Hello and welcome to our community! Is this your first visit?
Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20
  1. #1
    thuy7hi0o1 Guest

  2. #2
    pvu1989a Guest


    Thêm tý Q3(2008)=??????????? các bạn đoán nhé!

    Sông Đà 5” - khẳng định qua các công trình thủy điện

    (*****)
    - CTCP Sông Đà 5 được biết đến như một đơn vị thi công bê tông thuỷ
    công mạnh nhất Tổng công ty Sông Đà. EPS của SD5 tăng liên tục trong 3
    năm trở lại đâ
    y.

    Nhà thi công các công trình thủy điệnSD5
    tiền thân là Công ty thuỷ điện Vĩnh Sơn, được chuyển đổi cổ phần hoá
    theo quyết định số 1720/QĐ-BXD ngày 04/11/2004 của Bộ trưởng Bộ xây
    dựng.SD5hiện
    có vốn điều lệ là 61 tỷ đồng, EPS đạt từ 3.140 đồng năm 2005 lên 4.984
    đồng năm 2006 và 7.633 đồng năm 2007. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2008 là
    20,14 tỷ đồng. Kế
    hoạch sản lượng năm 2008 của CTCP Sông Đà 5 khoảng 800 tỷ đồng/năm, lợi
    nhuận 45 tỷ đồng.Định hướng của SD5 từ năm 2009-2012, sản lượng bình
    quân hàng năm của công ty khoảng 1000 tỷ đồng/năm lợi nhuận dao động từ
    50 đến 80 tỷ/ năm. Sau
    4 năm thực hiện cổ phần hoá, Sông Đà 5 được biết đến là đơn vị thi công
    bê tông thuỷ côngtiêu biểu củaTổng công ty Sông Đà hiện nay, qua
    những công trình lớn như Thuỷ điện YaLy, Vĩnh Sơn, Cần Đơn…Đặc biệt
    qua công trình thủy điện Tuyên Quang."Vượt lũ” Tuyên QuangTuyến
    áp lực ở công trình này được nhà thiết kế cho thi công theo dạng kết
    cấu đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông. Đây là công nghệ mới, lần đầu
    tiên ở nước ta đưa vào áp dụng tại thủy điện Tuyên Quang.

    SD5
    là đơn vị phải đảm nhận việc rải hơn 1.700 tấn thép và đổ 25.000m3 bê
    tông trên bản mặt đập với chiều dài hơn 900m chiều cao từ mặt xuống đáy
    đập là 12m và phải hoàn thành trước mùa lũ năm 2006.Kỹ sư Vũ Khắc Tiệp,
    một người đã theo nghề bê tông làm tường phân dòng, tường chắn sóng, đổ
    bê tông mái vòm v.v... ở nhiều công trình thuỷ điện của đất nước đã
    cùng các chuyên gia trên công trình tìm hiểu về kinh nghiệm đổ bê tông
    bản mặt.Ông Tiệp cùng với kỹ sư Nguyễn Xuân Chuẩnvà tập thể Phòng Kỹ
    thuật đã sáng tạo ranhiều thiết bị thi công như: máy
    rải bê tông bằng bàn trượt rộng 1,2m và dài 12,8m; máy uốn tấm đồng,
    máy trộn nhựa đường, gầu tải bê tông 5m3…

    Việc
    áp dụng các thiết bị trên thi công đã đảm bảo “vượt lũ” Tuyên Quang
    đúng tiến độ. Các chuyên gia Trung Quốc khi chứng kiến Sông Đà 5 áp
    dụng các thiết bị trên thi công đã không ngớt lời khen ngợi về sự sáng
    tạo và chất lượng công trình đảm bảo. Một chuyên gia Trung Quốc đã nói
    “Sông Đà 5 đã thi công đập bản mặt trong 3 tháng với khối lượng lớn và
    độ dốc cao như vậy là nhanh hơn một số công trình các nước khác đã thi
    công”.

    Dàn
    băng tải đổ bê tôngđầm lănlà dàn thiết bị sản xuất và vận chuyển bê
    tông hiện đại nhất Đông Nam Á do SD5 đầu tư để thi công công trường
    thuỷ điện Sơn La. Đây chính là dàn băng tải vận chuyển bê tông từ nhà
    máy bê tông đầm lăn công suất 720m3/h ra mặt đập.[img]http://*****.vn/Images/Uploaded/Share/2008/08/20080820021912357/SD5.jpg" id="ctl00_ContentPlaceHolder1_NewsDetail1_img" style="border-width: 0px; width: 250px;" alt="“Sông Đà 5” - khẳng định qua các công trình thủy điện">

  3. #3
    Ngày tham gia
    Jan 2019
    Bài viết
    23


    Tình sản xuất bê tông đầm lăn tại công trình thuỷ điện Sơn La sau 6 tháng đầu năm





    Đến
    hết tháng 6, Công ty cổ phần Sông Đà 5 đã đổ được 760,000 m3 bê tông
    đầm lăn đập thuỷ điện Sơn La, tương đương tổng sản lượng 580 tỷ đồng, đạt 60% kế hoạch năm, trong đó hoàn thành 3 khối bê tông quan trọng là C1, C2, C3 và đang tiếp tục đổ khối L1.




    Việc
    đắp đập chậm 2 tháng so với tổng tiến độ đã được khắc phục. Từ nay đến
    cuối năm, công ty phấn đấu hoàn thành đổ hơn 500.000 m3 bê tông đầm lăn
    đập thuỷ điện, hoàn thành vượt mức kế hoạch đắp đập năm nay.



    Công ty cổ phần Sông Đà 5 là đơn vị chủ lực trong việc thi công sản xuất bê tông đầm lăn.Công
    ty đã phát động phong trào thi đua, lấy đoàn viên thanh niên làm nòng
    cốt, huy động tối đa lực lượng lao động hoàn thành kế hoạch sản xuất
    với năng suất cao, chất lượng đảm bảo./.

  4. #4
    Guest


    Việc đắp đập chậm 2
    tháng so với tổng tiến độ đã được khắc phục. Từ nay đến cuối năm, công
    ty phấn đấu hoàn thành đổ hơn 500.000 m3 bê tông đầm lăn đập thuỷ điện,
    hoàn thành vượt mức kế hoạch đắp đập năm nay.

  5. #5
    Ngày tham gia
    Sep 2017
    Bài viết
    0





    Tháng 12 sẽ chặn dòng sông đà đợt 2 công trình thuỷ điện Sơn La





    Những
    ngày này, đến công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, ai cũng
    mừng vui khi vóc dáng của một nhà máy thuỷ điện vào loại lớn nhất Đông
    Nam Á đã dần hiển hiện.

    Từ
    bờ phải sang bờ trái, đập tràn xả lũ đã xong phần xây, đang chuẩn bị
    lấp các van cung. Khối trung tâm của đập thuỷ điện (C1, C2, C3) đã đổ
    bê tông đầm lăn lên tới cao trình 146,7m, sừng sững chắn ngang lòng
    sông. Phần đổ bê tông các gian máy và đường nước ra của nhà máy đã
    xong, đang bắt đầu lắp đặt thiết bị. Tin vui mới nhận được là khoảng
    thời gian chậm 60 ngày so với Tổng tiến độ đắp đập đã được lấp đầy.



    Từ
    cao trình 146,7 của khối C3 nhìn xuống cao trình 120,6m, thấy xe máy
    hối hả đi lại: xe ben nhận bê tông từ băng tải, trút xuống vị trí, xe
    gạt san gạt, xe lu đầm, nén. Kỹ sư Đinh Văn Đại, Phó giám đốc Công ty
    Sông Đà 908, đơn vị chủ lực đổ bê tông đầm lăn đập thuỷ điện cho biết:
    Do khối C4 chuẩn bị chưa xong, nên công trường quyết định đổ khối L1
    trước lên đến cao trình 137, 97m. Kỹ sư Ram- sa San- my, chuyên gia tư
    vấn giám sát của Ban quản lý dự án cho biết: chất lượng đắp đập tốt.
    Tuy lúc đầu gặp khó nhưng càng về sau năng suất càng cao.

    Quy
    trình đổ bê tông đầm lăn đập thuỷ điện đòi hỏi rất nghiêm ngặt và phải
    được thực hiện liên tục cho đến khi đạt cao trình thiết kế mới tạm
    dừng. Lượng mưa khoảng 2 ly là phải dừng, bê tông lúc nào cũng phải giữ
    ở nhiệt độ 220 C, cứ đổ dày 35cm thì lại lu lèn. Với quy
    trình ấy, đạt năng suất đề ra đã là khó, vượt năng suất lại càng khó
    hơn. Vậy mà các đơn vị của Công ty CP Sông Đà 5 đã làm được việc ấy.
    Bắt đầu đổ bê tông đầm lăn đập thuỷ điện từ 11/1/2008, chậm 2 tháng so
    với tổng tiến độ đề ra, vậy mà đến 30/6, Công ty đã vui mừng báo cáo
    **** và Nhà nước rằng những người thợ Sông Đà chẳng những đã lấp đầy sự
    chậm trễ 60 ngày, mà còn vượt kế hoạch đề ra. Tính đến hết tháng 6, đã
    đắp được 760.000 m3 bê tông đầm lăn đập thuỷ điện, đạt 60% kế hoạch năm.

    6 tháng cuối năm, cho công ty cổ phần Sông Đà 5 đặt ra kế hoạch phải đổ hơn 500.000 m3
    bê tông đầm lăn đập thuỷ điện, trong đó có các khối R1, R2 (bờ phải)
    phải lên đến cao trình 146,7m để phục vụ cho việc ngăn sông đợt 2.
    “Công việc còn nặng nề nhưng với kinh nghiệm của 6 tháng qua và phong
    trào thi đua trên công trường, chắc sẽ vượt qua”- Kỹ sư Nguyễn Kim Tới,
    Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Sông Đà, giám đốc Ban điều hành dự án
    thuỷ điện Sơn La khẳng định như vậy.

    Công
    trường đạt kết quả tốt trong 6 tháng đầu năm, nhưng anh Nguyễn Kim Tới
    vẫn dè dặt. Anh cho biết công trường có 2 mục tiêu lớn: tháng 6 năm
    2010 tích nước hồ chứa; cuối năm 2010, phát điện tổ máy số 1. Từ nay
    đến đó, phải thực hiện đồng bộ hàng loạt hạng mục công trình: đắp đập,
    chặn dòng đợt 2 vào cuối năm nay, lắp đặt các chi tiết đặt sẵn và thiết
    bị của tuyến đầu mối, tuyến năng lượng… Trong đó việc đổ bê tông đầm
    lăn đập thuỷ điện phải đi trước một bước, để tiến hành thi công cửa
    nhận nước, đường ống áp lực dẫn nước vào các tổ máy, lắp đặt thiết bị
    các tổ máy…

    Chúng
    tôi cùng chia vui với ông Nguyễn Kim Tới, Phó Tổng giám đốc Tổng công
    ty Sông Đà, giám đốc Ban điều hành dự án thuỷ điện Sơn La, ông Đỗ Quang
    Lợi, Phó Tổng giám đốc công ty CP Sông Đà 5 và ông Trần Văn Huyên, Phó
    Tổng giám đốc công ty CP Sông Đà 5 kiêm Giám đốc xí nghiệp 504, là
    những người trực tiếp quản lý giám sát việc sản xuất RCC, về việc ngày
    19/6, 2 đốt đầu tiên của đường ống áp lực tổ máy số 2 đã được lắp đặt
    vào vị trí an toàn, đánh dấu một bước ngoặt của việc lắp máy trên công
    trường.

    Gặp
    tốp công nhân đội lắp máy số 3 (Lilama 10)- những người mới có 5-6 năm
    vào nghề lắp máy, nhưng trên công trường Sơn La hôm nay, họ rất vững
    tin vào khả năng làm việc của mình. Đội trưởng Nguyễn Văn Xuân, khẳng
    định: từ nay đến cuối năm sẽ đảm bảo việc lắp đặt các chi tiết đặt sẵn
    thuộc tuyến năng lượng, lắp đặt đường ống áp lực các tổ máy số 1 số 2.

    Từ
    cao trình 146,7m của đập thuỷ điện nhìn xuống kênh và cống dẫn dòng,
    nước sông Đà mùa này đỏ quạch, cuồn cuộn chảy. Trời Mường La lúc mây
    trắng phủ kín các sườn núi, trời xanh, đất xanh, lúc mưa giông đổ sầm
    sập kín đất kín trời. Không ngại gì thách thức của đất trời, hơn 1000
    cán bộ công nhân viên của Sông Đà 5 vẫn hăng say làm việc vì công trình
    lịch sử của đất nước.

    Tháng
    12/2008 này công trường sẽ chặn dòng Sông Đà đợt 2 để đến năm 2009 nâng
    cao độ cuả đập thuỷ điện đến cao trình 190m ở khối Trung tâm, chuẩn bị
    cho việc tích nước lòng hồ vào giữa năm. Vẫn còn hàng núi công việc
    chất lên vai những người thợ Sông Đà. Khi họ cất bỏ được gánh nặng trên
    vai cũng là lúc ngày phát điện tổ máy số 1 thuỷ điện Sơn La sắp tới
    gần./.

  6. #6
    Ngày tham gia
    Sep 2017
    Bài viết
    0


    Công ty CP Sông Đà 5 tự tạo giàn máy đổ bê tông bản mặt ( Công nghệ đổ bê tông bản mặt đầu tiên tại VN)








    Tuyến
    áp lực ở công trình này được nhà thiết kế cho thi công theo dạng kết
    cấu đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông. Đây là công nghệ mới, lần đầu
    tiên ở nước ta đưa vào áp dụng tại TĐ Tuyên Quang. Sông Đà 5 là đơn vị
    phải đảm nhận việc rải hơn 1.700 tấn thép và đổ 25.000m3 bê tông trên
    bản mặt đập với chiều dài hơn 900m chiều cao từ mặt xuống đáy đập là
    12m. Một việc làm mới với khối lượng lớn như vậy lại phải hoàn thành
    trước mùa lũ năm 2006. Theo biện pháp thi công sẽ chia diện tích toàn
    bộ bản mặt đập thành 52 khối đổ, mỗi khối đổ hơn 700m3 bê tông trên mặt
    thép đã được định vị có chiều dài là 148m rộng 12m. Sau một khối đổ đầu
    tiên phải mất khoảng 80 tiếng đồng hồ liên tục (đổ bê tông không thể
    ngừng nghỉ) cùng với ngót 20 công nhân phải dùng sẻng trang gạt bê
    tông....

    Phải
    tìm sáng tạo, hoặc phải có biện pháp khác hiệu quả hơn, chứ không thì
    khó “vượt lũ”. Đó là những suy tính, trăn trở của lãnh đạo Công ty Sông
    Đà 5. Kỹ sư Vũ Khắc Tiệp, một người đã theo nghề bê
    tông làm tường phân dòng, tường chắn sóng, đổ bê tông mái vòm v.v... ở
    nhiều công trình thuỷ điện của đất nước đã tìm hiểu cùng các chuyên gia
    trên công trình về kinh nghiệm đổ bê tông bản mặt. Được biết ở Trung
    Quốc, Thái Lan, ấn Độ đã dùng 2,3 bàn trượt, hoặc máng trượt bê tông,
    nhưng cũng không khắc phục việc dùng lao động thao tác thủ công. Từ ý
    tưởng đó. Vũ Khắc Tiệp bàn với kỹ sư Nguyễn Xuân Chuẩn rồi cùng tập thể
    Phòng Kỹ thuật CT tìm cách tận dụng vật tư thiết bị tại phân xưởng để
    chế tạo một tổ hợp thiết bị phục vụ cho việc đổ bê tông đầm lăn theo
    công nghệ mới áp dụng lần đầu ở nước ta tại thuỷ điện Tuyên Quang.
    Trước tiên nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và thiết kế một bàn trượt có
    chiều dài là 12,8m chiều rộng là 1,2m có gắn 2 vít tải tự chế tạo bằng
    vật tư đặc chủng đường kính là 350mm. Bộ phận này thay cho việc phải sử
    dụng trước đó là 20 công nhân dùng tay càm xẻng gạt bê tông mỗi
    khối/ca. Theo đó là làm mới máy rải áp phan trên mặt sau khi bê tông xe
    cứng. Nhưng còn việc làm biến dạng mặt đập để chống thấm mới là khâu hệ
    trọng . Đó là máy uốn tấm đồng. CT đã đôi 3 lần tìm đến đơn vị cơ khí
    quân đội đặt chế tạo giúp. Nhưng vì đơn chiếc, giá thành cao, anh trở
    về xưởng cùng nhóm kỹ thuật tìm cách nghiên cứu tự chế tạo lấy. Theo
    tính toán của kỹ sư Vũ Khắc Tiệp, một người dày kinh nghiệm, với chuyên
    môn cao thì việc trộn bê tông mác cao gồm có sỏi, đá, cát vàng, xi măng
    đều là vật liệu có tính mài mòn lớn nên nhóm chế tạo đã phải tìm và đặt
    mua các chủng loại đồng sắt, thép có cường độ rắn và cứng để giảm độ
    mài mòn. Khi cả 3 bộ phận này đưa vào áp dụng, thời gian thi công một
    khối đổ đã rút ngắn được hơn 1/3. Số nhân công giảm từ 18 nay chỉ cần
    7, 8 nhân công 1 ca là đủ, trong khi người thợ không còn phải dùng lực
    cánh tay để trang gạt bê tông.

    Vẫn chưa thoả mãn, do đã có máy nên tốc độ đổ và rải bê tông nhanh hơn, Vũ Khắc Tiệp
    bèn cho gia công mới những chiếc gầu tải bê tông loại 5m3 rồi dùng cần
    cẩu loại MD900 để thi công vừa đủ khối lượng chứa của một xe bê tông
    chuyên dùng (thay vì những chiếc gầu tải lớn nhất từ xưa đến nay vẫn
    làm chỉ chứa tối đa 3m3, để áp dụng vào những hạng mục cần cho tiến độ
    trên toàn công trình. Nhìn độ mịn của mặt đập cho thấy sự liên kết bền
    chặt của bê tông suốt cả chiều dài thân đập, không lồi lõm, không vết
    rạn nứt, các chuyên gia nước ngoài đều tỏ ý khen ngợi và thầm phục.
    Việc chế tạo thành công 1 cụm máy đổ bê tông liên hoàn tại đập đá đổ
    đầm nén bê tông bản mặt trên công trình TĐ Tuyên Quang không chỉ làm
    lợi hơn 2 tỷ đồng mà điều quan trọng hơn là rút ngắn nhiều thời gian
    thi công hoàn thành công tác chống lũ 2006, đồng thời phục vụ tích nước
    hồ chứa thượng lưu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phía hạ du vào mùa
    nước kiệt đồng thời góp phần làm tăng công suất phát điện của nhà máy
    Thuỷ điện Hoà Bình. Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Chuẩn Chủ tịch HĐQT CT Sông
    Đà 5 vừa có chuyến đi Lào về kể lại rằng: Trong các dự án thuỷ điện lớn
    đã được 2 chính phủ Việt Nam và Lào cho phép TCTy Sông Đà đầu tư xây
    dựng tại tỉnh Xê Kông và tỉnh A Tô Pư công suất 450MW cũng sẽ triển
    khai thi công các đập thuỷ điện theo thiết kế dạng bê tông bản mặt. Như
    vậy toàn bộ máy móc thiết bị do CT Sông Đà 5 chế tác ra sẽ được đầu tư
    nghiên cứu, cải tiến thêm một số chức năng kỹ thuật, thao tác để đưa
    đến áp dụng tại những dự án kể trên ngay từ năm 2007.



















  7. #7
    ohknkjdi94 Guest


    [table] SD5:Lợi nhuận lũy kế gấp 6,5 lần cùng kỳ 2007


    [img]http://www1.tas.com.vn:8080/icons/ecblank.gif" alt="" border="0" width="1" height="1"> | |

  8. #8
    ohknkjdi94 Guest


















    Lắp đặt 2 đốt đầu tiên đường ống áp lực của tổ máy số 2 thuỷ điện Sơn La



    Lực
    lượng thi công trên công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sơn La vừa
    lắp đặt thành công 2 đốt đầu tiên đường ống áp lực tổ máy số 2 của Nhà
    máy, đánh dấu 1 giai đoạn mới của việc lắp đặt thiết bị trên công
    trường.

    Cùng
    với việc lắp đặt các chi tiết đặt sẵn của nhà máy, 6 tháng qua, các đơn
    vị thi công đã hoàn thành đổ bê tông đầm lăn đập dâng (các khối C1, C2,
    C3 ) với khối lượng 750.000m3 bê tông, bù đắp được tiến độ đề ra. 6
    tháng cuối năm, Công ty phấn đấu đạt và vượt kế hoạch đổ
    >> 500.000m3 bê tông đầm lăn đập thuỷ điện./.

  9. #9
    wooddunn351 Guest
    Tiếp tục công tác vận hành tuyến băng tải T2 vận chuyển RCC [/b]



    Tuyến
    băng tải vận chuyển bê tông đầm lăn T-1A đã đi vào hoạt động từ ngày
    11/01/2008 và đem lại hiệu quả rất khả quan. Tổng khối lượng RCC được
    sản xuất trong 6 tháng đầu năm là 760.000m3, tương đương 580 tỷ đồng.



    Hiện
    nay, công ty đã hoàn thành công tác lắp đặt tuyến băng tải T2 với chiều
    dài 315,7m và đang triển khai công tác chạy thử trước khi đưa vào vận
    hành. Dự kiến ngày 21/7/2008, sẽ chính thức đưa vào hoạt động tuyến T2
    đảm bảo mục tiêu chống lũ năm 2009. Đồng thời công ty cũng tiến hành
    xây dựng móng tuyến băng tải T-1B, dự kiến ngày 1/10/2008 sẽ hoàn thiện
    và đi vào hoạt động theo đúng tiến độ.



    Với
    những kết quả đạt được về khối lượng và tiến độ của tuyến T-1A, chúng
    tôi tin tưởng rằng sau khi hoàn thiện tuyến T2 và T-1B sẽ hoàn thành
    thắng lợi mục tiêu kế hoạch năm 2008
    của đơn vị, sản xuất 500.000m3 RCC cũng như tiến độ chung của công trường.



  10. #10
    Guest


    Thêm vài hình ảnh:
    Thi công xây lắp các công trình:










    1. Xây dựng công trình Công nghiệp;


    2. Xây dựng công trình dân dụng;


    3. Xử lý công trình bằng phương pháp khoan phun, khoan phụt;


    4. Thi công bằng phương pháp khoan, nổ mìn;


    5. Xây dựng công trình ngầm dưới đất, dưới nước;


    6. Xây dựng công trình giao thông.

    Sản xuất và vận chuyển bê tông đầm lăn công suất 720m3/h

















 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •