Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    Guest

  2. #2
    nangsom762 Guest
    Vận chuyển hàng hóa đường không tăng hơn 36%

    TT - Theo ông Võ Huy Cường - trưởng ban vận tải hàng không, Cục Hàng không VN, trong sáu tháng đầu năm 2010 lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không qua các sân bay của VN đạt khoảng 215.000 tấn, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2009.

    Đặc biệt hàng hóa vận chuyển trên các đường bay quốc tế của các hãng hàng không đang khai thác đạt 156.000 tấn, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2009.

    Thống kê cũng cho thấy tổng lượng khách đi lại bằng đường hàng không đạt khoảng 10 triệu lượt, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

    L.NAM

  3. #3
    Guest
    Hàng không tư nhân vận chuyển hàng hóa: Đến hồi cất cánh?
    Hàng không tư nhân vận chuyển hàng hóa: Đến hồi cất cánh?
    Nếu Trãi Thiên Air Cargo cất cánh đúng ngày 5.9 tới như dự định thì đây sẽ là sự kiện đánh dấu bước chuyển mình của ngành vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam.


    Lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không qua các sân bay Việt Nam 6 tháng đầu năm tăng đến 36% so với cùng kỳ năm 2009 (theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam). Có vẻ thời điểm thích hợp để đầu tư vào hàng không tư nhân vận chuyển hàng hóa đã đến.

    Sẽ tăng trưởng mạnh

    “Sáu tháng qua, chúng tôi đã phối hợp với Hãng Delta Airlines (Mỹ) đưa 4 chuyến bay chở hàng vào Việt Nam với tổng công suất hơn 400 tấn mới chuyên chở hết lượng hàng hóa tăng đột biến cho thị trường Bắc Mỹ”, ông Tony Phê, đại diện Công ty Dịch vụ Vận chuyển Hàng hóa ITL tại TP.HCM, cho biết. Theo ông, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng hàng không dự kiến sẽ tăng trưởng khả quan từ nay đến cuối năm.

    Có cùng nhận định, ông Đỗ Xuân Quang, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Vận chuyển Hàng hóa Vector (TP.HCM), nhận xét: “Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng đến 30% trong 6 tháng cuối năm so với cùng kỳ năm 2009 với nhu cầu nhập khẩu cao từ châu Á, châu Âu và Mỹ. Chẳng hạn, các chuyến bay 2 chiều giữa TP.HCM và Hồng Kông mỗi tuần do Hong Kong Airlines thực hiện có tỉ lệ lấp đầy từ 80-90%”. Công ty Victor cũng đang làm tổng đại lý hàng hóa cho một số hãng hàng không nước ngoài khác tại Việt Nam như Malaysia Airlines, South African Airways, Egypt Air...

    Theo ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam (CAAV), Hong Kong Airlines là nhà chuyên chở mới nhất tham gia thị trường với tần suất 5 chuyến/tuần từ Hồng Kông đến TP.HCM từ tháng 1.2010. Hãng dự kiến sẽ mở đường bay chở hàng trực tiếp giữa Hồng Kông và Hà Nội trong thời gian tới.

    Ngoài ra, một số hãng hàng không nước ngoài như Cathay Pacific, Eva Air, Korean Air, China Airlines, FedEx, DHL, CargoLux... cũng đang đẩy mạnh khai thác các chuyến bay hàng hóa mỗi tuần đến Việt Nam.

    Không muốn nằm ngoài thị trường này, các doanh nghiệp đầu tư tư nhân trong nước, điển hình là Công ty Hàng không Trãi Thiên (Trai Thien Air Cargo, TP.HCM), đang tích cực chuẩn bị cho kế hoạch cất cánh chuyến bay thương mại đầu tiên, dự kiến trong tháng 9 sắp tới. Kế hoạch này đã trễ đến 2 lần so với ban đầu là vào quý I, sau đó tiếp tục dời đến tháng 7.2010.

    2 năm thử thách

    Ngày 11.6.2008, Trai Thien Air Cargo được thành lập với số vốn đăng ký là 500 tỉ đồng. Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam có chức năng vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện với thị trường trọng tâm là nội địa, Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

    Đến tháng 10.2009, Hãng nhận giấy phép cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của CAAV. Tuy nhiên, ông Cường, CAAV cho biết, Trai Thien Air Cargo vẫn chưa thể cất cánh vì chưa thuê được loại máy bay chuyên dụng đáp ứng tiêu chuẩn của CAAV. Quy định của hàng không Việt Nam nêu rõ, máy bay thuê khi nhập vào Việt Nam để khai thác và đến thời hạn tái xuất khi kết thúc hợp đồng thuê không được quá 25 năm. Ông Lê Giang Long, Phó Tổng Giám đốc Trai Thien Air Cargo, cho biết, trước đó đã tìm được 2 công ty cho thuê loại máy bay chuyên dụng từ Singapore và châu Âu nhưng không đáp ứng thời hạn quy định 25 năm.

    Hiện nay, Hãng đã tìm được một đối tác mới từ Singapore là Công ty Airmark, có thể đáp ứng điều kiện này. Nếu thực hiện đúng kế hoạch, chiếc B737-300F (khả năng vận chuyển 18 tấn/chuyến) sẽ về đến Việt Nam vào khoảng giữa tháng 8 để chuẩn bị cho chuyến bay thương mại đầu tiên của Hãng, từ TP.HCM đi Hồng Kông, tần suất 1 chuyến/ngày. Các điểm đến dự kiến tiếp theo là Singapore, Phnom Penh, Bangkok, Quảng Châu và Đài Bắc. Các tuyến từ TP.HCM đến Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt dự kiến được khai thác từ quý I/2011, sau khi hãng nhận chiếc B737-300F thứ hai.

    Về chính sách giá cước vận chuyển, ông Long cho biết sẽ công bố trong vài tuần tới sau khi khả năng cất cánh thương mại được đảm bảo và khung giá cước sẽ “cực kỳ cạnh tranh”.

    Phân tích bài toán hiệu quả kinh doanh, ông cho biết: “Nếu công suất khai thác duy trì ở mức từ 60-70% cùng mạng đường bay phát triển tốt, chúng tôi dự kiến sẽ đạt mức hòa vốn sau 2 năm hoạt động đối với mảng quốc tế. Mảng nội địa thì sẽ còn nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan và chủ quan”.

    Khi được đặt vấn đề về khả năng đi theo “vết xe đổ” của Indochina Airlines, hãng hàng không tư nhân đã ngưng hoạt động do khó khăn về tài chính, ông Long khẳng định: “Với khả năng trường vốn tốt và các bước chuẩn bị về mọi mặt trong gần 2 năm qua, Hãng sẽ vượt qua được 2 năm đầu thử thách. Trước mắt, chúng tôi đã ký được biên bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác của Mỹ như FedEx, UPS, DHL và một số công ty dịch vụ hàng hóa ở Hồng Kông và Singapore, đảm bảo khả năng cung cấp hàng hóa với tỉ lệ lấp tải đến 80% và 70%, lần lượt cho các chuyến bay đến và đi từ TP.HCM”.
    Trong khi đó, đại diện Công ty Dịch vụ Vận chuyển Hàng hóa Vector, ông Quang, nhận định, bài toán hiệu quả kinh doanh của Trai Thien Air Cargo sẽ rất nan giải. Tuy nhiên, ông cho rằng việc xuất hiện một hãng hàng không vận chuyển hàng hóa tư nhân tại Việt Nam là cần thiết và ông mong muốn mở một hãng hàng không vận tải hàng hóa tương tự trong thời gian tới.

    Theo Vĩnh Bảo
    Nhịp cầu Đầu tư

  4. #4
    imported_tbao2398 Guest
    Mình tính mở 1 group trên Skype để bàn tán về 3 CP thuộc họ Vinatrans cũ là VNL , VNF (sắp lên sàn HA) và VNT. Bạn nào quan tâm add nick skype của mình và để lại lời nhắn VNTS Group nhe.

  5. #5
    imported_tbao2398 Guest
    CTCP Vận tải Ngoại thương được chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu
    (Cập nhật: 19/08/2010, 9:43:07 AM)

    Ngày 19/08/2010 Sở GDCK Hà Nội đã có Thông báo số 749/TB-SGDCKHN về việc chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu cho CTCP Vận tải Ngoại thương tại Sở GDCK Hà Nội với những nội dung sau:

    - Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

    - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

    - Số lượng chứng khoán niêm yết: 5.600.000 cổ phiếu

    - Giá trị chứng khoán niêm yết: 56.000.000.000 đồng

    Trân trọng thông báo./.

  6. #6
    Cổ đông nào chưa mở TK liên hệ mình nhe.
    Đòn bẩy 1:1 áp dụng cho tất cả các mã kể cả UPCOM.Cần tuyển CTV .LH: Thu Thảo DT: 0902-713-313 .YM/Skype:thaothunguyen07

  7. #7
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    1
    Hàng xuất khẩu “leo” máy bay

    Hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không tại VN tăng nhanh thời gian qua. Chỉ riêng trong tám tháng đầu năm 2010 đã đạt mức tăng trưởng trên 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Đặc biệt, thị trường vận tải hàng không nội địa đã trở nên sôi động hơn khi có thêm hãng hàng không tư nhân trong nước chuyên kinh doanh vận tải Trãi Thiên chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 9-2010.

    Nhanh là lợi thế

    Hàng không tư nhân trong nước nhập cuộc

    Dự kiến ngày 5-9, hãng hàng không tư nhân đầu tiên của VN trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa là Trãi Thiên Cargo sẽ đưa hai máy bay Boeing B737-300 với khả năng vận chuyển 18 tấn hàng hóa/chiếc để vận chuyển hàng hóa các chặng Hà Nội - TP.HCM - Hong Kong và Hà Nội - TP.HCM - Singapore.

    Ông Nguyễn Quốc Khánh, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần hàng không Trãi Thiên, cho biết trong năm đầu nhiều khả năng Trãi Thiên có thể bị lỗ do phải cạnh tranh và giá cước vận chuyển hiện chưa cao nhưng ông tin chắc trong năm sau có thể hòa vốn và bắt đầu lời. “Lợi thế của vận tải chuyên dụng nhanh hơn hàng không chở khách có kèm hàng hóa vì phải chờ khách nên hàng hóa luân chuyển chậm hơn” - ông Khánh phân tích.
    Ông Mai Xuân Thìn - giám đốc kinh doanh Công ty Rồng Đỏ (TP.HCM), đơn vị chuyên xuất khẩu trái cây và các mặt hàng rau quả - cho biết chỉ riêng mặt hàng thanh long mỗi tuần công ty xuất 2-3 chuyến (tương ứng khoảng 3 tấn) qua châu Âu bằng đường hàng không. “Mặc dù giá vận chuyển bằng đường hàng không khá cao từ 3,65-3,8 USD/kg, nhưng bù lại trái cây VN sang châu Âu vẫn còn tươi nên dễ dàng tiêu thụ và bán được giá cao” - ông Thìn cho hay.

    Tương tự, ông Đ. - giám đốc một công ty chuyên xuất khẩu trái cây trái mùa sang châu Âu - cho biết lượng chôm chôm, măng cụt, thanh long... xuất qua đường hàng không của công ty này từ đầu năm đến nay đã tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. “Với mặt hàng trái cây tươi, việc xuất khẩu qua đường hàng không đã thật sự phát huy lợi thế cạnh tranh” - ông Đ. khẳng định.

    Theo Cục Hàng không VN, thị trường vận chuyển hàng không quốc tế đi/đến VN tăng trưởng rất nhanh. Hiện có 44 hãng hàng không quốc tế khai thác thường xuyên kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hóa, trong đó có chín hãng đang khai thác các chuyến bay chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng (freighter) như Korean Air (Hàn Quốc), Eva Air, China Airlines (Đài Loan, Trung Quốc), Qantas (Úc), Cargolux (Luxembourg), FedEx (Hoa Kỳ), Singapore Air Cargo, Shanghai Air Cargo...

    Khối lượng vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng từ 165,8 nghìn tấn năm 2005 lên đến 247,8 nghìn tấn vào năm 2009 với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005-2009 đạt 10,6%/năm. Chỉ tính riêng bảy tháng đầu năm 2010, các chuyến bay quốc tế đã vận chuyển xấp xỉ 188.000 tấn, tăng 43,8% so với cùng kỳ 2009.

    Hiện đang là mùa cao điểm nên nhiều nhân viên phụ trách của các hãng hàng không cho biết làm hợp đồng cho khách không kịp. Một đại lý chuyên làm hàng xuất khẩu qua đường hàng không cho biết cứ năm ngày họ lại làm thủ tục xuất khẩu khoảng 4 tấn thanh long đi châu Âu.

    Kim ngạch tăng

    Theo giới làm hàng xuất khẩu hàng không, hàng hóa xuất đi có các mức giá khác nhau căn cứ theo trọng lượng và chủng loại hàng. Hàng thường được phân loại 1 tấn, 500kg, 300kg, 100kg, 45kg với giá trung bình chênh lệch từ 10-20 cent/kg, dưới mức này có giá 8-9 USD/kg nhưng cũng có khi khách hàng gửi hàng mẫu (dưới 2kg) thì giá sẽ cao hơn.

    Đại diện Hãng Eva Air Cargo hiện có hai chuyến bay freighter/tuần từ TP.HCM đi Đài Loan bằng máy bay Boeing 747 tải trọng 100 tấn. Hằng ngày Eva Air còn có các chuyến bay chở khách bằng Boeing 737-300 với khoang chở hàng 17 tấn và cũng luôn đầy. Eva Air cho biết tăng trưởng từ thị trường vận chuyển hàng hóa khoảng hơn 30% so với năm ngoái, trong đó 90% là hàng xuất khẩu đi Mỹ, còn lại sang châu Á chủ yếu là quần áo và giày dép.

    Theo ông Vũ Hải Thanh - tổng giám đốc Công ty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS), hiện mỗi ngày kho TCS có không dưới 20 tấn hàng hóa làm thủ tục xuất khẩu đi châu Âu như quần áo, giày dép, hoa quả, cá cảnh, cá ngừ... chiếm 30-35% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu 130-145 tấn/ngày của TCS.

    Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Sơn Nhất cho biết kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu trong ba tháng 6, 7, 8 của năm 2010 đạt hơn 1 tỉ USD (trong khi ba tháng 6, 7, 8 của năm 2009 chỉ ở mức hơn 276 triệu USD).

    Lê Nam

    tuổi trẻ

    Bài viết cùng chủ đề:

    [NAME_1] ([POSTDATE2_1])

    [NAME_2] ([POSTDATE2_2])

    [NAME_3] ([POSTDATE2_3])

    [NAME_4] ([POSTDATE2_4])

    [NAME_5] ([POSTDATE2_5])

    [NAME_6] ([POSTDATE2_6])

    [NAME_7] ([POSTDATE2_7])

    [NAME_8] ([POSTDATE2_8])

    [NAME_9] ([POSTDATE2_9])

    [NAME_10] ([POSTDATE2_10])

    [NAME_11] ([POSTDATE2_11])

    [NAME_12] ([POSTDATE2_12])

    [NAME_13] ([POSTDATE2_13])

    [NAME_14] ([POSTDATE2_14])

    [NAME_15] ([POSTDATE2_15])

    [NAME_16] ([POSTDATE2_16])

    [NAME_17] ([POSTDATE2_17])

    [NAME_18] ([POSTDATE2_18])

    [NAME_19] ([POSTDATE2_19])

    [NAME_20] ([POSTDATE2_20])

    [NAME_21] ([POSTDATE2_21])

    [NAME_22] ([POSTDATE2_22])

    [NAME_23] ([POSTDATE2_23])

    [NAME_24] ([POSTDATE2_24])

    [NAME_25] ([POSTDATE2_25])

    [NAME_26] ([POSTDATE2_26])

    [NAME_27] ([POSTDATE2_27])

    [NAME_28] ([POSTDATE2_28])

    [NAME_29] ([POSTDATE2_29])

    [NAME_30] ([POSTDATE2_30])
    0
    0

  8. #8
    Ngày tham gia
    Dec 2017
    Bài viết
    1
    Ngành vận tải ngoại thương lại thêm nhiều nguồn hàng lớn để vận chuyển rồi !

    =
    ================================================== ==========

    Xuất khẩu da giày sẽ đạt 5,4 tỉ USD

    TT - Tin vui đến với ngành da giày Việt Nam khi hàng loạt doanh nghiệp hiện đã có đủ đơn hàng đến hết năm và kim ngạch xuất khẩu có khả năng sẽ cán mức kỷ lục 5,4 tỉ USD.



    Sản xuất giày nữ thời trang xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty giày Liên Phát (Bình Dương) Ảnh: T.V.N.


    Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đức Thuấn, chủ tịch Hiệp hội Da giày VN (Lefaso), nói:

    - Sau thời gian có dấu hiệu chững lại do tác động của suy thoái kinh tế, xuất khẩu da giày Việt Nam phục hồi nhanh trở lại. Hiện các doanh nghiệp (DN) trong ngành đã có đơn hàng đến hết năm 2010 và đang đàm phán cho mùa vụ năm sau.

    Theo ước tính, đơn hàng xuất khẩu trong năm nay tăng khoảng 16% so với năm ngoái do các thị trường nhập khẩu chủ lực của Việt Nam dần ổn định, nhiều khách đặt hàng đã chuyển từ mua da giày của Trung Quốc sang mua sản phẩm da giày của Việt Nam. Khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 5,4 tỉ USD của năm nay có thể thực hiện được dù phải đối mặt với tình trạng khó thu hút nhân công ở một số DN do đơn giá gia công thấp. Ngành da giày tiếp tục duy trì vị trí thứ ba sau dầu khí và dệt may về đóng góp kim ngạch xuất khẩu quốc gia.

    Tại châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về kim ngạch xuất khẩu, nơi chiếm 70% dung lượng xuất khẩu của thế giới.



    Sơ đồ kim ngạch xuất khẩu - Đồ họa: MẠNH TÁNH


    * Xuất khẩu hàng tỉ USD mỗi năm nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn nặng về gia công, giá trị thặng dư mang lại chiếm tỉ trọng ở mức khiêm tốn?

    - Ngành da giày Việt Nam cũng giống như ngành da giày của các quốc gia, vùng lãnh thổ đi trước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc đều có lợi thế ở hai phân khúc giữa là tổ chức nguồn lực tốt (gồm khâu phát triển sản phẩm, nguyên phụ liệu, xây dựng cơ sở sản xuất) và tổ chức sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên, các lợi thế cạnh tranh này lại chưa phát huy được khả năng ở các thị trường tiêu thụ quan trọng của ngành tại châu Âu, Bắc Mỹ...

    Mặt khác, vì nhiều lý do khác nhau, một số DN chọn phương án gia công đơn thuần. Đây cũng là phương án kinh doanh an toàn mà tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư rất tốt.

    * Ông có nói rằng từ năm 2010 trở đi “cơ hội vàng” sẽ đến với ngành da giày Việt Nam nhờ lợi thế cạnh tranh hơn một số nước trong khu vực. Cụ thể là gì, thưa ông?


    "Thực tế là ngành chưa thật sự làm chủ được ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt công nghệ máy móc. Lực lượng thiết kế, marketing chưa đạt trình độ quốc tế để phát triển thương hiệu giày dép Việt Nam nhằm cạnh tranh tại thị trường thế giới"

    Ông Nguyễn Đức Thuấn

    - Tại Trung Quốc, một trong những nước xuất khẩu giày dép lớn trên thế giới, hiện thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD/người/năm nên giá nhân công ở nước này bắt đầu tăng lên. Còn thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới đạt khoảng 1.200 USD/người/năm. Đây là cơ hội để chúng ta đón nhận những đơn đặt hàng mang xu thế chuyển dịch như một lẽ tất yếu.

    Vấn đề là DN phải biết kết hợp ưu thế cạnh tranh này với nội lực của chính mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh thật sự. DN cần phải tính toán làm sao đưa đơn hàng về những nơi có lợi thế về lao động để tranh thủ nguồn lao động dồi dào ở các địa phương, thay vì chỉ bám trụ ở các thành phố lớn với chi phí thuê nhân công quá đắt đỏ.

    Vì vậy, để giảm chi phí sản xuất, DN có thể thực hiện các khâu may mũi tại các vùng sâu, vùng xa, còn các khâu hoàn thiện công nghệ, chất lượng sản phẩm có thể thực hiện tại các thành phố, các khu công nghiệp tập trung.

    TRẦN VŨ NGHI thực hiện

  9. #9
    Ngày tham gia
    Sep 2019
    Bài viết
    9
    Hàng XK Việt Nam ngày càng có nhiều hàng có công nghệ cao;
    .................................................. .......................................
    Xuất khẩu điện thoại di động đạt 1 tỉ USD

    Ngày 17/9, SEV công bố kim ngạch xuất khẩu đạt mức 1 tỉ USD sau một năm đi vào hoạt động đối với sản phẩm điện thoại di động được sản xuất tại nhà máy đặt ở Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh).

    Với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD, Công ty TNHH điện tử Samsung Việt Nam (SEV) là nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên và duy nhất tại VN đến thời điểm này. Công suất của SEV hiện đã tăng từ 1 triệu sản phẩm lên 6 triệu sản phẩm/tháng, tạo việc làm cho 7.000 nhân viên, công nhân.

    Theo ông Yoo Young Bok - tổng giám đốc SEV, 90% sản phẩm điện thoại di động do công ty sản xuất được xuất khẩu đến 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Theo Tuổi Trẻ

  10. #10
    Ngày tham gia
    Oct 2017
    Bài viết
    0
    Chấp thuận niêm yết cổ phiếu CTCP Vận tải Ngoại Thương (MCK: VNF)
    (Cập nhật: 21/09/2010, 10:01:22 AM)

    Căn cứ Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 324/QĐ-SGDCKHN ngày 04 tháng 06 năm 2010. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội xin trân trọng thông báo:

    Chấp thuận cho CTCP Vận tải Ngoại Thương được niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với những nội dung sau:

    - Loại chứng khoán: Cổ phiếu phổ thông

    - Mã chứng khoán: VNF

    - Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu

    - Số lượng chứng khoán niêm yết: 5.600.000 cổ phiếu (Năm triệu sáu trăm nghìn cổ phiếu)

    - Giá trị chứng khoán niêm yết: 56.000.000.000 đồng (Năm mươi sáu tỷ đồng)


 

Các Chủ đề tương tự

  1. Làm lãnh đạo phải giỏi ngoại ngữ và “yêu nước sâu sắc”
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 17-06-2014, 11:37 AM
  2. Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 13-12-2011, 11:17 AM
  3. Vi phạm kinh doanh ngoại hối, vàng có thể bị tước giấy phép
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 22-10-2011, 09:20 AM
  4. ”Nội” hưng phấn, ”ngoại” tiếp tục xả hàng mạnh mẽ
    Bởi trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 06-10-2011, 07:29 AM
  5. Thu hút vốn ngoại: Hãy tiếp tục cổ phần hóa
    Bởi imported_doikonhulamo trong diễn đàn Thảo luận Tình hình
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 04-10-2011, 01:12 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •