng cơ bản của TBĐ là xác định xu hướng thị trường nói chung hoặc xu thế của từng cổ phiếu nói riêng.
• Các chỉ số TBĐ chỉ thực sự hoạt động hiệu quả với những thị trường có xu hướng và cảnh giác khi thị trường không có xu hướng rõ rệt vì có thể gây ra những “cái bẫy”,khắc phục bằng cách:
- Nên sử dụng TBĐ dài hạn.
- Phối hợp với các chỉ số PTKT khác để xác định thị trường có xu hướng hay không ( Ví dụ: Dùng đường trung bình hội tụ/phân kỳ - MACD)
4. Tín hiệu giao dịch:
• Các nhà đầu tư thường coi TBĐ là tín hiệu cuối cùng cần tham khảo trước khi quyết định giao dịch. Cụ thể thường chỉ hành động khi:
- Các tín hiệu có xu hướng trùng với hướng TBĐ hoặc,
- Đường giá hiện tại cùng hướng với đường TBĐ.
• Chỉ nên giao dịch khi khoảng cách giữa đường giá và đường TBĐ chênh lệch khoảng 3%. Lý do: TBĐ phát huy tới hiệu quả với điều kiện giá cả tăng/giảm rõ ràng và đều đặn, nếu không, TBĐ sẽ cho ta những tín hiệu sai lầm vì sẽ bắt nhà đầu tư mua/bán liên tục mà chẳng được lời bao nhiêu.
• Tín hiệu giao dịch còn xuất hiện khi hai đườngTBĐ giao nhau với hướng của tín hiệu là hướng của đường TBĐ ngắn hạn cắt đường dài hạn.
• Nếu sử dụng TBĐ như một chỉ báo xu hướng dài dạn, thường chọn các đường TBĐ dài hạn (Ví dụ MA200)
II. XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
Xu hướng tăng :
• Khi đường TBĐ đi lên
• Khi đường giá nằm phía trên TBĐ
• Khi TBĐ ngắn hạn vượt lên trên dài hạn
Xu hướng giảm :
• Khi đường TBĐ đi xuống
• Khi đường giá nằm phía dưới đường TBĐ
• Khi TBĐ ngắn hạn cắt xuống dưới dài hạn.
Chú ý :
• Khoảng cách giữa các đường trên càng lớn, xu thế càng mạnh
• Hiện tượng đường TBĐ vượt qua các mức chống đỡ và kháng cự khẳng định xu hướng tăng/ giảm một cách chắc chắn.
• Xu hướng dài hạn thể hiện khá rõ khi sử dụng các đường TBĐ dài hạn (ví dụ MA200)
III. XÁC ĐỊNH TÍN HIỆU GIAO DỊCH
1. Dùng 1 đường TBĐ:
• Thường dùng đường TBĐ đơn giản (SMA):
Tín hiệu mua: khi giá đóng cửa di chuyển lên trên SMA
Tín hiệu bán: khi giá di chuyển xuống dưới SMA
• Đặc điểm khi dùng một đường TBĐ ngắn hạn SMA5, SM10 :
Ưu: theo sát được giá, tạo được nhiều điểm gia cắt, tín hiệu mua/bán sớm
Nhược: Nhiều tín hiệu sai
• Đặc điểm khi dùng một đường TBĐ dài hạn SMA10, SMA50
Ưu: rất hiệu quả đối với thị trường có xu hướng và xu hướng đó được giữ vững
Nhược: đội trễ lớn.
2. Dùng 2 đường TBĐ:
Nhằm khắc phục các nhược điểm khi sử dụng một đường TBĐ (sai số lớn, độ trễ lớn) người ta dùng 2 đường TBĐ với các tổ hợp thông dụng:
• Tổ hợp ngắn hạn: 5 ngày và 20 ngày (MA5, 20)
• Tổ hợp dài hạn: 10 ngày và 50 ngày (MA10, 50)
Khi đó, tín hiệu giao dịch sẽ hình thành khi 2 đường TBĐ trong tổ hợ cắt nhau. Cụ thể :
• Mua vào: khi MA5 cắt lên trên MA20 ( xu hướng tăng)
• Bán ra: khi mua MA5 cắt xuống dưới MA50 (xu hướng giảm)
Chú ý:
• Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi 2 đường TBĐ giao nhau và hướng của tín hiệu giao dịch là hướng đường ngắn hạn cắt đường dài hạn.
• Khi sử dụng hiện tượng giao cắt các đường TBĐ, nhằm đảm bảo hơn và tăng độ chính xác, người ta còn bổ sung một đường TBĐ như sau:
3. Dùng 3 đường TBĐ:
• Bước 1:
Dùng đường TBĐ ngắn nhất (đường 1) giao cắt với đường TBĐ dài hơn (đường 2) cho ta tín hiệu giao dịch hoặc tín hiệu đảo chiều nhưng chưa chính xác
• Bước 2:
Dùng đường hơi dài ở trên (đường 2) giao cắt với đường TBĐ dài nhất (đường 3) sẽ cho ta các tín hiệu mua/bán đảm bảo hơn sau khi đã so sánh và đối chiếu với sự giao cắt trong bước 1
• Giao dịch theo các tín hiệu như trên rất tốt vì:
- Cắt lỗ trước khi thị trường giảm mạnh
- Mua vào khi thị trường bắt đầu hồi phục
• Kỹ thuật sử dụng các hiện tượng giao cắt của các đường TBĐ rất quan trọng và rất phổ biến. Nó là cơ sở để xây dựng Chỉ sổ trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD).
-
05-10-2010, 06:28 AM #7Silver member
- Ngày tham gia
- May 2018
- Bài viết
- 0
PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
BÀI 1 - TRUNG BÌNH ĐỘNG
Chương 5: TỔNG KẾT VÀ VÍ DỤ
KHÁI NIỆM ĐẠI CƯƠNG :
• Trung bình động của giá chứng khoán là giá bình quân của chứng khoán đó trong một khoảng thời gian xác định.
• Trung bình động thuộc nhóm phân tích xu hướng, xác định xu thế tăng/ giảm giá, đo lường mức độ tăng/ giảm giá cân bằng những biến động giá giúp ta phát hiện xu hướng thị trường, xác định được các tín hiệu tiếp tục/ đảo chiều và các tín hiệu giao dịch.
• Thường phối hợp hai hoặc nhiều đường TBĐ với nhau để giảm bớt các nhược điểm về độ trễ, độ nhạy và tăng mức độ chính xác.
TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM :
Tín hiệu giá cả và xu hướng :
• Nếu giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường dao động quanh mức MA30: thị trường bình thường.
• Giá cổ phiếu rất dể bị điều chỉnh khi đã nằm trên mức TBĐ quá lâu
• Giá cổ phiếu sẽ tăng khi:
- Giá cổ phiếu/ chỉ số thị trường cao hơn TBĐ
- Cổ phiếu được giao dịch trên mức TBĐ
- Đường xu hướng thị trường vẫn tăng trong khi TBĐ giảm.
Tín hiệu giao dịch :
Mua vào khi :
• Giá cổ phiếu/chỉ số thị trường cao hơn MA200
• Giá cổ phiếu cao hơn TBĐ kèm theo khối lượng giao dịch lớn và các yếu tố cơ bản tốt.
Lưu ý: sự sai biệt giữa chỉ số thị trường với trung bình động
Quan tâm tới chỉ số trung bình động dài hạn rất thông dụng: MA200
SỬ DỤNG :
1. Nguyên lý cơ bản :
• Tương quan vị trí giữa đường giá và đường TBĐ
• Tương quan và sự giao cắt giữa các đường TBĐ
Chú ý:
• Các yếu tố giả định
• Tính xu hướng: Chỉ số TBĐ chỉ hiệu quả khi thị trường có xu hướng rõ rệt và cảnh giác với các thị trường không có xu hướng.
2. Nội dung sử dụng:
Xác định xu hướng thị trường :
• Xu hướng tăng khi:
- Đường TBĐ đi lên
- Đường giá nằm phía trên TBĐ
- Đường TBĐ ngắn hạn vượt lên trên dài hạn
• Xu hướng giảm khi: ngược lại
Xác định tín hiệu giao dịch :
• Dùng một đường TBĐ :
- Mua: giá đóng cửa di chuyển lên trên TBĐ
- Bán: ngược lại
• Dùng 2 đường TBĐ :
Tín hiệu giao dịch xuất hiện khi 2 đường TBĐ cắt nhau (đường ngắn hạn cắt đường dài hạn hơn) -Dùng nhiều đường TBĐ
CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1
Sử dụng 2 đường trung bình động (SMA5 và SMA20) để xác nhận xu thế biến động của cổ phiếu công ty FPT (Đồ thị: Vietstock)
• Từ (1) –(4): thị trường không có xu hướng rõ rệt, biến động dập dềnh trong phạm vi hai mức chống đỡ và kháng cự
• (1): Đường giá cắt mức chống đỡ
• (2): Đường giá cắt mức kháng cự
Thông thường, sau khi các mức kháng cự và chống đỡ bị phá vỡ, thị trường sẽ chuyển sang trạng thái có xu hướng. Tuy nhiên, tại đây hiện tượng xuyên phá này là tạm thời vì sau đó đường giá sớm trở lại dao động trong phạm vi 2 mức kể trên. Vì vậy, khi khẳng định thị trường đã chuyển xu thế mà chỉ dựa vào hiện tượng xuyên phá các mức kháng cự và chống đỡ là thiếu chính xác.
• (3): đường giá cắt mức chống đỡ.
• (4): SMA5 xuyên phá mức chống đỡ: báo hiệu xu thế giảm.
Đường giá xuyên phá mức chống đỡ cùng với SMA5 khẳng định thị trường chuyển sang xu thế giảm.
VÍ DỤ 2
Tìm hiểu tín hiệu giao dịch (mua) bằng cách sử dụng một đường TBĐ (SMA20) khi SMA20 đóng vai trò như một đường chống đỡ -tín hiệu mua.
(Nhắc lại: khi SMA đóng vai trò như một đường kháng cự - tín hiệu bán)
(Đồ thị: Công ty Quả cầu vàng)
• Khi đường giá tăng thì SMA cũng tăng
• Đường giá chạm SMA20 nhiều lần rồi bật lên: SMA20 có vai trò là một đường chống đỡ.
• Tín hiệu giao dịch (mua) tại các đường giao cắt giữa SMA và đường giá.
VÍ DỤ 3
Tìm hiểu các tín hiệu giao dịch bằng cách sử dụng sự giao cắt của các đường TBĐ (cách sử dụng phổ biến nhất)
(Đồ thị : Cổ phiếu 68)
Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên trên đường dài hạn
- Đường giá vượt lên SMA20
- Đường giá vượt lên SMA50
- SMA20 vượt SMA50: tín hiệu xác định xu hướng tăng dài hạn
- Ba đường cắt nhau và đều tăng: giá vượt SMA 20 và SMA 20 vượt SMA50: khẳng định xu hướng tăng.
Tín hiệu bán:
Tín hiệu bán xảy ra khi cắt xuống đường TBĐ dài hạn
- Đường giá vượt dưới SMA20
- Đường giá vượt dưới SMA50
- SMA20 vượt dưới SMA50: tín hiệu xu hướng giảm
- Ba đường giao cắt: giá giảm dưới SMA20, SMA20 giảm dưới SMA50: khẳng định xu hướng giảm giá khi 3 đường cắt nhau và hướng xuống.
-
22-10-2010, 06:03 AM #8
- Ngày tham gia
- Oct 2017
- Bài viết
- 0
PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
BÀI 2 - CHỈ SỐ CƯỜNG ĐỘ TƯƠNG ĐỐI (RSI)
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
I. Ý NGHĨA
- Lược sử:
- Phân loại :
Mặt khác, RSI thuộc nhóm phân tích tương quan:
- Phản ảnh tương quan sức mạnh tăng/ giảm giá của một cổ phiếu khi nó tự so sánh với chính nó trong một thời kỳ xác định bằng cách lấy tỷ số giá trung bình các phiên tăng và giá trung bình các phiên giảm trong thời kỳ đó.
- Phản ánh tương quan giữa bên mua và bên bán bằng cách phản ánh tỷ số tăng giá và tỷ số giảm giá vào giá trị của RSI. Giá trị này nằm trong khoảng 0-100, nghĩa là RSI là một chỉ số thể hiện động thái giao dịch của nhà đầu tư trên diễn biến giá, dao động từ 0-100 và được biểu diễn dưới dạng đồ thị.
- Ý nghĩa :
- RSI đo lường cường độ dao động liên quan tới giá hiện tại với giá quá khứ, đồng thời là công cụ để so sánh một cách tương đối với chính các giá quá khứ của nó mà không dùng để so sánh tương quan hai chứng khoán khác nhau, nghĩa là RSI chỉ so sánh sức mạnh nội tại của từng chứng khoán riêng biệt.
II. TÍNH TOÁN
- Công thức :
trong đó:
RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của n ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của n ngày
- Ý nghĩa :
- Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, giá trị n có thể thay đổi:
· n càng ngắn: biên độ lớn và dao động càng nhạy cảm (thường phù hợp với các nhà đầu tư ngắn hạn)
· n càng dài: độ sai lệch ít, dao động bằng phẳng hơn với biên độ hẹp hơn nhưng có thể gây nên một độ trễ nhất định so vớiđỉnh và đáy của thị trường.
- Theo J. Willes Wilder nên lấy n = 14 (ngày, tuần, tháng)
- Các giá trị n = 5 và 7 , 21 và 27 hoặc 9 và 25 cũng hay được dùng. Nên điều chỉnh n cho phù hợp với xu hướng thị trường tại thời điểm phân tích. Mặt khác, phụ thuộc vào mục đích sử dụng, các trị số n khác có thể cho các kết quả mỹ mãn hơn.
III. CÔNG DỤNG
RSI là một chỉ số hàng đầu trong việc cảnh báo và dự đoán những biến động về xu thế thị trường. Do đó, nó có nhiều công dụng hữu ích:
- Xác nhận xu hướng di chuyển của đường giá, xu hướng của một loại cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường.
- Cung cấp các tín hiệu cảnh báo và các tín hiệu giao dịch.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG
I. CẤU TẠO
RSI biến động từ 0-100, hình thành một đồ thị mô phỏng các biến động giá cổ phiếu.
RSI gồm đường trung bình ở giữa (RSI = 50) và hai đường biên: biên trên (RSI = 70) và biên dưới RSI (RSI = 30).
Chú ý:
Phụ thuộc vào kinh nghiệm phân tích hoặc xu hướng thị trường, các trị số của hai đường biên kể trên có thể khác nhau (80/40 hoặc 60/20).
Khi thị trường tăng/ giảm mạnh, thường lấy 80/20.
1. Biên trên :
- Còn gọi là: Cận trên, đường chặn trên, đường quá mua.
- Ứng với giá trị RSI = 70
- Đặc điểm:
· Thị trường ở trạng thái quá mua – phe mua thắng thế. Khi đó, các nhà đầu tư vì đã mua quá nhiều so với mức trung bình của thị trường nên sẽ bán bớt khiến cho giá cổ phiếu sẽ giảm.
· Mặt khác, RSI = 70 coi như là đỉnh của giá, do đó giá sẽ giảm sau khi đạt đỉnh này nghĩa là chắc chắn sẽ có phản ứng với xu hướng tăng của thị trường.
· Thông thường khi RSI rớt xuống dưới 70: tín hiệu cảnh báo giá sắp giảm.
· Vì RSI = 70 là hiện tượng quá mua nên các nhà đầu tư nên lưu ý và nên thận trọng khi đặt lệnh mua.
2. Biên dưới :
- Còn gọi là: Cận dưới, đường chặn dưới, đường quá bán.
- Ứng với giá trị RSI = 30
- Đặc điểm:
· Thị trường ở trạng thái quá bán – phe bán thắng thế. Vì khối lượng bán ra quá nhiều khiến cho giá giảm thậm chí thấp hơn mức giá nhiều khiến cho giá giảm, thậm chí thấp hơn mức giá cân bằng. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu mua vào (vì quá rẻ) khiến cho giá cổ phiếu được đẩy lên.
· Mặt khác, RSI = 30 coi là đáy vì vậy, sau điểm này giá sẽ hồi phục, chắc chắn sẽ xuất hiện sự thay đổi đáy thị trường và những phản ứng với xu hướng giảm của thị trường.
· Thông thường, khi RSI từ dưới vượt lên khỏi mức 30 là tín hiệu cảnh báo giá sắp tăng.
· Vì RSI = 30 là hiện tượng quá bán, do đó các nhà đầu tư nên thận trọng khi đặt lệnh bán.
3. Đường trung bình :
- Ứng với giá trị RSI = 50
- Đặc điểm:
· RSI = 50 là giá trị trung bình vì khi đó sức mua bằng sức bán.
· Đường RSI = 50 là một tín hiệu để phát hiện chứng khoán sắp tăng hay giảm:
- Khi RSI >50: sức mua lớn hơn sức bán. Nếu RSI tăng và vượt quá 50, có kỳ vọng giá tăng .RSI càng tăng, sức mua càng lớn: giá đang tăng.
- Khi RSI <50: sức mua nhỏ hơn sức bán. Nếu RSI giảm xuống dưới 50, giá cổ phiếu có kỳ vọng giảm. RSI càng giảm, sức bán càng lớn: giá đang giảm.
4. Ghi chú :
- Chúng ta dùng khái niệm “kỳ vọng” vì đồ thị thể hiện giá quá khứ của cổ phiếu. Chỉ khi nào thị trường xác lập được xu thế mới một cách rõ ràng thì khi đó chúng ta sẽ tin chắc là thị trường đang tăng hoặc giảm.
- Nhiều nhà đầu tư chú ý tới giá trị RSI = 60 trong suốt giai đoạn thị trường đảo chiều từ xu hướng giảm và mức RSI = 40 trong thời gian thị trường phản ứng với xu thế đi lên, có nghĩa là RSI sẽ chạm mức 60 trước khi thị trường đi xuống và chạm mức 40 trước khi thị trường đi lên.
- Mặt khác, bằng thuật toán, có tác giả đã chứng minh được rằng: “RSI rất nhạy đối với sự thay đổi giá khi nó dao động trong khoảng 40 – 60.”
Vì vậy, bên cạnh các giá trị 30,50,70, các mức 40 và 60 cũng là các mức đáng được lưu ý.
II. TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM
1. Đặc điểm đường trung bình :
- Tín hiệu cảnh báo thị trường sắp tăng hay giảm
- Tín hiệu giao dịch khi nó trở nên các mức chống đỡ hay kháng cự.
2. Sự sai biệt giữa đường giá và RSI :
- Sự khác biệt giữa đường giá và RSI là một trong những đặc điểm cơ bản của RSI.
- Đặc điểm khi RSI lớn hơn 70 và nhỏ hơn 30 là những tín hiệu cảnh báo nguy hiểm, cần theo dõi chặt chẽ. Lý do: khi RSI tiến vào các vùng trên, báo hiệu giá chứng khoán đã quá biến động, sẽ sớm đảo chiều hoặc sẽ ngừng biến động tiếp.
- Mặt khác, khi RSI nằm trong 2 vùng trên còn tạo ra một hiện tượng đặc biệt: Các dao động sai lệch.
III. DAO ĐỘNG SAI LỆCH
1. Hiện tượng :
Các hiện tượng dao động sai lệch (còn gọi là dao động thất bại, dao động không chính tắc – failure swings ) ) xảy ra khi RSI lớn hơn 70 và nhỏ hơn 30. Có hai loại:
a. Dao động sai lệch ở đỉnh :
· Khi RSI lớn hơn 70.
· Thị trường trong xu thế tăng.
· Khi đỉnh thứ 2 của đường RSI không thể vượt qua đỉnh trước đó của nó khiến cho giá cổ phiếu giảm, nghĩa là đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước mặc dù RSI đã vượt 70 và thị trường đang ở xu thế tăng.
b. Dao động sai lệch ở đáy:
· Khi RSI nhỏ hơn 30
· Thi trường trong xu thế giảm
· Khi RSI không thể tạo một đáy mới thấp hơn đáy trước đó thậm chí sau đó nó còn đi lên khiến cho giá cổ phiếu hồi phục, nghĩa là đáy thứ 2 cao hơn đáy trước mặc dù RSI đang nằm dưới 30 và thị trường đang trong xu thế giảm.
2. Bản chất :
Với một thị trường có xu hướng, các đường giá, đường chỉ số thường biến thiên theo một quy luật: Khi thị trường tăng, chúng sẽ tạo nên các đỉnh mới cao hơn các đỉnh trước đó và ngược lại, khi thị trường giảm, chúng sẽ hình thành các đáy mới thấp hơn đáy trước đó.
Khi khảo sát sự biến thiên của RSI trong các vùng >70 và <30, ta thấy chúng không tuân theo quy luật thông thường như trên. Đó là bản chất hiện tượng dao động sai lệch ở đỉnh và ở đáy của RSI và là một tín hiệu cảnh báo đặc biệt, cần chú ý và theo dõi thận trọng để có một chiến lược đầu tư hợp lý.
Mặt khác, đối chiếu với các khái niệm về hội tụ - phân kỳ, hiện tượng dao động sai lệch như trên cũng là một hiện tượng phân kỳ.Cụ thể :Khi giá tạo đáy mới nhưng RSI tạo đáy mới cao hơn : xuất hiện phân kỳ tăng. Ngày tiếp theo,giá tăng khiến RSI cũng tăng theo, vượt đỉnh gần nhất của nó : xuất hiện dao động sai lệch và giá sẽ tiếp tục tăng .
3. Sử dụng hiện tượng dao động sai lệch :
- Dao động sai lệch chỉ thực sự có giá trị khi cả 2 đỉnh đều nằm trên mức quá mua và cả 2 đáy đều nằm dưới mức quá bán. Khi đó các tín hiệu của chúng cực mạnh và có hiệu quả rõ rệt.
- Không sử dụng “dao động sai lệch” tách rời mà thường coi là yếu tố khẳng định các dự báo về các đợt bứt phá của giá cổ phiếu.
- Với các hành động giao dịch cụ thể, các hiện tượng dao động sai lệch giúp ta khẳng định các tín hiệu:
· Mua: Khi RSI <30 sau đó tăng vượt mức này, nếu có dao động sai lệch: tín hiệu càng mạnh.
· Bán: Khi RSI >70 sau đó giảm dưới mức này, nếu có hiện tượng dao động sai lệch: tín hiệu càng mạnh.
IV. HIỆN TƯỢNG PHÂN KỲ CỦA RSI
1. Nhắc lại các khái niệm hội tụ - phân kỳ :
Đường giá và các đường chỉ số có thể di chuyển cùng chiều hoặc trái chiều với nhau, hình thành 2 hình thức:
- Hội tụ: Đường giá tăng/ giảm cùng chiều với đường chỉ số.
- Phân kỳ: Đường giá tăng/ giảm trái chiều với đường chỉ số , chia ra:
· Phân kỳ dương(phân kỳ tăng) : đường giá giảm nhưng đường chỉ số tăng nghĩa là đường chỉ số có đáy sau cao hơn đáy trước trong khi đường giá có đáy sau thấp hơn đáy trước.
Thông thường sau đó, thị trường chuyển sang xu thế tăng.
· Phân kỳ âm: (phân kỳ giảm) : giá tăng nhưng chỉ số giảm nghĩa là chỉ số có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong khi đường giá cố đỉnh sau cao hơn đỉnh trước . Sau đó, thị trường giảm.
2. Ý nghĩa :
- Sự phân kỳ giữa RSI và đường giá là một ứng dụng quan trọng trong việc tính toán đà tăng giảm của thị trường để cảnh báo hiện tượng thay đổi xu thế ( đảo chiều).
- Mặt khác có thể nói phân kỳ là ứng dụng quan trọng nhất của RSI vì nó giúp chúng ta đáp ứng hiệu quả một phương châm giao dịch : “ Chỉ vào thị trường khi có xu hướng rõ rệt và thoát ngay trước khi xu hướng chấm dứt ”.
- Có hai loại phân kỳ :
· Phân kỳ giảm :
Khi giá tăng ( tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước ) nhưng RSI lại ở xu thế giảm (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước ) : Phân kỳ cảnh báo giá có thể đảo chiều sang giảm.
· Phân kỳ tăng :
Khi giá đang ở xu thế giảm (tạo đáy sau thấp hơn đáy trước ) nhưng RSI ở xu thế tăng ( đáy sau cao hơn đáy trước ) : Phân kỳ cảnh báo giá có thể đảo chiều sang tăng.
Ghi chú :
- Khi RSI phân kỳ với đường giá thị trường có nhiều khả năng biến động theo sự biến thiên của đường RSI.
- Khi giá cổ phiếu chạm đáy và bắt đầu đảo chiều đi lên nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, sức đẩy giá lên yếu đi khiến cho giá lại giảm trở lại. Nếu giá chạm đáy mới mà RSI không thể vượt qua mức cực tiểu trước đó, trên đồ thị sẽ xuất hiện điểm phân kỳ. Nếu giá lại tăng và RSI nằm sát trên mức cực đại được tạo ra giữa hai điểm cực tiểu cũng sẽ xuất hiện điểm phân kỳ, đồng thời là tín hiệu mua vào.
- Tín hiệu giao dịch :
· Mua :
Khi giá tạo đáy mới thâp hơn nhưng RSI tạo đáy mới cao hơn (phân kỳ tăng )
· Bán :
Khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI tạo đỉnh thấp hơn ( phân kỳ giảm )
Thực tế cũng ít dùng các tín hiệu giao dịch như trên mà chủ yếu dùng để xác nhận hướng di chuyển của đường giá.
- Mức độ tin cậy của các dạng phân kỳ :
- Khi giá tạo đáy mới mà RSI không lên theo ( phân kỳ giảm ): Độ chính xác rât cao và giá chắc chắn sẽ đảo chiều.
- Khi giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ nhưng RSI lại đi lên ( phân kỳ tăng ): Nên quan sát kỹ và theo rõi cẩn thận vì sự đảo chiều không được chắc chắn như trường hợp trên.
V. RSI VỚI CÁC MỨC CHỐNG ĐỠ VÀ KHÁNG CỰ VÀ ĐƯỜNG XU HƯỚNG
Vì thoát thai từ giá và giá có đường xu hướng nên RSI cũng có đường xu hướng với các đặc điểm :
- Trong nhiều trường hợp, RSI phá vỡ các mức chống đỡ và kháng cự trước khi đường giá phá vỡ chúng.
- Khi giá bắt đầu tăng, nếu RSI vượt ra ngoài đường xu hướng là tín hiệu khẳng định một cách chắc chắn giá sẽ còn tăng nữa.
- Khi đường trung bình( RSI = 50) trở thành các mức:
· Kháng cự trong xu thế tăng.
· Chống đỡ trong xu thế giảm.
Chúng ta sẽ có các tín hiệu giao dịch khi đường giá vượt hoặc hạ thấp hơn các mức trên.
Ví dụ : Khi RSI vượt qua đường kháng cự (nghĩa là RSI > 50 ) : Tín hiệu mua vào.
VI. PHỐI HỢP VỚI CÁC CHỈ SỐ KHÁC
Có thể sử sụng RSI như một chỉ số độc lập hoặc phối hợp với các chỉ số PTKT khác như:
· Chỉ số trung bình động hàm mũ (EMA).
· Dải Bollinger.
· Chỉ số định hướng trung bình (ADX).
Việc sử dụng phối hợp là một điều nên làm vì nó khiến cho các tín hiệu do RSI cung cấp được khẳng định một cách chắc chắn hơn đặc biệt là các tín hiệu về sự thay đổi xu thế thị trường.
-
30-11-2010, 04:24 AM #9Guest
PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
BÀI 2 - CHỈ SỐ CƯỜNG ĐỘ TƯƠNG ĐỐI (RSI)
Chương 3. SỬ DỤNG
I. NGUYÊN LÝ
Căn cứ vào những công dụng cụ thể của RSI, ta có những nguyên lí cơ bản khi sử dụng chúng :
1. Dựa vào sự tương tác giữa RSI với cá đường biên và đường trung bình để tìm các tín hiệu giao dịch.
2. Dựa vào sự phân kỳ của đường giá vói RSI để dự báo hiện tượng đảo chiều.
3. Dựa vào các mô hình giá để dự báo sớm sự thay đổi xu hướng giá.
Những nguyên lý trên phản ảnh đầy đủ vào các công cụ sử dụng cụ thể như sau :
II. PHÁT HIÊN ĐỈNH VÀ ĐÁY :
Khi RSI đạt > 70, có thể coi như đã tới đỉnh và khi <30, đã tới đáy. Từ đó, suy ra một cách giao dịch theo các mức đỉnh-đáy :
• Mua : Khi RSI giảm thấp hơn 30
• Bán : Khi RSI vượt quá 70
Ghi chú :
Không mua-bán khi RSI vừa chạm 30 hoặc 70 vì nhiều khi RSI nằm tại đó khá lâu. Cho nên , để tránh tình trạng mua-bán quá sớm, nên đợi nó ra khỏi vùng đó hãy tiến hành giao dịch.
III. SỬ DỤNG 2 ĐƯỜNG BIÊN
1. Khi RSI < 30 (quá bán) :
Nếu cho rằng thị trường đang chạm đáy và chờ thời cơ mua vào thì cần theo dõi kỹ mọi biến động của RSI trong vùng này, cụ thể :
- Khi xuất hiện hiện tượng phân kỳ giữa đường giá và RSI: Tín hiệu cảnh báo đảo chiều.
- Sau đó, nếu RSI vượt lên khỏi 30: Tín hiệu khẳng định thị trường sẽ hồi phục. Đây là thời điểm phù hợp nhất cho hành động mua vào.
2. Khi RSI >70 (quá mua) :
Khi RSI cắt và vượt xuống dưới 70: tín hiệu bán ra mạnh mẽ và là thời điểm phù hợp cho hành động bán ra.
Từ những dữ kiện trên hình thành một phương thức giao dịch:
- nói chung:
• Mua ở vùng quá bán
• Bán ở vùng quá mua
- cụ thể:
• Mua: RSI <30
• Bán: RSI >70
- và cuối cùng hình thành:
• Mua: Khi RSI <30 sau đó đi lên vượt mức này.
• Bán: Khi RSI >70 sau đó đi xuống dưới mức này.
Nhắc lại :
- Vùng quá mua/ quá bán là những vùng hết sức nhạy cảm, do đó các nhà đầu tư nên thận trọng khi đặt lệnh giao dịch.
- Hình thức giao dịch như trên chỉ nên áp dụng cho một thị trường có nhiều biến động. Khi thị trường đã hình thành một xu hướng rõ rệt và ổn định, động thái giao dịch như trên chưa chắc đã chính xác. Để đảm bảo, thường kiểm nghiệm bằng cách phối hợp với các chỉ số PTKT khác.
IV.SỬ DỤNG ĐƯỜNG TRUNG BÌNH
Tiến hành giao dịch bằng cách sử dụng đường trung bình (RSI = 50) là một biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là khi mức trung bình trở thành:
- Kháng cự trong xu hướng tăng
- Chống đỡ trong xu hướng giảm.
Khi đó tín hiệu giao dịch xuất hiện khi đường giá vượt lên hoặc hạ thấp hơn các mức trên. Cụ thể:
- Mua: Khi RSI >50
- Bán: Khi RSI <50
Theo Thomas A.Meyer, khi áp dụng hình thức giao dịch như trên, khoảng thời gian phân tích RSI tối ưu là: 21 tuần.
V . SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG HỘI TỤ VÀ PHÂN KỲ
Hiện tượng phân kỳ là một ứng dụng quan trong để phát hiên sự dảo chiều, ngoài ra còn là một biện pháp khác để tìm tín hiệu giao dịch :
1. Hội tụ :
• Mua:
Đường giá tăng và RSI tăng (với điều kiện RSI cắt và nằm trên 50)
• Bán:
Giá giảm và RSI giảm (với điều kiện RSI cắt và nằm dưới 50)
2. Phân kỳ :
• Phân kỳ mua:
Đường giá giảm nhưng đường RSI tăng (phân kỳ dương).
Khi giá tạo đáy mới thấp hơn nhưng RSI tạo đáy mới cao hơn.
• Phân kỳ bán:
Đường giá tăng nhưng RSI giảm (phân kỳ âm).
Khi đường giá tạo đỉnh cao hơn nhưng RSI tạo đỉnh thấp hơn.
Nhắc lại :
- Hiện tượng phân kỳ giữa giá và RSI xuất hiện là tín hiệu cảnh báo đảo chiều.
- Động thái giao dịch như trên thực tế cũng ít dùng, thường dùng để xác định hướng di chuyển của đường giá.
- Mặt hạn chế của hiện tượng phân kỳ: “Xác nhận xu hướng đảo chiều thay cho việc xác nhận thị trường đang đi theo một xu hướng”.
VI.SỬ DỤNG CÁC MÔ HÌNH GIÁ :
RSI cũng có thể tạo ra các mô hình giống như đường giá : 2 đỉnh, 2 đáy, tam giác …
RSI thường hoàn tất các mô hình kể trên sớm hơn so với giá, do đó nó giúp chúng ta sớm dự báo được những sự thay đổi của thị trường.
VII. PHỐI HỢP VỚI CÁC CHỈ SỐ PTKT KHÁC
1. Với EMA :
Khi EMA có vai trò như các đường chống đỡ hay kháng cự, chúng ta có các tín hiệu giao dịch:
• Mua: Khi RSI vượt lên trên EMA
• Bán: Khi RSI rớt xuống dưới EMA
Chú ý:
- EMA là một tín hiệu trễ, do đó tín hiệu mua có thể chậm khi thị trường đã qua giai đoạn tạo đỉnh –tạo đáy.
- Kĩ thuật trên được dùng cho EMA của RSI không phải là EMA của giá.
2. Với dải Bollinger :
Thường dùng dải Boilinger để khảo sát RSI. Khi đó ta có các tín hiệu giao dịch:
• Mua: Khi RSI giảm xuống dải dưới Boilinger.
• Bán: Khi RSI tăng vượt qua dải trên Boilinger.
Chú ý:
- Nên bổ sung bộ lọc xu hướng vì hình thức kể trên là một hiện tượng tương phản xu hướng. Chẳng hạn, có thể bổ sung chỉ số trung bình hội tụ - phân kỳ (MACD). Khi đó, nếu MACD>0 thì xu hướng thị trường là tăng một cách rõ rệt.
-
3. Với ADX :
Khi phối hợp với chỉ số định hướng trung bình (ADX) chúng ta có nhiều tín hiệu giao dịch phong phú.
Khảo sát về ADX (bài sau) chúng ta sẽ trở lại vấn đề này một cách chi tiết hơn nữa.
Chương 4. TỔNG KẾT VÀ VÍ DỤ
1. Khái niệm chung :
- RSI thuộc nhóm các chỉ số về xung lượng, phân tích tương quan sức mạnh tăng/ giảm giá, tương quan giữa bên mua/ bên bán.
- RSI đo lường tỷ lệ biến động đi lên/đi xuống của giá cổ phiếu, đo lường cường độ dao động liên quan giữa giá hiện tại và giá quá khứ.
- Công dụng: RSI xác nhận hướng di chuyển đường giá, cung cấp các tín hiệu giao cảnh báo (đảo chiều, quá mua/ quá bán) và các tín hiệu giao dịch.
2. Tính chất và đặc điểm :
- RSI gồm 1 đường trung bình giữa và 2 đường biên (biên trên và biên dưới)
- Sự sai lệch giữa RSI và đường giá là đặc điểm cơ bản của RSI.
- Khi RSI tiến vào vùng nhạy cảm (RSI >70 là RSI < 30) thường tạo ra các dao động sai lệch là một hiện tượng đặc biệt, cần lưu ý.
- Hiện tượng phân kỳ giữa RSI và đường giá là một tín hiệu cảnh báo đảo chiều.
3. Sử dụng:
- Sử dụng 2 đường biên:
• Mua: RSI <30 sau đó tăng vượt mức này
• Bán: RSI >70 sau đó giảm dưới mức này
- Sử dụng đường trung bình:
• Mua: RSI >50
• Bán: RSI <50
- Sử dụng hiện tượng hội tụ - phân kỳ :
• Hội tụ:
- Mua: Đường giá tăng và RSI tăng
- Bán : Đường giá giảm và RSI giảm
• Phân kỳ:
- Phân kỳ mua: Đường giá giảm và RSI tăng
- Phân kỳ bán : Đường giá tăng và RSI giảm
- Sử dụng phối hợp với các chỉ số PTKT khác: EMA, dải Bollinger, ADX…
CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1
Giới thiệu các hiện tượng quá mua/quá bán và tín hiệu giao dịch.
(Đồ thị: Công ty Cổ phiếu 68)
- Với các thị trường biến động mạnh, thường chọn biên trên= 80 và biên dưới = 20
- RSI >80 : hiện tượng quá mua
- RSI < 20: hiện tượng quá bán
- Mua khi RSI vượt lên trên 20
- Bán khi RSI giảm xuống dưới 80.
VÍ DỤ 2
Giới thiệu hiện tượng phân kỳ và các tín hiệu mua/ bán khi sử dụng đường trung bình
( (Đồ thị: Công ty Cổ phiếu 68)
- Điểm 1:
Phân kỳ dương (đường giá giảm và RSI tăng): tín hiệu thị trường chuyển sang xu hướng tăng.
- Điểm 2 & 3:
Phân kỳ âm (giá tăng và RSI giảm): thị trường giảm, RSI cắt 80 sau đó giảm và tạo điểm mới thấp hơn đỉnh cũ: xu thế giảm.
- Chú ý :
• Khi RSI xuống dưới 50 sẽ xuất hiện mô hình Đỉnh – Đầu – Vai
• Tín hiệu giao dịch:
o Mua khi RSI vượt lên 50
o Bán khi RSI xuống dưới 50
VÍ DỤ 3
Giới thiệu các tín hiệu giao dịch của cổ phiếu BMI
(Đồ thị: Cong ty Quả cầu vàng)
• Mua: Khi RSI cắt và nằm dưới phía trên 30 (vùng quá bán)
• Bán: Khi RSI cắt và nằm dưới 70 (vùng quá mua)
VÍ DỤ 4
Giới thiệu hiện tượng phân kỳ và hiện tượng xác nhận xu hướng của RSI
(Đồ thị: Công ty Quả cầu vàng)
- Điểm 1: (#1 - #2)
Phân kỳ âm (đường giá tăng và RSI giảm): thị trường giảm
- Điểm 2: (#5- #6)
Phân kỳ dương (giá giảm và RSI tăng): thị trường tăng
- Tại #3- #4
RSI giảm, xác nhận thị trường trong xu thế giảm.
VÍ DỤ 5
Tìm hiểu hiện tượng siêu mua/siêu bán, tín hiệu cảnh báo và tín hiệu giao dịch cổ phiếu MHC (Công ty Hàng Hải Hà Nội)
(Đồ thị: Vietstock)
* Tại điểm (1) và (5)
- RSI >70: siêu mua, ngưỡng siêu mua bị xuyên phá, nên mua vào (thuận theo xu thế thị trường)
* Tại (2), (3), (4)
- RSI <30: siêu bán, giá cổ phiếu vượt từ ngưỡng siêu bán lên trên.
- Phân kỳ dương xuất hiện (giá giảm và RSI tăng): tín hiệu mua vào, thị trường trong xu hướng tăng.
* Tại (6):
- RSI <30: siêu bán, ngưỡng siêu bán bị xuyên phá và giá giảm mạnh.
- Tín hiệu: bán ra để cắt lỗ, chờ thị trường phục hồi để mua vào.
CHU XUÂN LƯỢNG
Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
cxluong@gmail.com
NGUYỄN QUANG MINH
Trưởng bộ phận phân tích
minhnq@vietstock.vn
-
29-12-2010, 05:06 AM #10Silver member
- Ngày tham gia
- Apr 2019
- Bài viết
- 0
PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT
BÀI 3 - CHỈ SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRUNG BÌNH (ADX)
Chương 1: TỔNG QUAN
I. KHÁI NIỆM
1. Ý nghĩa:
Xu hướng thị trường là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược đầu tư vì giao dịch theo xu thế bao giờ cũng là một hành động hợp lý và hiệu quả . Vì vậy, điều bận tâm nhất đối với các nhà đầu tư là: “Khi nào giá bắt đầu di chuyển theo một xu hướng nhất định”.
Để xác định được xu thế thị trường cũng như khi nào một xu thế bắt đầu, khi nào nó kết thúc là một công việc không hề đơn giản. Chúng ta có một công cụ hỗ trợ vấn đề trên là: “Chỉ số định hướng trung bình – Average Directional Index (ADX).”
2. Công dụng:
- Mục tiêu chính của ADX là để xác định trạng thái thị trường có xu hướng hay không, nghĩa là ADX giúp ta xác định xu hướng hiện tại của đường giá và phản ánh sức mạnh của xu hướng đó.
- Nếu xác định được xu hướng thị trường một cách rõ ràng, chúng ta sẽ:
• Phối hợp với các chỉ số PTKT khác một cách hợp lý.
• Khắc phục được các sai lầm khi sử dụng các chỉ số PTKT khác nhau, khiến cho các tín hiệu cảnh báo, giao dịch được đảm bảo hơn.
• Tránh được những “cái bẫy” của thị trường (bẫy tăng giá, bẫy giảm giá)
Ngoài tác dụng đo cường độ xu hướng ADX còn là một chỉ số lí tưởng để xác định điểm đảo chiều.
3. Nhắc lại:
Thị trường gồm hai loại : có xu hướng và không có xu hướng. Mỗi loại có phương pháp PTKT khác nhau với các công cụ sử dụng cũng khác nhau.
• Thị trường có xu hướng :
*Xác định xu hướng :
- Xu hướng tăng: Xác định bằng đường thẳng nối các đáy thấp nhất khi thị trường xuất hiện xu hướng tăng.
Thông thường, khi giá hạ thấp hơn đường xu hướng tăng : Tín hiệu cảnh báo giá sẽ giảm – nên bán ra.
- Xu hướng giảm: Xác định bằng đường thẳng nối các đỉnh cao nhất khi thị trường xuất hiện xu hướng giảm.
Thông thường, khi giá vượt lên trên đường xu hướng giảm: Tín hiệu cảnh báo giá sẽ tăng – nên mua vào.
* Công cụ hỗ trợ : MA, CCI, dải Bollinger…
• Thị trường không xu hướng : (còn gọi là TT dao động trong biên độ, TT đi ngang, TT dập dềnh…)
* Xác định các mức chống đỡ và kháng cự :
- Chống đỡ : Kẻ một đường thẳng sao cho qua nhiều điểm giá thấp nhất trong các chu kỳ dao động sóng của thị trường.
- Kháng cự : Kẻ một đường thẳng sao cho qua nhiều điểm giá cao nhất trong các chu kỳ dao động sóng của thi trường.
* Công cụ hỗ trợ : RSI, STO, MACD, William%R…
II. CẤU TẠO
1. Cấu tạo :
Đồ thị ADX có giá trị từ 0 – 100 gồm 3 thành phần: ADX, DI+, DI-
• ADX : Chỉ số định hướng trung bình cho cả xu hướng tăng và xu hướng giảm.
• DI+ : Chỉ số thể hiện xung lượng tích cực (giá tăng)
• DI- : Chỉ số thể hiện xung lượng tiêu cực (giá giảm)
2. Đặc điểm :
- Thường dùng dữ liệu 14 ngày giao dịch gần nhất để tính toán (DI +14 và DI -14)
- Hai đường DI+ và DI- có tác dụng bổ sung cho ADX để phản ảnh xu hướng thị trường.
- Có thể sử dụng 3 đường ADX, DI+, DI- một cách độc lập nhưng thực tế chúng chỉ phát huy hiệu quả và cung cấp các tín hiệu chính xác khi sử dụng phối hợp với nhau. Lí do: Các đường DI có thể đi trước thị trường một bước sẽ cho ta những tín hiệu sai lệch. Khi đó cần theo dõi kỹ ADX hoặc phối hợp với các các yếu tố PTKT khác để kịp thời hiệu chỉnh những sai lệch trước khi có những quyết định cuối cùng.
Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM
I. ĐẶC ĐIỂM
1. ADX đo cường độ xu thế :
Khi sử dụng ADX phải luôn chú ý hướng di chuyển của đường giá vì khi ADX tăng
hay giảm không có nghĩa là đã xác định được hướng di chuyển tiếp theo của đường giá:
• Một xu hướng tăng mạnh khi ADX tăng liên tục .
• Một xu hướng giảm mạnh khi ADX cũng tăng liên tục.
Như vậy ADX là đường chỉ số định hướng trung bình cho cả xu hướng tăng và giảm.
Nó không xác định chiều xu hướng mà chỉ thể hiện sức mạnh của một xu hướng.
Ví dụ:
Giả sử thị trường trong xu thế giảm:
- Nếu ADX < 20: Chứng tỏ xu hướng hiện tại đã suy yếu. Lúc này các nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần, chờ xu hướng tiếp theo.
- Khi ADX tăng và vượt mức 20: Tín hiệu cảnh báo thị trường sẽ xuất hiện một xu hướng mới (chưa biết là tăng hay giảm). Cần lưu ý là tín hiệu trên xuất hiện không có nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều rồi tăng trở lại mà mới chỉ là hồi chuông báo hiệu: “ Thị trường sẽ xuất hiện một xu hướng mới ’’
2. ADX là một chỉ số chậm :
ADX là một chỉ số chậm vì nó thường theo sau các chỉ số xung lượng khác (RSI, MACD, Momentum…) một khoảng thời gian sau khi các chỉ số đó đã hoàn tất nhiệm vụ : “Cảnh báo các tín hiệu quá mua/ quá bán.”
Vì vậy, muốn đảm bảo các tín hiệu giao dịch chính xác cần hiệu chỉnh.
Hiệu chỉnh:
- Điều đầu tiên cần xác định rõ: Nếu chỉ có các chỉ số xung lượng đơn thuần có mặt tại các vùng quá mua/ quá bán thì chưa đủ các yếu tố cấu thành điều kiện giao dịch. Khi đó, cần lưu ý đặc biệt tới các đỉnh và đáy trước khi ADX vượt mức 30.
- Khi đáy bị xuyên phá: Tín hiệu đảo ngược xu hướng – cảnh báo xu hướng cũ đã kết thúc.
- Để tránh rủi ro vì giá có thể tăng trở lại, cần theo dõi kỹ ADX . Khi ADX bắt đầu giảm : xu hướng cũ có thể đã kết thúc. Lúc đó, chúng ta nên phối hợp với RSI để xác định các tín hiệu quá mua/ quá bán một cách đảm bảo.
Ghi chú :
Hai đường DI+ và DI- biểu thị xu hướng tích cực và tiêu cực của giá. Khi xu hướng thị trường đã rõ ràng, đường DI+ sẽ vượt lên khỏi DI- và ngược lại.
II. TÍNH XU HƯỚNG :
Bản chất ADX là đo sức mạnh xu thế nhưng không phản ánh chiều hướng (lên,xuống) . Nó chỉ thể hiện mức độ bền vững và mạnh yếu của xu hướng.
Vì vậy nên sử dụng đường xu hướng tột đỉnh (climactic trendlines) để kiểm tra xu hướng hiện tại là gì mới có thể xác định được ADX đang phản ánh cường độ của xu hướng nào.
1. Xu hướng mạnh dần :
Xu hướng trở nên mạnh dần khi ADX tăng từ thấp lên cao. Nếu ADX đổi hướng tại các mức 40 hay 42 cùng với lúc RSI ( hay CCI ) chạm vào các mức đỉnh hoặc đáy tột cùng tùy theo tình hình thị trường (climactic top/bottom level) : Tín hiệu cảnh báo giá cổ phiếu sẽ đổi chiều, lùi lại một chút.
Hiện tượng trên mệnh danh là 3/5 ngày đảo chiều - 3/5 Day Reversal ( J.Murphy) có ý nghĩa: Trong 5 ngày giao dịch tiếp theo, giá cổ phiếu sẽ giảm tối thiểu 3 trong 5 ngày, ít nhất là 23% xu hướng hiện tại.
Khi giá cả thị trường điều chỉnh xu hướng như trên, các nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội cho một chiến lược đầu tư hợp lí (cắt lỗ, lướt sóng…)
2. Xu hướng yếu dần :
Khi ADX từ trên cao giảm xuống thấp, xuyên qua mức 25 : Tín hiệu cảnh báo xu hướng đang yếu dần và sẽ dao động trong trạng thái thị trường đi ngang. Lúc đó nên chú ý tới sự dao động của 2 đường DI+ và DI- để phân biệt :
- Thị trường chỉ trong trạng thái điều chỉnh , hoặc
- Xu hướng sẽ bắt đầu đổi chiều.
III. SỰ BIẾN THIÊN CỦA ADX:
ADX thể hiện sức mạnh của một xu hướng bất kể xu hướng đó tăng hay giảm, có giá trị biến thiên từ 0-100 với các hình thái như sau:
• Khi ADX thấp (nhỏ hơn 20):
Thị trường đi ngang, không có xu hướng với khối lượng giao dịch thấp.
• ADX tăng trở lại rồi vượt 20:
Thị trường xuất hiện một xu hướng mới, có thể tăng hoặc giảm.
• DI+ vượt DI- :
Xu hướng mới đã rõ ràng. Nhà đầu tư nên nghĩ tới việc giao dịch trong xu thế ngắn hạn hiện tại.
• ADX dao động trong khoảng 20 – 40:
- ADX < 30 và đáy bị xuyên phá : Xu hướng cũ kết thúc.
- ADX = 40 : Xu hướng cũ kết thúc.
- ADX = 40 và giảm dần : Xu hướng hiện tại đang yếu dần.
• ADX tăng theo hướng từ 20 lên 40:
Tín hiệu xác nhận xu hướng mới đã hình thành trước đó một cách mạnh mẽ và tiếp tục đi theo xu hướng đó. Tùy theo hướng đi của xu hướng, các nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch : mua hoặc bán khống (TTCK Việt Nam chưa sử dụng hình thức này).
• ADX >30 : Xu hướng trong giai đoạn phát triển.
• ADX >40: Xu hướng hiện tại rất mạnh.
• ADX > 50 rồi tăng tiếp: Xu thế cực mạnh .
Ghi chú :
• Rất hiếm gặp các trường hợp ADX lớn hơn 70.
• ADX có độ tin cậy rất cao khi đi lên từ những mức thấp (<20)
Lý do: Khi ADX ở mức này có nghĩa là thị trường đã giảm khá sâu trong một thời gian khá dài. Nên lưu ý đặc điểm này để có kế hoạch đầu tư hợp lý.
Chương 3. SỬ DỤNG
I. NGUYÊN LÝ
1. Dựa vào sự biến thiên của ADX từ 0-100 để xác nhận sự thay đổi xu hướng.
2. Dựa vào sự giao nhau của 2 đường DI+ và DI- để tìm tín hiệu giao dịch.
3. Kết hợp với RSI và các chỉ số PTKT khác để điều chỉnh chiến lược mua/bán hợp lý.
II. XÁC NHẬN XU HƯỚNG
A .Công dụng đầu tiên của ADX là dùng để xác nhận mức độ bền vững của xu hướng hiện tại. Để quan sát mức độ mạnh yếu của xu hướng cần lưu ý các mức:
• ADX vượt 20 rồi tăng tiếp lên 40 : Xu hướng hiện tại đang mạnh dần .
• ADX tăng chậm qua mức 40 rồi giảm: Xu hướng hiện tại đang yếu dần.
Căn cứ vào “ Sự biến thiên của ADX” (Mục III - chương 2) chúng ta sẽ quan sát được mức độ mạnh yếu của thị trường.
B. ADX còn được sử dụng để xác nhận thị trường có hay không xu hướng , qua đó lựa chọn các công cụ PTKT phù hợp. Cụ thể :
- Thị trường có xu hướng: Khi ADX đi lên, vì vậy thường dùng MA, CCI…
- Thị trường không xu hướng: Khi ADX đi xuống, nên sử dụng RSI,MACD, STO…
Ghi chú :
- Khi ADX đi xuống từ mức trên 40: Thị trường đi ngang (không xu hướng).
- Khi ADX đổi hướng đi lên từ dưới 20: Thị trường quay lại tình trạng có xu hướng.
Nhắc lại :
- Muốn biết giá đang dao động theo chiều hướng nào, theo rõi DI+ và DI-
- ADX chỉ phản ảnh sức mạnh của xu hướng.
III. TÌM TÍN HIỆU GIAO DỊCH
Thị trường đang trong trạng thái mua vào khi DI+ > DI- và bán ra khi DI+ < DI- Từ đó, sự giao nhau của 2 đường DI+ và DI- cung cấp cho ta các tín hiệu giao dịch và giao điểm của chúng là thời điểm mua-bán.
• Mua:
Khi DI+ cắt DI- từ dưới lên (DI+ cắt và đi lên phía trên DI-)
• Bán:
Khi DI+ cắt DI- từ trên xuống ( DI+ cắt và đi xuống phía dưới DI-)
• Cắt lỗ và mua vào :
Việc cắt lỗ thực hiện ở điểm giao nhau đầu tiên của các đường DI.
Sau đó ADX chạm 20 cũng là lúc DI+ cắt DI- từ dưới lên. Từ đây nên bắt đầu mua vào, lợi nhuận sẽ rất lớn trong các đợt tăng giá tiếp theo.
Ghi chú :
Sau khi có tín hiệu mua/bán nên chờ giá tăng/giảm vượt qua giá cực điểm lúc giao nhau (theo Quy tắc giá cực điểm tại 2 đường cắt nhau).Cụ thể:
- Khi mua: chờ giá tăng vượt qua giá cực điểm khi DI+ cắt DI-
- Khi bán: chờ giá giảm qua giá cực điểm khi DI+ cắt DI- từ trên xuống .
IV. TÍM ĐỈNH VÀ DÒ ĐÁY
Khái niệm “mua đáy – bán đỉnh” bao giờ cũng là điều mong ước của các nhà đầu tư.
Nhờ ADX, có thể “tìm đỉnh và dò đáy” thông qua các hiện tượng sau:
1. ADX trên DI+ và DI-:
Ba chỉ số ADX, DI+, DI- thể hiện cùng đồ thị.
Mô hình bắt đầu khi ADX nằm phía trên DI+ & DI- và có giá trị khá cao (>35)
ADX khá cao có nghĩa thị trường mạnh nên sẽ có khả năng đảo chiều. Nên theo dõi kỹ để tận dụng cơ hội đảo chiều này
2. ADX giảm :
Khi ADX bắt đầu giảm, nên lưu ý sự giao nhau của DI+ và DI- :
• Nếu DI- đi lên cắt DI+: Xu hướng tăng đã bắt đầu suy yếu. Nên “chốt lời” trước khi xu hướng mới bắt đầu.
• Nếu DI- đi xuống và cắt DI+: Tín hiệu cảnh báo xu hướng giảm đã kết thúc. Có thể coi đây là tín hiệu mua vào để chờ xu hướng tăng giá tiếp theo.
Ghi chú :
o Nếu thị trường biến động ngược với dự đoán, nên điều chỉnh việc mua/ bán tại các đỉnh và đáy gần nhất.
o Hai đường DI+ và DI- có thể cắt nhau vài lần trước khi hình thành xu hướng mới, nên quan sát kỹ.
V. PHỐI HỢP VỚI RSI
Mục đích giao dịch của các nhà đầu tư thường là: “Tìm thời điểm vào thị trường trong xu thế mạnh và cố gắng mua vào tại đáy”.
Mặt khác, việc sử dụng kết hợp ADX và RSI cho ta nhiều kết quả tốt nếu dựa trên nguyên lý:
• Dùng RSI làm chỉ số xác định tín hiệu mua trong xu hướng tăng.
• Dùng ADX làm chỉ số đo lường sức mạnh của xu hướng đó.
Chúng ta có những biện pháp cụ thể để thực hiện mục đích và nguyên lý kể trên:
1. Xác định thời điểm vào thị trường trong xu thế mạnh và mua tại đáy:
Khi ADX đang tăng: Xu thế mạnh đang tiếp diễn. Nếu chờ thời cơ phù hợp thường rất khó xác định và có khi chậm trễ, lỡ cơ hội.
Lúc này, nên theo phương châm: “Dựa vào hiện tượng ADX đang tăng và đặt lệnh mua ngay vào bất kỳ lúc nào khi RSI <85”
Lý do:
- Phản ứng kịp thời vì đã tận dụng được thời điểm tham gia thị trường nhanh.
- Tránh được “hành động mạo hiểm”: Mua ở trạng thái quá mua (vì đã đặt điều kiện RSI <85).
2. Xác định thời điểm hoãn giao dịch:
Khi ADX đi ngang hoặc giảm: Thị trường không còn mạnh.
Lúc này RSI đóng vai tròn quan trọng và chúng ta nên hoãn giao dịch với nguyên tắc: “Nên hoãn giao dịch khi ADX không tăng.
”
3. Xác định thời điểm thoát khỏi thị trường:
Khi thị trường tăng nhưng xu thế không còn mạnh. Nên dựa vào RSI để tìm thời điểm “chốt lời” và thoát khỏi thị trường.
TÓM TĂT VIỆC KẾT HỢP ADX & RSI
Mua:
• Thị trường ở xu thế tăng (Dùng các chỉ số PTKT khác để đảm bảo điều này, ví dụ: MA20 phải tăng…)
• Mua vào khi ADX vẫn tăng và RSI <75
• Nếu ADX không tăng: Mua vào khi RSI <50
Bán:
• Nếu ADX tăng: Bán ra khi RSI 9 >75 (Vì đã có lời nên bán ra và chốt lời sớm, đừng đợi tới khi thị trường điều chỉnh vì RSI 9 tăng tới 75: Tín hiệu điều chỉnh.
• Nếu ADX không tăng: Dùng RSI 9 để xác định điểm chốt lời vả nên chốt lời khi
RSI 9 >75.
• Luôn nhớ rằng : Chí bán ra khi ADX có dấu hiệu suy giảm.
VI. KÊT HỢP VỚI CÁC CHỈ SỐ PTKT KHÁC
Với dải Bollinger:
Mua
• Khi giá nằm dưới biên dưới dải Bollinger (20,2)
• Đường DI+ vượt DI-
• ADX vượt 20
Chú ý: Các đường ADX và DI+ tăng còn DI- giảm.
Bán
• Giá vượt biên trên dải Bollinger (20,2)
• ADX vượt 20 và tăng
• DI+ giảm nhưng DI- tăng
Chú ý: ADX và DI- tăng còn DI+ giảm.
Chương 4. TỔNG KẾT VÀ VÍ DỤ
TỔNG KẾT
I. KHÁI NIỆM ĐẠI CƯƠNG
1. Ý nghĩa :
Chỉ số định hướng trung bình ADX là một chí số PTKT dùng để :
o Xác định xu hướng thị trường
o Đo sức mạnh và độ bền vững của xu hướng.
2. Cấu tao :
ADX biến thiên từ 0-100 gồm 3 thành phần ADX, DI+, DI- thường dùng phối hợp với nhau với dữ liệu 14 ngày giao dịch gần nhất để tính toán.
3. Tính chất và đăc điểm :
• ADX là đường chỉ số định hướng trung bình cho cả xu hướng tăng – giảm và chỉ thể hiện sức mạnh của một xu hướng đồng thời ADX là một chỉ số chậm nên phải bổ sung các biện pháp hiệu chỉnh.
• Tính xu hướng:
Xu hướng mạnh dần : Khi ADX tăng từ thấp lên cao
Xu hướng yếu dần : Khi ADX giảm từ cao xuống thấp
• Sự biến thiên của ADX:
a. Dưới 20: Thị trường không xu hướng
b. Tăng từ dưới lên quá 20: Bắt đầu một xu hướng mới
c. Tăng từ 20 lên 40: Xác nhận xu hướng mới đã hình thành trước đó.
d. Trên 40: Xu hướng hiện tại mạnh.
e. Bằng 40 : Xu hướng cũ kết thúc
f. Cắt 50 rồi tăng: Xu hướng cực mạnh
II. SỬ DỤNG
1. Tín hiệu giao dịch:
• Mua : DI+ cắt và đi lên trên DI-
• Bán : DI+ cắt và đi xuống dư
2. Phối hợp với các chi số PTKT khác :
• Với RSI
• Với dải Bollinger
CÁC VÍ DỤ
VÍ DỤ 1:
Khảo sát đồ thị ADX của cổ phiếu ACB
(Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)
4. ADX tăng và xu hướng tăng
5. ADX cắt 40: Xu hướng kết thúc
6. ADX nhỏ hơn 20: Thị trường không xu hướng.
VÍ DỤ 2:
Khảo sát đồ thị ADX của cổ phiếu FPT
(Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)
7. ADX cắt 20 và đi lên: Xu hướng mới bắt đầu
8. ADX tăng và xu hướng giảm.
9. ADX cắt 40: Xu hướng kết thúc.
10. ADX cắt 40 và giảm dần: Xu hướng suy yếu.
VÍ DỤ 3:
Các tín hiệu giao dịch của cổ phiếu STB
(Đồ thị: Công ty Cổ phiếu 68)
CHU XUÂN LƯỢNG
Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
cxluong@gmail.com
NGUYỄN QUANG MINH
Trưởng bộ phận phân tích
minhnq@vietstock.vn
Các Chủ đề tương tự
-
Offline CLB PTKT Vietstock tháng 09/2013: Những mẫu hình hiệu quả nhất tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Bởi ngocdona trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 29-09-2013, 10:20 AM -
Offline Câu lạc bộ PTKT Vietstock tháng 03/2013 “Tương kế, tựu kế” trong đầu tư chứng khoán
Bởi KaliIngle trong diễn đàn Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 05-03-2013, 05:35 AM -
Kinh tế và chứng khoán Việt trong mắt người Nhật: Nhận định của chuyên gia Imai Masayuki
Bởi imported_tintuc.seoweb trong diễn đàn Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 07-10-2011, 11:23 AM -
Chứng khoán bị 'nhấn chìm' trong sắc đỏ
Bởi dhuyhulr37 trong diễn đàn Nhận định Thị trườngTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-12-2010, 03:04 AM -
“Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
Bởi yeenyeen trong diễn đàn Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 0Bài viết cuối: 24-04-2009, 09:19 AM
Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ địa hàng ngày giúp phát tài phát lộc Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ địa hàng ngày giúp phát tài phát lộc, văn khấn thần tài thổ địa để cầu xin sức khỏe, may...
Bài văn khấn cúng ông thần tài thổ...