Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 19 của 19
  1. #11
    Ngày tham gia
    Sep 2019
    Bài viết
    9
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 4 - TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ/ PHÂN KÌ (MACD)

    Chương 1. TỔNG QUAN


    I. KHÁI NIỆM
    1. Ý nghĩa :

    Sau khi Gerald Apel giới thiệu (1979), trung bình động hội tụ- phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence - MACD) trở thành một công cụ PTKT tin cậy và thông dụng nhất.
    MACD thuộc nhóm phân tích tương quan và phân tích xu thế:
    - Phân tích tương quan giữa TBĐ ngắn hạn và dài hạn.
    - Theo dõi sự biến động của xu hướng, chỉ ra hướng biến động của xu hướng và không có giới hạn trên/dưới.
    Vì vậy trên cùng đồ thị, nó vừa chỉ ra hướng biến động của xu hướng vừa xác định các tín hiệu giao dịch.
    MACD được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa hai đường TBĐ ngắn hạn/ dài hạn. Cụ thể chỉ số MACD đo sự chênh lệch giữa hai chỉ số TBĐ 12 và 26 ngày cùng với TBĐ 9 ngày của chính MACD.
    MACD là một chỉ số biến động giá nhưng nó không dịch chuyển trong một khoảng xác định và là một công cụ rất hữu ích vì là sự kếp hợp của một số nguyên tắc dao động.

    2. Khung thời gian:
    Khi tính toán MACD, ta chọn 3 khung thời gian khác nhau :
    - Loại 1: 26 ngày, 12 ngày, 9 ngày
    - Loại 2: 17 ngày, 8 ngày, 9 ngày.
    Ghi chú :
    - Loại 1 có khung thời gian dài hơn nên ít biến động hơn. Loại 2, ngắn hơn sẽ cung cấp tín hiệu ít hơn.
    - Thường chọn loại 1: 25, 12, 9 (ngày, tuần)

    3. Tính toán:
    Ban đầu, chỉ số MACD được tính toán để quan sát chu kì biến động của 25 tuần và 13 tuần, theo cách tính toán như sau:
    Đường MACD nhanh: (đường MACD)
    là chênh lệch giữa EMA ngắn hạn và EMA dài hạn của giá với hệ số làm trơn tương ứng với các chu kỳ 12/13 và 26 phiên của EMA thông thường.
    MACD nhanh = EMA26 – EMA13
    Hệ số làm trơn x = 2/ n+1
    Trong đó n là số phiên, liên hệ với hệ số làm trơn như sau:



    Số phiên (n) Hệ số làm trơn (α )
    9 0.20
    12 0.15
    26 0.075

    Do đó:
    EMA = [ Giá đóng cửa ngày x α] + [(TBĐ ngày – 1) x (1- α)]

    Đường MACD chậm (đường tín hiệu, MACDA)
    là chuyển động EMA của đường MACD nhanh với hệ số làm trơn α tương ứng với chu kỷ n= 9 phiên
    MACD chậm = EMA (làm trơn 9)
    Hiện nay, nguyên lý của việc tính toán MACD là dựa trên hiệu của 2 đường TBĐ ngắn hạn và dài hạn. Kết quả thu được là một chỉ số dao động trên dưới 0. Cụ thể:
    - TBĐ ngắn hạn: EMA 12 (giá 12 ngày, tuần gần nhất)
    - TBĐ dài hạn: EMA 26 (giá 26 ngày, tuần gần nhất)


    II. CẤU TẠO
    MACD gồm 3 thành phần: 2 đường và 1 biểu đồ dạng cột :
    - Đường MACD (còn gọi là MACD nhanh, đường di động nhanh hơn)
    - Đường tín hiệu (còn gọi là MACD chậm, đường di động chậm hơn, đường MACDA, đường EMA9)
    - Biểu đồ dạng cột (còn gọi là MACD – Histogram)

    1. Đường MACD:
    Định nghĩa:
    MACD = EMA 12 – EMA 26
    MACD là sự chênh lệch giữa 2 mức giá TBĐ ngắn hạn và dài hạn.
    MACD là hiệu số giữa EMA 12 và EMA 26 với kết quả thu được là một chỉ số dao động quanh đường 0.
    Đặc điểm:
    a. Tín hiệu xu hướng:
    Khi MACD dao động quanh đường 0, vượt lên trên hoặc hạ xuống dưới đường 0 : Tín hiệu cảnh báo xu thế dài hạn thay đổi.Cụ thể :
    - Khi MACD > 0:
    EMA 12 lớn hơn EMA 26: Kỳ vọng hiện tại (EMA 12) cao hơn kỳ vọng trước đây (EMA 26): Tín hiệu tăng giá, có hiện tượng đầu cơ giá lên.
    Có thể coi là một sự dịch chuyển theo hướng tăng của đường cung hoặc đường cầu.
    - Khi MACD < 0:
    EMA 12 nhỏ hơn EMA 26: Kỳ vọng hiện tại (EMA 12) thấp hơn kỳ vọng trước đây (EMA 26): Tín hiệu giảm giá, chỉ ra một sự đi xuống của đường cung/ cầu.
    - Khi MACD = 0
    EMA 12 = EMA 26: Xu thế đổi chiều.



    b. Quan hệ với đường giá:
    Các giá cao nhất hoặc thấp nhất của thị trường tương ứng với các điểm cao nhất và thấp nhất của MACD.
    c. Chức năng:
    MACD có khả năng cung cấp các tín hiệu giao dịch khi phối hợp với đường tín hiệu (EMA 9) hoặc dự đoán xu hướng thị trường khi phối hợp với đường giá.

    2. Đường tín hiệu:
    Định nghĩa:
    Đường tín hiệu là đường EMA chu kỳ 9 phiên của chính đường MACD : EMA9 .
    Đặc điểm:
    - EMA 9 không phải là của giá chứng khoán, thường được đánh dấu trên điểm cao nhất của đường MACD.
    - EMA 9 được gọi là đường tín hiệu vì nó là tín hiệu dự đoán sự giao cắt của hai chỉ số TBĐ ngắn và dài hạn. Nó dự đoán sự giao nhau của MACD theo hướng đường 0.

    3. Biểu đồ MACD:
    Thomas Aspray đã xây dựng biểu đồ dạng cột để biểu thị mức chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu.
    Định nghĩa:
    MACD – EMA 9
    Biểu đồ MACD phản ánh sự chênh lệch giữa giá trị MACD và đường tín hiệu EMA 9.
    Biểu đồ MACD gồm các cột thẳng đứng trên và dưới 0, đo chỉ số chênh lệch giữa giá trị MACD và đường tín hiệu EMA 9.
    Hướng và độ cao các cột được xác định bằng cách dựa trên hướng và khoảng cách giữa hai đường MACD và đường tín hiệu EMA 9.
    Biểu đồ MACD có một đường 0 cho riêng nó (MA 18).

    Đặc điểm:
    a. Phản ánh sự chênh lệch giữa các giá trị MACD và EMA 9:
    - Khi MACD nằm phía trên EMA 9 (MACD>0):
    Biểu đồ dương, các cột quay lên trên đường 0 (thường biểu hiện giá tăng ,còn gọi là phân kỳ dương).
    - Khi MACD dưới EMA 9 (MACD <0):
    Biểu đồ âm, các cột quay xuống dưới (thường biểu hiện giá giảm ,còn gọi là phân kỳ âm)
    - Khi MACD giao cắt với EMA 9: Biểu đồ MACD = 0.
    b. Tín hiệu giao dich :
    Biểu đồ lên trên hoặc xuống dưới đường 0 cho ta các tín hiệu giao dịch vì cùng lúc với các tín hiệu mua/bán trên đồ thị MACD và EMA 9 nghĩa là mua/bán khi MACD cắt EMA 9 cũng là lúc biểu đồ cắt đường 0.
    b. Giá trị cảnh báo sớm:
    Giá trị thực tiễn của biểu đồ là phát hiện ra sự khác biệt giữa 2 đường MACD và EMA 9 rộng ra hay hẹp lại. Song song với điều này, việc cung cấp cho chúng ta các tín hiệu cảnh báo sớm là một hiện tượng rất có ích :
    :
    • Khi biểu đồ dương (trên đường 0) bắt đầu giảm hướng xuống đường 0: Cảnh báo xu hướng tăng đang yếu dần.
    • Khi biểu đồ âm (dưới đường 0) bắt đầu giảm hướng lên đường 0: Cảnh báo xu hướng giảm giá đang bị mất đà.
    Mặc dù chưa có tín hiệu giao dịch thật sự vì tín hiệu giao dịch chỉ thật sự khi biểu đồ cắt 0 (MACD cắt EMA 9) nhưng hiện tượng trên đã cảnh báo sớm cho chúng ta một thông tin quan trọng: “Xu hướng tăng/ giảm hiện tại đang mất đà”.
    Mặt khác, trở lại đường 0, biểu đồ sẽ trở lại điểm cắt đường 0 sớm hơn MACD, có nghĩa là biểu đồ luôn báo trước những tín hiệu giao dịch thật sự.
    Vì vậy, biểu đồ được sử dụng tốt cho việc xác định các tín hiệu sớm để thoát khỏi vị thế hiện tại.
    Tuy nhiên, lợi dụng các hiện tượng trên cho một chiến lược đầu tư ngược lại với xu hướng thị trường trước đó thì nên thận trọng lưu ý vì thường rất nguy hiểm.Mặt khác, cũng cần lưu ý tới độ cao của biểu đồ.

    c. Độ cao biểu đồ MACD:
    Khi biểu đồ ngừng tăng độ cao hoặc bắt đầu co lại: Thị trường suy giảm nhẹ, sau đó có khả năng đảo chiều.
    Như vậy ngoài chức năng cung cấp các tín hiệu giao dịch nhanh vào đảm bảo, biểu đồ MACD còn cảnh báo sự thay đổi hướng di chuyển của đường giá.

    d. Thời điểm giao dịch tối ưu:
    Căn cứ vào độ cao biểu đồ, ta có thể tìm được thời điểm giao dịch tốt nhất là lúc: Từ thanh cao nhất trên biểu đồ đang hình thành các thanh thấp hơn lùi dần về đường 0.

    III. CÔNG DỤNG:
    MACD có 3 công dụng chính:
    1. Xác định xu thế:
    Khi MACD cắt đường 0 từ dưới lên: Xu thế thị trường tăng và ngược lại.
    2. Tìm tín hiệu giao dịch:
    Khi MACD cắt đường tín hiệu (EMA 9) từ dưới lên: mua vào; ngược lại: bán ra, nghĩa là:
    o Phân kỳ dương (cột quay lên): mua
    o Phân kỳ âm (cột quay xuống): bán
    3. Dự báo khả năng đảo chiều:
    Dựa vào sự phân kỳ giữa giá và MACD.
    Chúng ta sẽ khảo sát những công dụng trên một cách tỷ mỷ trong các chương sau.

    Nhắc lại :
    MACD chỉ sử dụng cho các thị trường có xu hướng.




    Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

    I. TÍNH CHẤT
    A. CÁC HIỆN TƯỢNG

    1. .Hiện tượng cảnh báo đặc biệt :
    Bản thân MACD là một công cụ đo dao động giá (momentum) nhưng lại được sử dụng như một phương tiện cơ bản để xác định xu hướng thị trường. Cụ thể :
    - Xác định xu hướng : vì nó được cấu tạo bởi 2 giá trị TBĐ (EMA).
    - Công cụ momentum : vì nó là hiệu số EMA 12 – EMA 26, cho ta biết sự chênh lệch giữa giá gần và giá xa và sự chênh lệch đó có thể biểu thị momentum vì khi hiệu số trên lớn thì MACD tăng. Căn cứ vào hướng và góc của MACD ,ta thấy được momentum.
    Có lẽ vì lý do trên nên có chuyên gia PTKT đã mệnh danh MACD là một “ chỉ số lưỡng tính”.

    2. Hiện tượng sai lệch:
    Hiện tượng sai lệch giữa các đường TBĐ với nhau và giữa các đường TBĐ với đường giá là một hiện tượng khá quan trọng vì qua đó, MACD thể hiện xu thế thị trường và cung cấp những tín hiệu cảnh báo có ích.
    * Sai lệch giữa TBĐ ngắn hạn & dài hạn:
    Theo khái niệm TBĐ:” Khoảng cách giữa các TBĐ ngắn hạn và dài hạn biểu hiện xu thế tăng/ giảm của thị trường”. Do đó:
    - Nếu TBĐ ngắn > TBĐ dài: xu thế tăng (EMA 12 > EMA 26 – MACD >0)
    - Nếu TBĐ ngắn < TBĐ dài: xu thế giảm (EMA 12 < EMA – MACD <0)
    - Nếu TBĐ ngắn = TBĐ dài: xu thế đổi chiều (EMA 12 = EMA 26 – MACD = 0)
    * Sai lệch giữa đường MACD và đường giá:
    Khi các đường MACD nằm rất xa ở phía trên đường 0 (mức quá mua) bắt đầu suy giảm trong khi giá vẫn tiếp tục tăng: Tín hiệu cảnh báo thị trường đã tới đỉnh.
    Hiện tượng sai lệch trên thường gọi là sai lệch âm (sai lệch thị trường đầu cơ giá xuống)
    Theo khái niệm “Hội tụ và phân kỳ” hình thái sai lệch như trên là một hình thái “phân kỳ âm” (đường chỉ số giảm trong khi đường giá tăng).


    3 .Hiện tượng quá mua/quá bán:
    MACD là một chỉ số xu hướng và không có giới hạn trên/ dưới. Không giống với các chỉ số dao động khác nó không dừng lại mà còn có thể tăng mãi.
    Vì vậy, không nên áp dụng các nguyên tắc “quá mua/quá bán” thông thường mà chỉ nên coi đường 0 như một “đường tham chiếu”. Khi đó nếu MACD vượt lên hoặc lùi xuống dưới 0: Tín hiệu cảnh báo xu thế dài hạn sẽ thay đổi.
    Tuy nhiên vẫn cần lưu ý:
    • Tình trạng quá mua: Khi 2 đường MACD và đường tín hiệu (EMA 9) ở vị trí quá cao so với đường 0.
    • Tình trạng quá bán: Khi 2 đường MACD và EMA 9 nằm quá thấp so với đường 0
    Căn cứ vào hiện tượng quá mua/ quá bán do MACD và EMA 9 cung cấp khi chúng dao động quanh đường 0 là một biện pháp khác để tìm bín hiệu giao dịch Cụ thể: Tín hiệu mua tốt nhất khi cổ phiếu ở “tình trạng quá bán”: Đường MACD, EMA 9 và đường giá ở các vị trí quá thấp so với đường 0 và tín hiệu bán tốt nhất, ngược lại.

    4 .Hiện tượng cảnh báo xu thế ngắn & dài hạn:
    Mặc dù MACD là một chỉ số không giới hạn nhưng nó vẫn có những nét riêng:
    Thường các đỉnh MACD xảy ra ở cùng một mức. Khi MACD đạt tới giá trị tương đương với đỉnh trước đó sẽ cho ta những tín hiệu cảnh báo:
    • Xu thế ngắn hạn sẽ thay đổi
    • Xu thế dài hạn tăng tiếp.

    5 .Hiện tượng giao cắt:
    Việc xác định chính xác các giao điểm của các đường MACD, EMA 9, đường 0 có một tầm quan trọng đặc biệt vì đó là những cái mốc của tín hiệu giao dịch. Chúng ta có các điểm giao cắt sau:
    a.Sự giao cắt giữa EMA 12 với EMA 26:
    • EMA 12 cắt EMA 26 từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên cho ta các tín hiệu giao dịch.
    • Điểm giao cắt này tương đương với điểm giao cắt của MACD với đường 0.
    b.Sự giao cắt giữa MACD với đường EMA 9:
    • Đường MACD cắt đường EMA 9 từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên cũng cung cấp cho ta các tín hiệu giao dịch.
    • Điểm giao cắt này tương đương với điểm giao cắt của biểu đồ MACD với đường 0 (Biểu đồ MACD = 0)


    B. HỘI TỤ & PHÂN KỲ

    Khi tìm hiểu và phân tích xu hướng thị trường, chúng ta thường sử dụng công cụ hàng đầu là khảo sát hiện tượng hội tụ/ phân kỳ của MACD:
    1.Hội tụ và phân kỳ giữa MACD và EMA 9:
    • Hội tụ: Xảy ra khi đường MACD và đường tín hiệu (EMA 9) xích lại gần nhau: Tín hiệu cảnh báo xu thế thay đổi.
    • Phân kỳ: Xảy ra khi đường MACD và EMA9 tách xa nhau: Tín hiệu cảnh báo xu hướng phát triển.
    Hiện tượng hội tụ và phân kỳ của MACD và EMA 9 còn thể hiện tiêu biểu đồ MACD như sau:

    2.Hội tụ và phân kì trong biểu đồ MACD:
    • Hội tụ: Biểu đồ co lại khi đường MACD tiến gần đường EMA 9: Cảnh báo sự thay đổi hướng đi của đường giá chậm lại.
    • Phân kỳ: Biểu đồ giản ra hoặc tăng độ cao (không kể chiều âm hay dương): Cảnh báo giá di chuyển theo xu hướng một cách mạnh mẽ.

    3.Phân kì trong MACD và trong biểu đồ MACD:
    a. Khái niệm:
    Nhiều tác giả cho rằng sự phân kỳ trong biểu đồ MACD là một chỉ số khá mạnh trong DTKT và việc áp dụng hiện tượng phân kỳ trong biểu đồ còn đáng tin cậy hơn là áp dụng phân kỳ trong MACD.
    Thường phải chờ một sự xác nhận hiện tượng phân kỳ trong những ngày kế tiếp.
    b. Hình thái:
    Phân kỳ trong MACD tương tự phân kỳ trong biểu đồ:
    • Phân kỳ dương (phân kỳ tăng):
    Khi chỉ số hoặc biểu đồ có đáy sau cao hơn đáy trước trong khi đường giá có đáy sau thấp hơn đáy trước (phân kỳ báo hiệu giá sắp tăng)
    • Phân kỳ âm (phân kỳ giảm)
    Chỉ số hoặc biểu đồ có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước trong khi đường giá có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước( phân kỳ báo hiệu giá sắp giảm)
    c. Tín hiệu giao dịch:
    Các nhà đầu tư thường tiến hành giao dịch khi xuất hiện hiện tượng phân kỳ kể trên. Thông thường, chúng ta nên chờ đợi một sự đổi chiều rõ rệt.
    Sự đảo chiều chỉ thực sự rõ rệt khi đường giá tiếp tục tạo đỉnh mới cao hơn trong khi chỉ số MACD hoặc biểu đồ lại tạo ra những đỉnh thấp hơn (hoặc ngược lại)

    Ghi chú:
    Nhiều tác giả còn khẳng định: Tín hiệu đảo chiều chỉ đáng tin cậy khi biểu đồ đã dựng được các cột mới thấp hơn cột trước đó.
    Các giá liên tiếp cao nhất hoặc thấp nhất của đường giá tương ứng với các điểm cao nhất hoặc thấp nhất của MACD.
    Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là hai biện pháp quan trọng để phát hiện sự đảo chiều của thị trường.

    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  2. #12
    Jessiepn Guest
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 4 - TRUNG BÌNH ĐỘNG HỘI TỤ/ PHÂN KÌ (MACD)

    Chương 3. SỬ DỤNG


    I. NGUYÊN LÝ
    Nguyên lý cơ bản của việc sử dụng chỉ số MACD là dựa vào:
    1. Hiện tượng giao cắt của các đường MACD, đường tín hiệu (EMA 9) và đường 0.
    2. Biểu đồ MACD.
    3. Hiện tượng phân kỳ của MACD.

    II. TÍN HIỆU GIAO DỊCH
    1. Sử dụng giao cắt EMA12 với EMA26:
    • Mua:
    - Khi EMA 12 cắt EMA 26 và nằm phía trên.
    - Tương đương với MACD cắt và nằm trên 0.
    • Bán:
    - Khi EMA 12 cắt EMA 26 và nằm phía dưới
    - Tương với MACD cắt và nằm dưới 0.
    Ghi chú:
    Đây là cách đơn giản nhất để tìm tín hiệu mua/bán khi sử dụng MACD.
    Về hình thái, nó giống sự giao cắt của các đường trung bình động khi chúng ta tìm hiểu về TBĐ (Bài 1)
    Các tín hiệu giao dịch như trên thường chậm. Khắc phục bằng cách sử dụng sự giao cắt của MACD với EMA 9 như sau:
    2. Sử dụng giao cắt MACD với EMA 9:
    • Mua:
    - Đường MACD cắt EMA9 rồi đi lên trên EMA9.
    - Giao điểm có giá trị âm.
    • Bán:
    - Đường MACD cắt EMA9 rồi đi xuống nằm dưới EMA9.
    - Giao điểm có giá trị dương.
    Ghi chú:
    - Các tín hiệu giao dịch như trên xuất hiện sớm và yếu tố khẳng định cũng đảm bảo hơn.
    - Cần lưu ý : Khi mua, các giao điểm có giá trị dương không được xác định; ngược lại khi bán, các giao điểm có giá trị âm cũng không được xác định.
    - Các giao điểm càng cách xa đường 0 thì tín hiệu giao dịch càng được xác định một cách chắc chắn.
    - Mặc dù các giao cắt của EMA 12 với EMA 26 tương đương với giao cắt của MACD với đường 0 nhưng thường dùng sự giao cắt của MACD với đường 0 để khẳng định thêm xu thế mà ít dùng giao dịch vì xảy ra quá muộn nên độ trễ lớn.
    - Cũng nên lưu ý những lời khuyên bổ ích:

    o Khi MACD cao hơn EM 9: nên mua vào vì giá đang tăng.
    o Khi MACD thấp hơn EM 9: nên bán ra vì giá đang giảm.


    3. Sử dụng biểu đồ MACD
    Mục đích cơ bản của việc sự dụng biểu đồ là để dự đoán các tín hiệu giao dịch trước khi nó xảy ra.
    Chúng ta đã rõ hiện tượng giao cắt của MACD với EMA 9 cung cấp các tín hiệu giao dịch. Tại đây, biểu đồ = 0.
    Dựa vào sự tăng giảm của biểu đồ, ta có thể dự đoán sớm sự giao cắt của biểu đồ với đường 0 sẽ xảy ra. (thông qua hiện tượng hội tụ - phân kỳ)
    Cụ thể:
    • Mua:
    Khi biểu đồ nằm dưới đường 0 (biểu đồ âm) bắt đầu hội tụ vể hướng đường 0.
    • Bán:
    Khi biểu đồ nằm trên đường 0 (biểu đồ dương) và bắt đầu hội tụ về hướng đường 0.

    Tóm lại, chúng ta có 2 biện pháp “sớm hơn” như sau:
    - Sử dụng sự giao cắt MACD và EMA 9 để khắc phục sự chậm trễ khi dùng sự giao cắt EMA12 và EMA26.
    - Sử dụng biểu đồ để dự đoán sớm các tín hiệu giao dịch trước khi nó xảy ra.

    4. Sử dụng hiện tường phân kỳ của MACD và giá:
    Các nhà đầu tư thường bắt đầu tiến hành giao dịch lúc thị trường đảo chiều một cách rõ rệt sau khi xảy ra hiện tượng phân kỳ (đường giá di chuyển không cùng hướng với MACD)
    Nói một cách khác: Hiện tượng phân kỳ xuất hiện khi đường MACD nằm ở phía trên đường 0 bắt đầu giảm trong khi đường giá vẫn tăng (phân kỳ âm - giá tăng và chỉ số giảm) được nhiều nhà đầu tư chú ý cho một chiến lược đầu tư hợp lý vì hiện tượng trên là tín hiệu cảnh báo đảo chiều.

    5. Thời điểm giao dịch tối ưu :
    • Theo trạng thái quá mua/quá bán:
    Tín hiệu mua tốt nhất khi cổ phiếu đang ở tình trạng “quá bán” (các đường MACD, EMA 9, đường giá ở vị trí quá thấp so với đường 0) và tín hiệu bán tốt nhất, ngược lại.
    • Theo biểu đồ MACD:
    Thời điểm bắt đầu giao dịch tốt nhất là lúc : sau thanh cao nhất trên biểu đồ bắt đầu xuất hiện các thanh thấp hơn, lùi dần về phía đường 0.
    Không thể phát hiện được thanh cao nhất một cách chính xác vì vậy thường phải phối hợp dữ kiện của biểu đồ với các chỉ số phân tích kĩ thuật khác để tìm hành động giao dịch hợp lý. Thông thường , nên nhảy vào ngay thị trường tại thời điểm 2 thanh cách xa với thanh cao nhất của biểu đồ đã tạo ra trước đó nhưng chưa lâu. Do đó, các nhà đầu tư coi biểu đồ MACD là một chỉ số lý tưởng để xác đị nh thời gian thích hợp cho động thái vào/ra thị trường .



    III. XU THẾ THỊ TRƯỜNG:
    1. Nguyên lý:
    Khi dự đoán xu thế thị trường, chúng ta dựa vào:
    • Hiện tượng chênh lệch giữa các đường EMA12, EMA26, MACD, đường 0.
    • Hiện tượng hội tụ và phân kỳ giữa các đường MACD, EMA 9, đường giá.

    2. Sai lệch giữa EMA 12 và EMA 26:
    • EMA 12> EMA 26: Xu thế tăng (MACD> 0)
    • EMA 12< EMA 26: Xu thế giảm (MACD< 0)
    Cũng với ý nghĩa như trên:
    • MACD> 0 ngày càng lớn: Xu thế tăng càng mạnh
    • MACD< 0 ngày càng lớn: Xu thế giảm càng mạnh

    Nhắc lại:
    - Khi MACD vượt lên trên hoặc xuống đường 0: Xu thế dài hạn sẽ thay đổi.
    - Khi MACD có giá trị đạt tới được tương đương với đỉnh trước đó: Xu thế ngắn hạn sẽ thay đổi.

    3. Hội tụ và phân kỳ:
    • Khi MACD và EMA 9 xích lại gần nhau (hội tụ): Xu thế thị trường sẽ thay đổi.
    • Khi MACD và EMA 9 xa nhau (phân kỳ): Thị trường tiếp tục theo xu hướng đã sẵn có.
    • Khi MACD di chuyển không cùng hướng với đường giá (phân kỳ): Thị trường sẽ đão chiều sau khi hội tụ đủ các yếu tố rõ rệt.

    Khi nghiên cứu về tương qua giữa MACD và đường tín hiệu ( EMA 9), một số tác giả còn phát hiện những đặc điểm về tính xu hướng của chúng:
    1. Đường MACD tượng trưng cho xu hướng tăng
    2. Đường tín hiệu (EMA 9) đặc trưng cho xu hướng giảm.
    3. Khi đường MACD từ thấp di chuyển lên cao, giao cắt với đường EMA 9: Giá đang dao động trên xu hướng tăng.
    4. Khi MACD từ trên cao di chuyển xuống thấp giao cắt đường 0: Tín hiệu cảnh báo xu hướng giảm đã xảy ra.
    Ghi chú:
    Thông thường các tín hiệu kể trên thường chậm so với sự dao động giá.

    IV. PHỐI HỢP MACD VỚI CÁC CHỈ SỐ PTKT KHÁC:
    1. Với RSI:
    Mua:
    • Khi MACD tăng lên trên đường 0 và trên đường EMA 9
    • Khi RSI tăng trên 30
    Bán:
    • Khi MACD dưới đường 0 và dưới đường EMA 9
    • Khi RSI dưới 70


    2. Với Parabolic SAR:
    Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau khi tìm hiểu và khảo sát chỉ số Parabolic SAR trong loạt bài kế tiếp.



    Chương 4. TÓM TẮT và VÍ DỤ

    TỔNG KẾT

    I. KHÁI NIỆM CHUNG

    1. Ý nghĩa:
    MACD thuộc nhóm các chỉ số phân tích tương quan và phân tích xu thế.
    MACD được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa 2 đường TBĐ ngắn hạn (EMA12) và dài hạn (EMA 26)
    2. Cấu tạo:
    Gồm 3 thành phần:
    • Đường MACD: EMA 12 – EMA 26
    • Đường tín hiệu: EMA 9 của chính đường MACD
    • Biểu đồ MACD: MACD – EMA 9
    3. Công dụng:
    • Xác định xu thế
    • Cung cấp tín hiệu giao dịch
    • Dự báo khả năng đảo chiều
    4. Tính chất
    A. Các hiện tượng:
    a.Hiện tượng dự báo kép :
    b .Hiện tương sai lệch:
    Sai lệch giữa TBĐ ngắn & dài hạn:
    • EMA 12> EMA 26 (MACD< 0): Xu thế tăng
    • EMA 12< EMA 26 (MACD< 0): Xu thế giảm
    • EMA 12= EMA 26 (MACD= 0): Xu thế đảo chiều
    Sai lệch giữa MACD và giá:
    • MACD giảm nhưng đường giá tăng: Thị trường tới đỉnh
    c.Hiện tượng quá mua – quá bán:
    Quá mua: Khi đường MACD và EMA ở vị trí quá cao so với đường 0
    Quá bán: Khi MACD và EMA 9 ở vị trí quá thấp so với đường 0.
    d.Hiện tượng về xu thế ngắn và dài hạn:
    Các đỉnh MACD xảy ra ở cùng một mức. Khi MACD đạt tới giá trị tương đương với đỉnh trước đó: Tín hiệu cảnh báo xu thế ngắn hạn thay đổi và xu thế dài hạn tiếp tục.
    e.Hiện tượng giao cắt:
    • Sự giao cắt của EMA12 và EMA 26 từ trên xuống hoặc từ dưới lên (tương đương với sự giao cắt của MACD với đường 0): Cung cấp tín hiệu giao dịch.
    • Sự giao cắt của MACD với EMA 9 từ dưới lên hoặc từ trên xuống (tương đương với điểm giao cắt của biểu đồ MACD với đường 0): Cung cấp tín hiệu giao dịch.

    B. Hội tụ và phân kỳ:
    • Hội tụ và phân kỳ của MACD & EMA 9:
    • Hội tụ: Hai đường MACD và EMA 9 xích lại gần nhau: Xu hướng thay đổi
    • Phân kỳ: Hai đường MACD và EMA 9 tách xa nhau: Xu hướng phát triển.

    • Hội tụ và phân kỳ của biểu đồ MACD:
    • Hội tụ: Biểu đồ co lại: Sự thay đổ hướng chậm lại
    • Phân kỳ: Biểu đồ giãn ra hoặc tăng cao: Xu hướng phát triển mạnh.
    • Hội tụ và phân kỳ của MACD và giá:
    • Hội tụ: MACD và giá di chuyển cùng hướng.
    • Phân kỳ: MACD và giá di chuyển khác hướng: Tín hiệu đão chiều.

    II. SỬ DỤNG
    1. Tín hiệu giao dịch:
    • Mua:
    • EMA 12 cắt EMA 26 rồi đi lên
    • MACD cắt EMA 9 rồi đi lên
    • Biểu đồ MACD âm, hội tụ về hướng 0.
    • Bán:
    • EMA 12 cắt EMA 26 rồi đi xuống
    • MACD cắt EMA 9 rồi đi xuống
    • Biểu đồ MACD dương, hội tụ về hướng 0.
    2. Xu thế thị trường:
    • Xu thế tăng:
    • EMA 12 > EMA 26 (MACD > 0)
    • Biểu đồ MACD giãn ra hoặc tăng độ cao.
    • Xu thế giảm:
    • EMA 12 < EMA 26 (MACD < 0)
    • Biểu đồ MACD dương giảm dần về 0
    • Biểu đồ MACD âm tăng dần về 0
    • Xu hướng thay đổi, đảo chiều:
    • MACD vượt lên/ xuống dưới đường 0
    • MACD xích lại gần EMA 9 (hội tụ)
    • MACD có giá trị bằng đỉnh trước đó.
    • Biểu đồ MACD co lại, không tăng độ cao.

    VÍ DỤ 1:
    Đồ thị mô tả cấu tạo MACD
    ( Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)


    VÍ DỤ 2:
    Hiện tượng phân kỳ giữa đường giá & MACD
    (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)
    (1): Phân kỳ âm (Giá tăng – MACD giảm)
    (2): Phân kỳ dương (Giá giảm – MACD tăng)
    (3): Phân kỳ dương (Giá giảm – MACD tăng)


    VÍ DỤ 3
    Hiện tượng hội tụ và phân kỳ trong biểu đồ MACD
    (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)

    Hội tụ:
    - MACD tiến gần EMA 9
    - Biểu đồ co lại.
    Phân kỳ:
    • MACD tách ra EMA 9
    • Biểu đồ giản ra và tăng độ cao
    Cảnh báo giá tăng nhanh và chắc chắn.

    VÍ DỤ 4:
    Hiện tượng giao cắt của EMA 12 và EMA 26
    (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)

    - 1, 2, ,3, 4, 5:
    Khi EMA 12 cắt EMA 26 thì cũng đồng thời MACD cắt đường 0
    • 1, 3, 5:
    EMA 12 cắt EMA 26 từ trên xuống cùng lúc MACD cắt đường 0 từ trên xuống
    • 2, 4:
    EMA 12 cắt EMA 26 từ dưới lên cùng lúc MACD cắt đường 0 từ dưới lên.

    VÍ DỤ 5:
    Các tín hiệu giao dịch của cổ phiếu SSI
    (Đồ thị : Công ty Cổ Phiếu 68)

    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  3. #13
    Jessiepn Guest
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 5 - CHỈ SỐ DAO ĐỘNG NGẪU NHIÊN ( STOCHASTIC )

    Chương 1. TỔNG QUAN

    I. Ý NGHĨA:

    1. Vai trò các chỉ số dao động:
    Thị trường chứng khoán có hai trạng thái:
    - Trạng thái có xu hướng
    - Trạng thái không xu hướng (đi ngang, dập dềnh…)
    Mỗi hình thái thị trường kể trên phù hợp với một nhóm chỉ số và những phương pháp PTKT nhất định.
    Chúng ta có hai nhóm chỉ số:
    1. Nhóm chỉ só xu hướng (MA, MACD, Parabolic SAR…):
    Cảnh báo tiếp diễn hay thay đổi xu hướng hiện hữa, nghĩa là chúng tổng hợp và mô tả lại diễn biến giá.
    2. Nhóm chỉ số dao động (Dải Bollinger, CCI…):
    Cảnh báo khả năng đảo chiều nghĩa là giúp ta nhận định về đà tăng hay giảm của giá. Một xu hướng hiện hữu chỉ có thể tồn tại trong hai giai đoại: hoặc sẽ tiếp diễn hoặc sẽ đảo chiều. Vì vậy các chỉ số PTKT trong 2 nhóm trên chỉ thực sự có hiệu quả ở trong một giai đoạn nhất định mà thôi.
    Ví dụ: Khi thị trường tăng mạnh với thời gian dài (xu hướng tăng) các chỉ số dao động kể trên sẽ giúp ta dự đoán thời điểm đảo chiều, trong khi đó, các chỉ số xu hướng thường vẫn cung cấp đều đặn các tín hiệu tăng giá.
    Mặt khác, các nhà đầu tư đều có nguyện vọng giống nhau: Xác định được các thời điểm giao dịch một cách chính xác (vào – ra, mua – bán, cắt lỗ, chốt lời …). Các chỉ số PTKT thuộc nhóm chỉ số dao động sẽ hỗ trợ chúng ta việc xác định các thời điểm kể trên, trong đó đặc biệt là: Dự đoán thời điểm đảo chiều và thời điểm chốt lời ở mức giá tốt nhất.
    Một trong nhóm các chỉ số PTKT thuộc nhóm dao động được sử dụng phổ biến là chỉ số dao động Stochastic

    2. Vai trò Stochastic:
    Năm 1950, George Lane giới thiệu chỉ số dao động Stochastic (Stochastic Oscillator) dựa trên nguyên lý cơ bản: “So sánh giá đóng cửa hiện tại với biên độ giá cao nhất- thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định”.
    Như vậy, ý nghĩa thực tiễn của Stochastic là: “Tìm ra giá đóng cửa ngày hôm nay đang ở vị trí nào trong khoảng dao động giá của n ngày gần nhất” nghĩa là Sto cho ta so sánh giá một chứng khoán đóng cửa với khoảng giá của nó trong một thời gian xác định.
    Nói một cách khác: Stochastic Oscillator là một chỉ số đo xung lượng thuộc dòng momentum dùng để đối chiếu giữa giá đóng cửa so với mức dao động bình quân của giá (gần giá cao- thấp) tính trong một khoảng thời gian nhất định.
    Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm các tín hiệu ( cảnh báo, giao dịch) chúng ta còn thấy Stochastic ( và một số chỉ số PTKT khác) còn có đặc điểm khác nữa:
    a. Các chỉ số RSI, STO… biến động trong phạm vi 0 - 100 đồng thời tạo ra 2 vùng quá mua – quá bán. Các tín hiệu đều phát sinh khi chúng vào / ra 2 vùng này.
    b. Các chỉ số như ROC… trong quá trình biến động thường dao động quanh một trục trung tâm (trục 0). Khi đó các tín hiệu sẽ phát sinh khi chúng cắt trục 0.

    II. CẤU TẠO
    1. Các loại:
    Stochastic gồm 3 loại:
    a. Stochastic nhanh
    b. Stochastic chậm
    c. Full Stochastic (ít dùng nên không cần tìm hiểu)
    • Stochastic nhanh:
    - Gồm 2 đường %K và %D dao động từ 0 – 100
    - Giá trị %K và %D hiển thị trên cùng biểu đồ.
    • Stochastic chậm:
    - Gồm 2 đường %K và %D
    - Đường %K thoát thai từ Sto nhanh và %D thoát thai từ SMA của đường %K trên.
    2. Tính toán:
    a. Stochastich nhanh:
    • Tính % K: (đường cơ bản của chỉ số Stochastic)

    % K = Giá đóng cửa hôm nay – giá thấp nhất trong n ngày x 100
    Giá cao nhất trong n ngày – giá thấp nhất trong n ngày
    trong đó:
    n: trị số phiên giao dịch trong giai đoạn đang xét .
    Từ công thức trên suy ra:
    - Nếu giá đóng cửa ngày hôm nay đồng thời là giá thấp nhất trong n ngày thì tử số trong công thức trên bằng 0, tất nhiên % K = 0.
    - Nếu giá đóng cửa hôm nay đồng thời là giá cao nhất trong n ngày thì tử số bằng mẫu số, khi đó % K = 100.
    • Tính % D: (đường tín hiệu)
    Sau khi tính được % K , ta lấy SMA3 của chính đường % K đó để tạo thành đường tín hiệu % D.

    b. Stochastic chậm:
    • Tính % K: lấy đươòng % D (đường tín hiệu) của Stochastic nhanh ở trên làm % K cho Stochastic chậm.
    • Tính % D: Sau khi được % K của Sto chậm, ta lấy SMA3 của đường % K Sto chậm ở trên, được một đường tín hiệu nữa – đó là % D của Sto chậm.

    3. Đặc điểm:
    • Về giá trị n:
    - n có giá trị mặc định n = 14 (ngày, tuần, tháng)
    - Tương tự n trong RSI và một số chỉ số PTKT khác, gía trị n có thể thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu , tình hình thị trường và kinh nghiệm của người sử dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý: Khi n < 14 có nhiều tín hiệu sai , nhất là với Sto nhanh (theo Geoffrey Moore).
    • Về đường tín hiệu:
    Mặc dù đường % K là đường cơ bản nhất của chỉ số Sto nhưng đường % D quan trọng hơn vì nó cung cấp các tín hiệu chủ yếu nên còn gọi là đường tín hiệu.
    • So sánh Sto nhanh và Sto chậm:
    - Sto nhanh ảnh hưởng lớn tới giá trong khi Sto chậm chỉ đơn thuần là kết quả cân bằng của Sto nhanh.
    - Sto nhanh di chuyển lên xuống nhanh hơn, nên cho ta nhiều tín hiệu hơn, tất nhiên sự sai lệch cũng lớn hơn.
    - Sto chậm phản ánh biểu đồ dao động mạnh và tín hiệu đáng tin cậy hơn. Có lẽ vì điều này nên nhiều nhà đầu tư thích sử dụng Sto chậm hơn.
    • Về mặt thời gian :
    Thường sử dụng những tín hiệu hàng tuần để xác định xu hướng thị trường và những tín hiệu hàng ngày để định thời gian. Vì lẽ đó, thường kết hợp Sto với RSI.



    CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT

    I. HIỆN TƯỢNG QUÁ MUA – QUÁ BÁN
    Sto có giới hạn 0 – 100 nhưng thường nó chỉ quanh quẩn quanh các vị trí 20, 80. Tại đây, nó phản ánh trạng thái quá mua/ quá bán.
    Giống như RSI, ta dùng Sto để xác định trạng thái quá mua/ quá bán như sau:
    - Quá mua: Khi Sto > 80
    - Quá bán: Khi Sto < 20
    Ghi chú:
    1. Đôi khi Sto nằm tại các vùng 25 và 75 là những vùng khá nguy hiểm vì khi tiến hành giao dịch tại đó, chúng ta không có nhiều thông tin hỗ trợ.
    2. Thực tế giá còn có thể tiếp tục duy trì xu hướng thêm một thời gian ngắn nữa, mặc dù Sto đã nằm trong hai vùng trên.
    3. Khi Sto chậm > 80 hoặc < 20: Cảnh báo giá cổ phiếu đã biến động quá mức, có thể xảy ra hiện tượng đảo chiều.

    II. SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA ĐƯỜNG GIÁ & ĐƯỜNG STO:
    Vấn đề cơ bản của việc sử dụng chỉ số Sto là tìm kiếm sự chênh lệch giữa đường giá và đường Sto.
    Mặt khác, ta biết rằng khi quan sát sự dao động (ngẫu nhiên) của giá, George Lane đã thấy:
    - Khi giá tăng thì giá đóng cửa có xu hướng gần hơn với mức trên cùng của giới hạn giá.
    - Ngược lại,khi giá giảm thì giá đóng cửa có xu hướng tiến gần tới mức cuối cùng của giới hạn giá. Khi đó, 2 đường % K và % D của Sto được sử dụng để mô tả quy trình biến động ngẫu nhiên như trên. Trong đó, đường % D có tầm quan trọng hơn vì là đường cung cấp các tín hiệu chủ yếu.
    Hãy xét sự sai lệch giữa đường % D và đường giá:
    - Hiện tượng sai lệch đầu cơ giá xuống:
    Xảy ra khi đường % D > 80 và hình thành hai đỉnh giảm mặc dù giá vẫn tiếp tục đi lên.
    - Hiện tượng sai lệch đầu cơ giálên :
    Khi % D < 20 và hình thành 2 đáy tăng trong khi giá vẫn tiếp tục giảm.
    Ý nghĩa thực tiễn của việc tìm hiểu ở trên là chúng ta có thể tìm tín hiệu giao dịch căn cứ vào sự chênh lệch giữa đường giá và đường Sto và dựa vào sự dao động các đường Sto (% K và % D) cùng với sự giao cắt của chúng.

    III. HIỆN TƯỢNG PHÂN KÌ
    Chỉ số Sto (nhanh và chậm) đều có thể tạo ta hiện tượng phân kỳ với đường giá, có tác dụng cảnh báo đảo chiều (tương tự RSI, MACD). Có 2 loại:

    1. Phân kỳ giảm:
    Khi đường % D ( nằm trong vùng quá mua) tạo thành 2 đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng giá đang tăng.

    2. Phân kỳ tăng:
    Khi % D (nằm trong vùng quá bán) hình thành 2 đáy, đáy sau cao hơn đáy trước nhưng giá đang giảm.
    Do đó, ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng phân kỳ là:
    - Cảnh báo sự đảo chiều :
    Ví dụ: Khi giá đang hình thành các mức cao mới trong khi Sto giảm xuống mức thấp hơn hoặc ngược lại: Thị trường sắp xảy ra đảo chiều.
    - Ngoài ra hiện tượng phân kỳ còn được sử dụng để tìm các tín hiệu mua /bán .(Chương 3 – Sử dụng)
    Ghi chú:
    - Sự phân kỳ chỉ hiện thực khi cả 2 đường % K và % D được khẳng định bằng hiện tượng phá vỡ xu hướng (còn gọi là điểm thoát – Break out)
    - Phân kỳ tăng thường cảnh báo cho đáy và phân kỳ giảm - cho đỉnh.

    IV. TÍNH XU HƯỚNG
    Stochastic là một chỉ số căn bản cho xu hướng thị trường:
    - Trong giai đoạn tăng giá: Sto đi lên.
    - Trong giai đoạn giảm giá: Sto đi xuống.
    Vì vậy, cần lưu ý các hiện tượng:
    - Khi đường % K di chuyển từ dưới lên trên và tiệm cận mức 100: Cổ phiếu trên đà tăng mạnh.
    - Khi giá cổ phiếu tạo mức cao mới nhưng % K lại quay đầu: tín hiệu cảnh báo xu hướng tăng đang yếu dần.
    Ngoài ra cũng cần lưu ý những tín hiệu cảnh báo xu thế gần kết thúc như sau:
    - Tín hiệu 1: Khi Sto trong vùng quá mua (% D> 80) hoặc trong vùng quá bán (% D < 20)
    - Tín hiệu 2:
    o Khi % K cắt % D từ trên xuống trong vùng quá mua
    o Khi % K cắt % D từ dưới lên trong vùng quá bán.
    - Tín hiệu 3 (phân kỳ)
    o Phân kỳ giảm: Khi Sto cắt lần đầu trong vùng quá mua, khi đó giá giảm và tạo đáy mới sau đó giá tăng và tạo mức cao mới trong khi Sto cũng tạo đáy nhưng chưa kịp thời gian tạo đỉnh cao mới.
    o Phân kỳ tăng: ngược lại.
    Ghi chú:
    - Tín hiệu 2 quan trọng hơn cả vì nó cảnh báo xu thế hiện tại đang yếu dần và gần kết thúc. Với các nhà đầu tư, nên chốt lời và tránh giao dịch ngược chiều xu hướng.
    - Tại tín hiệu 2: đôi khi các điểm cắt nhau tại vùng quá mua nhưng thị trường vẫn tăng tiếp. Các nhà đầu tư nên theo dõi kỹ và khi đó chỉ nên dựa chủ yếu vào sự biến động hiện tại của giá để có quyết định giao dịch phù hợp.
    - Tại tín hiệu 3: Khi xuất hiện hiện tượng phân kỳ các nhà đầu tư nên giảm lượng mua và tránh mua thêm.



    Chương 3. SỬ DỤNG

    I. NGUYÊN LÝ

    Nguyên lý chung của việc sử dụng chỉ số Stochastic là dựa vào:
    - Sự dao động của các đường % K và % D trong khoảng 0 – 100.
    - Sự giao cắt giữa các đường % K và % D.
    - Sự phân kỳ giữa đường giá và đường Sto.
    Những nguyên lý kể trên phản ánh đầy đủ trong các nội dung sử dụng cụ thể như sau:
    1. Xác định vùng quá mua – quá bán
    2. Theo dõi xu hướng thị trường.
    3. Tìm tín hiệu giao dịch.
    4. Phát hiện sớm đỉnh và đáy của thị trường.
    Chúng ta sẽ khảo sát lần lượt và chi tiết các nội dung kể trên.

    II. XÁC ĐỊNH VÙNG QUÁ MUA – QUÁ BÁN
    - Quá mua: Khi Sto > 80
    - Quá bán: Khi Sto < 20

    III. THEO DÕI XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
    1. Xu thế tăng – giảm:
    - Khi Sto đi lên: Thị trường tăng giá
    - Khi Sto đi xuống: Thị trường giảm giá.
    Trong quá trình tăng – giảm, chúng ta cần lưu ý:
    - Khi đường % K di chuyển từ dưới lên trên và tiệm cận mức 100: Thị trường trên đà tăng mạnh.
    - Khi giá cổ phiếu tạo mức cao mới (trong xu hướng tăng) nhưng đường % K lại quay đầu: Báo hiệu xu hướng tăng đang yếu dần.
    - Với xu thế giảm: ngược lại.
    2. Xu thế gần kết thúc:
    Tín hiệu 1:
    Khi Sto trong vùng quá mua (% D > 80) hoặc trong vùng quá bán (% D < 20)
    Tín hiệu 2:
    - % K cắt % D từ trên xuống trong vùng quá mua hoặc
    - % K cắt % D từ dưới lên trong vùng quá bán.
    Tín hiệu 3 (phân kỳ)
    - Phân kỳ giảm: Trong vùng quá mua, khi Sto giảm nhưng giá đang tăng
    - Phân kỳ tăng: Trong vùng quá bán, khi Sto tăng nhưng giá đang giảm.

    IV. TÌM TÍN HIỆU GIAO DỊCH
    Sto cung cấp cho chúng ta các tín hiệu giao dịch thông qua hai hiện tượng:
    - Hiện tượng giao cắt giữa % K và % D
    - Hiện tượng phân kỳ giữa Sto và giá.


    1. Hiện tượng chuyển động & giao cắt giữa % K và % D:
    Cách 1:
    - Mua: % K chạm 0
    - Bán: % K chạm 100.
    Để khắc tình trạng “bán sớm” hoặc “mua hớ” vì % K có thể còn lưu lại tại các điểm 100 hoặc 0 một thời gian ngắn, chúng ta dùng:
    Cách 2:
    - Mua: Khi K chạm 0 sau đó quay đầu xuyên 20
    - Bán: Khi K chạm 100 sau đó quay đầu xuyên 80.
    Ngoài ra còn sử dụng sự giao cắt giữa %K và % D cho chúng ta cách thứ 3:
    Cách 3:
    - Mua: % K cắt % D từ dưới lên
    - Bán: % K cắt % D từ trên xuống

    2. Hiện tượng phân kỳ:
    - Mua: Khi giá giảm nhưng Sto tăng (phân kỳ tăng)
    - Bán: Khi giá tăng nhưng Sto giảm (phân kỳ giảm)
    Ghi chú:
    • Phổ biến và thông dụng nhất là cách 3. Vì vậy, đa số giáo trình về Stochastic thường giới thiệu cách tìm tín hiệu mua – bán theo sự giao cắt giữa % K và % D.
    • Về hiện tượng phân kỳ, cũng như RSI và MACD, tuy lý thuyết như vậy nhưng thực tế ít dùng để giao dịch, chủ yếu sử dụng cho việc theo dõi xu hướng thị trường.
    • Nên quan sát sự cắt nhau giữa % K (Sto chậm) và % D (Sto chậm) để tìm yếu tố khẳng định các tín hiệu giao dịch kể trên.
    • Nếu cả ba tín hiệu giao dịch như trên (dao động, giao cắt, phân kỳ) đều cho cùng một kết quả mua/bán: Tín hiệu cực mạnh với độ tin cậy rất cao.
    • Cũng cần lưu ý một số giao dịch hợp lý khác như:
    o Mua: Khi Sto giảm từ vùng quá mua và đi xuống nhưng đột ngột quay đầu: nên mua vào.
    o Bán: Trong xu hướng tăng, nếu Sto đột ngột giảm từ vùng quá bán sau khi đã tăng mạnh: nên chốt lời.

    3. Xác định thời điểm “nhảy vào” hay “thoát ra”:
    Thông thường tại những thời điểm thị trường đạt tới đỉnh thì Sto có vị trí max và ngược lại, khi thị trường ở đáy thì Sto có giá trị min .Đó là những tín hiệu cảnh báo quan trọng giúp chúng ta vào/ra thị trường một cách hợp lí.

    V. SỬ DỤNG PHỐI HỢP VỚI ADX
    • Mua:
    o Khi DI + > DI –
    o Khi % K vượt % D từ dưới lên.
    • Bán:
    o Khi DI + < DI –
    o Khi % K vượt % D từ trên xuống.


    Chương 4. TỔNG KẾT & VÍ DỤ

    I. KHÁI NIỆM CHUNG
    1. Chỉ số dao động Stochastic có tác dụng: Dụ đoán thời điểm đảo chiều và cung cấp các loại tín hiệu giao dịch phù hợp.
    2. Cấu tạo:
    Stochastic có 2 loại Sto nhanh và Sto chậm.
    - Sto nhanh: gồm 2 đường % K và % D
    o % K: tính toán theo công thức.
    o % D: là 1 đường tín hiệu, tạo thành bằng cách lấy SMA3 của % K kể trên.
    - Sto chậm: cũng gồm 2 đường % K và % D
    o % K: là đường % D của Sto nhưng kể trên
    o % D: là 1 đường tín hiệu, tạo thành bằng cách lấy SMA 3 của % K Sto chậm kể trên.

    II. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM
    1. Hiện tượng quá mua – quá bán:
    - Quá mua: Khi Sto > 80
    - Quá bán: Khi Sto < 20
    2. Sự chênh lệch giữa đường giá và đường Sto:
    Sự chênh lệch giữa đường giá và Sto là một trong những nguyên lý cơ bản của việc sử dụng Sto.
    3. Hiện tượng phân kỳ:
    - Phân kỳ giảm: Khi đường % D giảm nhưng giá tăng.
    - Phân kỳ tăng: Khi % D tăng nhưng giá giảm.

    III. SỬ DỤNG
    • Mua:
    o Khi % K chạm 0 rồi quay đi lên, xuyên 20 (dựa vào hiện tượng dao động)
    o Khi % K cắt % D từ dưới lên (dựa vào hiện tượng giao cắt)
    o Khi giá giảm nhưng Sto tăng (dựa vào hiện tượng phân kỳ tăng)
    • Bán:
    o Khi % K chạm 100 rồi quay dần đi xuống, xuyên 80
    o Khi % K cắt % D từ trên xuống.
    o Khi giá tăng nhưng Sto giảm (phân kỳ giảm)

    VÍ DỤ 1:
    Đồ thị chỉ số dao động Stochastic với các tín hiệu mua bán của cổ phiếu SSI.
    (Đồ thị: Công ty cổ phiếu 68)



    VÍ DỤ 2:
    Đồ thị chỉ số dao động Stochastic với hiện tượng phân kỳ của cổ phiếu DRC.
    (Đồ thị: Công ty cổ phiếu 68)



    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  4. #14
    Ishine.vn Guest
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 6 - DẢI BOLLINGER

    Chương 1. TỒNG QUAN

    I. Ý NGHĨA

    Dải Bollinger là một chỉ số về dao động được sử dụng phổ biến trong PTKT.
    Xuất phát từ việc quan sát giá cổ phiếu, John Bollinger (1960) đã giới thiệu công cụ liên kết giữa trung bình động và độ lệch chuẩn nhằm dự báo về khả năng dao động của cổ phiếu – dải Bollinger.
    J.Bollinger thấy rằng: Giá cổ phiếu luôn biến đổi chứ không ổn định theo một tỷ lệ nào đó. Vì vậy, cơ sở của dải Bollinger là: giá cả có khuynh hướng dao động trong một khoảng giới hạn nhất định.
    Dải Bollinger được xác định dựa trên sự biến động giá chứng khoán với mục đích cung cấp khái niệm tương quan về các mức giá cao thấp. Vì vậy, nó có giá trị và có nhiều tác dụng, cho phép người sử dụng so sánh độ không ổn định và các mức giá liên quan trong một khoảng thời gian.
    Các tên khác: Dải băng đô lệch chuẩn, dải biên độ biến động giá.Viết tắt: dải BB.

    II. CẤU TẠO
    1. Cấu tạo:
    Dải Bollinger (gọi tắt dải BB) gồm 3 đường, vẽ trên cùng đồ thị giá.
    - Đường trung bình: nằm giữa, là đường trung bình động giản đơn với số phiên mặc định 20 (ngày, tuần, tháng) – SMA20
    - Đường biên trên: nằm phía trên đường trung bình, có độ lệch chuẩn bằng 2, tính toán từ dữ liệu giá của 20 phiên. Giá trị đường biên trên = SMA 20 + 2 độ lệch chuẩn.
    - Đường biên dưới: nằm dưới đường trung bình, có độ lệch chuẩn bằng 2. Giá trị đường biên dưới = SMA 20 – 2 độ lệch chuẩn.
    2. Đặc điểm cấu tạo:
    - Trên đồ thị giá, 3 đường trên cùng xuất hiện, biểu thị sự tương tác giữa dải BB và đường SMA20.
    - Khoảng cách giữa 2 đường biên với đường (SMA20) được xác định bằng độ lệch chuẩn của giá, thể hiện sự biến động của thị trường: Thị trường biến động càng mạnh khoảng cách này càng rộng ra và ngược lại.
    - Khoảng cách giữa 2 biên là bề rộng của dải BB: Bề rộng dải có nhiều đặc điểm và là một công cụ rất tốt để kiểm tra mức độ chính xác của hiện tượng tăng trưởng hay suy thoái của thị trường.
    - Sự di chuyển các đường biên:
    o Khi hai biên di chuyển xa nhau và theo hai hướng khác nhau: Giá vừa biến động mạnh.
    o Khi các đường biên di chuyển cùng chiều với đường giá: Sự kiện biến động mạnh chấm dứt.
    o Khi hai biên đổi hướng rồi di chuyển cùng chiều với nhau: Sự biến động giá giảm dần.


    III. CÔNG DỤNG
    Công dụng cơ bản của dải Bollinger là dự đoán mức độ biến động giá cả. Cụ thể:
    1. Xác nhận tình trạng quá mua/ quá bán.
    2. Đo cường độ hướng đi của đường giá.
    3. Cung cấp các tín hiệu giao dịch.

    Cũng như các chỉ số PTKT khác, khi sử dụng thường có một “độ trễ” nhất định, dải Bollinger cũng không có ngoại lệ. Vì vậy thường phối hợp với các chỉ số PTKT khác hoặc các phương pháp PTKT khác.


    Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

    I. ĐỘ LỆCH CHUẨN

    1. Ý nghĩa:
    Độ lệch chuẩn là một đơn vị đo lường thống kê, đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá. Nó là thước đo độ dao động nên các đường biên cũng tự điều chỉnh : Mở rộng ra khi thị trường dao động mạnh và thu hẹp lại khi thị trường ổn định hơn.
    2. Tác dụng:
    Độ lệch chuẩn có một số tác dụng cơ bản như sau:
    o Đáp ứng nhanh sự biến động giá.
    o Xác định sự ổn định số lượng thống kê
    o Phản ảnh sự phân tán của giá quanh giá trị trung bình.
    Sử dụng độ lệch chuẩn sẽ đảm bảo dải BB đáp ứng nhanh với sự biến động giá cả, ngoài ra nó còn phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp.
    Độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định số liệu càng cao. Khi đó, dao động quanh giá trị trung bình càng nhỏ. Ngược lại, độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của số liệu càng thấp, dao động quanh giá trị trung bình càng thấp. Như vậy, độ lệch chuẩn xác định sự ổn định số lượng thống kê quanh giá trị trung bình.
    Từ những nhận định trên, chúng ta suy ra:
    - Nếu giá cổ phiếu có độ lệch chuẩn nhỏ thì sự biến thiên của nó quanh đường trung bình (SMA20) sẽ thấp và ngược lại. Như vậy, độ lệch chuẩn cho ta rõ mức giá được phân tán quanh giá trị trung bình như thế nào.
    - Giá sẽ dao động trong khoảng giữa 2 đường biên và có xu hướng xoay quanh SMA20. Giá ít khi vượt ra ngoài phạm vi dải BB. Cụ thể:
    o Rất ít khi giá đóng cửa cao hơn biên trên.
    o Rất hiếm khi giá đóng cửa thấp hơn biên dưới .
    Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu gần đây cho ta biết: Đường giá có xác suất nằm trong dải là 70% và phần còn lại – 30% nằm ngoài dải BB.
    3. Tính toán:
    Việc tính toán độ lệch chuẩn thuộc lĩnh vực toán học, nằm ngoài nội dung bài chuyên luận này.

    II. QUAN HỆ GIỮA DẢI BOLLINGER VỚI GIÁ CẢ
    1. Mục tiêu dải Bollinger:
    Mục tiêu cơ bản của dải BB là: Xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đồng thời dự báo mức độ biến động giá cổ phiếu, góp phần cung cấp các tín hiệu cảnh báo quan trọng.
    Như vậy, mục tiêu của dải BB là đưa ra các khái niệm tương quan về các mức giá cao và giá thấp. Cụ thể: Giá gọi là cao khi gần đường biên trên và thấp khi gần đường biên dưới.
    So sánh các tín hiệu giao dịch khi dùng dải BB với các tín hiệu giao dịch khi dùng các chỉ số PTKT khác, ta thấy các định nghĩa về “giá cao – giá thấp” ở trên rất có ích và có tác dụng lớn cho các quyết định đầu tư.


    2. Mục tiêu giá:
    Dải BB còn được sử dụng như mục tiêu của giá cả. Khi giá vượt khỏi đường biên dưới rồi leo lên cắt đường trung bình (SMA20): Đường biên trên là mục tiêu giá cao hơn và ngược lại.
    Trong bối cảnh thị trường tăng giá mạnh, giá thường dao động khoảng giữa biên trên và SMA20.
    Nếu giá cắt và di chuyển xuống dưới SMA20 - tín hiệu cảnh báo: đã xuất hiện xu hướng giảm giá.
    3. Quá mua/ quá bán:
    Quan hệ giữa giá cả và dải BB còn cho ta xác định được hiện tượng “quá mua- quá bán” bằng sự giao cắt của đường giá với 2 đường biên. Cụ thể:
    o Quá mua: Khi giá cắt và vượt lên biên trên.
    o Quá bán : Khi giá cắt và giảm thấp xuống dưới biên dưới.

    III. BỀ RỘNG DẢI BOLLINGER
    1. Ý nghĩa:
    Bề rộng dải BB là khoảng cách giữa 2 đường biên trên và biên dưới dùng để đo lường sự biến động giá cả.
    Căn cứ vào bề rộng dải BB để tìm hiểu tình hình thị trường là một biện pháp khác ngoài cách sử dụng độ lệch chuẩn.
    Vì vậy cần lưu ý:
    - Độ rộng và độ hẹp của dải BB xen kẽ nhau.
    - Dải BB mở rộng hay thu hẹp phụ thuộc vào mức độ dao động giá trong 20 ngày gần nhất.
    - Sự co giãn của dải BB kết hợp với khối lượng giao dịch tăng là tín hiệu cho một xu hướng mới.
    2. Các hình thái:
    a. Khi bề rộng dải lớn:
    - Thị trường sôi động và sự dao động giá lớn: Dải BB mở rộng và ngược lại.
    - Thị trường tăng hoặc giảm càng mạnh: Bề rộng dải BB càng lớn.
    - Khi bề rộng dải cực lớn: Thị trường vô cùng sôi động đồng thời giá tăng vọt . Lúc này rất dể xảy ra hiện tượng suy thoái. Tín hiệu cảnh báo hiện tượng suy thoái xuất hiện khi bề rộng dải BB bắt đầu co lại.
    - Trong bối cảnh thị trường tăng trưởng và bề rộng dải BB đạt tới giá trị cực đại: Giá cả sẽ có xu hướng ổn định trong ngắn hạn, đó là những “ngày phân phối”.
    Nhắc lại:
    Một chu kỳ tăng trưởng có từ 3-5 ngày phân phối.
    b. Khi bề rộng dải nhỏ hẹp:
    Dải BB co hẹp lại cho ta một bức tranh khá nhiều màu sắc:
    - Tính thanh khoản của thị trường thấp và không có đợt tăng giá mạnh.
    - Thị trường ở thế cân bằng giữa mua/ bán và giá cả biến động nhỏ, ổn định trên cơ sở một thị trường không có xu hướng rõ rệt.
    - Khi dải BB co hẹp trong một thời gian dài: Tín hiệu cảnh báo thị trường sẽ xuất hiện một xu hướng mới, sắp xảy ra một sự biến động (tăng /giảm) lớn.
    Theo J.Bollinger: “Nên phối hợp với RSI và khối lượng giao dịch để xác định cụ thể sự kiện biến động mạnh kể trên”.
    Nhắc lại:
    o Khi hai biên xa nhau một cách bất thường: Xu hướng hiện tại sắp chấm dứt.
    o Khi hai biên thu hẹp: Thị trường bắt đầu hình thành một xu hướng mới.

    3. Sử dụng bề rộng dải Bollinger:
    - Nguyên lý:
    o Mua: khi BB thu hẹp
    o Bán : khi BB mở rộng
    Tuy nhiên không nên sử dụng bề rộng dải BB như một chỉ số PTKT duy nhất để dự đoán thị trường mà chỉ nên dùng nó để kiểm tra mức độ chính xác về sự tăng trưởng hay suy thoái.
    - Khi sử dụng bề rộng dải BB cần đặc biệt lưu ý tới các đỉnh (có giá trị lớn) và các đáy (có giá trị nhỏ) như sau:
    o Khi bề rộng dải BB đạt tới đỉnh có giá trị lớn rồi bắt đầu suy giảm: Tín hiệu cảnh báo xu thế hiện tại đã kết thúc.
    o Khi bề rộng dải BB đạt tới đáy với giá trị nhỏ đang bắt đầu tăng trở lại: Tín hiệu cảnh báo thị trường không xu thế đã chấm dứt đồng thời sẽ hình thành một xu thế (tăng/giảm) mới.
    - Khi quan sát đồ thị, ta biết rằng: Dải BB thu hẹp cho biết thị trường ít biến động và ngược lại. Nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng sự dao động đó để giao dịch, hình thành một chiến lược đầu tư gọi là: “Chiến lược mua - bán quyền chọn”
    Hiện nay (2010), các hình thức kinh doanh như chứng quyền, mua bán quyền chọn, bán khống…hoặc một số công cụ chứng khoán phái sinh khác chưa được áp dụng tại TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn cần tìm hiểu vì:
    - Liên quan tới đặc điểm dải BB.
    - Biết để sau này áp dụng.

    4. Chiến lược mua – bán quyền chọn:
    * Nguyên lý:
    Dải BB rất phù hợp với trường phái kinh doanh theo sự dao động giá, vì vậy nó rất ích cho các nhà đầu tư mua bán quyền chọn (còn gọi là mua bán option hoặc option).
    Có 2 phương thức cơ bản:
    a. Chọn mua option khi giá dao động nhỏ với hy vọng bán option ở mức giá cao hơn khi mức dao động giá tăng.
    b. Chọn bán option ở mức giá dao động lớn với hy vọng mức dao động sẽ giảm để sau đó mua lại option này ở mức giá rẻ hơn.
    * Chiến lược cụ thể:
    Mua:
    o Khi option khá rẻ thì dải BB co lại- mua vào (Ví dụ: Hợp đồng chứng khoán 1 chiều, 2 chiều)
    o Lý do: Sau khi giá đột ngột di chuyển nhanh thì sẽ có khuynh hướng bình ổn. Khi đó, sau khi giá ổn định, dải BB sẽ có giá trị giống nhau trong vài ba phiên. Sau đó, thông thường đường giá sẽ di chuyển trở lại. Vì vậy, mua option khi dải BB bắt đầu co lại là hành động tốt nhất.


    Bán:
    o Khi option khá đắt là lúc dải BB mở rộng. Lúc này nhà đầu tư nên bán option.
    o Lý do: Khi giá biến động (tăng/ giảm) lớn thì các đường của dải BB tách xa nhau. Sau đó giá sẽ có khuynh hướng trở về ổn định nên độ dao động thấp. Vì vậy trong tương lai, đường giá sẽ bị thắt chặt lại khi các đường trong dải BB tách xa nhau.

    IV. DẢI BOLLINGER VỚI VẤN ĐỀ XU HƯỚNG:
    Với hai chức năng chính:
    - Xác định khoảng thời gian biến động giá cao hay thấp.
    - Xác định khoảng thời gian giá đang ở mức chống đỡ hay kháng cự.
    Vì vậy dải BB không xác định xu hướng tương lai và thường được dùng bổ sung cho các phương pháp PTKT khác. Nó thường được dùng để đo cường độ hướng đi của xu hướng giá.
    1. Xu hướng tăng mạnh:
    o Đường giá luôn nằm ở nửa trên dải BB (khoảng cách giữa biên trên và đường SMA20)
    o Khi đó SMA20 là đường chống đỡ cho xu hướng.
    o Nếu giá đi xuống dưới SMA20: tín hiệu đảo chiều.
    2. Xu hướng giảm mạnh:
    o Đường giá nằm ở nửa dưới dải BB (khoảng cách giữa SMA20 và biên dưới)
    o Khi đó, SMA20 là đường kháng cự cho xu hướng giá.
    Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể dựa vào hiện tượng giá vượt ra ngoài phạm vi dải BB để tìm hiểu xu thế thị trường. Cụ thể:
    1. Khi giá vượt ra ngoài dải BB rồi nằm ngoài tiếp:
    Khi giá vượt ra ngoài dải BB rồi tiếp tục nằm ở đó: Tín hiệu cảnh báo xu thế ( tăng/ giảm giá) hiện tại còn đang tiếp tục như sau:
    o Nếu giá nằm quá biên trên và kéo dài: Xu thế tăng giá sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa.
    o Nếu giá nằm dưới biên dưới và cũng kéo dài: Tín hiệu khẳng định xu thế giảm còn tiếp tục giảm mạnh.
    2. Khi giá vượt ra ngoài dải BB rồi quay vào trong:
    Khi giá quay vào trong phạm vi dải BB sẽ cho ta các hiện tượng:
    o Nếu giá cổ phiếu vượt quá biên trên rồi sau đó lập một đỉnh khác nằm trong dải: Tín hiệu cảnh báo xu thế tăng hiện tại chấm dứt, đảo chiều sang giảm hoặc không có xu hướng (đi ngang)
    Tín hiệu càng được khẳng định nếu sau đó giá giảm xuống thấp hơn SMA20..
    o Nếu giá cổ phiếu xuống thấp hơn biên dưới rồi sau đó thiếp lập một đáy khác nằm trong dải: Tín hiệu cảnh báo xu thế giảm hiện tại chấm dứt, đảo chiều sang tăng hoặc đi ngang (không xu thế).
    Tín hiệu càng được khẳng định nếu sau đó giá vượt lên trên SMA20.
    Tóm lại tín hiệu đảo chiều được báo hiệu khi các đỉnh và đáy hình thành bên ngoài dải được theo sau bởi các đỉnh và đáy bên trong dải.


    Chương 3. SỬ DỤNG

    I. NGUYÊN LÝ

    Khi sử dụng dải Bollinger cho chiến lược đầu tư, chúng ta dựa vào hai vấn đề cơ bản:
    - Phạm vị hoạt động của đường giá.
    - Hiện tượng vượt ngưỡng của dải BB.

    II. SỬ DỤNG PHẠM VI DẢI
    Khoảng cách giữa hai biên là phạm vi hoạt động của đường giá (bề rộng dải)
    Đường giá hiếm khi vượt khỏi phạm vi hai biên và có khuynh hướng bao quanh đường trung bình (SMA20). Từ đó, ta có các tín hiệu giao dịch như sau:
    o Mua:
    Bắt đầu mua vào (hoặc mua rải) khi giá nằm ngoài, thấp hơn biên dưới.
    o Bán:
    Bắt đầu bán ra (hoặc ngừng mua rải) khi giá nằm ngoài, cao hơn biên trên.

    III. SỬ DỤNG HIỆN TƯỢNG VƯỢT NGƯỠNG
    1. Cách sử dụng đơn giản nhất là dùng hai đường biên làm mốc các tín hiệu giao dịch:
    - Khi giá đi xuống và cắt SMA20 : Biên dưới là đường mua vào.
    - Khi giá bật lên sau khi chạm biên dưới rồi cắt SMA20: Thời điểm chốt lời phù hợp nhất.
    2. Điều kiện giao dịch:
    o Mua:
    Đường giá phải nằm cao hơn biên trên với điều kiện trước đó đã có nhiều phiên củng cố mức giá này.
    o Bán :
    Đường giá phải nằm thấp hơn biên dưới với điều kiện các chỉ số PTKT khác cũng xác nhận điều này.

    3. Tóm lại:
    o Mua:
    Khi giá giảm, chạm biên dưới rồi bật lên.
    o Bán:
    Khi giá tăng, chạm biên trên rồi rớt xuống.

    Ghi chú:
    • Khi đường giá chạm hai biên: chưa phải là tín hiệu mua bán mà mới chỉ là thông báo giá cao hay thấp.
    • Lưu ý tránh những “cái bẫy của thị trường” : Nhiều khi dải BB cho ta các tín hiệu quá bán ( giá gần biên dưới) nhưng giá vẫn giảm liên tục khiến cho dải BB tiếp tục mở rộng về biên dưới.
    Với trường hợp quá mua (giá gần biên trên) hiện tượng tương tự.
    • So sánh 2 cách dùng “phạm vi” và “vượt ngưỡng”:
    Về tổng thể, phương pháp sử dụng sự vượt ngưỡng của đường giá hoàn toàn trái ngược với cách dùng phạm vi dải BB. Tuy nhiên, nó có nhiều ưu điểm và một số đặc điểm cần chú ý:
    - Phải có nhiều phiên có mức giá tăng vượt ngưỡng.
    - Nếu giá đóng cửa nằm ngoài dải BB: Phải sử dụng các chỉ số PTKT khác, đồng thời dùng các đường “chống đỡ” và “kháng cự” để bổ sung cho các quyết định giao dịch hợp lý.

    IV. DẢI BOLLINGER PHỐI HỢP VỚI CÁC CHỈ SỐ PTKT KHÁC
    Khi sử dụng dải BB có thể phối hợp với các chỉ số PTKT khác (Ví dụ: RSI, ADX…) hoặc phương pháp PTKT khác (Ví dụ: Phân tích mô hình…) sẽ cung cấp cho chúng ta những tín hiệu giao dịch đa dạng và có lợi.
    1. Với RSI:
    o Mua: Khi RSI giảm, dưới biên dưới dải BB.
    o Bán: Khi RSI tăng, vượt qua biên trên BB.
    2. Với ADX:
    o Mua:
    - Khi giá thấp hơn biên dưới dải BB
    - DI+ > DI-
    - Đường ADX vượt mức 20
    - ADX và DI + tăng còn DI- giảm.
    o Bán
    - Khi giá ở trên biên trên dải BB
    - ADX vượt lên 20
    - ADX và DI- tăng còn DI+ giảm.
    3. Với mô hình 2 đỉnh và 2 đáy:
    * Khái niệm về mô hình 2 đỉnh/ 2 đáy:
    Mô hình 2 đỉnh/ 2 đáy nằm trong phương pháp PTKT: “Phân tích mô hình”
    Mô hình 2 đỉnh/ 2 đáy hình thành khi đường giá tạo nên 2 đỉnh hoặc 2 đáy liên tiếp trên đồ thị giá.
    - Mô hình 2 đáy: Tín hiệu cảnh báo đảo chiều: Xu thế giảm trở thành xu thế tăng.
    - Mô hình 2 đỉnh: Tín hiệu cảnh báo: xu thế giảm giá đã bắt đầu.
    Chú ý:
    Để tránh rủi ro, không nên vội vã nhảy ngay vào thị trường mà nên đợi tới khi xuất hiện hiện tượng đảo chiều thật sự (ở mô hình 2 đỉnh) và xuất hiện sự đột biến giá (ở mô hình 2 đỉnh)
    *Dải Bollinger với mô hình 2 đỉnh/2 đáy
    • Mô hình 2 đáy:
    a. Cấu tạo:
    Đường giá giảm, cắt biên dưới tạo ra đáy (1) sau đó tạo đáy (2) nằm phía trên biên dưới. Mức đáy (2) có thể cao hoặc thấp hơn đáy (1) nhưng đáy (2) bao giờ cũng phải nằm phía trên biên dưới.
    b. Tính chất:
    Mô hình 2 đáy kếp hợp với dải BB: báo hiệu thị trường sẽ tăng mạnh đồng thời là tín hiệu mua vào. Tín hiệu càng được củng cố khi đường giá đi lên, cắt SMA20 sau khi đã hoàn thành mô hình.
    • Mô hình 2 đỉnh:
    a. Cấu tạo:
    Giá vượt khỏi biên trên, tạo đỉnh (3) sau đó giảm xuống tạo đỉnh (4) nằm phái dưới biên trên.
    b. Tính chất:
    Mô hình 2 đỉnh kết hợp với dải BB báo hiệu thị trường suy giảm đồng thời là tín hiệu bán ra.
    Mô hình 2 đỉnh chỉ được khẳng định khi đường giá giảm và cắt đường SMA20.

    Ghi chú:
    1. Với mô hình 2 đỉnh nhà đầu tư nên chốt lời khi giá đã cắt biên trên.
    2. Khi giá giảm, liên tiếp tạo ra các mô hình 2 đáy nhưng xu thế tăng không mạnh thì chưa phải là thời điểm mua vào. Vì vậy cần xác định rõ: “Xu hướng tăng chỉ được khẳng định khi giá tiếp tục đi lên, cắt SMA20 sau khi đã hoàn tất mô hình 2 đáy.
    3. Ngoài khả năng dự báo đỉnh (bán) và đáy ( mua), dải BB còn là 1 công cụ hữu ích cho các nhà đầu tư “lướt sóng” bằng cách quan sát bề rộng của dải hoặc căn cứ sự dao động của nó như Mục III - Chương 2 đã đề cập (Mua bán quyền chọn).
    4. Hình minh họa :




    Chương 4. TỔNG KẾT & VÍ DỤ

    TỔNG KẾT

    I. KHÁI NIỆM

    1. Dải Bollinger là một chỉ số về dao động, dựa trên quan điểm: “Giá cả có khuynh hướng dao động trong một khoảng giới hạn nhất định”
    2. Dải BB gồm 3 đường: đường trung bình ở giữa (SMA20) và 2 đường biên (biên trên & biên dưới).
    Khoảng cách giữa đường trung bình và 2 biên xác định bằng độ lệch chuẩn, thể hiện sự biến động của thị trường .
    Khoảng cách giữa 2 biên là bề rộng dải, dùng để kiểm tra mức độ chính xác của hiện tượng tăng trưởng hay suy thoái của thị trường.
    3. Độ lệch chuẩn đánh giá độ bất ổn định của đồ thị giá, xác định sự ổn định của số lượng thống kê xung quanh giá trị trung bình.
    4. Bề rộng dải Bollinger :
    o Bề rộng dải lớn và mở rộng: Thị trường sôi động, dao động giá lớn.
    o Bề rộng dải nhỏ và thu hẹp: Thị trường không có xu hướng rõ rệt, giá cả ổn định.

    II. VẤN ĐỀ XU HƯỚNG
    1. Đo cường độ hướng đi của đường giá:
    o Xu hướng tăng: Giá nằm ở nửa trên giá BB.
    o Xu hướng giảm: Giá nằm ở nửa dưới dải BB.
    2. Xác định xu hướng:
    o Giá vượt ra ngoài dải rồi ở đó: Xu thế (tăng/giảm) còn tiếp tục
    o Giá vượt ra ngoài rồi quay lại: Tín hiệu đảo chiều.

    III. SỬ DỤNG
    1. Sử dụng bề rộng dải:
    o Mua: Khi giá thấp hơn biên dưới
    o Bán : Khi giá cao hơn biên trên
    2. Sử dụng sự vượt ngưỡng của các đường biên:
    o Mua: Khi giá giảm, chạm biên dưới rồi bật lên
    o Bán : Khi giá tăng, chạm biên trên rồi rớt xuống.

    CÁC VÍ DỤ MINH HỌA

    VÍ DỤ 1

    Khảo sát cấu tạo dải Bollinger và phạm vi hoạt động của giá cổ phiếu ABT
    (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)

    VÍ DỤ 2
    Khảo sát sự di chuyển của đường giá và sự kết hợp của dải Bollinger với mô hình 2 đỉnh/ 2 đáy của cổ phiếu Công ty Vận tải Hà Tiên – HTV
    (Đồ thị: Vietstock)

    (1): Đường giá vượt quá biên trên, RSI chỉ: quá mua
    (2): Đường giá thấp hơn biên dưới. RSI chỉ: quá bán
    (1) và (2) cho ta rõ: Hiện tại sự tăng và giảm rất mạnh. Các vòng tròn trên đồ thị: Giá vượt ra ngoài dải B rồi quay trở lại vào trong:
    - Vòng (1) và (4): Đường giá tạo một đỉnh nằm trên biên trên và đỉnh tiếp theo nằm trong dải: Tín hiệu cảnh báo thị trường đảo chiều sang giảm và càng được xác định hơn khi giá xuống cắt SMA20.
    - Vòng (2) và (4): Đường gái tạo một đáy thấp hơn biên dưới và đáy tiếp theo nằm trong dải: Tín hiệu cảnh báo thị trường đảo chiều sang tăng.
    - Chú ý vùng (3): Khẳng định hiện tượng đảo chiều ở trên vì giá cắt và vượt SMA20.

    VÍ DỤ 3
    Khảo sát các tín hiệu mua/ bán khi giá vượt lên hoặc xuống dưới dải Bollinger và sự kết hợp của dải Bollinger với mô hình 2 đỉnh/ 2 đáy
    (Đồ thị: Công ty Cổ Phiếu 68)

    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  5. #15
    CharlesNese Guest
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 7 - CHỈ SỐ DAO ĐỘNG CCI

    Chương 1. TỔNG QUAN

    I. Ý NGHĨA

    - Chỉ số CCI (Commodity Channel Index) thuộc nhóm các chỉ số dao động do Donald Lambert giới thiệu.
    - Với mục đích xác định chu kỳ dao động giá để giao dịch vào đúng thời điểm phù hợp, CCI là một công cụ PTKT phổ biến và hữu dụng vì nó hỗ trợ các nhà đầu tư xác định thời điểm mua / bán theo tính chu kỳ.
    - Giống các chỉ số dao động khác, CCI dự báo các mức quá mua / quá bán. Các mức trên được xác định bằng cách đo lường mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và một đường trung bình động (hoặc độ lệch so với đường trung bình động đó). Như vậy về bản chất, CCI đo lường khoảng cách từ đường giá tới đường trung bình động, đồng thời đo tốc độ di chuyển của chúng.
    - Ngoài việc cung cấp các tín hiệu mua/ bán và đo gia tốc thị trường, CCI còn được sử dụng để xác định điểm phá vỡ xu hướng (còn gọi là điểm thoát – break out) trong phạm vi gần của xu hướng.

    II. TÍNH TOÁN
    CCI = Giá trung bình – SMA (n kỳ)
    {0,015 x Độ lệch chuẩn (n kỳ)}
    trong đó:

    -Giá trung bình của kỳ Giá cao nhất + thấp nhất + đóng cửa
    3
    - SMA: Trung bình động đơn giản của giá đóng cửa.
    - Độ lệch chuẩn: Độ lệch trung bình của giá trung bình và SMA.

    Ghi chú :
    Nếu chu kỳ bình thường của thị trường là 90 ngày thì nên dùng n = 30 ngày và nên sử dụng đồ thị ngày. Theo D.Lambert : “Nên sử dụng 1/3 chu kỳ thông thường của thị trường làm giới hạn tối ưu cho CCI .”


    Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

    I. YẾU TỐ XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
    - CCI thể hiện tốt với các thị trường có xu hướng ổn định, ít biến động.
    - Với thị trường biến động đang trong một xu hướng nhất định, CCI thể hiện không hiệu quả, cho nhiều tín hiệu sai khi xu hướng thị trường chống lại tín hiệu đó.Vì vậy thường kết hợp với các chi số PTKT khác, tôt nhất là với chỉ số định hướng (ADX) .
    - Đặc biệt, CCI rất chính xác khi cung cấp các tín hiệu:
    o Mua khi thị trường tăng.
    o Bán khi thị trường giảm.

    II. XÁC ĐỊNH BƯỚC NHẢY THỜI GIAN
    1. Ý nghĩa:
    - Bước nhảy thời gian có tác dụng hỗ trợ và nâng cao độ chính xác của CCI.
    - CCI là một công cụ PTKT dự đoán chu kỳ dao động dựa trên đường trung bình động (MA). Do đó, số ngày tính MA càng dài thì độ chính xác càng cao.
    - Đa số các nhà đầu tư thường sử dụng bước nhảy chuẩn là 20 ngày để tính CCI. Tuy nhiên việc tính toán một bước nhảy chính xác hơn vẫn có lợi hơn vì nó giúp ta giảm thiểu các sai lệch.
    2. Cách tính:
    Có 4 bước để tính bước nhảy thời gian:
    o Bước 1: Sử dụng đồ thị giá cổ phiếu trong khoảng thời gian 1 – 2 năm.
    o Bước 2: Xác định 2 điểm cao nhất hoặc thấp nhất trên đồ thị.
    o Bước 3: Ghi khoảng cách thời gian giữa 2 điểm cao nhất hoặc thấp nhất đó.
    o Bước 4: Chia khoảng cách thời gian kể trên cho 3, ta sẽ được một bước nhảy thời gian tối ưu.
    Ví dụ:
    Ngày 17/7 VN Index đạt 430 : ứng với điểm cao nhất 1 (CCI 200)
    Ngày 27/8 VN Index đạt 412 : ứng với điểm cao nhất 2 (CCI 120)
    Chu kỳ giữa 2 điểm cao nhất kể trên là 42 ngày giao dịch, mang số ngày đó chia 3, ta được một bước nhảy thời gian tối ưu là 14 ngày, hình thành một biểu đồ CCI (14 ngày) áp dụng cho VN Index.

    III. HIỆN TƯỢNG PHÂN KÌ
    Chúng ta có hiện tượng phân kỳ giữa đường giá và đường CCI. Có hai loại:
    o Phân kỳ giảm:
    Đường CCI bắt đầu giảm khi đường giá tăng hoặc đi ngang.
    o Phân kỳ tăng:
    Đường CCI bắt đầu tăng khi giá giảm hoặc đi ngang .
    Chú ý:
    Nếu giá tăng và CCI giảm (phân kỳ giảm): Thông thường thị trường sau đó sẽ đảo chiều.


    Chương 3. SỬ DỤNG

    Có nhiều cách sử dụng chỉ số dao động CCI:
    1. Dùng CCI để xác nhận điểm thoát ra (break- out) trong xu hướng ngắn hạn.
    2. Đo gia tốc của thị trường.
    3. Tìm tín hiệu giao dịch.
    4. Sử dụng hiện tượng phân kỳ.
    Thông thường nhất là hai cách: Tìm tín hiệu giao dịch và sử dụng hiện tượng phân kỳ giữa CCI và đường giá.

    I. TÍN HIỆU GIAO DỊCH
    o Mua:
    Khi CCI < -100 và bắt đầu chuyển hướng đi xuống (thị trường ở trạng thái quá bán)
    o Bán:
    Khi CCI > + 100 và bắt đầu chuyển hướng đi lên (thị trường ở trạng thái quá mua)

    II. SỬ DỤNG PHÂN KÌ
    - Khi đường giá tăng nhưng chỉ số CCI giảm (phân kỳ giảm) thì sau đó đường giá sẽ đảo chiều.
    - Mặt khác, hiện tượng phân kỳ còn cho ta các tín hiệu giao dịch như sau:
    o Mua:
    Chỉ số CCI bắt đầu tăng trong khi giá tiếp tục đi xuống hoặc đi ngang (phân kỳ tăng)
    o Bán:
    Chỉ số CCI bắt đầu đi xuống trong khi đường giá tiếp tục đi lên hoặc đi ngang (phân kỳ giảm)

    Ghi chú:
    Biểu đồ CCI và cách sử dụng những công cụ của chỉ số CCI hoàn toàn giống việc sử dụng các chỉ số khác trong nhóm các chỉ số dao động.


    VÍ DỤ
    Đồ thị CCI 14 và các tín hiệu giao dịch của cổ phiếu ITA
    (Đồ thị: Công ty cổ phiếu 68)


    <a href="http://i1193.photobucket.com/albums/aa345/minhtaiphiet/clip_image002-2.jpg" class="highslide" onclick="return hs.expand(this)"></a>
    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  6. #16
    Ngày tham gia
    Nov 2018
    Bài viết
    0
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 8 - CHỈ SỐ BÁO HIỆU ĐẢO CHIỀU (PARABOLIC SAR)

    Chương 1. TỔNG QUAN

    I. NHỮNG KHÁI NIỆM

    Năm 1978, cùng với các chỉ số PTKT như RSI, ADX…J.Welles Wilder đã giới thiệu Parabolic SAR như là một công cụ PTKT hữu hiệu, áp dụng vào công việc phân tích các hiện tượng giao dịch chứng khoán.
    Parabolic Stop and Reverse (còn gọi là Paraboc SAR, Parabolic, viết tắt PSAR) là một công cụ PTKT theo sau xu hướng, dựa trên nguyên lý cơ bản: “Một xu hướng mạnh mẽ tiếp tục tăng sức mạnh theo thời gian và dịch chuyển theo một đường vòng cung – parabol.”
    Theo Welles Wilder: PSAR là một chỉ số đảo chiều đáng tin cậy về mặt thời gian/ giá với lý do PSAR bao gồm một loạt các điểm gọi là các điểm Stop and Reverese (SAR) và khi mức bảo vệ này bị phá vỡ thị trường sẽ đảo chiều.
    Tóm lại, PSAR là một chỉ số kết hợp giữa giá và thời gian để hình thành các tín hiệu giao dịch (mua/bán) đồng thời là một công cụ hiệu quả để xác định điểm “ dừng lỗ’’. Vì vậy PSAR là một công cụ cực tốt để phân tích xu hướng giá.

    II. TÍNH TOÁN
    1. Nguyên lý:
    PSAR sử dụng giá đột biến (cao nhất & thấp nhất) trong một xu hướng (EP) cùng với một hệ số gia tốc (AF) để xác định các điểm nối tiếp trên vòng cung parabol.

    2. Công thức:
    PSAR ngày mai = PSAR hôm nay + AF (EP – PSAR hôm nay)
    (PSAR n + 1) (PSAR n)
    trong đó:
    EP: Giá cao nhất trong xu hướng tăng hoặc thấp nhất trong xu hướng giảm ( được cập nhật khi xuất hiện một EP mới)
    AF: Giá trị mặc định, ban đầu bằng 0,2 (2%) rồi tăng thêm 0,02 mỗi khi EP mới xuất hiện (tăng thêm 0,02 cho mỗi thanh giá). Nó sẽ tăng đột biến cho tới khi đạt giá trị cực đại 0,20 (20%)

    3. Các trường hợp đặc biệt
    Vì PSAR tính ngược cho mỗi xu hướng mới nên giá trị của nó sẽ thay đổi khi xảy ra 2 trường hợp đặc biệt sau:
    a. Nếu PSAR ngày mai (PSAR n +1) nằm trong hay vượt qua biên độ dao động giá của ngày hôm nay hay hôm qua thì PSAR sẽ được tính bằng với mức giá cao nhất/thấp nhất của phiên giao dịch gần nhất.
    Ví dụ: Khi thị trường đang trong xu thế tăng, PSAR ngày mai có giá trị lớn hơn giá thấp nhất ngày hôm nay hay hôm qua thì PSAR ngày mai phải lấy bằng giá thấp nhất đó.
    b. Nếu PSAR ngày mai nằm trong hoặc vượt qua biểu đồ dao động giá ngày mai: Tín hiệu cảnh báo thị trường xuất hiện một xu hướng mới khiến cho vị trí PSAR sẽ thay đổi. Khi đó giá trị PSAR đầu tiên sẽ được tính bằng với giá trị EP cuối cùng của xu hướng trước đó và EP sẽ được điều chỉnh lại từ đầu và AF cũng sẽ được điều chỉnh trở về giá trị ban đầu là 0,02 (2%).

    Ghi chú:
    Để đảm bảo tính hoàn thiện của một chuyên luận, PSAR cũng như các chỉ số PTKT khác, thường phải đề cập đầy đủ các chủ đề: tác giả, xuất xứ, nguyên lý cấu tạo, phương pháp tính với một số thuật toán đơn giản…nhằm phục vụ người đọc hiểu rõ một cách tường tận mọi chi tiết liên quan tới chỉ số.
    Trên thực tế, để thỏa mãn yêu cầu sử dụng chúng ta chỉ cần:
    - Nắm vững các tính chất và đặc điểm trong đó đặc biệt là các tính chất đặc thù và các mặt hạn chế của chúng (Chương 2 – Tính chất và đặc điểm)
    - Tổng kết, so sánh và đối chiếu những gợi ý về: Tìm hiểu xu hướng thị trường: xu hướng tăng, xu hướng giảm, điều chỉnh, đảo chiều, hồi phục, đi ngang; tìm hiểu các tín hiệu giao dịch: mua/ bán, chốt lời, dừng lỗ…
    - Luôn nhớ rằng: Việc xác định xu hướng thị trường là một công việc cơ bản hàng đầu trong bất kỳ một chiến lược đầu tư nào.

    III. CÔNG DỤNG
    PSAR là một công cụ hữu hiệu để phân tích xu hướng giá. PSAR là một chỉ số PTKT kết hợp giữa giá và thời gian để cung cấp cho ta các tín hiệu giao dịch đồng thời nó còn là một công cụ cực tốt để xác định điểm “dừng lỗ”.
    Cụ thể, PSAR giúp chúng ta:
    - Xác định khi nào nên bán cổ phiếu.
    - Với khái niệm “dừng và đổi chiều” (Stop and Reverse) nó được coi là một công cụ dừng lỗ cực tốt khi ta thấy đường giá cắt đường PSAR- thời điểm bán ra phù hợp nhất.

    Ghi chú:
    Khi “dừng lỗ”, nên cảnh giác với nhược điểm của PSAR vì PSAR cảnh báo tín hiệu bán ra trong khi đó chỉ là một tín hiệu giảm tạm thời( điều chỉnh) và giá còn có thể tiếp tục tăng hơn nữa.


    Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

    I. ĐỒ THỊ PSAR

    Đồ thị biểu diển chỉ số PSAR là một đường parabol nằm trên/ dưới một xu hướng.
    PSAR sẽ nằm dưới đường giá trong xu hướng tăng và nằm trên đường giá trong xu hướng giảm.

    II. TÍNH XU HƯỚNG
    Vì PSAR là một chỉ số theo sau xu hướng vì vậy ta chỉ nên sử dụng nó khi xu hướng đã được khẳng định.
    Trong một thị trường ít dao động hoặc không xu hướng – đi ngang, các tín hiệu nhận được thiếu chính xác.
    PSAR là chỉ số giúp ta hiểu rõ một xu hướng và đường giá luôn xuyên qua vòng cung parabol trong mọi hướng. Nên chú ý hiện tượng khi PSAR bị xuyên qua.
    Mặc dầu là một chỉ số cho ta biết sớm sự xuất hiện xu hướng nhưng nó vẫn tồn tại một nhược điểm là chỉ đơn thuần thông báo hiện trạng một thị trường có xu hướng (tăng hay giảm) mà không hề đề cập tới trạng thái không xu hướng vốn thường xuyên xảy ra với khoảng thời gian khá dài. Theo thống kê, tình trạng không xu hướng chiếm khoảng 25 – 40%.
    Chúng ta nên luôn theo dõi PSAR vì nó là một chỉ số cực nhạy và luôn cảnh báo sự thay đổi của xu hướng ban đầu. Thông thường sau một xu hướng, thị trường sẽ đi ngang rồi mới chuyển sang xu hướng ngược với xu hướng cũ hoặc tiếp nối xu hướng cũ.
    Mặt khác, cần lưu ý đặc biệt, khi PSAR đảo chiều đột ngột và nên tìm hiểu xu hướng đã thực sự thay đổi hay chưa. Nếu thị trường đã đổi hướng thì thị trường sẽ tăng khi nó đang giảm và ngược lại, thị trường sẽ giảm khi nó đang tăng hoặc thị trường sẽ đi ngang.


    Chương 3. SỬ DỤNG

    I. TÍN HIỆU GIAO DỊCH

    1. Theo xu hướng thị trường:
    - Với xu hướng tăng:
    o Mua: Khi vòng cung parabol đi lên
    o Bán : Khi đường parabol chạm đường giá
    - Với xu hướng giảm:
    o Mua: Khi đường parabol chạm đường giá
    o Bán : Khi vòng cung parabol bắt đầu đi xuống
    2. Theo mức giá:
    o Mua:
    Khi giá đóng cửa nằm trên đường PSAR và đồng thời đường PSAR phải cao hơn đường giá.
    Lưu ý: Khi đường PSAR thay đổi giá trị từ cao sang thấp hơn đường giá thì chúng ta nên dừng lại, tiến hành mua rải hay bán khống để chờ tín hiệu cảnh báo đảo chiều, xuất hiện xu hướng mạnh. Cũng có thể vẫn mua vào để đầu tư dài hạn.
    o Bán:
    Khi giá đóng cửa nằm dưới đường PSAR và đồng thời đường PSAR thấp hơn đường giá.
    Lưu ý : Tại thời điểm này, khi PSAR thay đổi giá trị từ mức thấp hơn đường giá lên mức cao hơn đường giá, chúng ta cũng nên dừng lại hoặc bán ra để thoát khỏi xu hướng dài hạn hiện tại rồi chờ sự đảo chiều trong ngắn hạn.
    3. Điểm dừng lỗ:
    Việc lựa chọn “điểm dừng lỗ” dựa theo 2 nguyên lý:
    a. Chọn điểm dừng lỗ thấp hơn giá của các nhà đầu tư dài hạn mua vào hoặc cao hơn mức giá của nhà đầu tư ngắn hạn mua vào.
    Khi đó chúng ta sử dụng PSAR như là một công cụ điều chỉnh điểm dừng lỗ. Điểm dừng lổ sẽ tịnh tiến theo xu hướng dài hạn và thấp hơn xu hướng ngắn hạn.
    Trên thực tế, chúng ta nên “chốt lời “ theo mức lãi kỳ vọng của mình là cách dừng lỗ hiệu quả nhất.

    b. Sử dụng PSAR làm thời điểm dừng. Thời điểm dừng phụ thộc vào từng nhà
    đầu tư. Nếu những nguyên tắc kinh doanh và chiến lược giao dịch- mua bán bị vi phạm, nên thoát khỏi thị trường.
    Mặt khác, khi RSAR đã kếp hợp với thời gian để đường giá hoạt động theo sự mưu tính của nhà đầu tư. Nếu giá không di chuyển theo xu hướng đã tính toán trước thì PSAR sẽ là tín hiệu để xác định thời điểm thoát khỏi thị trường.

    II. SỬ DỤNG KẾT HỢP
    Nhằm tăng mức độ chính xác của PSAR thường kết hợp với các chỉ số PTKT khác như MA,Williams %R, Momentum…
    J.Murphy đã từng gợi ý : “Nên phối hợp ADX và PSAR để tận dụng ưu điểm và hạn chế nhược điểm của hai chỉ số này”

    1. Với RSI và ADX:
    - Mua:
    o Khi RSI vượt 30 và tăng
    o Đường PSAR dưới đường giá
    o DI + trên DI -, đường ADX vượt 20 và DI + tăng còn DI – giảm

    - Bán:
    o Khi RSI cắt 70 và giảm
    o PSAR vượt đường giá
    o ADX vượt 20 và tăng khi DI+ giảm còn DI – tăng

    2.Với MACD:
    - Mua:
    o Khi các thanh của biểu đồ MACD dương (>0) và giảm
    o PSAR dưới đường giá.
    - Bán :
    o Khi biểu đồ MACD âm (&lt;0) và giảm
    o PSAR trên đường giá.


    CÁC VÍ DỤ

    VÍ DỤ 1
    Khảo sát tín hiệu giao dịch căn cứ vào mức giá
    (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)



    VÍ DỤ 2
    Vị trí và thời điểm các điểm dừng lỗ
    (Đồ thị: Công ty Quả cầu vàng)



    VÍ DỤ 3
    Tín hiệu giao dịch khi PSAR đảo chiều của cổ phiếu REE
    (Đồ thị: Công ty quả cầu vàng)
    Tại điểm (1): PSAR đảo chiều lên trên đường giá: BÁN
    Tại điểm (2): PSAR đảo chiều xuống dưới đường giá: MUA



    VÍ DỤ 4
    Sử dụng phối hợp PSAR và ADX cho cổ phiếu REE
    (Đồ thị: Công ty Quả Cầu Vàng)



    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  7. #17
    Ngày tham gia
    Nov 2018
    Bài viết
    0
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 9 - CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG GIÁ (Willams %R)

    Chương 1. TỔNG QUAN

    I. KHÁI NIỆM

    Larry Williams đã giới thiệu một chỉ số PTKT có khả năng cảnh báo được xu hướng tương lai khá chính xác – chỉ số Williams % R (viết tắt %R)
    Williams %R là một chỉ số về xung lượng có tác dụng thông báo sự biển động giá, dùng để đo lường các mức quá mua/ quá bán. Theo Williams chỉ số này là công cụ tốt nhất giúp ta xác định mức quá mua/ quá bán của thị trường.
    Ngoài ra, Williams %R còn là 1 chỉ số hữa hiệu để dự đoán hiện tượng đảo chiều.

    II. TÍNH TOÁN
    Williames %R = Giá cao nhất trong n ngày – Giá đóng cửa x (-100)
    Giá cao nhất trong n ngày – Giá thấp nhất trong n ngày

    III. CẤU TẠO
    - Đồ thị %R biển diễn trên thước đo ngược từ 0 đến -100 được gắn vào bên dưới hoặc bên trên đồ thị giá.
    - Đồ thị %R dao động từ 0% tới 100% chia thành 3 vùng:
    o Vùng quá mua: Có giá trị từ 0% tới -20% đại diện cho giai đoạn giảm giá.
    o Vùng quá bán: Từ -80% đến -100% đại diện cho giai đoạn tăng giá.
    o Vùng không tín hiệu: Từ -20% đến -80%. Vì là vùng không cung cấp tín hiệu nên phải đợi chỉ số %R cắt qua mức – 50% để xác nhận sức mạnh của xu hướng. Khi đó đường giá sẽ tiếp tục tăng/ giảm với khoảng thời gian đủ dài.


    Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

    I. HIỆN TƯỢNG QUÁ BIẾN ĐỘNG

    - Khi đường %R nằm trên -80 hoặc dưới -20 đều được coi là thị trường quá biến động, thường sau đó thị trường sẽ đảo chiều.
    - Chỉ số %R so sánh giá đóng cửa phiên giao dịch gần nhất với khoảng giá giao dịch trong quá khứ:
    o Nếu giá đóng cửa gần nhất càng gần với mức giá cao nhất (đỉnh) của khoảng giá trong quá khứ thì đường %R càng gần với cực trên của khoảng dao động.
    o Ngược lại, nếu giá đóng cửa gần nhất gần đáy khoảng giá trong quá khứ thì %R sẽ gần đáy của khoảng dao động.

    II. TÍNH XU HƯỚNG
    - Khi sử dụng %R, việc cần thiết trước tiên là phải xác định được xu hướng tăng/ giảm của thị trường
    Ví dụ:
    o Khi %R &lt; -95%: Tín hiệu mua khi thị trường tăng
    o Khi %R > -10%: Tín hiệu bán khi thị trường giảm.
    - Cần lưu ý: Khi thị trường đi ngang, chỉ số %R không có hiệu quả, nghĩa là nó chỉ đáng tin cậy khi thị trường có xu hướng tăng/ giảm rõ rệt.
    - Mặt khác, theo Williams: “Khi đưa ra tín hiệu mua lúc thị trường giảm, hoặc ngược lại thì %R sẽ không có tác dụng.”
    - Để xác định xu hướng trong dài hạn,Williams sử dụng chủ yếu đường trung bình động 10 tuần ( trung bình động 50 ngày ) là một công cụ đang được sử dụng phổ biến trên các thị trường chứng khoán .


    Chương 3. SỬ DỤNG

    I. NGUYÊN LÝ

    Việc sử dụng chỉ số %R dựa trên nguyên lý: “Chỉ số %R cung cấp cho ta các tín hiệu giao dịch khi nó di chuyển ra ngoài vùng dao động quá mức (trên – 80 hoặc dưới -20) rồi quay trở vào vùng giữa khoảng dao động.”

    II. TÍN HIỆU GIAO DỊCH
    Thường sử dụng 2 tín hiệu (mức %R và xu hướng thị trường ) để tiến hành giao dịch:
    - Mua:
    o Khi %R có giá trị -90% tới -100%
    o Thi trường trong xu thế tăng.
    - Bán:
    o Khi %R có giá trị -10% tới -0%
    o Thị trường trong xu thế giảm.
    Ghi chú:
    1. Một số nhà đầu tư dùng các mức -80% và -20% để xác nhận thị trường trong trạng thái quá mua/quá bán nhằm tiến hành giao dịch sớm hơn.
    2. Khi thị trường tăng mạnh với thời gian dài, chúng ta nên chờ đợi trước khi mua vào.
    Ví dụ: Thường chỉ mua vào khi:
    o %R đạt : -100%
    o %R xuống dưới : -95%
    o Năm ngày giao dịch sau khi %R đạt : -100%
    3. Với hiện tượng các nhà đầu tư bán quá nhiều khi %R nằm trong vùng quá mua với thời gian dài , chúng ta nên thoát ngay khỏi thị trường trước khi đường giá đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu giảm.
    4. %R là một chỉ số cảnh báo rất tốt sự thay đổi giá khi nó tiến vào các vùng quá mua/ quá bán.
    Ví dụ:
    Nếu %R đang nằm trong vùng quá mua có nghĩa là nó cảnh báo cho ta rằng giá sẽ quay đầu giảm trước khi xảy ra hiện tượng bán tháo. Vì vậy, để tăng mức độ tin cậy nên phối hợp với các chỉ số PTKT khác. Một trong những chỉ số gợi ý là MACD vì “MACD là một chỉ số cảnh báo cực tốt về sự thay đổi giá” (Williams)


    CÁC VÍ DỤ

    VÍ DỤ 1

    Tín hiệu giao dịch khi dùng chỉ số Williams %R của cổ phiếu ITA
    (Đồ thị: Công ty Cổ phiếu 68)



    Chú ý: Tín hiệu mua khi Williams %R:
    - Xuống thấp hơn -20
    - Vượt lên trên -80

    VÍ DỤ 2
    Tín hiệu giao dịch: Bán trong xu hướng thị trường giảm
    (Đồ thị: .com)



    VÍ DỤ 3
    Tín hiệu giao dịch khi sử dụng kếp hợp hai chỉ số Williams %R và MACD
    (Đồ thị: baphatstock.com)



    (1): Tín hiệu mua vào vì có hiện tượng phân kỳ giữa đường giá và Williames %R (đối chiếu với đồ thị MACD)
    (2): Tín hiệu mua vì Williams%R trong vùng quá bán (đối chiếu với MACD)
    (3): Tín hiệu mua vì Williams%R trong vùng quá bán (lưu ý đồ thị MACD).

    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  8. #18
    FabianSier Guest
    PHẦN HAI - CÁC CHỈ SỐ THÔNG DỤNG TRONG PTKT

    BÀI 10 - ĐỒ THỊ CÂN BẰNG TỔNG QUÁT (Ichimo Kinko Hyo)

    Chương 1. TỔNG QUAN


    I. XUẤT XỨ
    Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước, một nhà báo người Nhật – Goichi Hosoda (bút danh Ichimoku Sanjin) đã giới thiệu một kỹ thuật đồ thị, ban đầu được sử dụng để vẽ chân dung .
    Tuy được công bố từ khá lâu (1930) nhưng trong những năm gần đây, kỹ thuật này mới thật sự được chú ý vì những tiện ích của nó trong nhiều địa hạt: tiền tệ, trái phiếu, chứng khoán…
    Với TTCK Việt Nam, cho tới nay, tác dụng và hiệu quả của chỉ số PTKT này vẫn còn là những câu hỏi đang bỏ ngỏ.
    Theo Nhật ngữ:
    - Ichimoku: cái nhìn thoáng qua
    - Kinko: trạng thái cân bằng, hài hòa
    - Hyo: đồ thị giá
    Tổ hợp danh từ trên có ý nghĩa tổng quát: “Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá cả và thời gian”. Để đơn giản hơn: “Đồ thị cân bằng tổng quát giữa giá và thời gian” đơn giản hơn nữa : “Đồ thị cân bằng”. (Viết tắt: IKH).
    Cho tới nay, cùng với biểu đồ nến, người Nhật vẫn luôn tự hào về 2 phát kiến quan trọng trong lĩnh vực khảo sát kinh tế, tài chính (Đồ thị nến và đồ thị cân bằng).

    II. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA
    Với ý nghĩa tổng quát như tên gọi, đồ thị phác họa lại diễn biến của giá với mục đích tìm ra xu thế sắp tới và thời điểm phù hợp để ra/ vào thị trường. Do đó, đồ thị đã có một cái nhìn bao quát về giá và dự đoán hướng di chuyển của giá tới một vị trí mới khá chắc chắn.
    Nói một cách khác, nó có thể xác định được hướng đi tiếp theo của đường giá và khi đó, nó sẽ cảnh báo cho ta khi nào nên tham gia hoặc thoát khỏi thị trường.

    III. CẤU TẠO VÀ TÍNH TOÁN
    Đồ thị IKH gồm 5 đường biểu diễn trên cùng một hệ quy chiếu.
    Công việc tính toán tương tự như việc tính toán các đường trung bình động đơn giản (SMA), nghĩa là dựa trên nguyên lý : Lấy trung bình giá cao nhất và thấp nhất trong những khoảng thời gian khác nhau.
    Đường 1 :
    - Tên : Đường xu hướng (Kijun Sen – Base Line hoặc Trend Line)
    - Cách tính:
    Đỉnh cao nhất + Đáy thấp nhất
    2
    tính trong khoảng thời gian 26 ngày vừa qua.
    Đường 2 :
    - Tên : Đường tín hiệu (Tenkan Sen – Signal Line hoặc Conversion Line)
    - Cách tính:
    Đỉnh cao nhất + Đáy thấp nhất
    2
    tính trong khoảng thời gian 9 ngày vừa qua.
    Đường 3:
    - Tên: Đường trễ (Chikou, Chiku Span – Lagging Line)
    - Cách tính: Giá đóng cửa của 26 ngày trước đây ( giá đóng cửa hôm nay vẽ cho 26 phiên sau)
    Đường 4:
    - Tên: Đường dẫn A (Senkou Span A – Leading SpanA)
    - Cách tính:
    Đường 1 + Đường 2
    2
    của 26 ngày trước đây
    (trung bình cộng của đường 1 và đường 2 dịch về phía trước 26 ngày)
    Đường 5:
    - Tên: Đường dẫn B (Senkou Span B – Leading Span B)
    - Cách tính:
    Đỉnh cao nhất + Đáy thấp nhất
    2
    tính trong khoảng 52 ngày và dịch về trước 26 ngày.

    Ghi chú:
    1. Tóm tắt: Ta có 5 đường:
    - Đường xu hướng (Kijun)
    - Đường tín hiệu (Tenkan)
    - Đường trễ (Chikou)
    - Đường dẫn A (Senkou A)
    - Đường dẫn B (Senkou B)
    2. Khoảng cách giữa 2 đường dẫn A và B tạo thành các đám mây (Kumo – Cloud)
    3. Thời gian tính toán:
    Các khoảng thời gian dùng để tính toán là 9, 26, 51 ngày giao dịch
    Các số liệu trên phù hợp với thời điểm 1 tuần giao dịch 6 ngày. Hiện nay, một tuần chỉ giao dịch 5 ngày nên phải điều chỉnh lại cho phù hợp: 44 (số tuần làm việc trong 1 năm), 22 (số ngày làm việc trong 1 tháng), 7 hoặc 8.
    Do đó, thời gian tính toán hiện nay: 7 – 22 – 44.
    4. Năm đường kể trên có các đặc điểm và tính chất khác nhau sẽ được giới thiệu trong chương sau.



    Chương 2. TÍNH CHẤT & ĐẶC ĐIỂM

    I. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO

    Trước khi tìm hiểu cặn kẽ về đặc tính từng đường trong 5 đường của đồ thị IKH, nên phân loại và chia nhóm để dễ theo dõi và dễ nhớ.
    1. Phân nhóm:
    Nhóm 1:
    Gồm đường xu hướng (Kijun) và đường tín hiệu (Tenkan). Chúng có các đặc điểm:
    - Đường xu hướng: dao động ít hơn, chỉ đạo xu hướng.
    - Đường tín hiệu: dao động quanh đường xu hướng, lúc lên trên, lúc xuống dưới, báo hiệu sự thay đổi của đường xu hướng.
    Nhóm 2:
    Gồm 2 đường dẫn A và B (Senkou A, B) tạo nên đám mây với các đặc điểm:
    - Đường dẫn A trên dẫn B tạo nên đám mây tăng và ngược lại.
    - Quan hệ giữa 2 đường dẫn này tương tự quan hệ của đường xu hướng và đường tín hiệu ở nhóm 1.
    Nhóm 3:
    Chỉ có đường trễ (Chikou) có đặc điểm:
    - Là giá đóng cửa của ngày hiện tại đặt vào vị trí của 26 ngày trước.
    - Bản thân nó không nói lên điều gì mà chỉ cung cấp thông tin và bổ xung hoặc củng cố các tín hiệu từ các đường khác.
    - Đường trễ đặt giá hiện tại vào 26 ngày trước đây để tính toán nghĩa là ngược chiều với 2 đường dẫn.

    2. Đặc điểm các đường:
    Đường xu hướng: (Kijun)
    - Nếu đường giá nằm trên đường xu hướng: Giá còn tăng nữa.
    - Nếu giá bắt đầu cắt đường xu hướng: Xu hướng có thể thay đổi.
    - Nếu đường xu hướng đi lên: Giá tăng và ngược lại.
    - Ưu điểm của đường xu hướng: Thông báo trạng thái quá mua/ quá bán ,giúp chúng ta tìm ra mức độ tin cậy của các tín hiệu mua/bán. Cụ thể :
    Khi có tín hiệu bán và đường xu hướng đang ở dưới đường giá : Xu thế nghiêng về bên bán. Với tín hiệu mua : Nếu đường xu hướng nằm trên đường giá : Tín hiệu mua mạnh.
    Đường tín hiệu: (Tenkan )
    - Nếu đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên: Giá tăng và ngược lại (Hiện tượng này khác với MACD).
    - Nếu đường tín hiệu dao động đi lên/ đi xuống: Thị trường có xu hướng
    - Nếu đường tín hiệu đi ngang: Thị trường sẽ đi ngang.
    Đường trễ: (Chikou )
    - Nếu đường trễ và thị trường cùng hướng: Đường trễ củng cố thêm xu hướng.
    - Nếu đường trễ nằm trên đường giá: Đường trễ củng cố cho tín hiệu tăng giá và ngược lại, khi đường trễ nằm dưới đường giá nó sẽ củng cố cho tín hiệu giảm giá.


    Đám mây: (Kumo )
    - Nếu đường giá nằm lọt vào đám mây (giữa 2 đường dẫn A, B): Thị trường đi ngang và khi đó, 2 đường dẫn (Senkou) có vai trò như đường chống đỡ và kháng cự.
    - Nếu đường giá nằm phía trên đám mây: Cả hai đường dẫn A và B là đường chống đỡ, ngược lại, nếu nằm phía dưới: chúng là đường kháng cự.
    - Nếu đám mây dày: Sự dao động tăng và các mức chống đỡ và kháng cự mạnh, ngược lại, khi đám mây mỏng: Sự dao động thấp – thị trường đi ngang.
    - Các tín hiệu tăng giảm gía nằm trong đám mây không mạnh bằng khi chúng nằm ngoài.
    - Đám mây còn đóng vai trò là các mức chống đỡ và kháng cự của giá. Khi giá vượt khỏi đám mây: Giá sẽ duy trì được mức tăng tốt và ngược lại, khả năng giảm mạnh rất lớn khi giá đi xuống khỏi đám mây .

    3. Độ tin cậy của các tín hiệu kể trên:
    a. Các tín hiệu như: Giá dao động trên đám mây, đường trễ nằm trong đám mây, đường tín hiệu cắt đường xu hướng lên trên đám mây: Có độ tin cậy cao.
    b. Với các tín hiệu như trên (a) nhưng khi đường tín hiệu cắt đường xu hướng hướng lên nhưng nằm trong đám mây: Độ tin cậy trung bình.
    c. Các tín hiệu: Giá dao động dưới đám mây, đường trễ nằm trong đám mây, đường tín hiệu cắt đường xu hướng dưới đám mây: Độ tin cậy thấp.

    II. TÍN HIỆU GIAO DỊCH
    Vì việc tính toán các đường IKH tương tự như đường trung bình động nên tín hiệu mua/ bán tạo ra cũng dựa trên sự giao cắt của các đường đó. Cụ thể:
    - Tín hiệu mua vào xuất hiện khi đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên.
    - Ngược lại, tín hiệu bán ra khi đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ trên xuống.
    - Ngoài ra cũng cần lưu ý: Nếu đường trễ cắt đường giá: Thị trường có khả năng đảo chiều.

    III. CƯỜNG ĐỘ CỦA TÍN HIỆU MUA/ BÁN
    Không đơn thuần cung cấp các tín hiệu mua/ bán , với một tổ hợp 5 đường, IKH còn cho ta biết cường độ của các tín hiệu đó nghĩa là ta có thể xác định tín hiệu mua/ bán nào là mạnh hay yếu, qua đó xác định được mức độ rủi ro của các tín hiệu kể trên. Cụ thể:
    1. Nếu tín hiệu mua và xuất hiện khi đường giá đang nằm trên đám mây: Tín hiệu mua vào mạnh.
    Ngược lại, nếu đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ trên xuống khi giá đang ở dưới đám mây: Tín hiệu bán ra rất mạnh.
    2. Khi đường giá dao động trong đám mây: Các tín hiệu mua/ bán ở mức độ trung bình.
    3. Nếu tín hiệu mua vào khi đường tín hiệu cắt đường xu hướng mà giá đang ở dưới đám mây: Tín hiệu yếu và nếu giao dịch với tín hiệu như vậy , chúng ta sẽ phải chấp nhận một mức độ rủi ro cao.
    Với tín hiệu bán, tương tự, khi đó nếu giá vẫn ở trên đám mây, chúng ta vẫn có thể kéo dài trên thời gian bán để tăng thêm chút lời.

    Nhận xét:
    - Cường độ các tín hiệu mua bán phụ thược vào: “ Vị trí tương quan giữa đường giá và đám mây”, tóm tắt như sau:
    o Mua vào: Giá trên mây: mạnh
    Giá dưới mây: yếu
    o Bán ra: Giá dưới mây: mạnh
    Giá trên mây: yếu

    - Kết hợp với tính chất và đặc điểm của đám mây (Mục I. Chương II)
    o Khi giá đi lên khỏi đám mây: Giá sẽ duy trì được xu hướng tăng.
    o Ngược lại, khi giá đi xuống khỏi đám mây: Giá có khả năng giảm mạnh rất lớn.
    Khi đó đám mây sẽ đóng vai trò chống đỡ hoặc kháng cự của đường giá.
    - Hoặc kết hợp với tính chất & đặc điểm của đường xu hướng:
    o Bán ra: Khi đường xu hướng đang ở dưới đường giá( Xu thế nghiêng về bên bán.)
    o Mua vào: Khi đường xu hướng nằm trên đường giá ( Tín hiệu mua vào rất mạnh.)
    Khi đó đường xu hướng có tác dụng giúp chúng ta tìm được mức độ tin cậy của tín hiệu mua/ bán.

    IV. TỔNG KẾT
    Những trang trên đã giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về IKH: Có quá nhiều đặc điểm khác với các chỉ số PTKT khác, vì vậy chúng ta nên có một cái nhìn và nhận xét tổng quát về IKH mang tính tổng kết như sau:
    1. Nhìn chung khi khảo sát kĩ các đồ thị IKH, ta thấy công cụ kỹ thuật này phù hợp với chiến lược đầu tư trung và dài hạn.
    2. Tuy cách tính toán khá đơn giản nhưng IKH có ưu điểm lớn là cung cấp các tín hiệu giao dịch đồng thời cả độ rủi ro của chúng.
    3. IKH không cho ta một chỉ dẫn rõ ràng và cụ thể là giá sẽ tăng hay giảm. Mặt khác các tín hiệu cung cấp cũng không kịp thời (trễ) vì vậy dùng IKH để xác nhận một trạng thái của thị trường hơn là dự báo về hướng đi sắp tới của thị trường.
    4. IKH cho ta biết một cách trực quan những gì đang diển ra với đặc điểm:
    - Không kịp thời (trễ)
    - Không định lượng (đo lường cụ thể)
    5. Tín hiệu mua/ bán của đồ thị IKH biểu hiện cường độ khác nhau tại các vùng khác nhau. Ví dụ:
    a. Mạnh:
    - Nếu có tín hiệu tăng giá (do giao cắt) và giá nằm trên đám mây: Tín hiệu mua cực mạnh.
    - Nếu có tín hiệu giảm giá (do giao cắt) và giá dưới đám mây: Tín hiệu bán cực mạnh.
    b. Vừa:
    - Tín hiệu mua/ bán bình thường khi giá gần mây và nằm trong đám mây.

    c. Yếu:
    - Nếu có 1 tín hiệu cắt tăng giá và giá nằm dưới mây.
    - Nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá và giá nằm trên mây.
    6. Đám mây có thể sử dụng để nhận diện xu hướng phổ biến của thị trường hoặc có thể dự báo trước xu hướng . Cụ thể:
    - Đồ thị IKH thể hiện sự gắn bó giữa mức chống đỡ và kháng cự là những mức có thể dự báo trước nhờám mây.
    - Khi đường giá trên đám mây: Xu hướng phổ biến thị trường sẽ tăng.
    - Khi đường giá dưới đám mây: Xu hướng phổ biến giảm.
    7. Phần cơ bản và quan trọng của IKH là sử dụng đường trễ (Chikou) để đo cường độ tín hiệu mua/ bán :
    - Nếu có tín hiệu bán và đường trễ nằm dưới đường giá : Cường độ bán cực lớn.
    - Nếu có tín hiệu mua và đường trễ nằm trên đường giá : Chắc chắn thị trường sẽ tăng vì lực mua cực mạnh.

    Ghi chú:
    - Nếu không có sự hiện diện của đường trễ với vị trí tương quan với đường giá: Các tin hiệu mua/ bán rất yếu.
    - Đây là một chỉ số tổng hợp để hình thành các tín hiệu khác.



    Chương 3. SỬ DỤNG

    I. NGUYÊN LÝ:

    - Để tìm tín hiệu giao dịch, dựa vào sự giao cắt của đường tín hiệu và đường xu hướng (tương tự M.A)
    - Để xác định cường độ của tín hiệu mua/ bán, dựa vào:
    o Vị trí tương quan giữa đường giá và đám mây, hoặc
    o Ví trí tương quan của đường giá và đường trễ.

    II. TÍN HIỆU GIAO DỊCH
    • Mua: Khi đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ dưới lên.
    • Bán : Khi đường tín hiệu cắt đường xu hướng từ trên xuống.

    III.XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CÁC TÍN HIỆU MUA/ BÁN
    A. Vị trí giá và đám mây:
    - Có tín hiệu mua vào: Mạnh: khi giá trên mây
    Yếu: khi giá dưới mây
    - Có tín hiệu bán ra: Mạnh: giá dưới mây
    Yếu: giá trên mây
    - Cường độ mua bán trung bình khi giá trong mây.

    B. Vị trí đường giá và đường trễ:
    - Có tín hiệu mua mạnh: Khi đường trễ trên đường giá.
    - Có tín hiệu bán mạnh: Khi trễ dưới giá.
    - Các tín hiệu mua/ bán yếu khi không có mặt đường trễ và thiếu vị trí so sánh với đường giá.



    VÍ DỤ 1.
    Đồ thị IKH áp dụng cho VN Index
    (Đồ thị: baphatstock.com)



    VÍ DỤ 2.
    Đồ thị IKH cho VN Index
    (Đồ thị: .com)



    CHU XUÂN LƯỢNG
    Câu lạc bộ PTKT- Vietstock
    cxluong@gmail.com
    NGUYỄN QUANG MINH
    Trưởng bộ phận phân tích
    minhnq@vietstock.vn

  9. #19
    imported_qwerty Guest
    Đây là những kinh nghiệm khá lý thú và được trình bày logic. Mình nghĩ sẽ hay hơn nữa nếu như chúng ta gia tăng thêm những ví dụ trong bài.


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 29-09-2013, 10:20 AM
  2. Offline Câu lạc bộ PTKT Vietstock tháng 03/2013 “Tương kế, tựu kế” trong đầu tư chứng khoán
    Bởi KaliIngle trong diễn đàn Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 05-03-2013, 05:35 AM
  3. Kinh tế và chứng khoán Việt trong mắt người Nhật: Nhận định của chuyên gia Imai Masayuki
    Bởi imported_tintuc.seoweb trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 07-10-2011, 11:23 AM
  4. Chứng khoán bị 'nhấn chìm' trong sắc đỏ
    Bởi dhuyhulr37 trong diễn đàn Nhận định Thị trường
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 16-12-2010, 03:04 AM
  5. “Ứng dụng PTKT trong đầu tư chứng khoán” tại Hà Nội
    Bởi yeenyeen trong diễn đàn Tin tức & Tài liệu CLB Phân tích kỹ thuật
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 24-04-2009, 09:19 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •