Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20
  1. #11
    Đất đai sốt quá trời. Ai có điều kiện thì vừa chơi chứng vừa chơi BDS, hoặc chơi CP BDS cũng ăn cũng sướng

  2. #12
    thienml21231 Guest
    Bùng nổ Sốt đất tại Hà Nội: Cổ phiếu Bất động sản sẽ lên ngôi


    Hà Nội lên cơn sốt đất


    Hơn một tháng trở lại đây, đất tăng giá chóng mặt ở nhiều khu vực, tâm điểm là dọc đường Láng Hòa Lạc, huyện Gia Lâm và quận Tây Hồ với mức tăng nóng 35-40%.

    Cùng với giá cả tăng chóng mặt, lượng giao dịch cũng lên 25-30% so với tháng trước. Tại dự án Geleximco khu C, D trên đường Lê Trọng Tấn, trong vòng hơn một tháng đã tăng từ 43 triệu lên 65 triệu mỗi m2 ở vị trí mặt đường to. Liền kề mặt đường nhỏ cũng tăng 4-6 triệu đồng. Đất nền Kim Chung Di Trạch sau một thời gian đứng giá, lại tăng từ 26 lên khoảng 30 triệu đồng mỗi m2. Giá đất nền biệt thự Dương Nội cũng lên tới 42 triệu, tăng 2-3 triệu mỗi m2 tùy vị trí.
    Khu vực Gia Lâm ở phía Đông Hà Nội cũng tăng giá vù vù, tiêu biểu như khu Đặng Xá từ 18 triệu lên tới 25 triệu mỗi m2. Không chịu thua kém, khu đô thị Ciputra ở mạn Tây Hồ từ 80 triệu tăng giá lên 110 triệu đồng, biệt thự Vườn Đào từ 80-90 triệu đồng vọt lên 110-140 triệu đồng mỗi m2 tùy vị trí.

    Đất thổ cư, vốn được coi là khá bình ổn trước sự lên xuống thất thường của địa ốc giờ cũng tăng chóng mặt. Sức tăng tốc độ cao nhất phải kể đến khu vực quận Tây Hồ. Đầu năm nay, một mảnh đất thổ cư có diện tích 108 m2 trên mặt đường An Dương Vương, có giá 40 triệu đồng mỗi m2 thì hiện nay đã được chào tới 80 triệu, khu vực gần đường Thanh Niên cũng được rao bán giá 73 triệu mỗi m2, đất Tứ Liên dao động quanh mức 85-105 triệu đồng. Còn đất mặt phố Lạc Long Quân, gần chợ Bưởi đạt kỷ lục 215 triệu đồng.
    Đất thổ cư thuộc các xã Kim Sơn, Phú Thị, Cổ Bi thuộc huyện Gia Lâm cũng lên từ 13-16 triệu đồng. Khu Bát Tràng, Đông Dư gần đô thị sinh thái Ecopark cũng lên tới 20 triệu. Trong khi trước đó, những khu đất được coi là "vùng sỏi đá" này chỉ này được chào bán với giá dưới 10 triệu đồng.
    Theo ông Nguyễn Thế Cường, đại diện Văn phòng tư vấn nhà đất Long Biên, chính các dự án mới như khu đô thị sinh thái Ecopark cũng như thông tin về công viên Gia Lâm sắp được triển khai làm thay đổi diện mạo vùng đất này. "Thêm vào đó, các khu vực này lại có vị trí giao thông thuận lợi, cách cầu Thanh Trì khoảng 800 m, giáp đường lớn 5B nên giá lại càng tăng", ông Cường nói.

    Tại khu vực Ba Vì, Tiến Xuân, Đông Xuân, Yên Bình cũng tăng gấp 2, 3 lần. Anh Nguyễn Phong, một khách hàng mua đất ở khu vực Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) hồi đầu Tết với giá 700.000 đồng một m2 đến nay đã có khách trả đến gần 2 triệu. "Hồi đầu năm tôi mua một sào mất hơn 200 triệu thế mà nay đã có người trả đến 720 triệu đồng. Giá đất sẽ còn lên nên tôi chưa có ý định bán", anh Phong cho biết.

    Theo anh Tuấn Anh, nhân viên thuộc Công ty cổ phần bất động sản Hà Nội mới, thị trường bị tác động mạnh nhất kể từ khi có triển lãm quy hoạch “Mô hình đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”. Triển lãm công bố 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội và trục Thăng Long bắt đầu từ đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì thuộc địa phận Hà Tây khiến khu vực này tăng giá đến chóng mặt.
    Giám đốc Công ty cổ phần Bất Động Sản B.D.S Lê Xuân Trường cho biết, cơ sở hạ tầng đang được gấp rút hoàn thiện, tiềm năng của các dự án này ngày một hiện rõ đã khiến cho khu vực phía Tây càng hút khách. Cụ thể như đường Lê Văn Lương kéo dài đã hoàn thành được khoảng 70%, đường Lê Trọng Tấn đang chờ ngày thông xe. Đặc biệt, lãi suất ngân hàng hiện nay đã bớt căng và có xu hướng giảm nữa trong thời gian tới khiến nguồn vốn cho thị trường bất động sản dồi dào hơn. Giá đất nền cùng lượng giao dịch ở nhiều khu vực tăng mạnh mẽ thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia "lướt sóng" khiến đất các khu vực này lại càng tăng chóng mặt.
    Cũng theo ông Trường, đất nền dự án sốt kéo theo đó là đất thổ cư cũng tăng gia theo. "Đất tăng nhanh là do tâm lý đón đầu trong đầu tư. Hiện nay rất nhiều người tin rằng, giá đất sẽ còn tiếp tục tăng trong vòng khoảng một năm tới nên đua nhau đi mua dẫn đến người bán cũng đua nhau tăng giá", ông Trường nhấn mạnh.

    Các chuyên gia cho rằng, chính tình hình kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng mạnh đến thị trường địa ốc Hà Nội. Nghiên cứu của Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình dương của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng, một trong những khó khăn cấp bách nhất cho nền kinh tế Việt Nam là áp lực lạm phát ngày càng tăng, tổ chức này dự báo năm nay, lạm phát có thể lên tới 10,3%. Theo ông Phạm Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Thẩm định giá Thế kỷ, lạm phát càng tăng, đồng tiền càng mất giá càng khiến nhà đầu tư đổ xô vào mua bất động sản.
    Ông Hưng bổ sung, giá vàng trong nước lên khiến bất động sản lên theo. Khi buôn bán bất động sản, nhiều nhà đầu tư có tâm lý quy ra vàng. Giá trị quy ra vàng không thay đổi nhưng theo tâm lý vàng lên khiến đất cũng lên theo. Cũng theo ông Hưng dự đoán, giá đất Hà Nội sẽ còn tăng đến hết tháng 10 năm nay bởi mốc Hà Nội đón chào 1.000 năm Thăng Long. "Hàng loạt dự án đang được gấp rút hoàn thành càng tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các khách hàng hơn. Theo tâm lý, người mua cũng muốn mua nhà vào thời điểm này khiến thị trường bất động sản càng sôi động", ông Hưng nói.
    Theo ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên Môi trường, thị trường Hà Nội có chiều hướng sôi động trong tháng qua là do một bộ phận người dân Hà Nội có tiền nhàn rỗi đổ đi đầu tư bất động khi tình hình kinh tế vĩ mô dần ổn định. Tuy nhiên với sức tăng quá nóng như hiện nay, theo ông Võ, người mua cần phải hết sức thận trọng. Bởi thực tế, đất Hà Nội mới chỉ sốt cục bộ ở một số khu vực như phía Tây, Tây Hồ, Gia Lâm và chưa thực sự ổn định.
    Với sức tăng mạnh như hiện nay, theo ông Võ, cũng không tránh khỏi yếu tố tăng ảo do nhiều nhà kinh doanh thổi giá lên. Người dân không nắm được thông tin đổ xô đi mua lại càng làm giá đất tăng bất thường. “Ngoài một bộ phận khách hàng có nhu cầu thực, cũng không tránh khỏi hiện tượng làm giá do nhiều nhà đầu tư lướt sóng, tìm cách làm khan hàng thổi giá lên cao quá mức bình thường như hiện nay”, ông Võ nhận định.

    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2010/05/3BA1BCBE/

  3. #13
    imported_cuudulieu23 Guest
    Trích dẫn Gửi bởi CHƠI CHỨNG _ HỨNG TIỀN
    Đất đai sốt quá trời. Ai có điều kiện thì vừa chơi chứng vừa chơi BDS, hoặc chơi CP BDS cũng ăn cũng sướng
    Bây giờ chơi nhà đất, CP BDS phải q3 mới có sóng

  4. #14
    imported_cuudulieu23 Guest
    Đọc xong bài này các bác hiểu ngay là phải múc cp ngành nào, nhiều người sẽ ân hận vì bán ra S96, nhiều người sẽ hối tiếc vì không mua khi S96 giá rẻ:

    http://dantri.com.vn/c76/s76-396107/co-phieu-bds-se-thay-the-kenh-dau-tu-bds-truyen-thong.htm

  5. #15
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi thuchi
    Nên bán chứng mua nhà đất đón sóng 1000 năm Thăng Long và Hầm Thủ Thiêm. Hà Nội nhà đất đang sốt đùng đùng, TP HCM nhà đất cũng đang nóng lên. Chứng giảm là do dân tình bán ra để quay sang Bất động sản......còn ôm chứng còn chết.
    Trích dẫn Gửi bởi Sniperz
    Các bác cầm vài tỉ đến vài chục tỉ thì mua BĐS dễ chứ ndt nhỏ lẻ như em cầm vài trăm triệu--> 1 tỉ thì mua gì bác? Cái đất nền bèo bèo khu Q9 giờ cũng tròm trèm 2 tỉ chứ nói chi qua khu Q2 mà mua nổi.

    Chấp nhận là "trứng" đang có hiện tượng bị ôi nhưng em nghĩ có chít thì chít chùm chứ chã phải mình em nên em cứ ôm [IMG]images/smilies/wink.gif[/IMG] !
    OK. nhà đất sốt nóng mình không khả năng mua thì chơi CP BDS đón sóng. Nhiều khi chơi CP BDS còn lãi hơn chính BDS: S96, ITA, HAG, NHA là các cp BDS hàng đầu trên 2 sàn.

  6. #16
    Guest
    Thứ hai, 17/5/2010</font></font>

    Sốt đất Hà Nội: Đã lên là khó xuống


    Nhân lúc "tranh tối tranh sáng", khi các nhà quản lý còn đang tranh cãi xem quy hoạch thủ đô sẽ hình thù ra sao thì các "nhà đầu tư" đã vươn tay đến các vùng đất cách trung tâm Hà Nội 40-50km để buôn bán.

    Theo nhận định của các chuyên gia, thông tin về quy hoạch thủ đô 2030-2050 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản Hà Nội. Không chỉ giá đất trong dân tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai... tăng chóng mặt mà cả những dự án biệt thự nhà vườn cũng nhanh chóng được lập ra, chia nhỏ đất vườn, đất thuê 50 năm thành lô, thành thửa đất thổ cư để hốt bạc.

    Đất vườn thành đất thổ cư

    Theo một cán bộ phụ trách kinh doanh dự án biệt thự nhà vườn G cho biết, những ngày này, dự án của Cty anh liên tục được nhà đầu tư hỏi thăm, đặt mua, nhưng gần như không còn hàng để bán. Nếu khách hàng thực sự có nhu cầu chỉ có thể mua lại của người đã mua từ trước nay muốn để lại.

    “Nhưng với cơn sốt đất hiện nay, số người muốn bán lại rất ít” - anh này cho biết. Dự án theo quảng cáo trên hồ sơ thương mại của Cty thì cách Hà Nội gần 50km (hơn 1 giờ chạy xe), gần các điểm du lịch nổi tiếng như Tản Đà resort, V- Resort, sân golf Phoniex... Toàn bộ dự án nằm tách biệt với khu dân cư, tạo không gian sống yên tĩnh trong lành cho cư dân tương lai của dự án...

    Quảng cáo hấp dẫn, vì vậy buổi thuyết trình để bán hàng của Cty đã thu hút khá đông khách hàng tham gia. Tuy nhiên, sau khi bở hơi tai chạy xe trên những con đường ngoằn ngoèo gập ghềnh từ quốc lộ 6 rẽ vào dự án, “nhà đầu tư” lại một phen hốt hoảng vì các lô biệt thự sinh thái được sắp cạnh nhau sin sít, chật cứng như thể nhà trên phố, đường nhỏ hẹp và đáng ngạc nhiên hơn tuy gọi là biệt thự sinh thái nhưng lại thiếu bóng dáng cây xanh!

    Hiện giờ ở khu trung tâm, ngoài một nhà sàn, một ao nước nhỏ được một nhân viên công ty cho biết “sau này” sẽ được cải tạo thành hồ bơi thì các khu dịch vụ, vui chơi giải trí kèm theo gần như không có gì. Giá gốc các lô biệt thự loại này gồm cả xây thô tùy loại, từ 5 - gần 8 triệu đồng/m2.

    Theo cam kết của chủ đầu tư, tất cả lô đất đều sẽ được giao sổ đỏ, nhưng khi hỏi kỹ mới biết mỗi căn biệt thự có diện tích từ hơn 500m2 đến gần 1.000m2 nhưng cũng chỉ có hơn gần 20% là đất thổ cư, còn lại là đất vườn không được xây nhà. Nguồn gốc đất có nhiều loại, có loại là đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho dân có hoặc không thu tiền sử dụng đất được DN gom lại; có loại là đất 50 năm được Nhà nước giao cho DN thuê với giá “bèo”...

    Điều đáng nói là khi khách hàng dè dặt hỏi, liệu có thể tách vuông đất hơn 1.000m2 biệt thự kiểu này thành 2 lô đất sổ đỏ được không thì các nhân viên bán hàng đều khẳng định là được, khi nào giao dịch xong, đợi khoảng 1 tuần là có sổ đỏ (!). Đây cũng là một thực tế tại các dự án villas, biệt thự nhà vườn đang mọc lên như nấm được quảng cáo nằm trong chuỗi các khu đô thị dọc đường Láng – Hoà Lạc.

    "Lướt” nhanh là thắng (!)

    Tuy nhiên, có lẽ cũng nhìn thấy lợi nhuận từ những lô đất kiểu này chưa đủ hấp dẫn, thanh khoản chậm, trong khi tâm lý “nhà đầu tư” vẫn khoái “lướt” đất thổ cư “xịn” nên thị trường đất trong dân các xã Yên Bài, Yên Bình (Thạch Thất); Đa Phúc, Sài Sơn (Quốc Oai) đắt như tôm tươi.

    Người người tiến đến sát chân núi Ba Vì, len lỏi vào trong dân để mua đất “bèo” với giá hơn 1 - 2 triệu đồng/m2. Có đoàn đi nguyên cả một phòng trong cơ quan, mua như tranh cướp. 1 sào (360m2) đất thổ cư ở xã Yên Bài cách đây vài tuần được giao dịch hơn 200 triệu đồng thì nay lên ngót nghét cả tỉ đồng mà vẫn được “dân đầu tư” rỉ tai nhau: “Mua được. Mua là thắng”(!), dù cho đến giờ vẫn chưa có cơ quan chức năng nào khẳng định là trung tâm hành chính có được chuyển về Ba Vì và có đặt tại xã Yên Bài hay không!

    Nhưng nguy hiểm nhất là mua đất dịch vụ của dân thời điểm này. Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, nắm được nhu cầu của khách hàng, giá đất dịch vụ được giới “cò” đẩy lên từng ngày. Cơn sốt đất tại xã An Khánh (Hoài Đức) là một ví dụ điển hình. Có vị trí đắc địa là nằm lọt giữa khu đô thị Nam An Khánh - mảnh đất vàng với giá đất dự án từ 40 -60 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí - nên đất dịch vụ (đất nông nghiệp được Nhà nước thu hồi và trả lại 10% cho dân để làm dịch vụ) tại đây tăng với tốc độ phi mã.

    Một hồ sơ bán đất dịch vụ chỉ có một cái giấy biên nhận viết tay của ông nông dân A bán cho bà B; một giấy xác nhận diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của ông A có đóng dấu của “quan xã” là đã có thể giao dịch được trên thị trường. Trong khi từ 5 năm nay, việc chia đất dịch vụ ở xã này vẫn lình sình vì “ông dự án” đã quá tay lấy lẹm vào phần phải trả lại cho dân, nên đất đến giờ vẫn thiếu.

    Đành rằng diện tích của ông A bị thu hồi là thế, xã xác nhận không sai, nhưng liệu có đất mà chia cho dân không lại là vấn đề. Tuy vậy, bất chấp rủi ro, đất dịch vụ thôn An Thọ, vì là thôn được thí điểm chia đất đầu tiên của xã An Khánh, đang được giao dịch lên tới hơn 30 triệu đồng/m2 dù chưa xác định được vị trí số lô, số thửa.

    Cùng ở xã này, đất ở thôn Yên Lũng (cho đến giờ chính lãnh đạo UBND xã An Khánh khi được hỏi cũng thừa nhận là không rõ có đất để chia hay không) cũng được giao dịch với giá hơn 15 triệu đồng/m2. Người chót bán với giá chưa đến 10 triệu đồng/m2 cách đây chưa đầy một tuần lại ngậm ngùi tiếc.

    Nhiều người tham gia vào thị trường bất động sản Hà Nội có thâm niên thừa nhận, họ đã chứng kiến biểu đồ hình sin của bất động sản với nhiều cơn sốt nóng, nhưng có lẽ đây là cơn sốt lớn nhất và có bán kính rộng nhất từ trước tới nay. Chưa có khi nào lại nhiều nhà đầu tư “say máu” với bất động sản như vậy. Tâm lý “lướt nhanh là thắng” bao trùm thị trường. Giá đất trong dân được đẩy lên với mức tăng 200-300% trong vòng chưa đầy 2 tháng là một điều phi lý, nhưng đang được các “nhà đầu tư” mặc nhiên thừa nhận.

    Nên nhớ, bản quy hoạch thủ đô Hà Nội để lấy ý kiến nhân dân là tầm nhìn của năm 2030-2050, từ nay cho đến lúc ấy sẽ còn biết bao nhiêu điều chỉnh, thay đổi. Vì vậy, nhiều chuyên gia dự báo, sắp tới thị trường đất loại này có thể sẽ có một cơn tháo chạy, mà thiệt thòi sẽ thuộc về những người chậm chân, thiếu hiểu biết, đầu tư theo đám đông. (Nguồn: LĐ, 17/5)



    Các tin liên quan
    • <font color="navy">Bất động sản Hà Nội - thời điểm tốt để đầu tư?
    • <font color="navy">Bất động sản Hà Nội dự báo sẽ phục hồi mạnh trong năm 2010
    • Bất động sản Hà Nội hướng mạnh sang khu vực phía Tây
    • Bất động sản Hà Nội - mảng kinh doanh giàu tiềm năng

  7. #17
    Ngày tham gia
    Sep 2017
    Bài viết
    0
    Trích dẫn Gửi bởi thuchi
    Bây giờ chơi nhà đất, CP BDS phải q3 mới có sóng
    Bán hết cổ phiếu mua nhà đất.Hết!

  8. #18
    PKhcm Guest
    Tâm điểm Việt Nam: Sốt đất dữ dội tại Hà Nội

    Nhiều người tham gia vào thị trường bất động sản Hà Nội có thâm niên thừa nhận, họ đã chứng kiến biểu đồ hình sin của bất động sản với nhiều cơn sốt nóng, nhưng có lẽ đây là cơn sốt lớn nhất và có bán kính rộng nhất từ trước tới nay. Chưa có khi nào lại nhiều nhà đầu tư "say máu" với bất động sản như vậy. Tâm lý "lướt nhanh là thắng" bao trùm thị trường.

    Giá đất trong dân được đẩy lên với mức tăng 200-300% trong vòng chưa đầy 2 tháng là một điều phi lý, nhưng đang được các "nhà đầu tư" mặc nhiên thừa nhận. Và thực tế sẽ chứng minh, không phải đất ở khu vực nào trên trục đường cao tốc Láng - Hòa Lạc cũng sẽ tiếp tục tăng, ngoài những dự án nào tiến độ triển khai khả thi, nhà đầu tư tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ và nhất là có sự đồng thuận cao của người dân trong vấn đề GPMB.

  9. #19
    imported_xvietsao Guest
    Cổ phiếu BDS sẽ dẫn dắt thị trường:

    Chủ nhật, 23/5/2010</font>

    Nhà đất tăng giá chóng mặt vì Đại đồ án quy hoạch thủ đô Hà Nội

    Càng gần tới ngày được phê duyệt, với những ý đồ, hình khối ngày càng rõ nét, mỗi diễn biến dù nhỏ có liên quan tới Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đều nằm trong sự theo dõi sát sao của các doanh nghiệp bất động sản.</font>
    Cũng giống như thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, giới đầu cơ, các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đều đã có sự chuẩn bị từ vài năm trước để “đón lõng” những cơ hội lớn do Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội tạo ra. Những thông tin được các nhà đầu tư, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm vẫn là tổ chức không gian, phát triển đô thị và hệ thống giao thông. Ngoài 5 khu đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn) và hành lang xanh, trục Thăng Long đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới đầu cơ bất động sản.

    Nói về dự án đường trục chưa từng có ở Việt Nam, dài khoảng 30km, kéo thẳng từ đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, mục đích giao thông là số một. Thứ hai là kết nối văn hóa xứ Đoài ở Sơn Tây, Phúc Thọ với văn hóa Thăng Long ở đô thị trung tâm. Trên trục đó, ở chuỗi vành đai 3 - 4 đã có mở rộng 350m, dài 3,5km, sẽ quy hoạch các công trình bảo tàng, đài độc lập, kể về những câu chuyện lịch sử Thăng Long, xứ Đoài, đồng thời là khu vui chơi giải trí cho người dân Hà Nội. Dướitrục Thăng Long sẽ có tàu điện ngầm, có siêu thị, cửa hàng... Mật độ xây dựng rất ít song sẽ có nhiều công trình hiện đại của cả nước. Ông Toàn cũng cho rằng, trục này có thể triển khai làm ngay từ năm 2011 chứ không thể để đến 2030 mới làm, bởi trục Thăng Long sẽ giải quyết tốt giao thông phía Tây. “Các vùng nông thôn phía Tây trông chờ trục đường này để phát triển. Khi hình thành các trục đường này thì giao lưu công nghiệp - hàng hóa sẽ tốt hơn rất nhiều”, ông Toàn nói.

    Ngay sau khi thông tin về trục Thăng Long loang ra, giá đất ở một số huyện phía Tây như Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ đã bắt đầu biến động. Tại nhiều làng quê huyện Ba Vì, Quốc Oai... các “chợ” đất tự phát được hình thành với đội ngũ “cò” ngày đêm hoạt động tích cực. Phong trào cắt đất chào bán để đón trục Thăng Long đang cuốn những nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vào cuộc đua tìm cơ hội giàu xổi. Cũng với diễn biến tương tự, tại những vùng hẻo lánh khác của Hà Nội như huyện Sóc Sơn, giá đất nhiều khu vực đã lên cao để chào đón thông tin huyện này sắp lên chức… đô thị vệ tinh.

    <font size="2">Thực trạng “ôm” đất chờ quy hoạch đã khiến nhiều nhà quản lý lo lắng. Tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, các đại biểu cũng đã thống nhất đề nghị Chính phủ báo cáo tình trạng mua bán bất động sản, giá các loại đất trên thị trường tự do ở nhiều khu vực Hà Nội...

    <font color="blue">Ngoài các thông tin quy hoạch, một điểm quan trọng khác khiến các doanh nghiệp chú ý trong Đồ án Quy hoạch chung là khoản đầu tư khổng lồ ước tính lên tới 90 tỷ USD để triển khai quy hoạch Hà Nội. Trong đó, tổng kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung cho cả giai đoạn 2010 - 2030 dự trù khoảng 60 tỷ USD với quá nửa là đầu tư cho giao thông. Theo Bộ Xây dựng, nguồn lực này được “huy động chủ yếu từ quỹ đất, tài sản công thuộc sở hữu nhà nước cũng như thu hút từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, từ các nguồn vốn ngân sách, FDI, đặc biệt là vốn ODA”.

  10. #20
    imported_danhdang07 Guest
    Sóng Sông Đà sẽ nâng cấp HNX và HOSE lên 1 tầm cao mới:</font>

    Bất động sản Hà Nội: Giao dịch và giá cùng tăng mạnh


    Cuối quý 1 và đầu quý 2/2010, giá bất động sản tại Hà Nội tăng bình quân 30%, có khu vực tăng hơn 40% so với quý 4/2009.</font>

    Đây là thông tin tại báo cáo tình hình thị trường bất động sản tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội của Chính phủ, được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội tại phiên họp sáng nay (2/6).


    <font face="Arial">Báo cáo này vừa được thực hiện theo yêu cầu của các vị đại biểu trong quá trình chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy.


    Việc thu thập thông tin tại bản báo cáo, theo Bộ Xây dựng, được thực hiện qua bốn kênh chính: từ các sàn giao dịch bất động sản, qua làm việc trực tiếp với UBND các huyện thuộc vùng quy hoạch Hà Nội, báo cáo của Cục Thuế Hà Nội và khảo sát thực tế tại các khu vực có giao dịch sôi động.


    <font face="Arial">Hà Đông: Cao nhất 70 triệu đồng/m2</font></font>

    Từ tháng 1/2010 đến nay, giá đất đã tăng liên tục tại hầu hết các dự án phát triển khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở tại tất cả các khu vực của thành phố Hà Nội, báo cáo cho biết.


    <font face="Arial">Theo đó, giá tăng mạnh nhất ở khu vực phía tây thành phố, các dự án khu vực quận Hà Đông có giá chuyển nhượng trong tháng Năm tăng trung bình 40% so với tháng 12/2009.


    Các dự án dọc đường Lê Trọng Tấn kéo dài hiện đang chào bán trên thị trường tự do từ 40 - 60 triệu đồng/m2; đất nền dự án Văn Khê, Mỗ Lao từ 60 -70 triệu đồng/m2; khu vực An Khánh (Hoài Đức) từ 35 - 40 triệu đồng/m2; tại Quốc Oai khoảng 20 - 30 triệu đồng/m2.


    <font face="Arial">Riêng căn hộ chung cư giá ổn định ở mức cao, lượng giao dịch trong những tháng đầu năm ở mức trung bình, hiện nay đang ở mức thấp.</font></font>

    Khu vực phía bắc và đông, đất nền và giá cả trên thị trường tự do cũng tăng khoảng 30% so với tháng 12/2009. Tại khu vực Gia Lâm (Việt Hưng, Sài Đồng) dao động từ 35 - 40 triệu đồng/m2. Đất nền tại các dự án khu vực Mê Linh từ 10 - 12 triệu đồng/m2.


    <font face="Arial">Đáng chú ý, với các khu dân cư chưa có quy hoạch khu vực phía tây, giá các loại đất giao dịch đất thổ cư, nhất là đất giãn dân gia tăng mạnh và chỉ giảm từ giữa tháng 5 đến nay. Huyện Thạch Thất có 1.284 hồ sơ giao dịch, Ba Vì có 425 hồ sơ, Quốc Oai có 438 hồ sơ, Mê Linh có 450 và Thường Tín có 468 hồ sơ.


    Giá đất thổ cư mặt đường liên huyện, liên xã tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai tại thời điểm đầu tháng 5 được chào bán với mức trung bình từ 8- 12 triệu/m2.


    <font face="Arial">Tại các khu vực khác như Gia Lâm, đất thổ cư có giá 10-15 triệu đồng/m2; Mê Linh, Sóc Sơn từ 5 -7 triệu đồng/m2; Ngọc Hồi (Thường Tín) từ 15 – 20 triệu đồng/m2.</font></font>

    Chủ yếu là đầu cơ


    <font face="Arial">Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, lượng giao dịch và giá chuyển nhượng được chào bán trên thị trường tự do (gồm các loại đất thổ cư, đất cây lâu năm đã có sổ đỏ tại nhiều địa bàn, trong đó có các địa điểm đang được xem xét quy hoạch Thủ đô) đã tăng mạnh trong quý 1 và đầu quý 2.


    Tuy nhiên, chủ yếu là việc mua đi bán lại giữa những người đầu cơ với nhau. Đã xuất hiện tình trạng "làm giá", tung tin đồn, giao dịch ảo để đẩy giá lên cao, nhất là tại Thạch Thất, Ba Vì.


    <font face="Arial">Việc lấy ý kiến nhân dân rộng rãi về quy hoạch chung Thủ đô cũng được coi là nguyên nhân khiến thị trường bất động sản tại các khu vực xa trung tâm thêm sôi động, Chính phủ nhìn nhận.</font></font>

    Để bình ổn thị trường bất động sản, nhất là tại các khu vực đang xem xét quy hoạch Thủ đô, Chính phủ đã xác định sẽ triển khai sớm nhiều biện pháp. Trong đó có việc thông tin tới toàn xã hội về lộ trình hình thành, triển khai các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư, để người dân nắm bắt thông tin.


    <font face="Arial">UBND thành phố Hà Nội được giao triển khai ngay việc lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tại các huyện ngoại thành để quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.


    <font face="Arial">Các bộ, ngành liên quan cũng được yêu cầu "mạnh tay" với các trường hợp tung tin thất thiệt, lừa đảo kiếm lời bất chính và làm mất trật tự, an ninh xã hội.


    http://vneconomy.vn/2010060212461173P0C17/bat-dong-san-ha-noi-giao-dich-va-gia-cung-tang-manh.htm


 

Các Chủ đề tương tự

  1. KDC sẽ nâng mua từ 20 triệu lên 75.5 triệu cổ phiếu quỹ
    Bởi imported_mimisusi0121 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 26-11-2014, 04:00 AM
  2. Vay 800 triệu đồng phải chi ‘lót tay’ 200 triệu đồng?
    Bởi imported_nhadat0806 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 11-10-2011, 12:49 PM
  3. Trả lời: 4
    Bài viết cuối: 24-09-2011, 10:49 AM
  4. Tăng 2 triệu đồng, vàng trong nước phá ngưỡng 44 triệu đồng/lượng
    Bởi ductuan1109 trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 5
    Bài viết cuối: 08-08-2011, 12:17 PM
  5. Trả lời: 19
    Bài viết cuối: 13-01-2011, 10:57 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •